Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

59. Kinh Nhiều Cảm Thọ

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở tại Sāvatthī (Xá vệ), Jetavana (Rừng Kỳ đà), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi người thợ mộc Pañcakanga (Ngũ Phần) đến Tôn giả Udāyi (Ưu đà di), sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, người thợ mộc Pañcakanga thưa Tôn giả Udāyi:

-- Thưa Tôn giả Udāyi, Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ?

-- Này Gia chủ, Thế Tôn thuyết có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.

-- Thưa Tôn giả Udāyi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.

Lần thứ hai, Tôn giả Udāyi nói với người thợ mộc Pañcakanga: -- Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.

Lần thứ hai, người thợ mộc Pañcakanga thưa Tôn giả Udāyi:
-- Thưa Tôn giả Udāyi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.

Lần thứ ba, Tôn giả Udāyi nói với người thợ mộc Pañcakanga:
-- Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.

Lần thứ ba, người thợ mộc Pañcakanga thưa Tôn giả Udāyi:
-- Thưa Tôn giả Udāyi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.

Như vậy, Tôn giả Udāyi không thể thuyết phục được thợ mộc Pañcakanga. Và thợ mộc Pañcakanga cũng không thể thuyết phục được Tôn giả Udāyi.

Tôn giả Ānanda nghe được cuộc đàm thoại này giữa Tôn giả Udāyi với thợ mộc Panacakanga. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda thuật lại Thế Tôn rõ toàn diện cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Udāyi và thợ mộc Pañcakanga. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, dầu cho pháp môn của Udāyi là đúng, nhưng thợ mộc Pañcakanga không chấp nhận. Dầu cho pháp môn của người thợ mộc Pañcakanga là đúng, nhưng Udāyi không chấp nhận.

Này Ānanda, hai thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; năm thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; mười tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba mươi sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; một trăm lẻ tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn. Như vậy, này Ānanda, pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn.

Này Ānanda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai không chấp nhận, không tán đồng, không tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xảy ra: họ sẽ sống đấu tranh, khẩu tranh, luận tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi.

Như vậy, này Ānanda pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn. Này Ānanda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai chấp nhận, tán đồng, tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xảy ra: họ sẽ sống hòa hợp, tán đồng, tùy hỷ với nhau, như nước với sữa, và nhìn nhau với cặp mắt tương ái.

Này Ānanda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn.

Này Ānanda, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Ānanda, duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà các chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ānanda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ānanda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỳ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư niệm sai biệt tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Hư không vô biên xứ. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên," chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Thức vô biên xứ, nghĩ rằng không có vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì?

Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ānanda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy.

Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc thọ kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ānanda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Này Ānanda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Sự kiện này xảy ra, này Ānanda, những du sĩ ngoại đạo có thể nói như sau: "Sa-môn Gotama nói đến Diệt thọ tưởng định, và chủ trương định ấy thuộc về lạc thọ. Như vậy là gì, như vậy là thế nào?

Này Ānanda, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo cần phải được trả lời như sau: "Này chư Hiền, Thế Tôn không chủ trương rằng chỉ có những gì tùy thuộc lạc thọ là thuộc về lạc; vì rằng, chư Hiền, Thế Tôn chủ trương rằng chỗ nào, chỗ nào có được lạc thọ, như vậy chỗ ấy, chỗ ấy thuộc về lạc".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


59. The Many Kinds of Feeling

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Then the carpenter Pañcakanga615 went to the venerable Udāyin, and after paying homage to him, he sat down at one side and asked him:

3. “Venerable sir, how many kinds of feeling have been stated by the Blessed One?”

“Three kinds of feeling have been stated by the Blessed One, householder: pleasant feeling, painful feeling, and neither-painful-nor-pleasant feeling. [397] These three kinds of feeling have been stated by the Blessed One.”

“Not three kinds of feeling have been stated by the Blessed One, venerable Udāyin; two kinds of feeling have been stated by the Blessed One: pleasant feeling and painful feeling. This neither-painful-nor-pleasant feeling has been stated by the Blessed One as a peaceful and sublime kind of pleasure.”

A second time and a third time the venerable Udāyin stated his position, and a second time and a third time the carpenter Pañcakanga stated his.










But the venerable Udāyin could not convince the carpenter Pañcakanga nor could the carpenter Pañcakanga convince the venerable Udāyin.

4. The venerable Ānanda heard their conversation. Then he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and reported to the Blessed One the entire conversation between the venerable Udāyin and the carpenter Pañcakanga. When he had finished, the Blessed One told the venerable Ānanda:

5. “Ānanda, it was actually a true presentation that the carpenter Pañcakanga would not accept from Udāyin, and it was actually a true presentation that Udāyin would not accept from the carpenter Pañcakanga.

I have stated two kinds of feeling in one presentation; [398] I have stated three kinds of feeling in another presentation; I have stated five kinds of feeling in another presentation; I have stated six kinds of feeling in another presentation; I have stated eighteen kinds of feeling in another presentation; I have stated thirty-six kinds of feeling in another presentation; I have stated one hundred and eight kinds of feeling in another presentation.616 That is how the Dhamma has been shown by me in [different] presentations.

“When the Dhamma has thus been shown by me in [different] presentations, it may be expected of those who will not concede, allow, and accept what is well stated and well spoken by others that they will take to quarreling, brawling, and disputing, stabbing each other with verbal daggers.

But it may be expected of those who concede, allow, and accept what is well stated and well spoken by others that they will live in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.

6. “Ānanda, there are these five cords of sensual pleasure. What are the five?

Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. Sounds cognizable by the ear… Odours cognizable by the nose… Flavours cognizable by the tongue… Tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

These are the five cords of sensual pleasure. Now the pleasure and joy that arise dependent on these five cords of sensual pleasure are called sensual pleasure.

7. “Should anyone say: ‘That is the utmost pleasure and joy that beings experience,’ I would not concede that to him. Why is that? Because there is another kind of pleasure loftier and more sublime than that pleasure. And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

8. “Should anyone say: ‘That is the utmost pleasure and joy that beings experience,’ I would not concede that to him. [399] Why is that? Because there is another kind of pleasure loftier and more sublime than that pleasure. And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

9. “Should anyone say… And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu abides in equanimity, mindful and fully aware, and still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’ This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

10. “Should anyone say… And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.617

11. “Should anyone say… And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

12. “Should anyone say… And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

13. “Should anyone say… And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure. [400]

14. “Should anyone say… And what is that other kind of pleasure?

Here, Ānanda, by completely surmounting the base of nothingness, a bhikkhu enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

15. “Should anyone say: ‘That is the utmost pleasure and joy that beings experience,’ I would not concede that to him.

Why is that? Because there is another kind of pleasure loftier and more sublime than that pleasure. And what is that other kind of pleasure? Here, Ānanda, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, a bhikkhu enters upon and abides in the cessation of perception and feeling. This is that other kind of pleasure loftier and more sublime than the previous pleasure.

16. “It is possible, Ānanda, that wanderers of other sects might speak thus: ‘The recluse Gotama speaks of the cessation of perception and feeling and he describes that as pleasure. What is this, and how is this?’

Wanderers of other sects who speak thus should be told: ‘Friends, the Blessed One describes pleasure not only with reference to pleasant feeling; rather, friends, the Tathāgata describes as pleasure any kind of pleasure wherever and in whatever way it is found.’”618

That is what the Blessed One said. The venerable Ānanda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close