Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

65. Kinh Bhaddāli

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Sāvatthī, Jetavana, tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta ăn chỉ ngồi một lần (Ekasanabhojana). Này các Tỷ-kheo, do Ta ăn chỉ ngồi một lần, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần, và các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú.

Khi được nói vậy, Tôn giả Bhaddāli bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, con không có thể ăn chỉ ngồi một lần. Bạch Thế Tôn, nếu con ăn chỉ ngồi một lần, thời con cảm thấy như là hối tiếc, như là hối hận.

-- Vậy này Bhaddāli, khi nào Ông được mời, hãy ăn tại chỗ một phần ăn, rồi đem về một phần ăn để ăn sau. Như vậy, này Bhaddāli, Ông có thể ăn như vậy và sống qua ngày không?

-- Như vậy, bạch Thế Tôn, con cũng không có thể ăn được. Bạch Thế Tôn, nếu con có ăn như vậy, con vẫn cảm thấy như là hối tiếc, như là hối hận.

Rồi Tôn giả Bhaddāli, trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, tuyên bố sự bất lực (của mình). Rồi Tôn giả Bhaddāli, trong ba tháng tròn, không diện kiến Thế Tôn vì không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Sau một thời gian, một số đông Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn (Civarakamma) và nói rằng: "Sau khi làm y xong, sau ba tháng này, Thế Tôn sẽ du hành".

Rồi Tôn giả Bhaddāli đến tại chỗ các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, nói lên với các Tỷ-kheo ấy những lời chào hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Những Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Bhaddāli đang ngồi một bên:

-- Này Hiền giả Bhaddāli, tấm y này đang được làm cho Thế Tôn. Sau khi làm y xong, sau ba tháng này, Thế Tôn sẽ du hành. Này Hiền giả Bhaddāli, hãy khéo tư niệm đến trường hợp đặc biệt này (Desakam). Chớ để về sau, lại càng khó khăn hơn cho Hiền giả.

-- Thưa vâng, chư Hiền.
Tôn giả Bhaddāli vâng đáp các Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhaddāli bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã chiếm đoạt con, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, con đã tuyên bố sự bất lực của con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm này là một lỗi lầm để có thể phòng hộ trong tương lai.

-- Này Bhaddāli, thật sự một lỗi lầm đã chiếm đoạt Ông, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Như Lai chế định, Ông đã tuyên bố sự bất lực của Ông.

Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: "Thế Tôn trú tại Sāvatthī, Thế Tôn sẽ biết ta như sau: "Tỷ-kheo tên Bhaddāli không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư"". Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: "Một số đông Tỷ-kheo đến an cư vào mùa mưa ở Sāvatthī. Các vị ấy sẽ biết ta như sau: "Tỷ-kheo tên Bhaddāli không có thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư"". Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

Này Bhaddāli trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: "Một số đông Tỷ-kheo-ni đến an cư vào mùa mưa ở Sāvatthī. Các vị ấy sẽ biết ta như sau: "...

(như trên)... một số đông nam cư sĩ trú ở Sāvatthī, sẽ biết ta như sau: ... (như trên)... một số đông nữ cư sĩ trú ở Sāvatthī, sẽ biết ta như sau:

"Tỷ-kheo tên Bhaddāli không có thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư"". Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: "Một số đông Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo đến an cư vào mùa mưa ở Sāvatthī. Các vị ấy sẽ biết ta như sau: "Tỷ-kheo tên Bhaddāli là đệ tử của Sa-môn Gotama, một bậc Thượng tọa, không có thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư"". Này Bhaddāli, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

-- Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã chiếm đoạt con, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, con đã tuyên bố sự bất lực của con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm này là một lỗi lầm để có thể phòng hộ trong tương lai.

-- Này Bhaddāli, thật sự một lỗi lầm đã chiếm đoạt Ông, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Ta chế định, Ông đã tuyên bố sự bất lực của Ông.

Này Bhaddāli, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có Tỷ-kheo câu phần giải thoát. Ta nói với vị ấy như sau: "Này Tỷ-kheo, hãy đến và tự làm cầu cho Ta qua khỏi đám bùn". Vị ấy tự đến làm cầu, hay tránh né thân chỗ khác, hay nói: "Không"?

-- Không phải vậy, bạch Thế Tôn.

-- Này Bhaddāli, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có vị Tỷ-kheo tuệ giải thoát... thân chứng... kiến chí... tín thắng giải... tùy pháp hành... tùy tín hành. Ta nói với vị ấy như sau: "Này Tỷ-kheo, hãy đến và tự làm cầu cho Ta qua khỏi đám bùn". Vị ấy tự đến làm cầu, hay tránh né thân chỗ khác, hay nói: "Không"?

-- Không phải vậy, bạch Thế Tôn.

-- Này Bhaddāli, Ông nghĩ thế nào? Này Bhaddāli, trong thời gian ấy Ông có phải là câu phần giải thoát, hay huệ giải thoát hay thân chứng, hay kiến chí, hay tín thắng giải, hay tùy pháp hành, hay tùy tín hành?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này Bhaddāli, có phải trong thời gian ấy, Ông trống không, rỗng không, phạm lỗi?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã chiếm đoạt con, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, con đã tuyên bố sự bất lực của con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm này là một lỗi lầm, để có thể phòng hộ trong tương lai.

-- Này Bhaddāli, thật sự một lỗi lầm đã chiếm đoạt Ông, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Ta chế định, Ông đã tuyên bố sự bất lực của Ông.

Này Bhaddāli, nếu Ông sau khi thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, và như pháp phát lộ, chúng ta sẽ chấp nhận cho Ông. Vì rằng, này Bhaddāli, như vậy là sự lớn mạnh trong giới luật của bậc Thánh, nghĩa là bất cứ ai, sau khi thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, phải như pháp phát lộ và phòng hộ trong tương lai.

Ở đây, này Bhaddāli, có Tỷ-kheo không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp của bậc Ðạo Sư. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta hãy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Và ta có thể chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh".

Vị ấy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Khi vị ấy sống viễn ly như vậy, bậc Ðạo Sư quở trách, các vị đồng Phạm hạnh có trí sau khi quán sát quở trách, chư Thiên quở trách, tự mình quở trách mình.

Vị này bị bậc Ðạo Sư quở trách, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí sau khi quán sát quở trách, bị chư Thiên quở trách, bị tự mình quở trách mình, nên không chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

Tại sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bahaddali, là vì vị ấy không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Nhưng ở đây, này Bhaddāli, có Tỷ-kheo thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta hãy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Và ta có thể chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh".

Vị ấy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Khi vị ấy sống viễn ly như vậy, bậc Ðạo Sư không quở trách, các vị đồng Phạm hạnh có trí sau khi quán sát không quở trách, chư Thiên không quở trách, tự mình không quở trách mình.

Vị này không bị bậc Ðạo Sư quở trách, không bị các đồng Phạm hạnh sau khi quán sát quở trách, không bị chư Thiên quở trách, không bị mình quở trách mình, nên chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

Tại sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Và lại nữa, này Bhaddāli, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư. Và lại nữa này Bhaddāli, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðại Sư. Và lại nữa, này Bhaddāli, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời,..., vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Vị ấy với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh là người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh... đều do hạnh nghiệp của họ?

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp của bậc Ðạo Sư.

Vị ấy với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", ... biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ",

biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc".... ...biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".

Nhờ biết như vậy, như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa".

Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddāli, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Bhaddāli bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây (chúng Tăng) luôn luôn kết tội Tỷ-kheo? Bạch Thế Tôn, lại do nhân gì, do duyên gì ở đây, (chúng Tăng) không luôn luôn kết tội Tỷ-kheo như vậy?

-- Này Bhaddāli, ở đây, có Tỷ-kheo thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận, và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Ở đây, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: "Này chư Hiền, Tỷ-kheo này thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, chớ có giải tội ấy một cách mau chóng". Như vậy, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, không giải tội ấy một cách mau chóng.

Nhưng ở đây, này Bhaddāli, lại có Tỷ-kheo, thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Ở đây, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: "Này chư Hiền, Tỷ-kheo này thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, hãy giải tội ấy một cách mau chóng". Như vậy, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, giải tội ấy một cách mau chóng.

Ở đây, này Bhaddāli, có Tỷ-kheo không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có tự lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Ở đây, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: "Này chư Hiền, Tỷ-kheo này không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có tự lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, chớ có giải tội một cách mau chóng". Như vậy, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, không giải tội ấy một cách mau chóng.

Nhưng ở đây, này Bhaddāli, lại có Tỷ-kheo không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Ở đây, này Bahaddali, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: "Chư Hiền, Tỷ-kheo này không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: "Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?"

Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, hãy giải tội này một cách mau chóng". Như vậy, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, giải tội ấy một cách mau chóng.

Ở đây, này Bhaddāli, có Tỷ-kheo còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương. Ở đây, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, Tỷ-kheo này còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương.

Nếu chúng ta thường hay kết tội Tỷ-kheo này, thời chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy sẽ đi đến đoạn diệt. Vậy chúng ta hãy đừng để cho chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy đoạn diệt".

Ví như, này Bhaddāli, một người chỉ có một mắt, các thân hữu bà con huyết thống bảo vệ con mắt còn lại ấy và suy nghĩ như sau: "Chớ để cho con mắt còn lại này bị đoạn diệt".

Cũng vậy, này Bhaddāli, ở đây Tỷ-kheo còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương. Ở đây, này Bhaddāli, các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, Tỷ-kheo này còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương.

Nếu chúng ta thường hay kết tội Tỷ-kheo này, thời chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy sẽ đi đến đoạn diệt. Vậy chúng ta hãy đừng để cho chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy bị đoạn diệt".

Này Bhaddāli, do nhân này, do duyên này, ở đây (chúng Tăng) luôn luôn kết tội Tỷ-kheo. Do nhân này, do duyên này, ở đây, (chúng Tăng) không luôn luôn kết tội vị Tỷ-kheo.

-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, lúc xưa các học giới tuy ít hơn, nhưng các Tỷ-kheo đã ngộ nhập chánh trí nhiều hơn. Bạch Thế Tôn, lại do nhân gì, do duyên gì, ngày nay các học giới nhiều hơn, nhưng các Tỷ-kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn?

-- Này Bhaddāli, khi các loài hữu tình bị thối thất, khi diệu pháp bị diệt mất, thời các học giới có nhiều hơn và các vị Tỷ-kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn. Này Bhaddāli, khi nào một số hữu lậu pháp (Asavatthaniya dhamma) chưa hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư vẫn không chế định một học giới cho các đệ tử.

Và này Bhaddāli, ở đây, chỉ khi nào một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, chỉ khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy.

Này Bhaddāli, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa lớn mạnh, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng.

Và này Bhaddāli, chỉ khi nào Tăng chúng đã được lớn mạnh, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy.

Này Bhaddāli, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa đạt được quyền lợi tối thượng... chưa đạt được danh xưng tối thượng... chưa đạt được đa văn... chưa đạt được địa vị kỳ cựu, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng.

Và này Bhaddāli, ở đây, chỉ khi nào Tăng chúng đã đạt được địa vị kỳ cựu, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy.

Này Bhaddāli, các Ông còn số ít, khi Ta giảng cho các Ông pháp môn ví dụ lương chủng mã. Này Bhaddāli, Ông có nhớ không?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Ở đây, này Bhaddāli, do nhân gì, Ông xem sự việc xảy ra như vậy?

-- Bạch Thế Tôn, vì con trong một thời gian dài, đã không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

-- Này Bhaddāli, không phải chỉ có nhân như vậy, chỉ có duyên như vậy. Vì rằng, trong một thời gian khá dài, này Bhaddāli, Ta biết tâm Ông với tâm của Ta (Ta biết rằng): Khi Ta thuyết pháp, kẻ ngu si này không có để tâm, không có tác ý, không dùng nhứt thiết tâm để tư niệm, không có nghe pháp với (hai) tai sẵn sàng.

Và này Bhaddāli, Ta sẽ giảng cho Ông pháp môn ví dụ lương chủng mã. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Bhaddāli, vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Này Bhaddāli, ví như một người điều mã sư thiện xảo, có nhận được một con lương mã hiền thiện, trước hết phải huấn luyện con ngựa ấy cho quen với dây cương. Trong khi huấn luyện nó cho quen với dây cương, nếu nó có vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự, vì chưa quen sự huấn luyện trước kia chưa làm. Con ngựa ấy do sự huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, được thuần thục về phương diện ấy.

Này Bhaddāli, khi con lương mã hiền thiện do huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, đã được thuần thục về phương diện ấy, thời người điều mã sư lại huấn luyện thêm con ngựa ấy cho quen với yên ngựa. Trong khi huấn luyện nó cho quen với yên ngựa, nếu nó có vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự vì chưa quen sự huấn luyện trước đây chưa làm. Con ngựa ấy do sự huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, được thuần thục về phương diện ấy.

Này Bhaddāli, khi con lương mã hiền thiện do huấn luyện thường xuyên, do huấn luyện tiếp tục, đã được thuần thục về phương diện ấy, thời người điều mã sư lại huấn luyện thêm con ngựa ấy cho quen với sự diễn hành, đi vòng quanh, đi đầu móng chân, chạy phi, hí, các trò chơi vương giả, vương lực, tối thượng tốc lực, tối thượng nhanh nhẹn, tối thượng thiện hành.

Trong khi huấn luyện cho nó quen với tối thượng tốc lực, tối thượng nhanh nhẹn, tối thượng thiện hành, nếu nó có vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự vì chưa quen sự huấn luyện trước đây chưa làm. Con ngựa ấy do sự huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, được thuần thục về phương diện ấy.

Này Bhaddāli, khi con lương mã hiền thiện, do huấn luyện thường xuyên, do huấn luyện tiếp tục, đã được thuần phục về phương diện ấy, thời người điều mã sư lại giúp thêm con ngựa ấy về phần sắc đẹp và trang sức. Này Bhaddāli, con lương mã, hiền thiện được thành tựu mười đặc tánh này trở thành xứng đáng cho bậc vua chúa, trở thành báu vật của vua, được liệt vào một ấn tướng của vua.

Cũng vậy, này Bhaddāli, một Tỷ-kheo thành tựu được mười pháp trở thành đáng được kính trọng, đáng được tôn kính, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là mười?

Ở đây, này Bhaddāli, Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát.

Này Bhaddāli, Tỷ-kheo thành tựu mười pháp này trở thành đáng được kính trọng, đáng được tôn kính, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhaddāli hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


65. To Bhaddāli

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, I eat at a single session. By so doing, I am free from illness and affliction, and I enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding.660 Come, bhikkhus, eat at a single session. By so doing, you too will be free from illness and affliction, and you will enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding.”

3. When this was said, the venerable Bhaddāli told the Blessed One: “Venerable sir, I am not willing to eat at a single session; for if I were to do so, I might have worry and anxiety about it.”661

“Then, Bhaddāli, eat one part there where you are invited and bring away one part to eat. By eating in that way, [438] you will maintain yourself.”

“Venerable sir, I am not willing to eat in that way either; for if I were to do so, I might also have worry and anxiety about it.”662

4. Then, when this training precept was being made known by the Blessed One,663 when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, the venerable Bhaddāli declared his refusal [to comply]. Then the venerable Bhaddāli did not present himself to the Blessed One for the whole of that three-month period [of the Rains], as happens with one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.

5. Now on that occasion a number of bhikkhus were engaged in making up a robe for the Blessed One, thinking: “With his robe completed, at the end of the three months [of the Rains], the Blessed One will set out wandering.”

6. Then the venerable Bhaddāli went to those bhikkhus and exchanged greetings with them, and when this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. When he had done so, they said to him:

“Friend Bhaddāli, this robe is being made up for the Blessed One. With his robe completed, at the end of the three months [of the Rains], the Blessed One will set out wandering. Please, friend Bhaddāli, give proper attention to this advice. Do not let it become more difficult for you later on.”

7. “Yes, friends,” he replied, and he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said:

“Venerable sir, a transgression overcame me, in that like a fool, confused and blundering, when a training precept was being made known by the Blessed One, when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, I declared my refusal [to comply]. Venerable sir, may the Blessed One forgive my transgression seen as such for the sake of restraint in the future.”

8. “Surely, Bhaddāli, a transgression overcame you, in that like a fool, confused and blundering, when a training precept was being made known by me, when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, you declared your refusal [to comply].

9. “Bhaddāli, this circumstance was not recognised by you: ‘The Blessed One is living at Sāvatthī, and the Blessed One will know me thus: “The bhikkhu named Bhaddāli is one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.”’ This circumstance was not recognised by you.

“Also, this circumstance was not recognised by you: ‘Many [439] bhikkhus have taken up residence at Sāvatthī for the Rains, and they too will know me thus: “The bhikkhu named Bhaddāli is one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.”’ This circumstance too was not recognised by you.

“Also, this circumstance was not recognised by you: ‘Many bhikkhunīs have taken up residence at Sāvatthī for the Rains, and they too will know me thus: “The bhikkhu named Bhaddāli is one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.”’ This circumstance too was not recognised by you.

“Also, this circumstance was not recognised by you: ‘Many men lay followers… Many women lay followers are staying at Sāvatthī, and they too will know me thus:

“The bhikkhu named Bhaddāli is one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.”’ This circumstance too was not recognised by you.

“Also, this circumstance was not recognised by you: ‘Many recluses and brahmins of other sects have taken up residence at Sāvatthī for the Rains, and they too will know me thus: “The bhikkhu named Bhaddāli, an elder disciple of the recluse Gotama, is one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.”’ This circumstance too was not recognised by you.”

10. “Venerable sir, a transgression overcame me, in that like a fool, confused and blundering, when a training precept was being made known by the Blessed One, when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, I declared my refusal [to comply]. Venerable sir, may the Blessed One forgive my transgression seen as such for the sake of restraint in the future.”

“Surely, Bhaddāli, a transgression overcame you, in that like a fool, confused and blundering, when a training precept was being made known by me, when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, you declared your refusal to comply.

11. “What do you think, Bhaddāli? Suppose a bhikkhu here were one liberated-in-both-ways,664and I told him: ‘Come, bhikkhu, be a plank for me across the mud.’ Would he walk across himself,665 or would he dispose his body otherwise, or would he say ‘No’?”

“No, venerable sir.”

“What do you think, Bhaddāli? Suppose a bhikkhu here were one liberated-by-wisdom… a body-witness… one attained-to-view… one liberated-by-faith… a Dhamma-follower… a faith-follower, and I told him: ‘Come, bhikkhu, be a plank for me across the mud.’ Would he walk across himself, or would he dispose his body otherwise, or would he say ‘No’?”

“No, venerable sir.”

12. “What do you think, Bhaddāli? Were you on that occasion one liberated-in-both-ways or [440] one liberated-by-wisdom or a body-witness or one attained-to-view or one liberated-by-faith or a Dhamma-follower or a faith-follower?”

“No, venerable sir.”

“Bhaddāli, on that occasion were you not empty, hollow, and mistaken?”

13. “Yes, venerable sir. Venerable sir, a transgression overcame me, in that like a fool, confused and blundering, when a training precept was being made known by the Blessed One, when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, I declared my refusal to comply. Venerable sir, may the Blessed One forgive my transgression seen as such for the sake of restraint in the future.”

“Surely, Bhaddāli, a transgression overcame you, in that like a fool, confused and blundering, when a training precept was being made known by me, when the Sangha of bhikkhus was undertaking the training, you declared your refusal to comply.

But since you see your transgression as such and make amends in accordance with the Dhamma, we forgive you; for it is growth in the Noble One’s Discipline when one sees one’s transgression as such and makes amends in accordance with the Dhamma by undertaking restraint for the future.

14. “Here, Bhaddāli, some bhikkhu does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation. He considers thus: ‘Suppose I were to resort to a secluded resting place: the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, a jungle thicket, an open space, a heap of straw — perhaps I might realise a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.’

He resorts to some such secluded resting place. While he lives thus withdrawn, the Teacher censures him, wise companions in the holy life who have made investigation censure him, gods censure him, and he censures himself.

Being censured in this way by the Teacher, by wise companions in the holy life, by gods, and by himself, he realises no superhuman state, no distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.

Why is that? That is how it is with one who does not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.

15. “Here, Bhaddāli, some bhikkhu does fulfill the training in the Teacher’s Dispensation. He considers thus: ‘Suppose I were to resort to a secluded resting place: the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, a jungle thicket, [441] an open space, a heap of straw — perhaps I might realise a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.’

He resorts to some such secluded resting place. While he lives thus withdrawn, the Teacher does not censure him, wise companions in the holy life who have made investigation do not censure him, gods do not censure him, and he does not censure himself.

Being uncensured in this way by the Teacher, by wise companions in the holy life, by gods, and by himself, he realises a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.



16. “Quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.

Why is that? That is how it is with one who fulfills the training in the Teacher’s Dispensation.

17. “With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna…

With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna…

With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna…

Why is that? That is how it is with one who fulfills the training in the Teacher’s Dispensation.

18. “When his concentrated mind is thus purified and bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the recollection of past lives… (as Sutta 51, §24)… Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives.

Why is that? That is how [442] it is with one who fulfills the training in the Teacher’s Dispensation.

19. “When his concentrated mind is thus purified and bright… attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the passing away and reappearance of beings… (as Sutta 51, §25)… Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he understands how beings pass on according to their actions.

Why is that? That is how it is with one who fulfills the training in the Teacher’s Dispensation.

20. “When his concentrated mind is thus purified and bright… attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the destruction of the taints. He understands as it actually is: ‘This is suffering’… (as Sutta 51, §26)…

He understands as it actually is: ‘This is the way leading to the cessation of the taints.’

21. “When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensual desire, from the taint of being, and from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’

Why is that? That is how it is with one who fulfills the training in the Teacher’s Dispensation.”

22. Thereupon the venerable Bhaddāli asked: “Venerable sir, what is the cause, what is the reason, why they take action against some bhikkhu here by repeatedly admonishing him? What is the cause, what is the reason, why they do not take such action against some bhikkhu here by repeatedly admonishing him?”

23. “Here, Bhaddāli, some bhikkhu is a constant offender with many offences. When he is corrected by the bhikkhus, he prevaricates, leads the talk aside, shows disturbance, hate, and bitterness; he does not proceed rightly, he does not comply, he does not clear himself, he does not say: ‘Let me so act that the Sangha will be satisfied.’ [443]



Bhikkhus, taking account of this matter, think: ‘It would be good if the venerable ones examine this bhikkhu in such a way that this litigation against him is not settled too quickly.’ And the bhikkhus examine that bhikkhu in such a way that the litigation against him is not settled too quickly.

24. “But here some bhikkhu is a constant offender with many offences. When he is corrected by the bhikkhus, he does not prevaricate, lead the talk aside, or show disturbance, hate, and bitterness; he proceeds rightly, he complies, he clears himself, he says: ‘Let me so act that the Sangha will be satisfied.’



Bhikkhus, taking account of this matter, think: ‘It would be good if the venerable ones examine this bhikkhu in such a way that this litigation against him is settled quickly.’ And the bhikkhus examine that bhikkhu in such a way that the litigation against him is settled quickly.

25. “Here some bhikkhu is a chance offender without many offences. When he is corrected by the bhikkhus, he prevaricates… (repeat rest of §23)…



And the bhikkhus examine that bhikkhu in such a way that [444] the litigation against him is not settled too quickly.

26. “But here some bhikkhu is a chance offender without many offences. When he is corrected by the bhikkhus, he does not prevaricate… (repeat rest of §24)…



And the bhikkhus examine that bhikkhu in such a way that the litigation against him is settled quickly.

27. “Here some bhikkhu progresses by a measure of faith and love.666 In this case bhikkhus consider thus: ‘Friends, this bhikkhu progresses by a measure of faith and love.

Let him not lose that measure of faith and love, as he may if we take action against him by repeatedly admonishing him.’

Suppose a man had only one eye; then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would guard his eye, thinking: ‘Let him not lose his one eye.’

So too, some bhikkhu progresses by a measure of faith and love…

‘Let him not lose that measure of faith and love, as he may if we take action against him by repeatedly admonishing him.’

28. “This is the cause, this is the reason, why they take action against some bhikkhu here by repeatedly admonishing him; this is the cause, this is the reason, why they do not take such action against some bhikkhu here by repeatedly admonishing him.”

29. “Venerable sir, what is the cause, what is the reason, why there were previously [445] fewer training rules and more bhikkhus became established in final knowledge? What is the cause, what is the reason, why there are now more training rules and fewer bhikkhus become established in final knowledge?”

30. “That is how it is, Bhaddāli. When beings are deteriorating and the true Dhamma is disappearing, then there are more training rules and fewer bhikkhus become established in final knowledge. The Teacher does not make known the training rule for disciples until certain things that are the basis for taints become manifest here in the Sangha;667

but when certain things that are the basis for taints become manifest here in the Sangha, then the Teacher makes known the training rule for disciples in order to ward off those things that are the basis for taints.

31. “Those things that are the basis for taints do not become manifest here in the Sangha until the Sangha has reached greatness;

but when the Sangha has reached greatness, then those things that are the basis for taints become manifest here in the Sangha, and then the Teacher makes known the training rule for disciples in order to ward off those things that are the basis for taints.

Those things that are the basis for taints do not become manifest here in the Sangha until the Sangha has reached the acme of worldly gain… the acme of fame… great learning… long-standing renown;

but when the Sangha has reached long-standing renown, then those things that are the basis for taints become manifest here in the Sangha, and then the Teacher makes known the training rule for disciples in order to ward off those things that are the basis for taints.

32. “There were few of you, Bhaddāli, when I taught an exposition of the Dhamma through the simile of the young thoroughbred colt. Do you remember that, Bhaddāli?”

“No, venerable sir.”

“To what reason do you attribute that?”

“Venerable sir, I have long been one who did not fulfill the training in the Teacher’s Dispensation.”

“That is not the only cause or the only reason. But rather, by encompassing your mind with my mind, I have long known you thus: ‘When I am teaching the Dhamma, this misguided man does not heed it, does not give it attention, does not engage it with all his mind, does not hear the Dhamma with eager ears.’

Still, Bhaddāli, I will teach you an exposition of the Dhamma through the simile of the young thoroughbred colt. Listen and attend closely [446] to what I shall say.”

“Yes, venerable sir,” the venerable Bhaddāli replied.

The Blessed One said this:

33. “Bhaddāli, suppose a clever horse-trainer obtains a fine thoroughbred colt. He first makes him get used to wearing the bit. While the colt is being made to get used to wearing the bit, because he is doing something that he has never done before, he displays some contortion, writhing, and vacillation, but through constant repetition and gradual practice, he becomes peaceful in that action.668

“When the colt has become peaceful in that action, the horse-trainer further makes him get used to wearing the harness. While the colt is being made to get used to wearing the harness, because he is doing something that he has never done before, he displays some contortion, writhing, and vacillation, but through constant repetition and gradual practice, he becomes peaceful in that action.

“When the colt has become peaceful in that action, the horse-trainer further makes him act in keeping in step, in running in a circle, in prancing, in galloping, in charging, in the kingly qualities, in the kingly heritage, in the highest speed, in the highest fleetness, in the highest gentleness.

While the colt is being made to get used to doing these things, because he is doing something that he has never done before, he displays some contortion, writhing, and vacillation, but through constant repetition and gradual practice, he becomes peaceful in those actions.

“When the colt has become peaceful in these actions, the horse-trainer further rewards him with a rubbing down and a grooming. When a fine thoroughbred colt possesses these ten factors, he is worthy of the king, in the king’s service, and considered one of the factors of a king.

34. “So too, Bhaddāli, when a bhikkhu possesses ten qualities, he is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What are the ten?

Here, Bhaddāli, a bhikkhu possesses the right view of one beyond training,669 the right intention of one beyond training, the right speech of one beyond training, the right action of one beyond training, the right livelihood of one beyond training, the right effort of one beyond training, [447] the right mindfulness of one beyond training, the right concentration of one beyond training, the right knowledge of one beyond training, and the right deliverance of one beyond training.670

When a bhikkhu possesses these ten qualities, he is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

That is what the Blessed One said. The venerable Bhaddāli was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close