Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi Tôn giả Māluṅkyāputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau:
Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra:
"Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác;
Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, và sẽ hỏi ý nghĩa này.
Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác;
Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn.
Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.
Rồi Tôn giả Māluṅkyāputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Māluṅkyāputta bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi độc trú tịnh cư, con khởi lên ý nghĩ như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên loại bỏ ra:
"Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và sẽ hỏi ý nghĩa này.
Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn.
Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.
Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là thường còn", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là thường còn". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô thường". Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô thường". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là hữu biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là hữu biên". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô biên". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là hữu biên" hay "Thế giới là vô biên", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là một", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là một". Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là khác," Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là khác". Nếu Thế Tôn không biết: "Sinh mạng này và thân này là một" hay "Sinh mạng này và thân này là khác", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không có tồn tại sau khi chết",
thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết," hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết",
thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
-- Này Māluṅkyāputta, Ta có nói với Ông: Này Māluṅkyāputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Hay Ông có nói với Ta như sau: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Như vậy, này Māluṅkyāputta, Ta không nói với Ông: Này Māluṅkyāputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết",
và Ông cũng không nói với Ta: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Sự tình là như vậy, thời này kẻ ngu kia, Ông là ai, và Ông phủ nhận cái gì?
Này Māluṅkyāputta, nếu có ai nói như sau: Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn sẽ trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết",
thời này Māluṅkyāputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời.
Này Māluṅkyāputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc.
Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc dòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?"
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa".
Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai".
Này Māluṅkyāputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Cũng vậy, này Māluṅkyāputta, ai nói như sau: "Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Māluṅkyāputta,
Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là thường còn". Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô thường". Này Māluṅkyāputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là thường còn", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô thường", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là hữu biên". Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô biên". Này Māluṅkyāputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là hữu biên", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô biên",
thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một". Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác". Này Māluṅkyāputta, dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một", hay dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Này Māluṅkyāputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc vào quan điểm "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Này Māluṅkyāputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Này Māluṅkyāputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại".
Do vậy, này Māluṅkyāputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời. Hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Māluṅkyāputta, điều gì Ta không trả lời?
"Thế giới là thường còn", này Māluṅkyāputta là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô thường" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là hữu biên" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô biên" là điều Ta không trả lời.
"Sinh mạng này và thân này là một" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này khác" là điều Ta không trả lời.
"Như Lai có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời.
Và này Māluṅkyāputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Māluṅkyāputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.
Và này Māluṅkyāputta, điều gì Ta trả lời? "Ðây là khổ", này Māluṅkyāputta là điều Ta trả lời". "Ðây là khổ tập" là điều Ta trả lời. "Ðây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt" là điều Ta trả lời.
Và này Māluṅkyāputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Māluṅkyāputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời.
Do vậy, này Māluṅkyāputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Māluṅkyāputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
63. The Shorter Discourse to Mālunkyāputta
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Then, while the venerable Mālunkyāputta was alone in meditation, the following thought arose in his mind:
“These speculative views have been left undeclared by the Blessed One, set aside and rejected by him, namely:
‘the world is eternal’ and ‘the world is not eternal’; ‘the world is finite’ and ‘the world is infinite’; ‘the soul is the same as the body’ and ‘the soul is one thing and the body another’;
and ‘after death a Tathāgata exists’ and ‘after death a Tathāgata does not exist’ and ‘after death a Tathāgata both exists and does not exist’ and ‘after death a Tathāgata neither exists nor does not exist.’
The Blessed One does not declare these to me, and I do not approve of and accept the fact that he does not declare these to me, so I shall go to the Blessed One and ask him the meaning of this.
If he declares to me either ‘the world is eternal’ or ‘the world is not eternal’…
or ‘after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,’ then I will lead the holy life under him;
if he does not declare these to me, then I will abandon the training and return to the low life.” [427]
3. Then, when it was evening, the venerable Mālunkyāputta rose from meditation and went to the Blessed One. After paying homage to him, he sat down at one side and told him:
“Here, venerable sir, while I was alone in meditation, the following thought arose in my mind: ‘These speculative views have been left undeclared by the Blessed One…
If he does not declare these to me, then I will abandon the training and return to the low life.’
If the Blessed One knows ‘the world is eternal,’ let the Blessed One declare to me ‘the world is eternal’; if the Blessed One knows ‘the world is not eternal,’ let the Blessed One declare to me ‘the world is not eternal.’ If the Blessed One does not know either ‘the world is eternal’ or ‘the world is not eternal,’ then it is straightforward for one who does not know and does not see to say: ‘I do not know, I do not see.’
“If the Blessed One knows ‘the world is finite,’…‘the world is infinite,’…
‘the soul is the same as the body,’… ‘the soul is one thing and the body another,’…
‘after death a Tathāgata exists,’ [428]… ’after death a Tathāgata does not exist,’…
If the Blessed One knows ‘after death a Tathāgata both exists and does not exist,’ let the Blessed One declare that to me; if the Blessed One knows ‘after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,’ let the Blessed One declare that to me. If the Blessed One does not know either ‘after death a Tathāgata both exists and does not exist’ or ‘after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,’
then it is straightforward for one who does not know and does not see to say: ‘I do not know, I do not see.’”
4. “How then, Mālunkyāputta, did I ever say to you: ‘Come, Mālunkyāputta, lead the holy life under me and I will declare to you “the world is eternal”… or “after death a Tathāgata neither exists nor does not exist”’?” — “No, venerable sir.”
— “Did you ever tell me: ‘I will lead the holy life under the Blessed One, and the Blessed One will declare to me “the world is eternal”… or “after death a Tathāgata neither exists nor does not exist”’?” — “No, venerable sir.” — “That being so, misguided man, who are you and what are you abandoning?
5. “If anyone should say thus: ‘I will not lead the holy life under the Blessed One until the Blessed One declares to me “the world is eternal”… or “after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,”’ [429]
that would still remain undeclared by the Tathāgata and meanwhile that person would die.
Suppose, Mālunkyāputta, a man were wounded by an arrow thickly smeared with poison, and his friends and companions, his kinsmen and relatives, brought a surgeon to treat him.
The man would say: ‘I will not let the surgeon pull out this arrow until I know whether the man who wounded me was a noble or a brahmin or a merchant or a worker.’
And he would say: ‘I will not let the surgeon pull out this arrow until I know the name and clan of the man who wounded me;
… until I know whether the man who wounded me was tall or short or of middle height;
… until I know whether the man who wounded me was dark or brown or golden-skinned;
… until I know whether the man who wounded me lives in such a village or town or city;
… until I know whether the bow that wounded me was a long bow or a crossbow;
… until I know whether the bowstring that wounded me was fibre or reed or sinew or hemp or bark;
… until I know whether the shaft that wounded me was wild or cultivated;
… until I know with what kind of feathers the shaft that wounded me was fitted — whether those of a vulture or a heron or a hawk or a peacock or a stork;
… until I know with what kind of sinew the shaft that wounded me was bound — whether that of an ox or a buffalo or a deer or a monkey;
… until I know what kind of arrowhead it was that wounded me — whether spiked or razor-tipped or curved or barbed or calf-toothed or lancet-shaped.’ [430]
“All this would still not be known to that man and meanwhile he would die.
So too, Mālunkyāputta, if anyone should say thus: ‘I will not lead the holy life under the Blessed One until the Blessed One declares to me: “the world is eternal”… or “after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,”’ that would still remain undeclared by the Tathāgata and meanwhile that person would die.
6. “Mālunkyāputta, if there is the view ‘the world is eternal,’ the holy life cannot be lived; and if there is the view ‘the world is not eternal,’ the holy life cannot be lived. Whether there is the view ‘the world is eternal’ or the view ‘the world is not eternal,’ there is birth, there is ageing, there is death, there are sorrow, lamentation, pain, grief, and despair, the destruction of which I prescribe here and now.
“If there is the view ‘the world is finite,’… ‘the world is infinite,’…
‘the soul is the same as the body,’… ‘the soul is one thing and the body another,’…
‘after death a Tathāgata exists,’… ‘after death a Tathāgata does not exist,’ the holy life cannot be lived… [431] If there is the view ‘after death a Tathāgata both exists and does not exist,’ the holy life cannot be lived; and if there is the view ‘after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,’ the holy life cannot be lived. Whether there is the view ‘after death a Tathāgata both exists and does not exist’ or the view ‘after death a Tathāgata neither exists nor does not exist,’
there is birth, there is ageing, there is death, there are sorrow, lamentation, pain, grief, and despair, the destruction of which I prescribe here and now.
7. “Therefore, Mālunkyāputta, remember what I have left undeclared as undeclared, and remember what I have declared as declared. And what have I left undeclared?
‘The world is eternal’ — I have left undeclared. ‘The world is not eternal’ — I have left undeclared. ‘The world is finite’ — I have left undeclared. ‘The world is infinite’ — I have left undeclared.
‘The soul is the same as the body’ — I have left undeclared. ‘The soul is one thing and the body another’ — I have left undeclared.
‘After death a Tathāgata exists’ — I have left undeclared. ‘After death a Tathāgata does not exist’ — I have left undeclared. ‘After death a Tathāgata both exists and does not exist’ — I have left undeclared. ‘After death a Tathāgata neither exists nor does not exist’ — I have left undeclared.
8. “Why have I left that undeclared? Because it is unbeneficial, it does not belong to the fundamentals of the holy life, it does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. That is why I have left it undeclared.
9. “And what have I declared? ‘This is suffering’ — I have declared. ‘This is the origin of suffering’ — I have declared. ‘This is the cessation of suffering’ — I have declared. ‘This is the way leading to the cessation of suffering’ — I have declared.
10. “Why have I declared that? Because it is beneficial, it belongs to the fundamentals of the holy life, it leads to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. That is why I have declared it.
“Therefore, Mālunkyāputta, [432] remember what I have left undeclared as undeclared, and remember what I have declared as declared.”
That is what the Blessed One said. The venerable Mālunkyāputta was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.648