Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

61. Kinh Giáo Giới La-hầu-la ở Rừng Ambala

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rāhula (La-hầu-la) ở tại Ambalaṭṭhikā (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalaṭṭhikā, chỗ Tôn giả Rāhula ở. Tôn giả Rāhula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rāhula:

-- Này Rāhula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng ít vậy, này Rāhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn, sau khi đổ đi chút ít nước còn lại ấy rồi bảo Rāhula:

-- Này Rāhula, Ông có thấy chút ít nước còn lại ấy bị đổ đi không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng đổ đi vậy, này Rāhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật úp chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rāhula.

-- Này Rāhula, Ông có thấy chậu nước bị lật úp ấy không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng lật úp vậy, này Rāhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rāhula:

-- Này Rāhula, Ông có thấy chậu nước này trống không không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng trống không vậy, này Rāhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Này Rāhula, ví như một con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi.

Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận con voi này thường dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi.

Con voi của vua (như vậy) không quăng bỏ mạng sống (của mình)". Này Rāhula, nhưng khi con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường, khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, dùng vòi.

Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường... (như trên)... dùng đuôi, dùng vòi. Con voi của vua (như vậy) đã quăng bỏ mạng sống (của mình), và nay con voi của vua không có việc gì mà không làm".

Cũng vậy, này Rāhula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy, này Rāhula, "Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi", này Rāhula, Ông phải học tập như vậy.

Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

-- Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh.

-- Cũng vậy, này Rāhula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

Này Rāhula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nhất định chớ có làm.

Này Rāhula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nên làm.

Này Rāhula, khi Ông đang làm một thân nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ; đem đến quả báo đau khổ.

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rāhula, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy.

Nhưng nếu, này Rāhula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông cần phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một thân nghiệp, này Rāhula, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rāhula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai.

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rāhula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rāhula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rāhula, khi Ông muốn làm một khẩu nghiệp gì, hãy phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rāhula, nhất định chớ có làm.

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".

Một khẩu nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nên làm.

Này Rāhula, khi Ông đang làm một khẩu nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rāhula, Ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy.

Nhưng nếu, này Rāhula, khi phản tỉnh, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".

Khẩu nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông cần phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một khẩu nghiệp, này Rāhula, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rāhula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai.

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rāhula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc".

Do vậy, này Rāhula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rāhula, như Ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nhất định chớ có làm.

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".

Ý nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nên làm.

Này Rāhula, khi Ông đang làm một ý nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ".

Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ". Này Rāhula, Ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy.

Nhưng nếu, này Rāhula, khi phản tỉnh Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".

Ý nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một ý nghiệp, này Rāhula, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả báo đau khổ".

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rāhula, Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai.

Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Rāhula, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".

Do vậy, này Rāhula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rāhula, trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp.

Này Rāhula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp.

Này Rāhula, trong thời hiện tại, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp.

Do vậy, này Rāhula: "Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp". Như vậy, này Rāhula, Ông cần phải tu học.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rāhula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn giảng.


61. Advice to Rāhula at Ambalaṭṭhikā

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[414] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

2. Now on that occasion the venerable Rāhula was living at Ambalaṭṭhikā.637 Then, when it was evening, the Blessed One rose from meditation and went to the venerable Rāhula at Ambalaṭṭhikā. The venerable Rāhula saw the Blessed One coming in the distance and made a seat ready and set out water for washing the feet. The Blessed One sat down on the seat made ready and washed his feet. The venerable Rāhula paid homage to him and sat down at one side.

3. Then the Blessed One left a little water in the water vessel and asked the venerable Rāhula:

“Rāhula, do you see this little water left in the water vessel?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Even so little, Rāhula, is the recluseship of those who are not ashamed to tell a deliberate lie.”

4. Then the Blessed One threw away the little water that was left and asked the venerable Rāhula:

“Rāhula, do you see that little water that was thrown away?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Even so, Rāhula, those who are not ashamed to tell a deliberate lie have thrown away their recluseship.”

5. Then the Blessed One turned the water vessel upside down and asked the venerable Rāhula:

“Rāhula, do you see this water vessel turned upside down?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Even so, Rāhula, those who are not ashamed to tell a deliberate lie have turned their recluseship upside down.”

6. Then the Blessed One turned the water vessel right way up again and asked the venerable Rāhula:

“Rāhula, do you see this hollow, empty water vessel?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Even so hollow and empty, Rāhula, is the recluseship of those who are not ashamed to tell a deliberate lie.”

7. “Suppose, Rāhula, there were a royal tusker elephant with tusks as long as chariot poles, full-grown in stature, high-bred, and accustomed to battle. In battle he would perform his task with his forefeet and his hindfeet, with his forequarters and his hindquarters, with his head and his ears, with his tusks and his tail, [415] yet he would keep back his trunk.

Then his rider would think: ‘This royal tusker elephant with tusks as long as chariot poles… performs his task in battle with his forefeet and his hindfeet… yet he keeps back his trunk. He has not yet given up his life.’

But when the royal tusker elephant… performs his task in battle with his forefeet and his hindfeet, with his forequarters and his hindquarters, with his head and his ears, with his tusks and his tail, and also with his trunk,

then his rider would think: ‘This royal tusker elephant with tusks as long as chariot poles… performs his task in battle with his forefeet and his hindfeet… and also with his trunk. He has given up his life. Now there is nothing this royal tusker elephant would not do.’

So too, Rāhula, when one is not ashamed to tell a deliberate lie, there is no evil, I say, that one would not do. Therefore, Rāhula, you should train thus: ‘I will not utter a falsehood even as a joke.’

8. “What do you think, Rāhula? What is the purpose of a mirror?”

“For the purpose of reflection, venerable sir.”

“So too, Rāhula, an action with the body should be done after repeated reflection; an action by speech should be done after repeated reflection; an action by mind should be done after repeated reflection.

9. “Rāhula, when you wish to do an action with the body, you should reflect upon that same bodily action thus: ‘Would this action that I wish to do with the body lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both? Is it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results?’

When you reflect, if you know: ‘This action that I wish to do with the body would lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results,’ then you definitely should not do such an action with the body. [416]

But when you reflect, if you know: ‘This action that I wish to do with the body would not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is a wholesome bodily action with pleasant consequences, with pleasant results,’ then you may do such an action with the body.

10. “Also, Rāhula, while you are doing an action with the body, you should reflect upon that same bodily action thus: ‘Does this action that I am doing with the body lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both? Is it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results?’

When you reflect, if you know: ‘This action that I am doing with the body leads to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results,’ then you should suspend such a bodily action.

But when you reflect, if you know: ‘This action that I am doing with the body does not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is a wholesome bodily action with pleasant consequences, with pleasant results,’ then you may continue in such a bodily action.

11. “Also, Rāhula, after you have done an action with the body, you should reflect upon that same bodily action thus: ‘Did this action that I did with the body lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both? Was it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results?’

When you reflect, if you know: ‘This action that I did with the body led to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it was an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results,’ then you should confess such a bodily action, reveal it, and lay it open to the Teacher or to your wise companions in the holy life. Having confessed it, revealed it, and laid it open, [417] you should undertake restraint for the future.638

But when you reflect, if you know: ‘This action that I did with the body did not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it was a wholesome bodily action with pleasant consequences, pleasant results,’ you can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

12. “Rāhula, when you wish to do an action by speech… (complete as in §9, substituting“speech” for “body”)…





you may do such an action by speech.

13. “Also, Rāhula, while you are doing an action by speech… (complete as in §10, substituting“speech” for “body”) [418]…





you may continue in such an action by speech.

14. “Also, Rāhula, after you have done an action by speech… (complete as in §11, substituting“speech” for “body”)…





you can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

15. “Rāhula, when you wish to do an action by mind… (complete as in §9, substituting “mind” for “body”) [419]…





you may do such an action by mind.

16. “Also, Rāhula, while you are doing an action by mind… (complete as in §10, substituting“mind” for “body”)…





you may continue in such a mental action.

17. “Also, Rāhula, after you have done an action by mind… (complete as in §11, substituting“mind” for “body”639)…





you can abide happy and glad, training day and night in wholesome states. [420]

18. “Rāhula, whatever recluses and brahmins in the past purified their bodily action, their verbal action, and their mental action, all did so by repeatedly reflecting thus.

Whatever recluses and brahmins in the future will purify their bodily action, their verbal action, and their mental action, all will do so by repeatedly reflecting thus.

Whatever recluses and brahmins in the present are purifying their bodily action, their verbal action, and their mental action, all are doing so by repeatedly reflecting thus.

Therefore, Rāhula, you should train thus: ‘We will purify our bodily action, our verbal action, and our mental action by repeatedly reflecting upon them.’”

That is what the Blessed One said. The venerable Rāhula was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close