Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Vesālī (Tỳ-xá-ly), tại Beluvagāmaka (ấp Trúc Lâm).
Lúc bấy giờ gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka đến tại Pāṭaliputta (thành Ba-la-lị-phất) có công việc. Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka (Bát thành) đi đến Kukkuṭarama (Kê Viên), đến một Tỷ-kheo, đảnh lễ vị này, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka thưa với Tỷ-kheo ấy:
-- Bạch Tôn giả, Tôn giả Ānanda nay an trú ở đâu? Chúng con muốn gặp Tôn giả Ānanda.
-- Này Gia chủ, Tôn giả Ānanda nay ở Vesālī, tại ấp Beluvagamaka.
Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka, sau khi làm xong công việc ở Pāṭaliputta, liền đi đến Vesālī, ấp Beluvagāmaka, đến Tôn giả Ānanda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ānanda rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama người ở thành Aṭṭhaka thưa với Tôn giả Ānanda:
-- Bạch Tôn giả Ānanda, có pháp độc nhất gì do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, hay pháp an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt?
-- Này Gia chủ, có pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
-- Bạch Tôn giả Ānanda, pháp độc nhất ấy là gì, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt?
-- Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy suy tư và được biết: "Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nên Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm, vị ấy suy tư và được biết: "Thiền thứ hai này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy suy tư và được biết: "Thiền thứ ba này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy suy tư và được biết: "Thiền thứ tư này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết:
"Từ tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy do vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... Với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Vị ấy suy tư và được biết: "Xả tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự việc gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vị này suy tư và được biết: "Không vô biên xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị này suy tư và được biết: "Thức vô biên xứ định này là pháp hữu vi do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.
Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị này suy tư và được biết: "Vô sở hữu xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt".
Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát, được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
Khi được nghe nói vậy, Gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka bạch Tôn giả Ānanda:
-- Bạch Tôn giả Ānanda, như người tìm một kho tàng cất dấu, trong một lúc tìm được mười một kho tàng cất dấu. Cũng vậy, bạch Tôn giả, con đi tìm một pháp môn bất tử mà được nghe một lần mười một pháp môn bất tử.
Bạch Tôn giả, như ngôi nhà người ta có đến mười một cửa, khi ngôi nhà bị cháy, thì chỉ do một cửa người ta cũng có thể thoát ra một cách an toàn. Cũng vậy, bạch Tôn giả, chỉ với một cửa bất tử trong mười một cửa bất tử này, con có thể đạt được sự an toàn cho con. Bạch Tôn giả, đệ tử các ngoại đạo này sẽ tìm cầu tiền của cúng dường cho vị thầy của mình, sao con lại không cúng dường cho Tôn giả Ānanda?
Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka cho mời họp Tỷ-kheo Tăng ở Pāṭaliputta và Vesālī, tự tay mời ăn và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, tặng cho mỗi Tỷ-kheo, mỗi vị một cặp y, tặng cho Tôn giả Ānanda ba y và xây dựng một Tăng xá trị giá năm trăm đồng tiền vàng (hay có năm trăm Tăng phòng) cho Tôn giả Ānanda.
52. The Man from Aṭṭhakanāgara
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Venerable Ānanda was living at Beluvagāmaka near Vesālī.
2. Now on that occasion the householder Dasama of Aṭṭhakanāgara had arrived at Pāṭaliputta for some business or other. Then he went to a certain bhikkhu in Kukkuṭa’s Park, and after paying homage to him, he sat down at one side and asked him: “Where does the venerable Ānanda live now, venerable sir? I wish to see the venerable Ānanda.”
“The venerable Ānanda is living at Beluvagāmaka near Vesālī, householder.”
3. When the householder Dasama had completed his business at Pāṭaliputta, he went to the venerable Ānanda at Beluvagāmaka near Vesālī. After paying homage to him, he sat down at one side and asked him:
“Venerable Ānanda, has any one thing been proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute, his unliberated mind comes to be liberated, his undestroyed taints come to be destroyed, and he attains the supreme security from bondage that he had not attained before?”550
“There is, householder, indeed one such thing proclaimed by the Blessed One.” [350]
“What is that one thing, venerable Ānanda?”
4. “Here, householder, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. He considers this and understands it thus: ‘This first jhāna is conditioned and volitionally produced.551 But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints.552 But if he does not attain the destruction of the taints because of that desire for the Dhamma, that delight in the Dhamma,553 then with the destruction of the five lower fetters he becomes one due to reappear spontaneously [in the Pure Abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.
“This is one thing proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute, his unliberated mind comes to be liberated, his undestroyed taints come to be destroyed, and he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
5. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters and abides in the second jhāna… He considers this and understands it thus: ‘This second jhāna is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One [351]… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
6. “Again, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu… enters upon and abides in the third jhāna… He considers this and understands it thus: ‘This third jhāna is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
7. “Again, with the abandoning of pleasure and pain… a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna… He considers this and understands it thus: ‘This fourth jhāna is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
8. “Again, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will. He considers this and understands it thus:
‘This deliverance of mind through loving-kindness is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
9. “Again, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… without ill will.
He considers this and understands it thus: ‘This deliverance of mind through compassion is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
10. “Again, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with altruistic joy… without ill will. He considers this and understands it thus: ‘This deliverance of mind through altruistic joy is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
11. “Again, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with equanimity… without ill will. He considers this and understands it thus: ‘This deliverance of mind through equanimity is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, [352] subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
12. “Again, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space. He considers this and understands it thus: ‘This attainment of the base of infinite space is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
13. “Again, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness. He considers this and understands it thus: ‘This attainment of the base of infinite consciousness is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints… without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One… wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute… he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.
14. “Again, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. He considers this and understands it thus: ‘This attainment of the base of nothingness is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.’
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints because of that desire for the Dhamma, that delight in the Dhamma, then with the destruction of the five lower fetters he becomes one due to reappear spontaneously [in the Pure Abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.
“This too is one thing proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein if a bhikkhu abides diligent, ardent, and resolute, his unliberated mind comes to be liberated, his undestroyed taints come to be destroyed, and he attains the supreme security from bondage that he had not attained before.”554
15. When venerable Ānanda had spoken, the householder Dasama of Aṭṭhakanāgara said to him:
“Venerable Ānanda, just as if a man seeking one entrance to a hidden treasure came all at once upon eleven [353] entrances to a hidden treasure, so too, while I was seeking one door to the Deathless, I have come all at once to hear of eleven doors to the Deathless.555
Just as if a man had a house with eleven doors and when that house caught on fire, he could flee to safety by any one of these eleven doors, so I can flee to safety by any one of these eleven doors to the Deathless. Venerable sir, these sectarians will even seek a teacher’s fee for their teacher; why shouldn’t I make an offering to the venerable Ānanda?”
16. Then the householder Dasama of Aṭṭhakanāgara assembled the Sangha of bhikkhus from Pāṭaliputta and Vesālī, and with his own hands he served and satisfied them with various kinds of good food. He presented a pair of cloths to each bhikkhu, and he presented a triple robe to the venerable Ānanda, and he had a dwelling worth five hundred556 built for the venerable Ānanda.