Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

56. Kinh Ưu-ba-ly

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Nāḷandā, trong rừng Pāvārikamba.

Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nātaputta trú tại Nāḷandā cùng với đại chúng Nigaṇṭha (Ly Hệ Phái). Rồi Nigaṇṭha Dīgha Tapassī (Trường Khổ Hạnh Giả), sau khi đi khất thực ở Nāḷandā, ăn xong, trên con đường khất thực trở về, đi đến rừng Pāvārikamba, chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời hỏi thăm Thế Tôn.

Sau khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu, vị này đứng một bên. Thế Tôn nói với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī đang đứng một bên:

-- Này Tapassī, có những ghế ngồi. Nếu ông muốn, hãy ngồi xuống.

Khi nghe nói vậy, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī lấy một ghế thấp, rồi ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī đang ngồi một bên:

-- Này Tapassī, Nigaṇṭha Nātaputta chủ trương có bao nhiêu nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

-- Hiền giả Gotama, Nigaṇṭha Nātaputta không có thông lệ chủ trương 'nghiệp, nghiệp'. Hiền giả Gotama, Nigaṇṭha Nātaputta có thông lệ chủ trương 'phạt, phạt'.

-- Này Tapassī, Nigaṇṭha Nātaputta chủ trương có bao nhiêu loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

-- Này Hiền giả Gotama, Nigaṇṭha Nātaputta chủ trương có ba loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân phạt, khẩu phạt, ý phạt.

-- Này Tapassī, nhưng có phải thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác?

-- Hiền giả Gotama, thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác.

-- Này Tapassī, ba loại phạt này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Nigaṇṭha Nātaputta chủ trương loại phạt nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân phạt chăng, khẩu phạt chăng, ý phạt chăng?

-- Hiền giả Gotama, ba loại phạt này được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Nigaṇṭha Nātaputta chủ trương thân phạt là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

-- Này Tapassī, có phải Ông nói thân phạt?

-- Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

-- Này Tapassī, có phải Ông nói thân phạt?

-- Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

-- Này Tapassī, có phải Ông nói thân phạt?

-- Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

Như vậy Thế Tôn trong cuộc đàm thoại này đã làm Nigaṇṭha Dīgha Tapassī xác nhận cho đến lần thứ ba quan điểm (của mình).

Khi nghe nói vậy, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī nói với Thế Tôn:

-- Hiền giả Gotama, Hiền giả chủ trương có bao nhiêu loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

-- Này Tapassī, Như Lai không có thông lệ chủ trương 'phạt, phạt'. Này Tapassī, Như Lai có thông lệ chủ trương 'nghiệp, nghiệp'.

-- Hiền giả Gotama, Hiền giả chủ trương có bao nhiêu loại nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

-- Này Tapassī, Ta chủ trương có ba loại nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.

-- Hiền giả Gotama, nhưng có phải thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác?

-- Này Tapassī, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác.

-- Hiền giả Gotama, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Hiền giả chủ trương loại nghiệp nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Thân nghiệp chăng, khẩu nghiệp chăng, ý nghiệp chăng?

-- Này Tapassī, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng, để tác thành ác ý, để diễn tiến ác nghiệp, thân nghiệp không bằng được, khẩu nghiệp không bằng được.

-- Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

-- Này Tapassī, Ta nói ý nghiệp.

-- Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

-- Này Tapassī, Ta nói ý nghiệp.

-- Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

-- Này Tapassī, Ta nói ý nghiệp.

Như vậy Nigaṇṭha Dīgha Tapassī trong cuộc đàm thoại này, sau khi đã làm Thế Tôn xác nhận cho đến lần thứ ba quan điểm (của mình), liền từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến chỗ Nigaṇṭha Nātaputta.

Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nātaputta đang ngồi với một đại chúng gia chủ rất đông, do Upāli (Ưu-ba-ly) người thuộc làng Balaka cầm đầu. Nigaṇṭha Nātaputta thấy Nigaṇṭha Dīgha Tapassī từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī:

-- Này Tapassī, Ông từ đâu đi đến, trong ban ngày (nóng bức) như thế này?

-- Thưa Tôn giả, con từ Sa-môn Gotama đi đến đây.

-- Này Tapassī, Ông có đàm luận gì với Sa-môn Gotama không?

-- Thưa Tôn giả, con cùng với Sa-môn Gotama có cuộc đàm thoại.

-- Này Tapassī, cuộc đàm thoại của ông với Sa-môn Gotama như thế nào?

Rồi Nigaṇṭha Dīgha Tapassī kể lại cho Nigaṇṭha Nātaputta nghe một cách đầy đủ cuộc đàm thoại với Sa-môn Gotama. Ðược nghe vậy, Nigaṇṭha Nātaputta nói với Dīgha Tapassī:

-- Tốt lành thay, tốt lành thay, Tapassī! Sa-môn Gotama đã được Nigaṇṭha Dīgha Tapassī trả lời, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.

Khi được nói vậy, gia chủ Upāli thưa với Nigaṇṭha Nātaputta: -- Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassī! Sa-môn Gotama đã được Tôn giả Tapassī trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư.

Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này.

Nếu Sa-môn Gotama làm con xác nhận như đã làm Tôn giả Tapassī xác nhận thời cũng như một người lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy con sẽ dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama.

Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, con dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một lực sĩ nghiện rượu sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh; cũng vậy, con sẽ dùng lời nói với lời nói, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama.

Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, con nghĩ, con sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này.

-- Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassī! Sa-môn Gotama đã được Tôn giả Tapassī trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư.

Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này.

Nếu Sa-môn Gotama làm con xác nhận như đã làm Tôn giả Tapassī xác nhận thời cũng như một người lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy con sẽ dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama.

Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, con dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một lực sĩ nghiện rượu sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh; cũng vậy, con sẽ dùng lời nói với lời nói, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama.

Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, con nghĩ, con sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này.

-- Này Gia chủ, hãy đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này. Vì rằng, này Gia chủ, chỉ có ta hay Nigaṇṭha Dīgha Tapassī, hay Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama.

Khi được nói vậy, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, con không được hài lòng để Gia chủ Upāli luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo.

-- Này Tapassī, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upāli trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama; có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upāli. Này Gia chủ, hãy đi luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này; chỉ có ta, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī, hay Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba... Nigaṇṭha Dīgha Tapassī nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, con không được hài lòng để gia chủ Upāli luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo.

-- Này Tapassī, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upāli trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama! Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upāli. Này Gia chủ, hãy đi luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này; chỉ có ta, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī và Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama!

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Gia chủ Upāli vâng đáp Nigaṇṭha Nātaputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Nigaṇṭha Nātaputta, thân hữu hướng về Nigaṇṭha Nātaputta, và đi đến rừng xoài Pāvārika, chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Upāli bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, không biết Nigaṇṭha Dīgha Tapassī có đến tại đây không?

-- Này gia chủ, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī có đến tại đây.

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có đàm thoại với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī không?

-- Này Gia chủ, Ta có đàm thoại với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī.

-- Bạch Thế Tôn, cuộc đàm thoại của Thế Tôn với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī như thế nào?

Rồi Thế Tôn kể lại cho gia chủ Upāli một cách đầy đủ cuộc đàm thoại với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī, Khi nghe nói vậy, gia chủ Upāli bạch Thế Tôn:

-- Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassī! Thế Tôn đã được Tôn giả Tapassī trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được, vì thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.

-- Này Gia chủ, nếu Ông có thể đàm luận y cứ trên sự thật, thời ở đây, có thể có cuộc đàm thoại giữa chúng ta.

-- Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây có cuộc đàm thoại giữa chúng ta.

-- Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người Nigaṇṭha, bệnh hoạn, đau khổ, bạo bệnh, từ chối nước lạnh, chỉ uống nước nóng. Người này, vì không được nước lạnh nên mệnh chung. Này Gia chủ, theo Nigaṇṭha Nātaputta, người ấy tái sanh chỗ nào?

-- Bạch Thế Tôn, có hàng chư Thiên được gọi là Manosatta (Ý Trước thiên). Ở đấy người ấy tái sanh. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì người ấy chấp trước ý nên mệnh chung.

-- Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ kỹ. Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông! Lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông! Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: "Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm thoại giữa chúng ta".

-- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được; ý phạt không bằng được.

-- Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người Nigaṇṭha được phòng hộ với sự phòng hộ của bốn loại chế giới, hoàn toàn tự chế ngự đối với nước, hoàn toàn chú tâm (vào sự chế ngự) đối với nước, hoàn toàn loại trừ đối với nước, hoàn toàn thấm nhuần (với sự chế ngự) đối với nước. Vị này khi đi qua, khi đi lại, đã giết hại rất nhiều sinh vật nhỏ bé. Này Gia chủ, theo Nigaṇṭha Nātaputta, người ấy thọ quả báo nào?

-- Bạch Thế Tôn, vì không cố ý, nên Nigaṇṭha Nātaputta xem không phải là một đại tội.

-- Này Gia chủ, nếu người ấy có cố ý thời như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, là một đại tội.

-- Này Gia chủ, ý thức (ấy), Nigaṇṭha Nātaputta xem thuộc về loại gì?

-- Bạch Thế Tôn thuộc về ý phạt.

-- Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ. Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp với lời nói sau của Ông, lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông. Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: "Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận, y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm thoại giữa chúng ta".

-- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

-- Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có phải Nāḷandā này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Nāḷandā này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật.

-- Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người đi đến, với thanh kiếm đưa cao, người này nói: "Trong một sát na, trong một giây phút, ta sẽ làm cho tất cả mọi người ở tại Nāḷandā này thành một đống thịt, thành một khối thịt". Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể trong một sát na, trong một giây phút, làm cho tất cả mọi người ở tại Nāḷandā này thành một đống thịt, thành một khối thịt không?

-- Bạch Thế Tôn, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người cũng không có thể, trong một sát na, trong một giây phút, làm cho tất cả mọi người ở tại Nāḷandā này thành một đống thịt, thành một khối thịt, huống nữa là chỉ một người nhỏ bé sao có thể sáng chói (làm thành) được?

-- Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn đến, có thần thông lực, có tâm tự tại. Vị này nói như sau. "Ta sẽ làm cho Nāḷandā này trở thành tro tàn với một tâm sân hận". Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy, có thần thông lực, có tâm tự tại, có thể làm cho Nāḷandā này trở thành tro tàn với một tâm sân hận không?

-- Bạch Thế Tôn, cho đến mười Nāḷandā, hai mươi, ba mươi Nāḷandā, bốn mươi Nāḷandā, năm mươi Nāḷandā, vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy có thần thông lực, có tâm tự tại có thể làm cho các Nāḷandā ấy trở thành tro tàn với một tâm sân hận, huống nữa là một Nāḷandā nhỏ bé này, sao có thể chói sáng được (khỏi bị trở thành tro tàn được)?

-- Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ, Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông! Lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông! Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: "Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm luận giữa chúng ta".

-- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

-- Này Gia chủ. Ông nghĩ thế nào? Ông có nghe các rừng Daṇḍaka, Kālinga, Mejjha, Mātanga đã trở lại thành rừng như trước?

-- Bạch Thế Tôn con có nghe: Các rừng Daṇḍaka, Kālinga, Mejjha, Mātanga đã trở lại thành rừng (như trước).

-- Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có thể Ông được nghe vì sao các rừng Daṇḍaka, Kālinga, Mejjha, Mātanga trở thành rừng như trước?

-- Bạch Thế Tôn, con có nghe, các rừng Daṇḍaka, Kālinga, Mejjha, Mātanga trở lại thành rừng (như trước) vì tâm sân hận các vị ẩn sĩ.

-- Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông, lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông. Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: "Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm luận giữa chúng ta".

-- Bạch Thế Tôn, với ví dụ đầu tiên, con đã hoan hỷ, con đã thỏa mãn. Những gì con muốn nghe các vấn đáp sai biệt của Thế Tôn, nên con mới nghĩ đóng vai trò đối lập với Thế Tôn. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện, trình bày, giải thích. Vậy nay con quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

-- Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông.

-- Bạch Thế Tôn, con càng bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: "Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông". Bạch Thế Tôn, nếu các ngoại đạo được con làm đệ tử, họ sẽ trương cờ lên và tuyên bố: "Gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử chúng tôi".

Nhưng Thế Tôn lại nói với con: "Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông".

Bạch Thế Tôn, lần thứ hai, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

-- Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigaṇṭha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với Ông!

-- Bạch Thế Tôn, con lại bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: "Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình của Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigaṇṭha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với các Ông". Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Sa-môn Gotama đã nói: "Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho các đệ tử Ta, chớ bố thí cho đệ tử những người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước lớn, bố thí những người khác không được phước lớn. Chỉ bố thí cho những đệ tử của Ta mới có phước lớn, bố thí cho những đệ tử của những người khác không có phước lớn".

Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho các vị Nigaṇṭha. Bạch Thế Tôn, và chúng con ở đây sẽ biết thời nên làm.

Bạch Thế Tôn, lần thứ ba, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho gia chủ Upāli, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô các dục lạc, những lợi ích của xuất ly.

Khi Thế Tôn biết gia chủ Upāli tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phấn khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.

Cũng như một tấm vải thuần bạch, các chấm đen được gột rửa rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, chính tại chỗ ngồi ấy, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên với gia chủ Upāli: "Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị tiêu diệt".

Rồi gia chủ Upāli, thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, đạt được vô sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp bậc Ðạo sư. Gia chủ Upāli bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.

-- Này Gia chủ, Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Gia chủ Upāli hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi đi về trú xá của mình, sau khi đến bèn nói với người giữ cửa như sau:

-- Từ nay trở đi, này người gác cửa, ta sẽ đóng cửa đối với các nam Nigaṇṭha, các nữ Nigaṇṭha. Cửa sẽ không đóng đối với các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ của Thế Tôn.

Nếu có vị Nigaṇṭha nào đến, Ông hãy nói vị ấy như sau: "Tôn giả hãy đứng lại, chớ bước vào! Từ nay trở đi, Gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với nam Nigaṇṭha, nữ Nigaṇṭha. Cửa sẽ không đóng đối với các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu Tôn giả cần đồ ăn, hãy đứng ở đây. Và có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người giữ cửa vâng đáp gia chủ Upāli.

Nigaṇṭha Dīgha Tapassī nghe như sau: "Gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama". Rồi Nigaṇṭha Dīgha Tapassī đi đến chỗ Nigaṇṭha Nātaputta ở, sau khi đến liền nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, tôi có nghe gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

-- Này Tapassī, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upāli trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Và có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upāli.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba Nigaṇṭha Dīgha Tapassī nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, tôi có nghe gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

-- Này Tapassī, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upāli trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upāli.

-- Thưa Tôn giả, tôi sẽ đi và tìm biết gia chủ Upāli có trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama hay không.

-- Này Tapassī, hãy đi và tìm biết gia chủ Upāli có trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama hay không.

Rồi Nigaṇṭha Dīgha Tapassī đi đến trú xá của gia chủ Upāli. Người giữ cửa thấy Nigaṇṭha Dīgha Tapassī ở đường xa đi đến, khi thấy vậy liền nói với Nigaṇṭha Dīgha Tapassī:

-- Thưa Tôn giả, hãy đứng ở đây, chớ có bước vào! Từ nay trở đi, gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với nam Nigaṇṭha, nữ Nigaṇṭha. Cửa sẽ không đóng đối với các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu Tôn giả cần đồ ăn, hãy đứng ở đây. Có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.

-- Này Hiền giả, ta không cần đồ ăn.
Nói xong, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī đi trở lui, đến chỗ Nigaṇṭha Nātaputta ở, sau khi đến, liền thưa với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, sự thật là gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Về vấn đề này, tôi đã không đồng ý với Tôn giả và đã nói: "Thưa Tôn giả, tôi không được hài lòng để gia chủ Upāli luận chiến với Sa-môn Gotama.

Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử các ngoại đạo". Thưa Tôn giả, nay gia chủ Upāli của Tôn giả đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn rồi.

-- Này Tapassī, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upāli trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upāli.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba, Nigaṇṭha Dīgha Tapassī nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, sự thật là gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Về vấn đề này, tôi đã không đồng ý với Tôn giả và đã nói: "Thưa Tôn giả, tôi không được yên lòng để gia chủ Upāli luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư. Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử các ngoại đạo. Thưa Tôn giả, nay gia chủ Upāli của Tôn giả đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn".

-- Này Tapassī, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upāli trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upāli. Này Tapassī, ta sẽ đi và tìm biết gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử Sa-môn Gotama hay không.

Rồi Nigaṇṭha Nātaputta cùng với đại chúng Nigaṇṭha đi đến trú xá của gia chủ Upāli. Người giữ cửa thấy Nigaṇṭha Nātaputta từ xa đi đến, khi thấy vậy liền nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, hãy đứng ở đây, chớ có bước vào! Từ nay trở đi, gia chủ Upāli đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với các nam Nigaṇṭha, các nữ Nigaṇṭha. Cửa sẽ không đóng đối với các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Thế Tôn. Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả cần các món ăn, hãy đứng ở đây. Có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.

-- Này người giữ cửa, hãy đi đến gia chủ Upāli, sau khi đến, hãy thưa với gia chủ như sau: "Thưa Tôn giả, Nigaṇṭha Nātaputta cùng với đại chúng Nigaṇṭha đang đứng ở ngoài ngưỡng cửa và muốn yết kiến Tôn giả".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người giữ cửa vâng đáp Nigaṇṭha Nātaputta, đi đến gia chủ Upāli, sau khi đến liền thưa với gia chủ Upāli:

-- Thưa Tôn giả, có Nigaṇṭha Nātaputta cùng với đại chúng Nigaṇṭha đang đứng ở ngoài ngưỡng cửa và muốn yết kiến Tôn giả.

-- Này Người giữ cửa, hãy vào soạn các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa.

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người giữ cửa vâng đáp gia chủ Upāli, sau khi cho vào soạn các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa, đi đến gia chủ Upāli, sau khi đến, liền nói với gia chủ Upāli:

-- Thưa Tôn giả, các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa đã được sửa soạn. Tôn giả hãy làm những gì Tôn giả nghĩ là phải thời.

Rồi gia chủ Upāli đi đến căn phòng chính giữa có cửa, sau khi đến tại chỗ ngồi nào là tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, sau khi ngồi trên chỗ ấy, liền bảo người gác cửa:

-- Này Người giữ cửa, hãy đi đến Nigaṇṭha Nātaputta: "Thưa Tôn giả, gia chủ Upāli có nói: "Thưa Tôn giả, nếu muốn, Tôn giả hãy vào".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người giữ cửa vâng đáp gia chủ Upāli, đi đến Nigaṇṭha Nātaputta, sau khi đến, liền nói với Nigaṇṭha Nātaputta: -- Thưa Tôn giả, Gia chủ Upāli có nói: "Thưa Tôn giả, nếu muốn, Tôn giả hãy vào".

Rồi Nigaṇṭha Nātaputta với đại chúng Nigaṇṭha đi đến căn phòng ở giữa, có cửa.

Gia chủ Upāli lúc trước mỗi khi thấy Nigaṇṭha Nātaputta từ xa đi đến, sau khi thấy liền đi ra nghinh tiếp vào tại chỗ nào có chỗ ngồi tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, liền lấy thượng y lau chỗ ngồi ấy, giữ lấy và mời Nigaṇṭha Nātaputta ngồi trên chỗ ngồi ấy. Nhưng tại chỗ có chỗ ngồi tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, gia chủ Upāli lại ngồi trên chỗ ngồi ấy và nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, có những chỗ ngồi. Nếu muốn, Tôn giả hãy ngồi.

Khi nghe nói vậy, Nigaṇṭha Nātaputta nói với gia chủ Upāli:

-- Này Gia chủ, Ông thật là điên cuồng. Này Gia chủ, Ông thật là ngu si. Ông nói: "Thưa Tôn giả, tôi sẽ đi luận chiến với Sa-môn Gotama". Sau khi đi, Ông đã trở về bị trói buộc trong lưới lớn luận nghị. Này Gia chủ, ví như người đi với hai cao hoàn, đi về với cao hoàn bị thiến. Này Gia chủ, như người đi với hai con mắt, đi về với hai con mắt bị khoét. Cũng vậy, này Gia chủ, Ông nói: "Thưa Tôn giả, con sẽ đi luận chiến với Sa-môn Gotama, sau khi đi đã trở về bị trói buộc trong lưới lớn luận nghị". Này Gia chủ, Ông đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn rồi.

-- Thưa Tôn giả, vi diệu thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Tốt lành thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Thưa Tôn giả, nếu bà con huyết thống thân yêu của tôi được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc, hạnh phúc lâu dài cho các bà con huyết thống của tôi.

Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc hạnh phúc lâu dài cho tất cả các vị Sát-đế-lị. Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Bà-la-môn... nếu tất cả các người Vessa (Phệ-xá)... nếu tất cả các người Sudda (Thủ-đà) được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc, và hạnh phúc lâu dài cho tất cả các người Sudda.

Thưa Tôn giả, nếu thế giới với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người được huyễn thuật này lôi cuốn, thời như vậy là an lạc, hạnh phúc lâu dài cho thế giới với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.

Thưa Tôn giả, tôi sẽ nói cho Tôn giả ví dụ này. Ở đây, những người có trí nhờ ví dụ sẽ biết rõ ý nghĩa của lời nói.

Thưa Tôn giả, thuở xưa có người Bà-la-môn đã về già, tuổi đã lớn, bậc trưởng lão, có người vợ còn trẻ, trong tuổi thanh xuân, (người vợ này) đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở. Thưa Tôn giả, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn: "Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi".

Thưa Tôn giả, được nói vậy, người Bà-la-môn nói với cô vợ trẻ: "Này mình, hãy chờ cho đến khi mình sanh. Nếu mình sanh con trai, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con đực mang về để cùng chơi với đứa con trai của mình. Còn nếu mình sanh con gái, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con cái và mang về để cùng chơi với đứa con gái của mình".

Thưa Tôn giả, lần thứ hai, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn ấy: "Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi".

Thưa Tôn giả, lần thứ hai, người Bà-la-môn ấy nói với cô vợ trẻ: "Này mình, hãy chờ cho đến khi mình sanh. Nếu mình sanh con trai, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con đực mang về để cùng chơi với đứa con trai của mình. Còn nếu mình sanh con gái, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con cái và mang về để cùng chơi với đứa con gái của mình".

Thưa Tôn giả, lần thứ ba, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn ấy: "Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi".

Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy vì quá yêu thương, quá ái luyến cô vợ trẻ của mình nên đi chợ mua một con khỉ đực, đem về và nói với cô vợ trẻ: "Này mình, đây là con khỉ con đực, tôi mua ở chợ và mang về, hãy để nó cùng chơi với con của mình".

Thưa Tôn giả, khi nghe nói vậy cô vợ trẻ ấy nói với người Bà-la-môn: "Này Bà-la-môn hãy đi, đem con khỉ con đực này đến Rattapani con người thợ nhuộm, sau khi đến hãy nói với Rattapani con người thợ nhuộm: "Này bạn Rattapani, tôi muốn con khỉ đực này được nhuộm với màu vàng, được khéo đập, khéo ủi xung quanh và cả hai phía được làm thành mềm dịu"

Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy vì quá yêu thương, quá ái luyến cô vợ trẻ của mình đem con khỉ con đực này đi đến Rattapani, con người thợ nhuộm, khi đến xong liền nói với Rattapani, con người thợ nhuộm: "Này bạn Rattapani, tôi muốn con khỉ đực này được nhuộm màu vàng, được khéo đập, khéo ủi xung quanh, và cả hai phía được làm thành mềm dịu". Thưa Tôn giả, được nói vậy, Rattapani, con người thợ nhuộm nói với người Bà-la-môn kia: "Này Tôn giả, con khỉ con đực này có thể nhuộm được, nhưng không có thể đập được, ủi được, không có thể làm thành mềm dịu".

Cũng vậy, thưa Tôn giả, là lý thuyết của những Nigaṇṭha ngu si, lý thuyết này có thể ăn nhuộm đối với những người ngu si, chớ không ăn nhuộm đối với người có trí.

Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy, sau một thời gian, lấy một cặp áo mới, đi đến chỗ Rattapani, con người thợ nhuộm, sau khi đến, nói với Rattapani, con người thợ nhuộm: "Này Rattapani, tôi muốn nhuộm cặp áo mới này với màu nhuộm màu vàng, được đập và ủi xung quanh, và cả hai phía được làm thành mềm dịu". Thưa Tôn giả, được nói vậy, Rattapani, con người thợ nhuộm, nói với người Bà-la-môn ấy: "Thưa Tôn giả, cặp áo mới này của Tôn giả có thể nhuộm được, có thể đập và ủi xung quanh và có thể làm thành mềm dịu".

Cũng vậy, thưa Tôn giả, là lý thuyết của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, có thể ăn nhuộm đối với người có trí, không phải đối với người ngu si, có thể đập được, ủi được, và có thể khiến trở thành mềm dịu".

-- Này Gia chủ, quần chúng này gồm cả các vua chưa được biết như sau: "Gia chủ Upāli là đệ tử của Nigaṇṭha Nātaputta". Này Gia chủ, nay chúng tôi xem Gia chủ là đệ tử của ai?

Ðược nói vậy, gia chủ Upāli từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y qua một bên vai, chắp tay vái chào về hướng Thế Tôn và nói với Nigaṇṭha Nātaputta:

-- Thưa Tôn giả, hãy nghe, tôi là đệ tử của ai:

Bậc Trí sáng suốt,
Ðoạn trừ si ám.

Phá tan hoang vu,
Chiến thắng địch quân.

Ðau khổ đoạn diệt,
Tâm an bình tĩnh.

Giới đức trưởng thành,
Tuệ đức viên minh.

Phiền não nội tịnh,
Rời trần ly cấu.

Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Do dự đoạn trừ,
Biết vừa, biết đủ,

Thế lợi tuyệt không,
Tâm tư hoan hỷ,

Làm Sa-môn hạnh,
Sanh ở nhân gian,

Thân này sau cùng,
Làm người nhân thế.

Bậc Thánh cao nhất,
Rời trần ly cấu.

Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Không tâm do dự,
Khéo hành thiện xảo.

Bậc trì giới luật,
Ðiều ngự tối thượng.

Là Vô Thượng Sĩ,
Sáng chói hào quang,

Nghi hoặc đoạn trừ,
Soi sáng mọi nơi.

Kiêu mạn đoạn tận,
Vô nhân anh hùng.

Tôi thật chính là
Ðệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Ngưu Vương,
Tâm tư vô lượng,

Thâm sâu khôn lường
Bậc thánh Mâu ni,

Tác thành an ổn,
Bậc có Trí tuệ,

An trú Pháp vị,
Tự phòng hộ thân,

Vượt qua tham ái,
Bậc Giải Thoát Trí.

Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Long Vương,
Sống xa thế tục.

Kiết sử đoạn trừ,
Siêu đẳng giải thoát.

Biện tài từ tốn,
Trong sạch thanh tịnh,

Cờ xí triệt hạ,
Tham ái đoạn trừ,

Ðiều ngự nhiếp phục,
Hý luận diệt tận.

Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn,

Ðệ nhất tiên nhân.
Không tin lời đồn.

Ba minh thành tựu,
Ðạt quả Phạm thiên.

Tắm sạch thân tâm,
Văn cú thông đạt.

Khinh an yên ổn,
Chánh trí chứng đắc.

Công phá thành trì,
Thiên chủ Ðế thích.

Tôi chính thật là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Thánh Giả,
Tự tu tự tập.

Chứng điều phải chứng,
Thuyết giảng hiện tại,

Chánh niệm tỉnh giác,
Thiền quán tinh tế

Không thiên tà dục,
Không nuôi tâm hận.

Giao động không còn,
Thân tâm tự tại.

Tôi chính thật là
Ðệ tử Thế Tôn.

Sống theo chánh đạo,
Trầm tư Thiền tưởng,

Nội tâm không nhiễm,
Thanh tịnh trong sạch,

Không trước không chấp,
Không nguyện không cầu,

Ðộc cư độc tọa,
Chứng tối thượng vị,

Ðã vượt qua dòng,
Giúp người vượt qua.

Tôi thật chính là
Ðệ tử Thế Tôn,

Bậc chứng tịch tịnh,
Trí tuệ vô biên,

Trí tuệ quảng đại,
Tham ái đoạn tận.

Ngài là Như Lai,
Ngài là Thiện Thệ,

Không người sánh bằng,
Không ai đồng đẳng,

Giàu đức tự tin,
Viên mãn thành tựu.

Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Tham ái đoạn tận,
Giác ngộ chánh giác,

Khói mù tiêu tan,
Ô uế trừ sạch

Xứng đáng cúng dường,
Dạ xoa thanh tịnh.

Vô thượng Thánh nhân,
Không thể cân lường

Ðại nhân Ðại giác
Ðạt đến danh xưng.

Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

-- Này Gia chủ, Ông chất chứa những ưu điểm này về Sa-môn Gotama từ bao giờ?

-- Thưa Tôn giả, ví như một đống hoa, có nhiều loại khác nhau; người làm vòng hoa thiện xảo hay người đệ tử làm vòng hoa có thể kết thành một vòng hoa có những loại hoa sai biệt.

Cũng vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn có nhiều đức tánh, có hàng trăm đức tánh. Thưa Tôn giả, và ai lại không tán thán những bậc đáng tán thán!

Vì Nigaṇṭha Nātaputta không thể nghe lời tán thán Thế Tôn, nên ngay tại chỗ ấy đã thổ ra huyết nóng.


56. To Upāli

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Nāḷandā in Pāvārika’s Mango Grove.

2. Now on that occasion the Nigaṇṭha Nātaputta was staying at Nāḷandā with a large assembly of Nigaṇṭhas. Then, when the Nigaṇṭha [named] Dīgha Tapassī 578 had wandered for alms in Nāḷandā and had returned from his almsround, after his meal he went to Pāvārika’s Mango Grove to see the Blessed One. [372]

He exchanged greetings with the Blessed One, and when this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side. As he stood there, the Blessed One said to him:

“There are seats, Tapassī, sit down if you like.”

3. When this was said, Dīgha Tapassī took a low seat and sat down at one side. Then the Blessed One asked him:

“Tapassī, how many kinds of action does the Nigaṇṭha Nātaputta describe for the performance of evil action, for the perpetration of evil action?”

“Friend Gotama, the Nigaṇṭha Nātaputta is not accustomed to use the description ‘action, action’; the Nigaṇṭha Nātaputta is accustomed to use the description ‘rod, rod.’”579

“Then, Tapassī, how many kinds of rod does the Nigaṇṭha Nātaputta describe for the performance of evil action, for the perpetration of evil action?”

“Friend Gotama, the Nigaṇṭha Nātaputta describes three kinds of rod for the performance of evil action, for the perpetration of evil action; that is, the bodily rod, the verbal rod, and the mental rod.”580

“How then, Tapassī, is the bodily rod one, the verbal rod another, and the mental rod still another?”

“The bodily rod is one, friend Gotama, the verbal rod is another, and the mental rod is still another.”

“Of these three kinds of rod, Tapassī, thus analysed and distinguished, which kind of rod does the Nigaṇṭha Nātaputta describe as the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action: the bodily rod or the verbal rod or the mental rod?”

“Of these three kinds of rod, friend Gotama, thus analysed and distinguished, the Nigaṇṭha Nātaputta describes the bodily rod as the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.”

“Do you say the bodily rod, Tapassī?”

“I say the bodily rod, friend Gotama.”

“Do you say the bodily rod, Tapassī?”

“I say the bodily rod, friend Gotama.”

“Do you say the bodily rod, Tapassī?”

“I say the bodily rod, friend Gotama.”

Thus the Blessed One made the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī maintain his statement up to the third time. [373]

4. Then the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī asked the Blessed One:

“And you, friend Gotama, how many kinds of rod do you describe for the performance of evil action, for the perpetration of evil action?”

“Tapassī, the Tathāgata is not accustomed to use the description ‘rod, rod’; the Tathāgata is accustomed to use the description ‘action, action.’”

“But, friend Gotama, how many kinds of action do you describe for the performance of evil action, for the perpetration of evil action?”

“Tapassī, I describe three kinds of action for the performance of evil action, for the perpetration of evil action: that is, bodily action, verbal action, and mental action.”

“How then, friend Gotama, is bodily action one, verbal action another, and mental action still another?”

“Bodily action is one, Tapassī, verbal action is another, and mental action is still another.”

“Of these three kinds of action, friend Gotama, thus analysed and distinguished, which kind of action do you describe as the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action: bodily action or verbal action or mental action?”

“Of these three kinds of action, Tapassī, thus analysed and distinguished, I describe mental action as the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much bodily action and verbal action.”581

“Do you say mental action, friend Gotama?”

“I say mental action, Tapassī.”

“Do you say mental action, friend Gotama?”

“I say mental action, Tapassī.”

“Do you say mental action, friend Gotama?”

“I say mental action, Tapassī.”

Thus the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī made the Blessed One maintain his statement up to the third time, after which he rose from his seat and went to the Nigaṇṭha Nātaputta.

5. Now on that occasion the Nigaṇṭha Nātaputta was seated together with a large assembly of laymen from Bālaka headed by Upāli. The Nigaṇṭha Nātaputta saw the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī coming in the distance and asked him:

“Now where are you coming from in the middle of the day, Tapassī?”

“I am coming from the presence of the recluse Gotama, venerable sir.”

“Did you have some conversation with the recluse Gotama, Tapassī?” [374]

“I had some conversation with the recluse Gotama, venerable sir.”

“What was your conversation with him like, Tapassī?”

Then the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī related to the Nigaṇṭha Nātaputta his entire conversation with the Blessed One.

6. When this was said, the Nigaṇṭha Nātaputta told him: “Good, good, Tapassī! The Nigaṇṭha Dīgha Tapassī has answered the recluse Gotama like a well-taught disciple who understands his teacher’s dispensation rightly. What does the trivial mental rod count for in comparison with the gross bodily rod? On the contrary, the bodily rod is the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.”

7. When this was said, the householder Upāli said to the Nigaṇṭha Nātaputta: “Good, good, venerable sir, [on the part of] Dīgha Tapassī! The venerable Tapassī has answered the recluse Gotama like a well-taught disciple who understands his teacher’s dispensation rightly.

What does the trivial mental rod count for in comparison with the gross bodily rod? On the contrary, the bodily rod is the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.

Now, venerable sir, I shall go and refute the recluse Gotama’s doctrine on the basis of this statement. If the recluse Gotama maintains before me what the venerable Dīgha Tapassī made him maintain, then just as a strong man582 might seize a long-haired ram by the hair and drag him to and drag him fro and drag him round about, so in debate I will drag the recluse Gotama to and drag him fro and drag him round about.

Just as a strong brewer’s workman might throw a big brewer’s sieve into a deep water tank, and taking it by the corners, might drag it to and drag it fro and drag it round about, so in debate I will drag the recluse Gotama to and drag him fro and drag him round about. Just as a strong brewer’s mixer might take a strainer by the corners and shake it down and shake it up and thump it about, so in debate I will shake the recluse Gotama down [375] and shake him up and thump him about.

And just as a sixty-year-old elephant might plunge into a deep pond and enjoy playing the game of hemp-washing, so I shall enjoy playing the game of hemp-washing with the recluse Gotama. Venerable sir, I shall go and refute the recluse Gotama’s doctrine on the basis of this statement.”











“Go, householder, and refute the recluse Gotama’s doctrine on the basis of this statement. For either I should refute the recluse Gotama’s doctrine or else the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī or you yourself.”

8. When this was said, the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī said to the Nigaṇṭha Nātaputta:

“Venerable sir, I do not agree that the householder Upāli should [try to] refute the recluse Gotama’s doctrine. For the recluse Gotama is a magician and knows a converting magic by which he converts disciples of other sectarians.”

“It is impossible, Tapassī, it cannot happen that the householder Upāli should go over to discipleship under the recluse Gotama; but it is possible, it can happen that the recluse Gotama might come over to discipleship under the householder Upāli. Go, householder, and refute the recluse Gotama’s doctrine. For either I should refute the recluse Gotama’s doctrine or else the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī or you yourself.”

For the second time… For the third time, the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī said to the Nigaṇṭha Nātaputta:

“Venerable sir, I do not agree that the householder Upāli should [try to] refute the recluse Gotama’s doctrine. For the recluse Gotama is a magician and knows a converting magic by which he converts disciples of other sectarians.”

“It is impossible, Tapassī, it cannot happen that the householder Upāli should go over to discipleship under the recluse Gotama; but it is possible, it can happen that the recluse Gotama might come over to discipleship under the householder Upāli. Go, householder, and refute the recluse Gotama’s doctrine. For either I should refute the recluse Gotama’s doctrine or else the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī or you yourself.”

9. “Yes, venerable sir,” the householder Upāli replied, and he rose from his seat, and after paying homage to the Nigaṇṭha Nātaputta, keeping him on his right, he left to go to the Blessed One in Pāvārika’s Mango Grove. [376] There, after paying homage to the Blessed One, he sat down at one side and asked the Blessed One:

“Venerable sir, did the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī come here?”

“The Nigaṇṭha Dīgha Tapassī came here, householder.”

“Venerable sir, did you have some conversation with him?”

“I had some conversation with him, householder.”

“What was your conversation with him like, venerable sir?”

Then the Blessed One related to the householder Upāli his entire conversation with the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī.

10. When this was said, the householder Upāli said to the Blessed One: “Good, good, venerable sir, on the part of Tapassī! The Nigaṇṭha Dīgha Tapassī has answered the Blessed One like a well-taught disciple who understands his teacher’s dispensation rightly. What does the trivial mental rod count for in comparison with the gross bodily rod? On the contrary, the bodily rod is the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.”

“Householder, if you will debate on the basis of truth, we might have some conversation about this.”

“I will debate on the basis of truth, venerable sir, so let us have some conversation about this.”

11. “What do you think, householder? Here some Nigaṇṭha might be afflicted, suffering, and gravely ill [with an illness needing treatment by cold water, which his vows prohibit] and he might refuse cold water [though mentally longing for it] and use only [the permissible] hot water [thus keeping his vows bodily and verbally]. Because he does not get cold water he might die. Now, householder, where would the Nigaṇṭha Nātaputta describe his rebirth [as taking place]?”

“Venerable sir, there are gods called ‘mind-bound’; he would be reborn there. Why is that? Because when he died he was still bound [by attachment] in the mind.”583

“Householder, householder, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. Yet you made this statement: ‘I will debate on the basis of truth, venerable sir, so let us have some conversation about this.’”

“Venerable sir, although the Blessed One has spoken thus, yet the bodily rod is the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.”584

12. “What do you think, [377] householder? Here some Nigaṇṭha might be restrained with four checks — curbed by all curbs, clamped by all curbs, cleansed by all curbs, and claimed by all curbs585 — and yet when going forward and returning he brings about the destruction of many small living beings. What result does the Nigaṇṭha Nātaputta describe for him?”

“Venerable sir, the Nigaṇṭha Nātaputta does not describe what is unintended as greatly reprehensible.”

“But if one intends it, householder?”

“Then it is greatly reprehensible, venerable sir.”

“But under which [of the three rods] does the Nigaṇṭha Nātaputta describe volition, householder?”

“Under the mental rod, venerable sir.”586

“Householder, householder, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. Yet you made this statement: ‘I will debate on the basis of truth, venerable sir, so let us have some conversation about this.’”

“Venerable sir, although the Blessed One has spoken thus, yet the bodily rod is the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.”

13. “What do you think, householder? Is this town of Nāḷandā successful and prosperous, is it populous and crowded with people?”

“Yes, venerable sir, it is.”

“What do you think, householder? Suppose a man came here brandishing a sword and spoke thus: ‘In one moment, in one instant, I will make all the living beings in this town of Nāḷandā into one mass of flesh, into one heap of flesh.’ What do you think, householder, would that man be able to do that?”

“Venerable sir, ten, twenty, thirty, forty, or even fifty men would not be able to make all the living beings in this town of Nāḷandā into one mass of flesh, into one heap of flesh in one moment or instant, so what does a single trivial man count for?”

“What do you think, householder? Suppose some recluse or brahmin came here possessed of supernormal power and attained to mastery of mind, and he spoke thus: ‘I will reduce this town of Nāḷandā to ashes with one mental act of hate.’ What do you think, householder, would such a recluse or brahmin be able to do that?” [378]

“Venerable sir, such a recluse or brahmin possessed of supernormal power and attained to mastery of mind would be able to reduce ten, twenty, thirty, forty, or even fifty Nāḷandās to ashes with one mental act of hate, so what does a single trivial Nāḷandā count for?”

“Householder, householder, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. Yet you made this statement: ‘I will debate on the basis of truth, venerable sir, so let us have some conversation about this.’”

“Venerable sir, although the Blessed One has spoken thus, yet the bodily rod is the most reprehensible for the performance of evil action, for the perpetration of evil action, and not so much the verbal rod and the mental rod.”

14. “What do you think, householder? Have you heard how the Daṇḍaka, Kālinga, Mejjha, and Mātanga forests became forests?”587

— “Yes, venerable sir.”

— “As you heard it, how did they become forests?”

— “Venerable sir, I heard that they became forests by means of a mental act of hate on the part of the seers.”

“Householder, householder, pay attention how you reply! What you said before does not agree with what you said afterwards, nor does what you said afterwards agree with what you said before. Yet you made this statement: ‘I will debate on the basis of truth, venerable sir, so let us have some conversation about this.’”

15. “Venerable sir, I was satisfied and pleased by the Blessed One’s very first simile. Nevertheless, I thought I would oppose the Blessed One thus since I desired to hear the Blessed One’s varied solutions to the problem. Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir! The Blessed One has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. Venerable sir, I go to the Blessed One for refuge [379] and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. Let the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”

16. “Investigate thoroughly, householder. It is good for such well-known people like you to investigate thoroughly.”

“Venerable sir, I am even more satisfied and pleased with the Blessed One for telling me that. For the other sectarians, on acquiring me as their disciple, would carry a banner all over Nāḷandā announcing: ‘The householder Upāli has come to discipleship under us.’

But, on the contrary, the Blessed One tells me: ‘Investigate thoroughly, householder. It is good for such well-known people like you to investigate thoroughly.’

So for the second time, venerable sir, I go to the Blessed One for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. Let the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”

17. “Householder, your family has long supported the Nigaṇṭhas and you should consider that alms should be given to them when they come.”

“Venerable sir, I am even more satisfied and pleased with the Blessed One for telling me that. Venerable sir, I have heard that the recluse Gotama says thus: ‘Gifts should be given only to me; gifts should not be given to others. Gifts should be given only to my disciples; gifts should not be given to others’ disciples. Only what is given to me is very fruitful, not what is given to others. Only what is given to my disciples is very fruitful, not what is given to others’ disciples.’

But, on the contrary, the Blessed One encourages me to give gifts to the Nigaṇṭhas. Anyway we shall know the time for that, venerable sir.

So for the third time, venerable sir, I go to the Blessed One for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. Let the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”

18. Then the Blessed One gave the householder Upāli progressive instruction, that is, talk on giving, talk on virtue, talk on the heavens; he explained the danger, degradation, and defilement in sensual pleasures and the blessing of renunciation.

When he knew that the householder Upāli’s mind [380] was ready, receptive, free from hindrances, elated, and confident, he expounded to him the teaching special to the Buddhas: suffering, its origin, its cessation, and the path.

Just as a clean cloth with all marks removed would take dye evenly, so too, while the householder Upāli sat there, the spotless immaculate vision of the Dhamma arose in him: “All that is subject to arising is subject to cessation.”588

Then the householder Upāli saw the Dhamma, attained the Dhamma, understood the Dhamma, fathomed the Dhamma; he crossed beyond doubt, did away with perplexity, gained intrepidity, and became independent of others in the Teacher’s Dispensation.589 Then he said to the Blessed One:

“Now, venerable sir, we must go. We are busy and have much to do.”

“You may go, householder, at your own convenience.”

19. Then the householder Upāli, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he left to return to his own house. There he addressed the doorkeeper thus:

“Good doorkeeper, from today on I close my door to the Nigaṇṭhas and the Nigaṇṭhīs, and I open my door to the Blessed One’s bhikkhus, bhikkhunīs, men lay followers, and women lay followers.

If any Nigaṇṭha comes, then tell him thus: ‘Wait, venerable sir, do not enter. From today on the householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama. He has closed his door to the Nigaṇṭhas and Nigaṇṭhīs, and he has opened it to the Blessed One’s bhikkhus, bhikkhunīs, men lay followers, and women lay followers. Venerable sir, if you need alms, wait here; they will bring it to you here.’”

— “Yes, venerable sir,” the doorkeeper replied.

20. The Nigaṇṭha Dīgha Tapassī heard: “The householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama.” Then he went to the Nigaṇṭha Nātaputta and told him: “Venerable sir, I have heard thus:

‘The householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama.’”

“It is impossible, Tapassī, it cannot happen that the householder Upāli should go over to discipleship under the recluse Gotama; but it is possible, it can happen that the recluse Gotama might come over to discipleship under the householder Upāli.” [381]

A second time… And a third time the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī told the Nigaṇṭha Nātaputta: “Venerable sir, I have heard thus:

‘The householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama.’”

“It is impossible, Tapassī, it cannot happen… ”

“Venerable sir, shall I go and find out whether or not the householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama?”

“Go, Tapassī, and find out whether or not he has gone over to discipleship under the recluse Gotama.”

21. Then the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī went to the householder Upāli’s house. The doorkeeper saw him coming in the distance and told him:

“Wait, venerable sir, do not enter. From today on the householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama. He has closed his door to the Nigaṇṭhas and Nigaṇṭhīs, and he has opened it to the Blessed One’s bhikkhus, bhikkhunīs, men lay followers, and women lay followers. Venerable sir, if you need alms, wait here; they will bring it to you here.”

“I do not need alms, friend,” he said, and he turned back and went to the Nigaṇṭha Nātaputta and told him:

“Venerable sir, it is only too true that the householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama. Venerable sir, I did not get your consent when I told you: ‘Venerable sir, I do not agree that the householder Upāli should [try to] refute the recluse Gotama’s doctrine.

For the recluse Gotama is a magician and knows a converting magic by which he converts disciples of other sectarians.’ And now, venerable sir, your householder Upāli has been converted by the recluse Gotama with his converting magic!”

“It is impossible, Tapassī, it cannot happen that the householder Upāli should go over to discipleship under the recluse Gotama; but it is possible, it can happen that the recluse Gotama might come over to discipleship under the householder Upāli.”

A second time… And a third time the Nigaṇṭha Dīgha Tapassī told the Nigaṇṭha Nātaputta:

“Venerable sir, it is only too true that the householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama [382]… with his converting magic!”

“It is impossible, Tapassī, it cannot happen… it can happen that the recluse Gotama might come over to discipleship under the householder Upāli. Now I shall go myself and find out whether or not he has gone over to discipleship under the recluse Gotama.”

22. Then the Nigaṇṭha Nātaputta went with a large assembly of Nigaṇṭhas to the householder Upāli’s house. The doorkeeper saw him coming in the distance and told him:

“Wait, venerable sir, do not enter. From today on the householder Upāli has gone over to discipleship under the recluse Gotama. He has closed his door to the Nigaṇṭhas and Nigaṇṭhīs, and he has opened his door to the Blessed One’s bhikkhus, bhikkhunīs, men lay followers, and women lay followers. Venerable sir, if you need alms, wait here; they will bring it to you here.”

“Good doorkeeper, go to the householder Upāli and tell him: ‘Venerable sir, the Nigaṇṭha Nātaputta is standing at the outer gate with a large assembly of Nigaṇṭhas; he wishes to see you.’”

“Yes, venerable sir,” he replied, and he went to the householder Upāli and told him:

“Venerable sir, the Nigaṇṭha Nātaputta is standing at the outer gate with a large assembly of Nigaṇṭhas; he wishes to see you.”

“In that case, good doorkeeper, make seats ready in the hall of the central door.”

“Yes, venerable sir,” he replied, and after he had made seats ready in the hall of the central door, he returned to the householder Upāli and told him:

“Venerable sir, the seats are made ready in the hall of the central door. You may come at your own convenience.”

23. Then the householder Upāli [383] went to the hall of the central door and sat down on the highest, best, chief, most excellent seat there. Then he told the doorkeeper:

“Now, good doorkeeper, go to the Nigaṇṭha Nātaputta and tell him: ‘Venerable sir, the householder Upāli says: “Enter, venerable sir, if you wish.”’”

“Yes, venerable sir,” he replied, and he went to the Nigaṇṭha Nātaputta and told him: “Venerable sir, the householder Upāli says: ‘Enter, venerable sir, if you wish.’”

Then the Nigaṇṭha Nātaputta went with the large assembly of Nigaṇṭhas to the hall of the central door.

24. Previously, when the householder Upāli saw the Nigaṇṭha Nātaputta coming in the distance, he used to go out to meet him, dust off the highest, best, chief, most excellent seat there with an upper robe, and having arranged it all around, have him seated on it. But now, while seated himself on the highest, best, chief, most excellent seat, he told Nigaṇṭha Nātaputta:

“Venerable sir, there are seats; sit down if you wish.”

25. When this was said, the Nigaṇṭha Nātaputta said:

“Householder, you are mad, you are an imbecile. You went saying: ‘Venerable sir, I shall refute the recluse Gotama’s doctrine,’ and you have come back caught by the vast net of his doctrine. Just as if a man went to castrate someone and came back castrated himself, just as if a man went to put out someone’s eyes and came back with his own eyes put out; so you too, householder, went saying: ‘Venerable sir, I shall refute the recluse Gotama’s doctrine,’ and you have come back caught by the vast net of his doctrine. Householder, you have been converted by the recluse Gotama with his converting magic!”

26. “Auspicious is that converting magic, venerable sir, good is that converting magic!590 Venerable sir, if my beloved kinsmen and relatives were to be converted by this conversion, it would lead to the welfare and happiness of my beloved kinsmen and relatives for a long time.

If all nobles were to be converted by this conversion, it would lead to the welfare and happiness of the nobles for a long time. [384] If all brahmins… all merchants… all workers were to be converted by this conversion, it would lead to the welfare and happiness of the workers for a long time.

If the world with its gods, its Māras, and its Brahmās, this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people, were to be converted by this conversion, it would lead to the welfare and happiness of the world for a long time.

As to this, venerable sir, I shall give you a simile; for some wise men here understand the meaning of a statement by a simile.

27. “Venerable sir, there was once a brahmin who was old, aged, and burdened with years, and he had as a wife a young brahmin girl who was pregnant and near her confinement. Then she told him: ‘Go, brahmin, buy a young monkey in the market and bring it back to me as a playmate for my child.’

He replied: ‘Wait, madam, till you have borne the child. If you bear a boy, then I will go to the market and buy a young male monkey and bring it back to you as a playmate for your little boy; but if you bear a girl, then I will go to the market and buy a young female monkey and bring it back to you as a playmate for your little girl.’

For the second time she made the same request and received the same answer.



For the third time she made the same request.

Then, since his mind was bound to her with love, he went to the market, bought a young male monkey, brought it back, and told her: ‘I have bought this young male monkey in the market [385] and brought it back to you as a playmate for your child.’

Then she told him: ‘Go, brahmin, take this young male monkey to Rattapāṇi the dyer’s son and tell him: “Good Rattapāṇi, I want this young male monkey dyed the colour called yellow-unguent, pounded and re-pounded, and smoothened out on both sides.”’

Then, since his mind was bound to her with love, he took the young male monkey to Rattapāṇi the dyer’s son and told him: ‘Good Rattapāṇi, I want this young male monkey dyed the colour called yellow-unguent, pounded and re-pounded, and smoothened out on both sides.’ Rattapāṇi the dyer’s son told him: ‘Venerable sir, this young male monkey will take a dyeing but not a pounding or a smoothening out.’

So too, venerable sir, the doctrine of the foolish Nigaṇṭhas will give delight to fools but not to the wise, and it will not withstand testing or being smoothened out.

“Then, venerable sir, on another occasion that brahmin took a pair of new garments to Rattapāṇi the dyer’s son and told him: ‘Good Rattapāṇi, I want this pair of new garments dyed the colour called yellow-unguent, pounded and re-pounded, and smoothened out on both sides.’ Rattapāṇi the dyer’s son told him: ‘Venerable sir, this pair of new garments will take a dyeing and a pounding and a smoothening out.’

So too, venerable sir, the doctrine of that Blessed One, accomplished and fully enlightened, will give delight to the wise but not to fools, and it will withstand testing and being smoothened out.”

28. “Householder, the assembly and the king know you thus: ‘The householder Upāli is a disciple of the Nigaṇṭha Nātaputta.’ Whose disciple should we consider you to be?”

When this was said, the householder Upāli rose from his seat, and arranging his upper robe on one shoulder, [386] he extended his hands in reverential salutation in the direction of the Blessed One and told the Nigaṇṭha Nātaputta:

29. “In that case, venerable sir, hear whose disciple I am:

He is the Wise One
who has cast off delusion,

abandoned the heart’s wilderness,591
victor in battle;

He knows no anguish,
is perfectly even-minded,

mature in virtue,
of excellent wisdom;

Beyond all temptations,592
he is without stain:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

Free from perplexity,
he abides contented,

spurning worldly gains,
a vessel of gladness;

A human being
who has done the recluse’s duty,

a man
who bears his final body;

He is utterly peerless
and utterly spotless:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

He is free
from doubt and skilful,

the discipliner
and excellent leader.

None can surpass
his resplendent qualities;

without hesitation,
he is the illuminator;

Having severed conceit,
he is the hero:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

The leader of the herd,
he cannot be measured,

his depths are unfathomed,
he attained to the silence;593

Provider of safety,
possessor of knowledge,

he stands in the Dhamma,
inwardly restrained;

Having overcome all bondage,
he is liberated:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

The immaculate tusker,
living in remoteness,

with fetters all shattered,
fully freed;

Skilled in discussion,
imbued with wisdom,

his banner lowered,594
he no longer lusts;

Having tamed himself,
he no more proliferates:595

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

The best of seers,596
with no deceptive schemes,

gained the triple knowledge,
attained to holiness;

His heart cleansed,
a master of discourse,

he lives ever tranquil,
the finder of knowledge;

The first of all givers,
he is ever capable:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

He is the Noble One,
developed in mind,

who has gained the goal
and expounds the truth;

Endowed with mindfulness
and penetrative insight,

he leans neither
forwards nor back;597

Free from perturbation,
attained to mastery:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

He has fared rightly
and abides in meditation,

inwardly undefiled,
in purity perfect;

He is independent
and altogether fearless,598

living secluded,
attained to the summit;

Having crossed over himself,
he leads us across:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

Of supreme serenity,
with extensive wisdom,

a man of great wisdom,
devoid of all greed;

He is the Tathāgata,
he is the Sublime One,

the person unrivalled,
the one without equal;

He is intrepid,
proficient in all:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.

He has severed craving
and become the Enlightened One,

cleared of all fumes,
completely untainted;

Most worthy of gifts,
most mighty of spirits,

most perfect of persons,
beyond estimation;

The greatest in grandeur,
attained the peak of glory:

The Blessed One is he,
and I am his disciple.”

30. “When did you concoct that hymn of praise to the recluse Gotama, householder?”

“Venerable sir, suppose there were a great heap of many kinds of flowers, [387] and then a clever garland-maker or garland-maker’s apprentice were to knot them into a multi-coloured garland;

so too, venerable sir, the Blessed One has many praiseworthy qualities, many hundreds of praiseworthy qualities. Who, venerable sir, would not praise the praiseworthy?”

31. Then, since the Nigaṇṭha Nātaputta was unable to bear this honour done to the Blessed One, hot blood then and there gushed from his mouth.599





Close
Close