Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

55. Kinh Jīvaka

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại rừng xoài của Jīvaka Komārabhacca.

Rồi Jīvaka Komārabhacca đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Jīvaka Komārabhacca bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình".

Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình", bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng pháp, thuận pháp không có thể quở trách?

-- Này Jīvaka, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình được làm cho mình", những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật.

Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng.

Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng.

Ở đây, này Jīvaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú.

Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jīvaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời.

Sau khi đêm ấy đã qua, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị.

Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly.

Này Jīvaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này Jīvaka, Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Cao thượng thay, an trú lòng từ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ.

-- Này Jīvaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lại đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây sa-la, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jīvaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông.

-- Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

-- Ở đây, này Jīvaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng bi... với tâm có lòng hỷ... với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú.

Một cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai. Và này Jīvaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, vị ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia, hay con của người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị.

Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng vị cư sĩ này, hay con vị cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly.

Này Jīvaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này Jīvaka, vị Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy, có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Cao thượng thay, an trú lòng xả! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng xả.

-- Này Jīvaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lại đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây sa-la, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jīvaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời ta đồng ý với Ông.

-- Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

-- Này Jīvaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân.

Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức.

Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức.

Khi người ấy nói: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức.

Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức.

Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức.

Này Jīvaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.

Khi nghe nói vậy, Jīvaka Komārabhacca bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn một cách hợp pháp. Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! ...

Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


55. To Jīvaka

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Mango Grove of Jīvaka Komārabhacca.573

2. Then Jīvaka Komārabhacca went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said to the Blessed One:

3. “Venerable sir, I have heard this: ‘They slaughter living beings for the recluse Gotama; the recluse Gotama knowingly eats meat prepared for him from animals killed for his sake.’

Venerable sir, do those who speak thus say what has been said by the Blessed One, and not misrepresent him with what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from their assertions?” [369]

4. “Jīvaka, those who speak thus do not say what has been said by me, but misrepresent me with what is untrue and contrary to fact.

5. “Jīvaka, I say that there are three instances in which meat should not be eaten: when it is seen, heard, or suspected [that the living being has been slaughtered for oneself]. I say that meat should not be eaten in these three instances.

I say that there are three instances in which meat may be eaten: when it is not seen, not heard, and not suspected [that the living being has been slaughtered for oneself]. I say that meat may be eaten in these three instances.574

6. “Here, Jīvaka, some bhikkhu lives in dependence upon a certain village or town. He abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

Then a householder or a householder’s son comes to him and invites him for the next day’s meal. The bhikkhu accepts, if he likes.

When the night is ended, in the morning he dresses, and taking his bowl and outer robe, goes to the house of that householder or householder’s son and sits down on a seat made ready. Then the householder or householder’s son serves him with good almsfood.

He does not think: ‘How good that the householder or householder’s son serves me with good almsfood! If only a householder or householder’s son might serve me with such good almsfood in the future!’ He does not think thus. He eats that almsfood without being tied to it, infatuated with it, and utterly committed to it, seeing the danger in it and understanding the escape from it.

What do you think, Jīvaka? Would that bhikkhu on such an occasion choose for his own affliction, or for another’s affliction, or for the affliction of both?”

— “No, venerable sir.”

— “Does not that bhikkhu sustain himself with blameless food on that occasion?”

7. “Yes, venerable sir. I have heard this, venerable sir: ‘Brahmā abides in loving-kindness.’ Venerable sir, the Blessed One is my visible witness to that; for the Blessed One abides in loving-kindness.”

“Jīvaka, any lust, [370] any hate, any delusion whereby ill will might arise have been abandoned by the Tathāgata, cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that they are no longer subject to future arising.575 If what you said referred to that, then I allow it to you.”

“Venerable sir, what I said referred to precisely that.”

8–10. “Here, Jīvaka, a bhikkhu lives in dependence upon a certain village or town. He abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… with a mind imbued with altruistic joy… with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

Then a householder or a householder’s son comes to him and invites him for the next day’s meal. The bhikkhu accepts, if he likes…



What do you think, Jīvaka? Would that bhikkhu on such an occasion choose for his own affliction, or for another’s affliction, or for the affliction of both?”

— “No, venerable sir.”

— “Does not that bhikkhu sustain himself with blameless food on that occasion?”

11. “Yes, venerable sir. I have heard this, venerable sir: ‘Brahmā abides in equanimity.’ Venerable sir, the Blessed One is my visible witness to that; for the Blessed One abides in equanimity.”

“Jīvaka, any lust, any hate, any delusion whereby cruelty or discontent or aversion might arise have been abandoned by the Tathāgata, cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that they are no longer subject to future arising.576 If what you said referred to that, then I allow it to you.” [371]

“Venerable sir, what I said referred to precisely that.”

12. “If anyone slaughters a living being for the Tathāgata or his disciple, he lays up much demerit in five instances.

When he says: ‘Go and fetch that living being,’ this is the first instance in which he lays up much demerit.

When that living being experiences pain and grief on being led along with a neck-halter, this is the second instance in which he lays up much demerit.

When he says: ‘Go and slaughter that living being,’ this is the third instance in which he lays up much demerit.

When that living being experiences pain and grief on being slaughtered, this is the fourth instance in which he lays up much demerit.

When he provides the Tathāgata or his disciple with food that is not permissible, this is the fifth instance in which he lays up much demerit.

Anyone who slaughters a living being for the Tathāgata or his disciple lays up much demerit in these five instances.”

13. When this was said, Jīvaka Komārabhacca said to the Blessed One:

“It is wonderful, venerable sir, it is marvellous! The bhikkhus sustain themselves with permissible food. The bhikkhus sustain themselves with blameless food. Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir!…

From today let the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”577





Close
Close