Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

9. Kinh Poṭṭhapāda (Bố-sá-bà-lâu)

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Sāvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên), vườn Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda (Bố-sá-bà-lâu) cùng với đại chúng du sĩ ngoại đạo khoảng ba trăm vị, ở tại vườn của hoàng hậu Mallikā (Mạt-lê-viên) tên là Ekasàlaka có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn về chánh kiến, tà kiến.

2. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y cầm bát vào Sāvatthi khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực tại Sāvatthi, Ta hãy đi đến vườn của hoàng hậu Mallikā tên là Ekasālaka, có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn chánh kiến, tà kiến, để gặp du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda". Và Thế Tôn đi đến vườn của hoàng hậu Mallikā, tên là Ekasālaka, có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận về chánh kiến, tà kiến.

3. Lúc bấy giờ du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda ngồi với đại chúng du sĩ ngoại đạo, đang ồn ào, la lối, lớn tiếng bàn luận những vấn đề phù phiếm như câu chuyện về vua chúa; câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần; câu chuyện về binh lính; các câu chuyện về hãi hùng; câu chuyện về chiến tranh; câu chuyện về đồ ăn; câu chuyện về đồ uống; câu chuyện về đồ mặc; câu chuyện về giường nằm; câu chuyện về vòng hoa; câu chuyện về hương liệu; câu chuyện về bà con; câu chuyện về xe cộ; câu chuyện về làng xóm; câu chuyện về thị trấn; câu chuyện về thành phố; câu chuyện về quốc độ; câu chuyện về đàn bà; câu chuyện về đàn ông; câu chuyện về vị anh hùng; câu chuyện bên lề đường; câu chuyện tại chỗ lấy nước; câu chuyện về người đã chết; các câu chuyện tạp thoại; câu chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương; câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu.

4. Du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda thấy Thế Tôn từ xa đến, liền khuyến cáo chúng của mình: "Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng, các Tôn giả hãy đừng làm ồn. Nay Sa-môn Gotama đang đến, Ngài ưa mến sự trầm lặng, vị Ðại đức này tán thán sự trầm lặng. Nếu biết chúng này yên tịnh, Ngài có thể ghé đến đây". Nghe nói vậy, các du sĩ ngoại đạo liền im lặng.

5. Rồi Thế Tôn đến du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda. Và du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda bạch Thế Tôn: "Thiện tai Thế Tôn! Hoan nghênh Thế Tôn! Ðã lâu Thế Tôn không quá bộ đến đây. Mời Thế Tôn ngồi. Ðây là chỗ ngồi đã soạn sẵn".

Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với du sĩ Poṭṭhapāda đã ngồi một bên: "Này Poṭṭhapāda, vấn đề gì các vị đang ngồi thảo luận? Vấn đề gì đang nói mà bị gián đoạn?"

6. Khi nghe nói vậy du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, hãy gác một bên câu chuyện chúng tôi đang ngồi bàn luận, bạch Thế Tôn, lát nữa Thế Tôn nghe lại cũng không khó khăn gì. Bạch Thế Tôn, thuở xưa xưa lắm, nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo tụ họp, ngồi hội thảo trong giảng đường nêu lên vấn đề sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

"Này Tôn giả, tăng thượng tưởng diệt tận như thế nào?" Một vài vị trả lời: "Không nhân, không duyên, các tưởng của con người sinh và diệt! Khi tưởng sanh con người có tưởng, khi tưởng diệt con người không có tưởng". Như vậy, một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

Về vấn đề này, người khác lại nói như sau: "Các Tôn giả, sự kiện không phải như vậy. Này Tôn giả, tưởng là tự ngã của con người, chính tưởng ấy đến và đi. Khi tưởng ấy đến thì con người có tưởng, khi tưởng ấy đi thì con người không có tưởng". Như vậy một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

Vấn đề này, người khác lại nói như sau: "Các Tôn giả, sự kiện không phải như vậy. Này Tôn giả, có những Sa-môn, Bà-la-môn có đại thần thông và đại oai lực. Chính những vị này khiến tưởng nhập vào trong người và cũng kéo tưởng ra ngoài người ấy. Khi các vị này khiến tưởng nhập vào trong người, người ấy có tưởng, khi kéo tưởng ra ngoài, người ấy không có tưởng". Như vậy một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

Về vấn đề này, người khác lại nói như sau: "Các Tôn giả, sự kiện không phải như vậy. Này Tôn giả, có những vị thiên thần có đại thần thông, có đại oai lực, chính những vị này khiến tưởng nhập vào trong người và kéo tưởng ra ngoài người ấy. Khi các vị này khiến tưởng nhập vào trong người, người ấy có tưởng, khi kéo tưởng ra ngoài, người ấy không có tưởng". Như vậy một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng. Bạch Thế Tôn, lúc bấy giờ con tưởng niệm đến Thế Tôn: "Mong Thế Tôn có mặt ở đây! Mong Thiện thệ có mặt ở đây! Ngài rất tinh thông những pháp này. Chắc chắn Thế Tôn biết rõ sự diệt tận các tăng thượng tưởng". Bạch Thế Tôn, sự diệt tận các tăng thượng tưởng như thế nào?

7. Này Poṭṭhapāda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Không nhân, không duyên, các tưởng của con người sinh và diệt". Những vị này đã sai lạc ngay từ ban đầu. Vì sao vậy? Này Poṭṭhapāda, chính vì có nhân, có duyên, các tưởng của con người sinh và diệt. Chính do sự học tập, một loại tưởng sanh, chính do sự học tập, một loại tưởng diệt.

Và Thế Tôn nói: - Sự học tập ấy là gì? Này Poṭṭhapāda, nay ở đời Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri...



(như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 40-43 trừ đoạn kết của mỗi đoạn) thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh, mạng sống trong sạch, giới hạnh đầy đủ, hộ trì các căn, chánh niệm tỉnh giác và biết tri túc. Này Poṭṭhapāda, thế nào là Tỷ-kheo giới hạnh đầy đủ? Ở đây này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật ...

(như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 43-62)... như dùng ảo thuật để yên ổn, để khỏi làm các điều đã hứa... ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên... như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

8. Này Poṭṭhapāda, và như vậy Tỷ-kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật. Này Poṭṭhapāda, như một Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đã hàng phục kẻ thù địch, không còn thấy sợ hãi từ chỗ nào nữa về phương diện thù địch.

Cũng vậy, này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ giới luật cao quý này, nên hưởng lạc thọ nội tâm không lỗi lầm. Như vậy, này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo đầy đủ giới luật.

9. Này Poṭṭhapāda, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn? Này Poṭṭhapāda, khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.

Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm. Như vậy, này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo hộ trì các căn... (như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 65-74)...

10. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan, nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Tỷ-kheo, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm, với tứ. Dục tưởng xưa kia của vị ấy được diệt trừ, và khi tưởng hỷ lạc vi diệu chân thật do ly dục sanh khởi lên, vị ấy có tưởng hỷ lạc vi diệu chân thật, do ly dục sanh. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

11. Lại nữa, này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tưởng hỷ lạc vi diệu chơn thật do ly dục sanh xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng hỷ lạc vi diệu chơn thật do định sanh khởi lên, vị ấy có tưởng hỷ lạc vi diệu chơn thật do định sanh. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

12. "Lại nữa này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và trú thiền thứ ba.

Tưởng hỷ lạc chơn thật vi diệu do định sanh xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng xả lạc vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng xả lạc vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên và cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

13. Lại nữa này Poṭṭhapāda, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ, ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Như vậy xả lạc chơn thật vi diệu xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng xả lạc, xả khổ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng xả lạc, xả khổ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập một tưởng khởi lên, cũng do học tập một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

14. Lại nữa này Poṭṭhapāda, với sự vượt thoát mọi sắc tưởng, với sự diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, với sự không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy sắc tưởng xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do sự học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

15. Lại nữa này Poṭṭhapāda, với sự vượt thoát mọi Không vô biên xứ, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật xưa kia của vị ấy được diệt trừ, và khi tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

16. Lại nữa này Poṭṭhapāda, với sự vượt thoát mọi Thức vô biên xứ, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng Vô sở hữu xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Vô sở hữu xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

17. Lại nữa này Poṭṭhapāda, khi Tỷ-kheo ở nơi đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này khi đứng tại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: "Tâm còn suy tưởng có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta.

Nếu ta cứ tiếp tục suy tưởng, khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên, ta hãy đừng có suy tưởng". Do không có suy tưởng, các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác không khởi lên, vị ấy cảm thọ sự diệt tận. Như vậy, này Poṭṭhapāda, là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng.

18. Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ thế nào? Trước đây ngươi đã nghe sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng này không?

- Bạch Thế Tôn, con không có nghe. Bạch Thế Tôn, nhưng nay con hiểu lời nói của Thế Tôn.

- Này Poṭṭhapāda, khi Tỷ-kheo ở đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này, khi đứng lại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: "Tâm còn suy tưởng, có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ tiếp tục suy tưởng khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên. Vậy ta hãy đừng có suy tưởng". Và vị này không có suy tưởng. Do không có suy tưởng, các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác cũng không khởi lên. Vị ấy cảm thọ sự diệt tận.

Như vậy này Poṭṭhapāda là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng.

- Như vậy là phải, này Poṭṭhapāda!

19. - Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chỉ nói đến một tưởng tuyệt đỉnh hay nhiều tưởng tuyệt đỉnh?

- Này Poṭṭhapāda, Ta nói đến một tưởng tuyệt đỉnh và cũng nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh.

- Bạch Thế Tôn, làm sao Thế Tôn nói đến một tưởng tuyệt đỉnh và cũng nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh?

- Này Poṭṭhapāda, tùy theo vị ấy cảm thọ sự diệt tận (của một tưởng) sau tưởng khác, vị ấy đạt tới nhiều tuyệt đỉnh sai khác, cái này tiếp theo cái kia cho đến tuyệt đỉnh cuối cùng mà Ta nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh. Này Poṭṭhapāda như vậy Ta nói đến một tưởng tuyệt đỉnh và cũng nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh.

20. - Bạch Thế Tôn, tưởng khởi trước, trí khởi sau; hay trí khởi trước tưởng khởi sau; hay tưởng và trí cùng khởi một lần không trước không sau?

- Này Poṭṭhapāda, tưởng khởi trước trí mới khởi sau, do tưởng sanh, trí mới sanh. Vị ấy tuệ tri: "Do duyên tưởng, trí sanh ra nơi ta". Này Poṭṭhapāda, với lời dạy này cần phải hiểu tưởng sanh trước trí sanh sau, tưởng sanh trí mới sanh.

21. - Bạch Thế Tôn, tưởng có phải là tự ngã của con người hay tưởng khác, tự ngã khác?

- Này Poṭṭhapāda, ngươi hiểu tự ngã như thế nào?

- Bạch Thế Tôn, con hiểu tự ngã là thô phù, có sắc, do bốn đại hình thành, và do đoàn thực nuôi dưỡng.

- Này Poṭṭhapāda, nếu tự ngã là thô phù, có sắc, do bốn đại hình thành và do đoàn thực nuôi dưỡng, như vậy này Poṭṭhapāda, tưởng khác và tự ngã khác. Này Poṭṭhapāda, với sự nhận thức này, cần phải hiểu, tưởng khác và tự ngã khác. Này Poṭṭhapāda, giả sử tự ngã ấy là thô phù, có sắc, do bốn đại hình thành và do đoàn thực nuôi dưỡng, tuy vậy một vài tưởng khác của người ấy khởi lên, một vài tưởng khác diệt xuống. Này Poṭṭhapāda, với sự nhận thức này cần phải hiểu tưởng khác, tự ngã khác.

22. - Bạch Thế Tôn, con hiểu tự ngã là do ý sở thành, đầy đủ mọi chi tiết lớn nhỏ, đầy đủ các căn.

- Này Poṭṭhapāda, nếu tự ngã là do ý sở thành, đầy đủ mọi chi tiết lớn nhỏ, đầy đủ các căn, như vậy này Poṭṭhapāda, với sự nhận thức này, cần phải hiểu tưởng khác, tự ngã khác. Này Poṭṭhapāda, giả sử tự ngã ấy là do ý sở thành, đầy đủ mọi chi tiết lớn nhỏ, đầy đủ các căn, tuy vậy một vài tưởng khác của người ấy khởi lên, một vài tưởng khác diệt xuống.

Này Poṭṭhapāda, với sự nhận thức này, cần phải hiểu tưởng khác, tự ngã khác.

- Bạch Thế Tôn, con hiểu tự ngã là vô sắc, do tưởng sở thành.

23. - Này Poṭṭhapāda, nếu tự ngã là vô sắc, do tưởng sở thành, với sự nhận thức này Poṭṭhapāda, cần phải hiểu tưởng khác, tự ngã khác. Này Poṭṭhapāda, giả sự tự ngã là vô sắc, do tưởng sở thành, tuy vậy, một vài tưởng khác của người khởi lên, một vài tưởng khác diệt xuống. Này Poṭṭhapāda, với sự nhận thức này, cần phải hiểu tưởng khác, tự ngã khác.

24. - Bạch Thế Tôn, con có thể hiểu được chăng "tưởng là tự ngã của con người" hay "tưởng khác, tự ngã khác"?

- Này Poṭṭhapāda, thật khó cho ngươi biết được "tưởng là tự ngã của con người" hay "tưởng khác, tự ngã khác", vì ngươi có dị kiến, có tin tưởng khác, có lý tưởng khác, có thiên tư khác, có hạnh nguyện khác.

25. - Bạch Thế Tôn, nếu thật khó cho con biết được "tưởng là tự ngã của con người", hay "tưởng khác, tự ngã khác" vì con có dị kiến khác, có tin tưởng khác, có lý tưởng khác, có thiên tư khác, có hạnh nguyện khác, thời bạch Thế Tôn, thế giới có phải là thường còn không? Chỉ có quan niệm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Thế giới là thường còn, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải thế giới là vô thường, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Thế giới là vô thường, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải thế giới này là hữu biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Thế giới là hữu biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải thế giới là vô biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Thế giới là vô biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

26. - Bạch Thế Tôn, có phải sinh mạng và thân thể là một, chỉ có quan điểm này là đúng sự thật, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Thân thể và sinh mạng là một, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải sinh mạng khác, thân thể khác? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Sinh mạng khác, thân thể khác. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

27. - Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai tồn tại sau khi chết? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Như Lai tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai không tồn tại sau khi chết không? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Như Lai không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

- Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Poṭṭhapāda, Ta không trả lời: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội".

28. - Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời?

- Này Poṭṭhapāda, câu hỏi này không thuộc về đích giải thoát, không thuộc về Pháp, không thuộc căn bản của phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy, Ta không trả lời.

29. - Bạch Thế Tôn, vậy Thế Tôn trả lời những gì?

- Này Poṭṭhapāda, Ta trả lời: "Ðây là khổ". Ta trả lời: "Ðây là khổ tập". "Ta trả lời: "Ðây là khổ diệt". Ta trả lời: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".

30. - Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn trả lời?

- Này Poṭṭhapāda, câu hỏi này thuộc về đích giải thoát, thuộc về Pháp, thuộc căn bản của phạm hạnh, đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy Ta trả lời.

- Bạch Thế Tôn, như vậy là phải. Bạch Thiên Thệ, như vậy là phải. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Ngài làm gì Ngài xem là phải làm.

Và Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

31. Thế Tôn rời khỏi chưa bao lâu, những du sĩ ngoại đạo ấy liền bao vây xung quanh du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda và tuôn ra những lời nói mỉa mai gay gắt:

"Poṭṭhapāda này là như vậy, những gì Sa-môn Gotama nói đều được Poṭṭhapāda tán thành: "Bạch Thế Tôn, như vậy là phải. Bạch Thiện Thệ như vậy là phải". Chúng tôi không được biết Sa-môn Gotama đã thuyết trình dứt khoát những vấn đề sau đây: "Thế giới là thường còn", hay "Thế giới là vô thường", hay "Thế giới là hữu biên", hay "Thế giới là vô biên", hay "Sinh mạng và thân thể là một", hay "Sinh mạng khác, thân thể khác", "hay Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai tồn tại và cũng không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không tồn tại và cũng không không tồn tại sau khi chết".

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda nói với các du sĩ ngoại đạo kia:

- Này các Tôn giả, tôi cũng không được biết Sa-môn Gotama đã thuyết trình dứt khoát những vấn đề sau đây: "Thế giới là thường còn", hay "Thế giới là vô thường", hay "Thế giới là hữu biên", hay "Thế giới là vô biên", hay "Sinh mạng và thân thể là một", hay "Sinh mạng khác, thân thể khác", hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai có tồn tại và cũng không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không có tồn tại và cũng không không tồn tại sau khi chết".

Sa-môn Gotama đã tuyên bố một phương pháp như thực, chơn chánh, chơn thật, dùng Pháp làm cơ bản, dùng Pháp làm quy tắc. Và khi một vị tuyên bố một phương pháp như thực, chân chánh, chân thật, dùng Pháp làm cơ bản, dùng Pháp làm quy tắc thì làm sao một người hiểu biết như tôi lại không tán thành?

32. Hai ba ngày sau, Citta Hatthisāriputta và du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda đi đến chỗ Thế Tôn. Khi đi đến nơi, Citta Hatthisāriputta đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên, còn du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda, nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn rời khỏi chưa bao lâu những du sĩ ngoại đạo liền bao vây xung quanh con và tuôn ra những lời nói mỉa mai gay gắt: "Poṭṭhapāda này là như vậy. Những gì Sa-môn Gotama nói đều được Poṭṭhapāda tán thành: "Bạch Thế Tôn, như vậy là phải, Bạch Thiện Thệ như vậy là phải".

Chúng tôi không được biết Sa-môn Gotama đã thuyết trình dứt khoát những vấn đề sau đây: "Thế giới là thường còn", hay "Thế giới là vô thường", hay "Thế giới là hữu biên", hay "Thế giới là vô biên", hay "Sinh mạng và thân thể là một", hay "Sinh mạng khác, thân thể khác", hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai có tồn tại và cũng không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không tồn tại và cũng không không tồn tại sau khi chết".

Khi được nói vậy, con nói với các du sĩ ngoại đạo kia: "Này các Tôn giả, tôi cũng không được biết Sa-môn Gotama đã thuyết trình dứt khoát những vấn đề sau đây: "Thế giới là thường con", hay "Thế giới là vô thường", hay "Thế giới là hưu biên", hay "Thế giới là vô biên", hay "Sinh mạng và thân thể là một", hay "Sinh mạng khác, thân thể khác" hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai có tồn tại và cũng không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không tồn tại và cũng không không tồn tại sau khi chết".

Sa-môn Gotama đã tuyên bố một phương pháp như thực, chơn thánh, chơn thật, dùng Pháp làm cơ bản, dùng Pháp làm quy tắc. Và khi một vị đã tuyên bố một phương pháp như thực, chơn chánh, chơn thật, dùng Pháp làm cơ bản, dùng Pháp làm quy tắc thì làm sao một người hiểu biết như tôi lại có thể không tán thành?"

33. - Này Poṭṭhapāda, những vị du sĩ ngoại đạo ấy là mù, không có mắt, chỉ có ngươi là người có mắt độc nhất giữa chúng. Này Poṭṭhapāda, có những pháp được Ta truyền thuyết, trình bày một cách không dứt khoát. Này Poṭṭhapāda, có những pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát. Này Poṭṭhapāda, những pháp gì được Ta tuyên thuyết trình bày một cách không dứt khoát? "Thế giới là thường còn".

Này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách không dứt khoát. "Thế giới là vô thường", này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách không dứt khoát. "Thế giới là hữu biên", này Poṭṭhapāda... "Thế giới là vô biên", này Poṭṭhapāda... "Sinh mạng và thân thể là một", này Poṭṭhapāda... "Sinh mạng khác, thân thể khác", này Poṭṭhapāda...

"Như Lai có tồn tại sau khi chết", này Poṭṭhapāda... "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", này Poṭṭhapāda... "Như Lai có tồn tại và cũng không có tồn tại sau khi chết", này Poṭṭhapāda ... "Như Lai không có tồn tại và cũng không không có tồn tại sau khi chết", này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách không dứt khoát.

Này Poṭṭhapāda, vì sao những pháp ấy lại được Ta tuyên thuyết trình bày một cách không dứt khoát? Này Poṭṭhapāda, những pháp này không thuộc về đích giải thoát, không thuộc về pháp, không thuộc căn bản của phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy những pháp ấy được Ta tuyên thuyết, trình bày một cách không dứt khoát.

Này Poṭṭhapāda, những pháp gì được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát? "Ðây là khổ", này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát. "Ðây là khổ tập", này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát. "Ðây là khổ diệt", này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát. "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", này Poṭṭhapāda, đó là pháp được Ta tuyên thuyết, trình bày một cách dứt khoát.

Này Poṭṭhapāda, vì sao những pháp ấy được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát? Này Poṭṭhapāda, những pháp ấy thuộc về đích giải thoát, thuộc về Pháp, thuộc căn bản phạm hạnh, đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết-bàn. Vì vậy những pháp ấy được Ta tuyên thuyết trình bày một cách dứt khoát.

34. Này Poṭṭhapāda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có chủ trương như thế này, có chủ kiến như thế này: "Sau khi chết, tự ngã hoàn toàn hạnh phúc, vô bệnh".

Ta đến những vị ấy và hỏi: "Có phải quý Ðại đức có chủ trương như thế này, có chủ kiến như thế này: "Sau khi chết, tự ngã hoàn toàn hạnh phúc, vô bệnh". Khi được Ta hỏi như vậy, những vị ấy công nhận là phải. Ta nói: "Chư Ðại đức có sống và đã biết đã thấy thế giới này là hoàn toàn hạnh phúc không?". Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không. Ta nói với các vị ấy: "Vậy chư Ðại đức có tự thân cảm biết hoàn toàn hạnh phúc trong một đêm hay trong một ngày, hay trong nửa đêm hay trong nửa ngày không?". Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không. Ta nói với các vị ấy: "Chư Ðại đức có biết một con đường nào, một phương pháp nào có thể đưa đến sự chứng ngộ một thế giới hoàn toàn hạnh phúc không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không?

Ta nói với các vị ấy: "Chư Ðại đức có nghe tiếng nói của chư thiên, đã được sinh vào một thế giới hoàn toàn hạnh phúc. "Này các vị, hãy cố gắng khéo thực hành. Này các vị hãy thực chứng một thế giới hoàn toàn hạnh phúc. Này các vị, chúng tôi đã thực hành, đã sanh vào một thế giới hoàn toàn hạnh phúc" không? Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời không. Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn kia là không chánh xác hợp lý?

35. Như có một người nói: "Tôi yêu và ái luyến một cô gái đẹp trong nước này". Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết là người giai cấp nào, là Sát-đế-lỵ, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?" Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết tên gì, lớn người, thấp người hay người bậc trung? Da đen sẫm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, hay thành phố nào?" Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết.

Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông đã yêu và ái luyến một người Ông không biết, Ông không thấy?" Ðược hỏi vậy vị ấy trả lời phải. Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của người kia là không chánh xác hợp lý?

- Vâng phải, bạch Thế Tôn! Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.

36. - Như vậy này Poṭṭhapāda, những Sa-môn, Bà-la-môn có chủ trương như thế này, có chủ kiến như thế này: "Sau khi chết tự ngã hoàn toàn hạnh phúc, vô bệnh",

Ta đến những vị ấy và hỏi: "Có phải quý Ðại đức có chủ trương như thế này, có chủ kiến như thế này: "Sau khi chết, tự ngã hoàn toàn hạnh phúc, vô bệnh". Khi được hỏi như vậy, những vị ấy công nhận là phải. Ta nói: "Chư Ðại đức có sống và đã biết, đã thấy thế giới này là hoàn toàn hạnh phúc không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không. Ta nói với các vị ấy: "Vậy chư Ðại đức có tự nhận cảm biết hoàn toàn hạnh phúc trong một đêm hay trong một ngày, hay trong nửa đêm hay trong nửa ngày không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không.

Ta nói với các vị ấy: "Chư Ðại đức có biết một con đường nào, một phương pháp nào đưa đến sự chứng ngộ một thế giới hoàn toàn hạnh phúc không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không? Ta nói với các vị ấy: "Chư Ðại đức có nghe tiếng nói của chư thiên đã được sinh vào một thế giới hoàn toàn hạnh phúc: 'Này các vị, hãy cố gắng khéo thực hạnh! Này các vị, hãy trực chứng một thế giới hoàn toàn hạnh phúc! Này các vị, chúng tôi đã thực hành, đã sanh vào một thế giới hoàn toàn hạnh phúc' không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không. Này Poṭṭhapāda, Ngươi nghĩ thế nào?

Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn kia là không chánh xác, hợp lý?

- Vâng phải, bạch Thế Tôn sự kiện là như vậy, theo lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.

37. - Này Poṭṭhapāda, như một người muốn xây tại ngã tư đường một cái thang để leo lên lầu. Có người hỏi: "Này bạn, Ông muốn xây một cái thang để leo lên lầu, vậy Ông có biết lầu ấy là về hướng Ðông, hay về hướng Tây, hay về hướng Bắc, hay về hướng Nam? Nhà lầu ấy cao hay thấp, hay trung bình?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải, Ông xây một cái thang để leo lên một cái lầu mà Ông không biết, không thấy?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Poṭṭhapāda ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý?

- Vâng phải, bạch Thế Tôn! Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.

38. - Như vậy này Poṭṭhapāda, những Sa-môn, Bà-la-môn có chủ trương như thế này, có chủ kiến như thế này: "Sau khi chết, tự ngã hoàn toàn hạnh phúc, vô bệnh". Ta đến những vị ấy và hỏi: "Có phải quý Ðại đức có chủ trương như thế này, có chủ kiến như thế này: "Sau khi chết, tự ngã hoàn toàn hạnh phúc, vô bệnh". Khi được hỏi vậy, những vị ấy công nhận là phải. Ta nói: "Chư Ðại đức có sống và đã biết, đã thấy thế giới này là hoàn toàn hạnh phúc không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không.

Ta nói với các vị ấy: "Chư Ðại đức có biết một con đường nào, một phương pháp nào có thể đưa đến sự chứng ngộ một thế giới hoàn toàn hạnh phúc không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không. Ta nói với các vị ấy: "Vậy chư Ðại đức có tự tâm cảm biết hoàn toàn hạnh phúc trong một đêm hay trong một ngày, hay trong nửa đêm hay trong nửa ngày không?" Khi được hỏi vậy, các vị ấy trả lời là không. Ta nói với các vị ấy: "Chư Ðại đức có nghe tiếng nói của chư thiên đã được sinh vào một thế giới hoàn toàn hạnh phúc: 'Này các vị, hãy cố gắng thực hành! Này các vị, hãy trực chứng một thế giới hoàn toàn hạnh phúc. Này các vị, chúng tôi đã thực hành, đã sanh vào một thế giới hoàn toàn hạnh phúc' không?" Khi được nói vậy, các vị ấy trả lời là không. Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ như thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn, kia là không chánh xác, hợp lý.

- Vâng phải, bạch Thế Tôn! Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia không chánh đáng, hợp lý.

39. - Này Poṭṭhapāda, có ba loại ngã chấp: thô phù ngã chấp, ý sở thành ngã chấp, vô sắc ngã chấp. Này Poṭṭhapāda, thế nào là thô phù ngã chấp? Có sắc, do bốn đại hình thành, do đoàn thực nuôi dưỡng là thô phù ngã chấp. Thế nào ý sở thành ngã chấp? Có sắc, do ý sở thành, đầy đủ chi tiết lớn nhỏ, các căn đầy đủ, là ý sở thành ngã chấp. Thế nào là vô sắc ngã chấp? Không có sắc, do tưởng sở thành là vô sắc ngã chấp.

40. Này Poṭṭhapāda, Ta thuyết pháp để diệt thô phù ngã chấp. Nếu các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ, với thắng trí, chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn, quảng đại. Này Poṭṭhapāda, rất có thể các người nghĩ: "Các nhiễm pháp sẽ diệt trừ, các tịnh pháp sẽ tăng trưởng, và ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí, chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn, quảng đại, tuy vậy đau khổ vẫn tồn tại". Này Poṭṭhapāda, chớ có nghĩ như vậy. Khi nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí, chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn, quảng đại, thời hân hoan sanh, hoan hỷ, khinh an, chánh niệm, tỉnh giác và lạc trú sanh.

41. Này Poṭṭhapāda, Ta thuyết pháp cũng để diệt trừ ý sở thành ngã chấp. Nếu các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại. Này Poṭṭhapāda, rất có thể các ngươi nghĩ: "Các nhiễm pháp sẽ diệt trừ, các tịnh pháp sẽ tăng trưởng, và ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại, tuy vậy đau khổ vẫn tồn tại". Này Poṭṭhapāda, chớ có nghĩ như vậy. Khi nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, khi ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quãng đại, thời hân hoan sanh, hoan hỷ, khinh an, chánh niệm tỉnh giác là lạc trú sanh.

42. Này Poṭṭhapāda, Ta thuyết pháp cũng để diệt trừ vô sắc ngã chấp. Nếu các ngươi thực hành theo pháp này, thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, và ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại. Này Poṭṭhapāda, rất có thể các ngươi nghĩ: "Các nhiễm pháp sẽ diệt trừ, các tịnh pháp sẽ tăng trưởng, ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại, tuy vậy đau khổ vẫn tồn tại". Này Poṭṭhapāda, chớ có nghĩ như vậy. Khi nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại, thời hân hoan sanh, hoan hỷ, chánh niệm, tỉnh giác và lạc trú sanh.

43. Này Poṭṭhapāda, có những người ngoài hỏi chúng tôi: "Này Hiền giả, thô phù ngã chấp ấy là gì mà Hiền giả thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng, và ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại?"

Khi được chúng hỏi như vậy, chúng tôi trả lời "Này Hiền giả, chính thô phù ngã chấp ấy, chúng tôi thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này, thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại".

44. Này Poṭṭhapāda, có những người ngoài hỏi: "Này Hiền giả, ý sở thành ngã chấp ấy là gì mà Hiền giả thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp này được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại tự mình giác ngộ, với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn, quảng đại?"

Khi được hỏi vậy, chúng tôi trả lời: "Này Hiền giả, chính ý sở thành ngã chấp ấy chúng tôi thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại".

45. Này Poṭṭhapāda, có những người ngoài hỏi chúng tôi: "Này Hiền giả, vô sắc ngã chấp ấy là gì mà Hiền giả thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại?". Khi được hỏi vậy, chúng tôi trả lời: "Này Hiền giả, chính vô sắc ngã chấp ấy, chúng tôi thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại".

Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói ấy là chánh xác, hợp lý?

46. Này Poṭṭhapāda, ví như một người xây một cái thang để leo lên lầu, từ dưới chân lầu ấy. Người ấy được hỏi: "Này bạn, Ông xây cái thang để leo lên lầu, cái lầu ấy về hướng Ðông hay hướng Nam, hay hướng Tây, hay hướng Bắc? Nhà lầu ấy cao, hay thấp, hay trung bình? Nếu người ấy trả lời: "Này Hiền giả, cái lầu mà tôi xây thang để leo lên chính tại dưới chân lầu này". Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói ấy là chính xác, hợp chăng?

- Vâng phải, bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia là chánh xác, hợp lý!

47. - Như vậy, này Poṭṭhapāda, và có những người ngoài hỏi chúng tôi: "Này Hiền giả, thô phù ngã chấp là gì?... Này Hiền giả, ý sở thành ngã chấp là gì?... Này Hiền giả, vô sắc ngã chấp ấy là gì mà Hiền giả thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại?" Khi được hỏi vậy, chúng tôi trả lời: "Này Hiền giả, chính vô sắc ngã chấp ấy mà chúng tôi thuyết pháp để diệt trừ, khiến các người thực hành theo pháp này thời nhiễm pháp được diệt trừ, tịnh pháp được tăng trưởng và ngay hiện tại, tự mình giác ngộ với thắng trí chứng đạt và an trú trí tuệ sung mãn quảng đại".

- Này Poṭṭhapāda, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói ấy là chánh xác, hợp lý?

- Vâng phải, bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia là chánh xác, hợp lý!

48. Khi nghe nói vậy, Citta Hatthisāriputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, trong khi có thô phù ngã chấp, phải chăng không có ý sở thành ngã chấp, không có vô sắc ngã chấp? Thô phù ngã chấp khi ấy thật có tồn tại. Bạch Thế Tôn, trong khi có ý sở thành ngã chấp, phải chăng không có thô phù ngã chấp, không có vô sắc ngã chấp? Ý sở thành ngã chấp khi ấy thật có tồn tại. Bạch Thế Tôn, trong khi có vô sắc ngã chấp, phải chăng không có thô phù ngã chấp, không có ý sở thành ngã chấp? Vô sắc ngã chấp khi ấy thật có tồn tại.

49. - Này Citta, trong khi có thô phù ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc ý sở thành ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc thô phù ngã chấp. Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc ý sở thành ngã chấp. Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp.

Này Citta, nếu có người hỏi ngươi: "Ngươi đã có tồn tại ở quá khứ hay không? Ngươi sẽ tồn tại ở tương lai hay không? Ngươi có tồn tại ở hiện tại không?" Này Citta, được hỏi vậy, ngươi trả lời như thế nào?

- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Ngươi đã có tồn tại ở quá khứ hay không? Ngươi sẽ tồn tại ở tương lai hay không? Ngươi có tồn tại ở hiện tại hay không?" Bạch Thế Tôn được hỏi vậy, con sẽ trả lời: "Tôi đã có tồn tại ở quá khứ, không phải không tồn tại; tôi sẽ tồn tại ở tương lai, không phải không tồn tại; tôi tồn tại ở hiện tại, không phải không tồn tại". Bạch Thế Tôn, nếu được hỏi như vậy, con sẽ trả lời như vậy.

50. - Này Citta, nếu có người hỏi lại ngươi: "Quá khứ ngã chấp mà Ngươi đã có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà Ngươi sẽ có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Hiện tại ngã chấp mà Ngươi hiện có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại?" Này Citta, được hỏi vậy, Ngươi trả lời thế nào?

- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Quá khứ ngã chấp mà Ngươi đã có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà Ngươi sẽ có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Hiện tại ngã chấp mà Ngươi hiện có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại?"

Bạch Thế Tôn, nếu được hỏi vậy, con sẽ trả lời: "Quá khứ ngã chấp mà tôi đã có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà tôi sẽ có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại. Hiện tại ngã chấp mà tôi hiện có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại". Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, con sẽ trả lời như vậy.

51. - Như vậy này Citta, trong khi có thô phù ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc ý sở thành ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc thô phù ngã chấp. Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc ý sở thành ngã chấp. Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp, thời ngã chấp không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp.

52. Này Citta, ví như từ bò cái sanh ra sữa, từ sữa sinh ra lạc, từ lạc sanh ra sanh tô, từ sanh tô sanh ra thục tô, từ thục tô sanh ra đề hồ. Khi thành sữa thời sữa ấy không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, không thuộc đề hồ, chính khi ấy thuộc sữa; khi thành lạc... khi thành sanh tô... khi thành thục tô... khi thành đề hồ thời đề hồ không thuộc sữa, không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, chính khi ấy thuộc đề hồ.

53. Như vậy này Citta trong khi có thô phù ngã chấp... Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp... Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp.

Này Citta, chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.

54. Ðược nghe nói vậy du sĩ ngoại đạo Poṭṭhapāda bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

Cũng vậy chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

55. Và Citta Hatthisāriputta cũng bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.

56. Citta Hatthisāriputta được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Ðại đức Citta Hatthisāriputta ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, cần mẫn.

Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú: sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Ðại đức Citta Hatthisāriputta hiểu biết như vậy.

Và đại đức Citta Hatthisāriputta trở thành một vị A-la-hán nữa.

9. About Poṭṭhapāda - States of Consciousness

Translated by: Maurice Walshe

[178] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was staying at Sāvatthi, in Jeta’s grove, in Anāthapiṇḍika’s park.

And at that time the wanderer Poṭṭhapāda was at the debating-hall near the Tinduka tree, in the single-halled park of Queen Mallikā,204 with a large crowd of about three hundred wanderers.

2. Then the Lord, rising early, took his robe and bowl and went to Sāvatthi for alms. But it occurred to him: ‘It is too early to go to Sāvatthi for alms. Suppose I were to go to the debating-hall to see the wanderer Poṭṭhapāda?’ And he did so.

3. There Poṭṭhapāda was sitting with his crowd of wanderers, all shouting and making a great commotion, indulging in various kinds of unedifying conversation, such as about kings, robbers, ministers, armies, dangers, wars, food, drink, clothes, beds, garlands, perfumes, relatives, carriages, villages, towns and cities, [179] countries, women, heroes, street- and well-gossip, talk of the departed, desultory chat, speculations about land and sea, talk of being and non-being.

4. But Poṭṭhapāda saw the Lord coming from a distance, and so he called his followers to order, saying: ‘Be quiet, gentlemen, don’t make a noise, gentlemen! That ascetic Gotama is coming, and he likes quiet and speaks in praise of quiet. If he sees that this company is quiet, he will most likely want to come and visit us.’ At this the wanderers fell silent.

5. Then the Lord came to Poṭṭhapāda, who said: ‘Come, reverend Lord, welcome, reverend Lord! At last the reverend Lord has gone out of his way to come here. Be seated, Lord, a seat is prepared.’

The Lord sat down on the prepared seat, and Poṭṭhapāda took a low stool and sat down to one side. The Lord said:‘Poṭṭhapāda, what were you all talking about? What conversation have I interrupted?’

6. Poṭṭhapāda replied:

‘Lord, never mind the conversation we were having just now, it will not be difficult for the Lord to hear about that later. In the past few days, Lord, the discussion among the ascetics and Brahmins of various schools, sitting together and meeting in the debating-hall, has concerned [180] the higher extinction of consciousness,205 and how this takes place.

Some said: “One’s perceptions arise and cease without cause or condition. When they arise, one is conscious, when they cease, then one is unconscious.” That is how they explained it.

But somebody else said: “No, that is not how it is. Perceptions206 are a person’s self, which comes and goes. When it comes, one is conscious, when it goes, one is unconscious.”

Another said: “That is not how it is. There are ascetics and Brahmins of great powers, of great influence. They draw down consciousness into a man and withdraw it. When they draw it down into him, he is conscious, when they withdraw it, he is unconscious.”207

And another said: “No, that is not how it is. There are deities of great powers, of great influence. They draw down consciousness into a man and withdraw it. When they draw it down into him, he is conscious, when they withdraw it, he is unconscious.”208 It was in this connection that I thought of the Lord: “Ah, surely, the Blessed Lord, the Well-Farer, he is supremely skilled209 about these matters! The Blessed Lord well understands the higher extinction of consciousness.” What then, Lord, is this higher extinction of consciousness?’

7. ‘In this matter, Poṭṭhapāda, those ascetics and Brahmins who say one’s perceptions arise and cease without cause or condition are totally wrong. Why is that? One’s perceptions arise and cease [181] owing to a cause and conditions. Some perceptions arise through training, and some pass away through training.’

‘What is this training?’, the Lord said. ‘Potṭhapāda, a Tathāgata arises in this world an Arahant, fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, enlightened and blessed. He, having realised it by his own super-knowledge, proclaims this world with its devas, māras and Brahmās, its princes and people.

He preaches the Dhamma which is lovely in its beginning, lovely in its middle, lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and displays the fully-perfected and purified holy life.



A disciple goes forth and practises the moralities (Sutta 2, verses 41 — 62). That for him is morality.

8. ‘And then, Poṭṭhapāda, that monk who is perfected in morality sees no danger from any side... (as Sutta 2, verse 63).

In this way he is perfected in morality.

9 — 10. He guards the sense-doors, etc. (Sutta 2, verses 64 — 75). [182]





Having reached the first jhāna, he remains in it. And whatever sensations of lust that he previously had disappear. At that time there is present a true but subtle perception of delight and happiness,210 born of detachment, and he becomes one who is conscious of this delight and happiness. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training. And this is that training’, said the Lord.

11. ‘Again, a monk, with the subsiding of thinking and pondering, by gaining inner tranquillity and unity of mind, reaches and remains in the second jhāna, which is free from thinking and pondering, born of concentration, filled with delight and happiness.

His former true but subtle perception of delight and happiness born of detachment vanishes. At that time there arises a true but subtle perception [183] of delight and happiness born of concentration, and he becomes one who is conscious of this delight and happiness. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training.

12. ‘Again, after the fading away of delight he dwells in equanimity, mindful and clearly aware, and he experiences in his body that pleasant feeling of which the Noble Ones say: “Happy dwells the man of equanimity and mindfulness”, and he reaches and remains in the third jhāna.

His former true but subtle sense of delight and happiness born of concentration vanishes, and there arises at that time a true but subtle sense of equanimity and happiness, and he becomes one who is conscious of this true but subtle sense of equanimity and happiness. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training.

13. ‘Again, with the abandonment of pleasure and pain, and with the disappearance of previous joy and grief, he reaches and remains in the fourth jhana, a state beyond pleasure and pain, purified by equanimity and mindfulness.

His former true but subtle sense of equanimity and happiness vanishes, and there arises a true but subtle sense of neither happiness nor unhappiness, and he becomes one who is conscious of this true but subtle sense of neither happiness nor unhappiness. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training.

14. ‘Again, by passing entirely beyond bodily sensations, by the disappearance of all sense of resistance and by non-attraction to the perception of diversity, seeing that space is infinite, he reaches and remains in the Sphere of Infinite Space. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training.

15. ‘Again, by passing entirely beyond [184] the Sphere of Infinite Space, seeing that consciousness is infinite, he reaches and remains in the Sphere of Infinite Consciousness. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training.

16. ‘Again, by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Consciousness, seeing that there is no thing, he reaches and remains in the Sphere of No-Thingness, and he becomes one who is conscious of this true but subtle perception of the Sphere of No-Thingness. In this way some perceptions arise through training, and some pass away through training. And this is that training’, said the Lord.

17. ‘Poṭṭhapāda, from the moment when a monk has gained this controlled perception,211 he proceeds from stage to stage till he reaches the limit of perception. When he has reached the limit of perception it occurs to him: “Mental activity is worse for me, lack of mental activity is better.

If I were to think and imagine,212 these perceptions [that I have attained] would cease, and coarser perceptions would arise in me. Suppose I were not to think or imagine?” So he neither thinks nor imagines. And then, in him, just these perceptions arise, but other, coarser perceptions do not arise. He attains cessation. And that, Poṭṭhapāda, is the way in which the cessation of perception is brought about by successive steps.

18. ‘What do you think, Poṭṭhapāda? Have you heard of this before?’

‘No, Lord. As I understand it, the Lord has said:

“Poṭṭhapāda, from the moment when a monk has gained this controlled perception, he proceeds from stage to stage until he reaches the limit of perception... He attains cessation [185] ...

and that is the way in which the cessation of perception is brought about by successive steps.”’

‘That is right, Poṭṭhapāda.’

19. ‘Lord, do you teach that the summit of perception is just one, or that it is many?’

‘I teach it as both one and many.’

‘Lord, how is it one, and how is it many?’

‘According as he attains successively to the cessation of each perception, so I teach the summit of that perception: thus I teach both one summit of perception, and I also teach many.’

20. ‘Lord, does perception arise before knowledge, or knowledge arise before perception, or do both arise simultaneously? ’

‘Perception arises first, Poṭṭhapāda, then knowledge, and from the arising of perception comes the arising of knowledge. And one knows: “Thus conditioned, knowledge arises.” In this way you can see how perception arises first, and then knowledge, and that from the arising of perception comes the arising of knowledge.’213

21. ‘Lord, is perception a person’s self, or is perception one thing, and self another?’214

‘Well, Poṭṭhapāda, do you postulate 215 a self?’ [186]

‘Lord, I postulate a gross self, material, composed of the four elements, and feeding on solid food.’

‘But with such a gross self, Poṭṭhapāda, perception would be one thing, and the self another. You can see that in this way. Given such a gross self, certain perceptions would arise in a person, and others pass away. In this way you can see that perception must be one thing, the self another.’216

22. ‘Lord, I postulate a mind-made self complete with all its parts, not defective in any sense-organ.’217



‘But with such a mind-made self, perception would be one thing, and the self another...’ [187]



23. ‘Lord, I assume a formless self, made up of perception. ’218 ‘But with such a formless self, perception would be one thing, and self another...’

24. ‘But Lord, is it possible for me to know whether perception is a person’s self, or whether perception is one thing, and self another?’

‘Poṭṭhāpada, it is difficult for one of different views, a different faith, under different influences, with different pursuits and a different training to know whether these are two different things or not.’

25. ‘Well, Lord, if this question of self and perceptions is difficult for one like me — tell me: Is the world eternal?219 Is only this true and the opposite false?’

‘Poṭṭhapāda, I have not declared that the world is eternal and that the opposite view is false.’





‘Well, Lord, is the world not eternal?’

‘I have not declared that the world is not eternal...’

‘Well, Lord, is the world infinite,... not infinite?...’ [188]

‘I have not declared that the world is not infinite and that the opposite view is false.’

26. ‘Well, Lord, is the soul the same as the body, ... is the soul one thing and the body another?’

‘I have not declared that the soul is one thing and the body another.’





27. ‘Well, Lord, does the Tathāgata exist after death? Is only this true and all else false?’

‘I have not declared that the Tathāgata exists after death.’

‘Well, Lord, does the Tathāgata not exist after death,...



both exist and not exist after death? ...



neither exist nor not exist after death?’

‘I have not declared that the Tathāgata neither exists nor does not exist after death, and that all else is false.’

28. ‘But, Lord, why has the Lord not declared these things?’

‘Poṭṭhāpada, that is not conducive to the purpose, not conducive to Dhamma, [189] not the way to embark on the holy life; it does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to higher knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. That is why I have not declared it.’

29. ‘But, Lord, what has the Lord declared?’

‘Poṭṭhapāda, I have declared: “This is suffering, this is the origin of suffering, this is the cessation of suffering, and this is the path leading to the cessation of suffering.”’

30. ‘But, Lord, why has the Lord declared this?’

‘Because, Poṭṭhapāda, this is conducive to the purpose, conducive toDhamma, the way to embark on the holy life; it leads to disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to higher knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. That is why I have declared it.’

‘So it is, Lord, so it is, Well-Farer. And now is the time for the Blessed Lord to do as he sees fit.’

Then the Lord rose from his seat and went away.

31. Then the wanderers, as soon as the Lord had left, reproached, sneered and jeered at Poṭṭhapāda from all sides, saying:

‘Whatever the ascetic Gotama says, Poṭṭhapāda agrees with him: “So it is, Lord, so it is, Well-Farer!” We don’t understand a word of the ascetic Gotama’s whole discourse: “Is the world eternal or not? — Is it finite or infinite? — Is the soul the same as the body or different? — Does the Tathāgata exist after death or not, [190] or both, or neither?”’

Poṭṭhapāda replied:

‘I don’t understand either about whether the world is eternal or not... or whether the Tathāgata exists after death or not, or both, or neither.

But the ascetic Gotama teaches a true and real way of practice which is consonant with Dhamma and grounded in Dhamma. And why should not a man like me express approval of such a true and real practice, so well taught by the ascetic Gotama?’

32. Two or three days later, Citta, the son of the elephant-trainer, went with Poṭṭhāpada to see the Lord. Citta prostrated himself before the Lord and sat down to one side. Poṭṭhapāda exchanged courtesies with the Lord, sat down to one side, and told him what had happened. [191]









33. ‘Poṭṭhapāda, all those wanderers are blind and sightless, you alone among them are sighted. Some things I have taught and pointed out, Poṭṭhāpada, as being certain, others as being uncertain. Which are the things I have pointed out as uncertain? “The world is eternal” I have declared to be uncertain...



“The Tathāgata exists after death ...”

Why? Because they are not conducive... to Nibbāna. That is why I have declared them as uncertain.

‘But what things have I pointed out as certain? “This is suffering, [192] this is the origin of suffering, this is the cessation of suffering, this is the path leading to the cessation of suffering.”

Why? Because they are conducive to the purpose, conducive to Dhamma, the way to embark on the holy life; they lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to higher knowledge, to enlightenment, to Nibbana. That is why I have declared them as certain.

34. ‘Poṭṭhapāda, there are some ascetics and Brahmins who declare and believe that after death the self is entirely happy and free from disease.

I approached them and asked if this was indeed what they declared and believed, and they replied: “Yes.” Then I said: “Do you, friends, living in the world, know and see it as an entirely happy place?” and they replied: “No.” I said: “Have you ever experienced a single night or day, or half a night or day, that was entirely happy?” and they replied: “No.” I said: “Do you know a path or a practice whereby an entirely happy world might be brought about?” and they replied: “No.”

I said: “Have you heard the voices of deities who have been reborn in an entirely happy world, saying: ‘The attainment of an entirely happy world has been well and rightly gained, and we, gentlemen, [193] have been reborn in such a realm’?” and they replied: “No.” What do you think, Poṭṭhapāda? Such being the case, does not the talk of those ascetics and Brahmins turn out to be stupid?

35. ‘It is just as if a man were to say: “1 am going to seek out and love the most beautiful girl in the country.” They might say to him: “Well, as to this most beautiful girl in the country, do you know whether she belongs to the Khattiya, the Brahmin, the merchant or the artisan class?” and he would say: “No.” Then they might say: “Well, do you know her name, her clan, whether she is tall or short or of medium height, whether she is dark or light-complexioned or sallow-skinned, or what village or town or city she comes from?” and he would say: “No.”

And they might say: “Well then, you don’t know or see the one you seek for and desire?” and he would say: “No.” Does not the talk of that man turn out to be stupid?’

‘Certainly, Lord.’

36. ‘And so it is with those ascetics and Brahmins who declare and believe that after death the self is entirely happy and free from disease... [194]





Does not their talk turn out to be stupid?’

‘Certainly, Lord.’

37. ‘It is just as if a man were to build a staircase for a palace at a crossroads. People might say to him: “Well now, this staircase for a palace that you are building — do you know whether the palace will face east, or west, or north or south, or whether it will be high, low or of medium height?” and he would say: “No.” And they might say: “Well then, you don’t know or see what kind of a palace you are building the staircase for?” and he would say: “No.” Don’t you think that man’s talk would turn out to be stupid?’

‘Certainly, Lord.’

38. (as verse 34) [195]





39. ‘Poṭṭhapāda, there are three kinds of “acquired self”:220 the gross acquired self, the mind-made acquired self, the formless acquired self. What is the gross acquired self? It has form, is composed of the four great elements, nourished by material food. What is the mind-made self? It has form, complete with all its parts, not defective in any sense-organ. What is the formless acquired self? It is without form, and made up of perception.

40. ‘But I teach a doctrine for getting rid of the gross acquired self, whereby defiling mental states disappear and states tending to purification grow strong, and one gains and remains in the purity and perfection of wisdom here [196] and now, having realised and attained it by one’s own super-knowledge. Now, Poṭṭhāpada, you might think: “Perhaps these defiling mental states might disappear..., and one might still be unhappy.”221 That is not how it should be regarded. If defiling states disappear..., nothing but happiness and delight develops, tranquillity, mindfulness and clear awareness — and that is a happy state.

41. ‘I also teach a doctrine for getting rid of the mind-made acquired self...(as verse 40).

42. ‘I also teach a doctrine for getting rid of the formless acquired self...(as verse 40). [197]

43. ‘Poṭṭhapāda, if others ask us: “What, friend, is this gross acquired self whose abandonment you preach ... ?”

being so asked, we should reply: “This is222 that gross acquired self for the getting rid of which we teach a doctrine...”

44. ‘If others ask us: “What is this mind-made acquired self ...?” (as verse 43). [198]



45. ‘If others ask us: “What is this formless acquired self ...?” (as verse 43).

What do you think, Poṭṭhapāda? Does not that statement turn out to be well-founded?’ ‘Certainly, Lord.’

46. ‘It is just as if a man were to build a staircase for a palace, which was below that palace. They might say to him: “Well now, this staircase for a palace that you are building, do you know whether the palace will face east or west, or north or south, or whether it will be high, low or of medium height?” and he would say: “This staircase is right under the palace.” Don’t you think that man’s statement would be well-founded?’

‘Certainly, Lord.’ [199]

47. ‘In just the same way, Poṭṭhapāda, if others ask us: “What is this gross acquired self...?” “What is this mind-made acquired self...?” “What is this formless acquired self ... ?” we reply: “This is this [gross, mind-made, formless] acquired self for the getting rid of which we teach a doctrine, whereby defiling mental states disappear and states tending to purification grow strong, and one gains and remains in the purity and perfection of wisdom here and now, having realised and attained it by one’s own super-knowledge.”

Don’t you think that statement is well-founded?’

‘Certainly, Lord.’

48. At this, Citta, son of the elephant-trainer, said to the Lord:

‘Lord, whenever the gross acquired self is present, would it be wrong to assume the existence of the mind-made acquired self, or of the formless acquired self? Does only the gross acquired self truly exist then? And similarly with the mind-made acquired self, and the formless acquired self?’

49. ‘Citta, whenever the gross acquired self is present, we do not at that time speak of a mind-made acquired self, [200] we do not speak of a formless acquired self. We speak only of a gross acquired self.223 Whenever the mind-made acquired self is present, we speak only of a mind-made acquired self, and whenever the formless acquired self is present, we speak only of a formless acquired self.

‘Citta, suppose they were to ask you: “Did you exist in the past or didn’t you, will you exist in the future or won’t you, do you exist now or don’t you?” how would you answer?’

‘Lord, if I were asked such a question, I would say: “I did exist in the past, I did not not exist; I shall exist in the future, Ishall not not exist; I do exist now, I do not not exist.” That, Lord, would be my answer.’

50. ‘But, Citta, if they asked: “The past acquired self that you had, is that your only true acquired self, and are the future and present ones false? Or is the one you will have in the future the only true one, and are the past and present ones false? Or is your present acquired self the only true one, and are the past and future ones false?” how would you reply?’



‘Lord, if they asked me these things, [201] I would reply: “My past acquired self was at the time my only true one, the future and present ones were false. My future acquired self will then be the only true one, the past and present ones will be false. My present acquired self is now the only true one, the past and future ones are false.” That is how I would reply.’

51. ‘In just the same way, Citta, whenever the gross acquired self is present, we do not at that time speak of a mind-made acquired self... [or] of a formless acquired self.

52. ‘In just the same way, Citta, from the cow we get milk, from the milk curds, from the curds butter, from the butter ghee, and from the ghee cream of ghee. And when there is milk we don’t speak of curds, of butter, of ghee or of cream of ghee, we speak of milk; when there are curds we don’t speak of butter...; when there is cream of ghee... we speak of cream of ghee. [202]

53. ‘So too, whenever the gross acquired self is present, we do not speak of the mind-made or formless acquired self; whenever the mind-made acquired self is present, we do not speak of the gross or formless acquired self; whenever the formless acquired self is present, we do not speak of the gross acquired self or the mind-made acquired self, we speak of the formless acquired self.

But, Citta, these are merely names, expressions, turns of speech, designations in common use in the world, which the Tathāgata uses without misapprehending them.’224

54. And at these words Poṭṭhapāda the wanderer said to the Lord:

‘Excellent, Lord, excellent! It is as if someone were to set up what had been knocked down, or to point out the way to one who had got lost, or to bring an oil-lamp into a dark place, so that those with eyes could see what was there.

Just so the Blessed Lord has expounded the Dhamma in various ways. Lord, I go for refuge to the Lord, the Dhamma and the Sangha. May the Lord accept me as a lay-follower who has taken refuge in him from this day forth as long as life shall last!’

55. But Citta, son of the elephant-trainer, said to the Lord:

‘Excellent, Lord, excellent! It is as if someone were to set up what had been knocked down, or to point out the way to one who had got lost, or to bring an oil-lamp into a dark place, so that those with eyes could see what was there.

Just so the Blessed Lord has expounded the Dhamma in various ways. Lord, I go for refuge to the Lord, the Dhamma and the Sangha. May I, Lord, receive the going-forth at the Lord’s hands, may I receive ordination!’

56. And Citta, son of the elephant-trainer, received the going-forth at the Lord’s hands, and the ordination. And the newly-ordained Venerable Citta, alone, secluded, unwearying, zealous and resolute,

in a short time attained to that for the sake of which young men of good birth go forth from the household life into [203] homelessness, that unexcelled culmination of the holy life, having realised it here and now by his own super-knowledge and dwelt therein, knowing: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is nothing further here.’

And the Venerable Citta, son of the elephant-trainer, became another of the Arahants.




Close
Close