Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

58. Kinh Vương Tử Vô Úy

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa (chỗ nuôi các con sóc).

Rồi Vương tử Abhaya (Vô Úy) đi đến Nigantha Nātaputta, sau khi đến đảnh lễ Nigantha Nātaputta rồi ngồi xuống một bên. Nigantha Nātaputta nói với Vương tử Abhaya đang ngồi một bên:

-- Này Vương tử, Vương tử hãy đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama, và nhờ vậy tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi cho Vương tử: "Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy, đã bị Vương tử Abhaya luận chiến".

-- Thưa Tôn giả, làm thế nào con có thể luận chiến Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy?

-- Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: "Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích chăng?"

Nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy thời có gì sai khác giữa kẻ phàm phu và Ngài? Kẻ phàm phu có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích".

Còn nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai không có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời vì sao Devadatta được Ngài trả lời như sau: 'Devadatta phải đọa vào đọa xứ, Devadatta phải đọa vào địa ngục, Devadatta phải đọa trong một kiếp, Devadatta không thể nào cứu chữa được?' Và do Ngài nói những lời như vậy, Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ".

Này Vương tử, Sa-môn Gotama khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào. Ví như một móc sắt bị móc vào cổ họng một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào.

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Vương tử Abhaya vâng đáp Nigantha Nātaputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Nigantha Nātaputta, thân bên hữu hướng về ông rồi đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, liền đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Vương tử Abhaya đang ngồi một bên, nhìn mặt trời rồi suy nghĩ: "Hôm nay, không phải thời để luận chiến với Sa-môn Gotama. Ngày mai, ta sẽ luận chiến với Sa-môn Gotama tại nhà của ta," liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ngày mai mong Thế Tôn nhận lời dùng cơm, cùng ba Tỷ-kheo khác với Ngài là người thứ tư. Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi Vương tử Abhaya, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.’

Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm theo y bát, đi đến chỗ của Vương tử Abhaya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Vương tử Abhaya tự tay mời mọc, làm cho Thế Tôn thỏa mãn với những món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Vương tử Abhaya chờ cho Thế Tôn sau khi đã dùng xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi một bên, Vương tử Abhaya bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói những lời, do những lời ấy người khác không ưa, không thích chăng?

-- Này Vương tử, phải chăng ở đây, (câu hỏi) có dụng ý một chiều?

-- Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi.

-- Này Vương tử, vì sao Vương tử lại nói như vầy: "Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi"?



-- Bạch Thế Tôn, ở đây, con đi đến Nigantha Nātaputta, sau khi đến con đảnh lễ Nigantha Nātaputta rồi ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, Nigantha Nātaputta nói với con đang ngồi một bên: "Này Vương tử, Vương tử hãy đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama, và nhờ vậy tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi cho Vương tử: "Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy, đã bị Vương tử Abhaya luận chiến".

Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con thưa với Nigantha Nātaputta: "Thưa Tôn giả, nhưng làm thế nào, tôi có thể luận chiến với Sa-môn Gotama, một vị có thần lực như vậy, có uy lực như vậy?"

-"Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: "Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích chăng?"

Nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời có gì sai khác giữa kẻ phàm phu với Ngài? Kẻ phàm phu có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích".

Còn nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai không có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời vì sao Devadatta được Ngài trả lời như sau: Devadatta phải đọa vào đọa xứ, Devadatta phải đọa vào địa ngục, Devadatta phải đọa trong một kiếp, Devadatta không thể nào cứu chữa được? Và vì Ngài nói những lời như vậy, Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ".

Này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không thể nhả ra, cũng không thể nuốt vào. Ví như một móc sắt bị mắc vào cổ họng của một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào".

Lúc bấy giờ, có đứa con nít ngây thơ nằm giữa trên đầu gối của Vương tử Abhaya. Rồi Thế Tôn nói với Vương tử Abhaya: -- Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của Vương tử, hay do sự vô ý của người vú hầu, thọc một cái que hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy Vương tử phải làm gì?

-- Bạch Thế Tôn, con phải móc cho ra. Bạch Thế Tôn, nếu con không thể móc ra lập tức, thời với tay trái con nắm đầu nó lại, với tay mặt lấy ngón tay làm như cái móc, con sẽ móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng thương tưởng đứa trẻ.

-- Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.

Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.

Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.

-- Bạch Thế Tôn, những Sát-đế-lị có trí, những Bà-la-môn có trí, những Gia chủ có trí, những Sa-môn có trí này, sau khi soạn sẵn câu hỏi, đến Như Lai và hỏi: "Bạch Thế Tôn, không hiểu Thế Tôn có suy nghĩ trước trong trí như sau: "Nếu có những ai đến Ta và hỏi như vậy, được hỏi như vậy, Ta sẽ trả lời như vậy", hay Như Lai trả lời ngay (tại chỗ)?"

-- Này Vương tử, nay ở đây Ta sẽ hỏi Vương tử, nếu Vương tử hoan hỷ, hãy trả lời câu hỏi ấy. Này Vương tử, Vương tử nghĩ như thế nào? Vương tử có giỏi về các bộ phận sai biệt một cái xe không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn, con có giỏi về các bộ phận sai biệt một cái xe.

-- Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu có những người đến Vương tử và hỏi như sau: "Bộ phận này của cái xe tên gọi là gì?", không hiểu Vương Tử có suy nghĩ trước trong trí như sau: "Nếu có những ai đến ta, và hỏi ta như vậy, ta sẽ trả lời cho họ như vậy", hay là Vương tử trả lời ngay (tại chỗ)?

-- Bạch Thế Tôn, vì con là người đánh xe nổi tiếng, rất giỏi về các bộ phận sai biệt trong một cái xe nên con sẽ trả lời ngay (tại chỗ).

-- Cũng vậy, này Vương tử, những Sát-đế-lỵ có trí, những Bà-la-môn có trí, những Gia chủ có trí, những Sa-môn có trí này, sau khi soạn sẵn câu hỏi, đến Như Lai và hỏi, Như Lai sẽ trả lời ngay (tại chỗ). Vì sao vậy? Này Vương tử, pháp giới (Dhammadhatu) đã được Như Lai khéo biết. Và vì Như Lai khéo biết pháp giới nên Như Lai trả lời ngay (tại chỗ).

Khi được nói vậy, Vương tử Abhaya bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày.

Nay con quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


58. To Prince Abhaya

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

2. Then Prince Abhaya611 went to the Nigaṇṭha Nātaputta, and after paying homage to him, sat down at one side. Thereupon the Nigaṇṭha Nātaputta said to him:

3. “Come, prince, refute the recluse Gotama’s doctrine, and a good report of you will be spread to this effect: ‘Prince Abhaya has refuted the doctrine of the recluse Gotama, who is so powerful and mighty.’”

“But how, venerable sir, shall I refute his doctrine?”

“Come, prince, go to the recluse Gotama and say: ‘Venerable sir, would the Tathāgata utter speech that would be unwelcome and disagreeable to others?’

If the recluse Gotama, on being asked thus, answers: ‘The Tathāgata, prince, would utter speech that would be unwelcome and disagreeable to others,’ then say to him: ‘Then, venerable sir, what is the difference between you and an ordinary person? For an ordinary person also would utter speech that would be unwelcome and disagreeable to others.’

But if the recluse Gotama, on being asked thus, answers: ‘The Tathāgata, prince, would not utter speech [393] that would be unwelcome and disagreeable to others,’ then say to him: ‘Then, venerable sir, why have you declared of Devadatta: “Devadatta is destined for the states of deprivation, Devadatta is destined for hell, Devadatta will remain [in hell] for the aeon, Devadatta is incorrigible”? Devadatta was angry and displeased with that speech of yours.’

When the recluse Gotama is posed this two-horned question by you, he will not be able either to throw it up or to gulp it down. If an iron spike were stuck in a man’s throat, he would not be able either to throw it up or to gulp it down; so too, prince, when the recluse Gotama is posed this two-horned question by you, he will not be able either to throw it up or to gulp it down.”

4. “Yes, venerable sir,” Prince Abhaya replied. Then he rose from his seat, and after paying homage to the Nigaṇṭha Nātaputta, keeping him on his right, he left and went to the Blessed One. After paying homage to the Blessed One, he sat down at one side, looked at the sun, and thought: “It is too late today to refute the Blessed One’s doctrine. I shall refute the Blessed One’s doctrine in my own house tomorrow.” Then he said to the Blessed One:

“Venerable sir, let the Blessed One with three others consent to accept tomorrow’s meal from me.” The Blessed One consented in silence.

5. Then, knowing that the Blessed One had consented, Prince Abhaya rose from his seat, and after paying homage to him, keeping him on his right, he departed.

Then, when the night had ended, it being morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, he went to Prince Abhaya’s house and sat down on the seat made ready. Then, with his own hands, Prince Abhaya served and satisfied the Blessed One with various kinds of good food. When the Blessed One had eaten and had withdrawn his hand from the bowl, Prince Abhaya took a low seat, sat down at one side, and said to the Blessed One:

6. “Venerable sir, would a Tathāgata utter such speech as would be unwelcome and disagreeable to others?”

“There is no one-sided answer to that, prince.”

“Then, venerable sir, the Nigaṇṭhas have lost in this.”

“Why do you say this, prince: [394] ‘Then, venerable sir, the Nigaṇṭhas have lost in this’?”612

Prince Abhaya then reported to the Blessed One his entire conversation with the Nigaṇṭha Nātaputta.













7. Now on that occasion a young tender infant was lying prone on Prince Abhaya’s lap. Then the Blessed One said to Prince Abhaya: [395] “What do you think, prince? If, while you or your nurse were not attending to him, this child were to put a stick or a pebble in his mouth, what would you do to him?”

“Venerable sir, I would take it out. If I could not take it out at once, I would take his head in my left hand, and crooking a finger of my right hand, I would take it out even if it meant drawing blood. Why is that? Because I have compassion for the child.”

8. “So too, prince, such speech as the Tathāgata knows to be untrue, incorrect, and unbeneficial, and which is also unwelcome and disagreeable to others: such speech the Tathāgata does not utter.

Such speech as the Tathāgata knows to be true and correct but unbeneficial, and which is also unwelcome and disagreeable to others: such speech the Tathāgata does not utter.

Such speech as the Tathāgata knows to be true, correct, and beneficial, but which is unwelcome and disagreeable to others: the Tathāgata knows the time to use such speech.613

Such speech as the Tathāgata knows to be untrue, incorrect, and unbeneficial, but which is welcome and agreeable to others: such speech the Tathāgata does not utter.

Such speech as the Tathāgata knows to be true and correct but unbeneficial, and which is welcome and agreeable to others: such speech the Tathāgata does not utter.

Such speech as the Tathāgata knows to be true, correct, and beneficial, and which is welcome and agreeable to others: the Tathāgata knows the time to use such speech.

Why is that? Because the Tathāgata has compassion for beings.”

9. “Venerable sir, when learned nobles, learned brahmins, learned householders, and learned recluses, after formulating a question, then go to the Blessed One and pose it, has there already been in the Blessed One’s mind the thought: ‘If they come to me and ask me thus, I shall answer thus’? Or does that answer occur to the Tathāgata on the spot?”

10. “As to that, prince, I shall ask you a question in return. Answer it as you choose. What do you think, prince? Are you skilled in the parts of a chariot?”

“Yes, venerable sir, I am.”

“What do you think, prince? When people come to you and ask: ‘What is the name of this part of the chariot?’ has there already been in your mind the thought: [396] ‘If they come to me and ask me thus, I shall answer them thus’? Or does that answer occur to you on the spot?”

“Venerable sir, I am well known as a charioteer skilled in the parts of a chariot. All the parts of a chariot are well known to me. That answer would occur to me on the spot.”

11. “So too, prince, when learned nobles, learned brahmins, learned householders, and learned recluses, after formulating a question, then come to the Tathāgata and pose it, the answer occurs to the Tathāgata on the spot. Why is that? That element of things has been fully penetrated by the Tathāgata, through the full penetration of which the answer occurs to the Tathāgata on the spot.”614

12. When this was said, Prince Abhaya said:

“Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir! The Blessed One has made the Dhamma clear in many ways…

From today let the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”





Close
Close