Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, tinh xá của Ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh (cetopariyāya) của người khác, cần phải tìm hiểu (samannesanā) về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Ðẳng Giác hay không?
-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm bậc lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay, Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.
-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tai nhận thức, nghĩ rằng: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?"
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai".
Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai".
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Những tạp pháp (khi nhiễm khi tịnh) do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?"
Sau khi tìm hiểu như vậy và vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai".
Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
Vị ấy tìm thiểu thêm: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?"
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai".
Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai".
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài hay trong một thời gian ngắn?"
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn".
Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn".
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?"
Này các Tỷ-kheo, một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy chưa được hữu danh, chưa có danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo ấy được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có thể khởi lên ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo chưa hữu danh này, khi chưa có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị ấy".
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có thể không khởi lên cho vị này."
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục?"
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục".
Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: "Những dữ kiện Tôn giả là gì, những bằng chứng của Tôn giả là gì, mà Tôn giả nói: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ". Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời một cách chân chánh phải trả lời như sau: "Vị Tôn giả này sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu cho những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này.
Như vậy tôi nghe trước mặt Thế Tôn, như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: "Ta do vô úy mà từ bỏ, Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái nên Ta không thỏa mãn các dục"".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi thêm như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai. Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai giống Ta như vậy. "
Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Ðạo Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một.
Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì".
Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: "Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?""
Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng.
Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một.
Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì"".
Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
47. The Inquirer
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an inquirer, not knowing how to gauge another’s mind,482 should make an investigation of the Tathāgata in order to find out whether or not he is fully enlightened.”
3. “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, have the Blessed One as their resort. It would be good if the Blessed One would explain the meaning of these words. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will remember it.”
“Then listen, bhikkhus, and attend closely to what I shall say.”
“Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:
4. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an inquirer, not knowing how to gauge another’s mind, should investigate the Tathāgata with respect to two kinds of states, states cognizable through the eye and through the ear thus: ‘Are there found in the Tathāgata or not any defiled states cognizable through the eye or through the ear?’483
When he investigates him, he comes to know: ‘No defiled states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathāgata.’
5. “When he comes to know this, he investigates him further thus: ‘Are there found in the Tathāgata or not any mixed states cognizable through the eye or through the ear?’484
When he investigates him, he comes to know: ‘No mixed states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathāgata.’
6. “When he comes to know this, he investigates him further thus: ‘Are there found in the Tathāgata or not cleansed states cognizable through the eye or through the ear?’
When he investigates him, he comes to know: ‘Cleansed states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathāgata.’
7. “When he comes to know this, he investigates him further thus: ‘Has this venerable one attained this wholesome state over a long time or did he attain it recently?’
When he investigates him, he comes to know: ‘This venerable one has attained this wholesome state over a long time; he did not attain it only recently.’
8. “When he comes to know this, he investigates him further thus: ‘Has this venerable one acquired renown and attained fame, so that the dangers [connected with renown and fame] are found in him?’
For, bhikkhus, as long as a bhikkhu has not acquired renown and attained fame, the dangers [connected with renown and fame] are not found in him; but when he has acquired renown and attained fame, those dangers are found in him.485
When he investigates him, he comes to know: ‘This venerable one has acquired renown and attained fame, but the dangers [connected with renown and fame] are not found in him.’
9. “When he comes to know this, [319] he investigates him further thus: ‘Is this venerable one restrained without fear, not restrained by fear, and does he avoid indulging in sensual pleasures because he is without lust through the destruction of lust?’
When he investigates him, he comes to know: ‘This venerable one is restrained without fear, not restrained by fear, and he avoids indulging in sensual pleasure because he is without lust through the destruction of lust.’
10. “Now, bhikkhus, if others should ask that bhikkhu thus: ‘What are the venerable one’s reasons and what is his evidence whereby he says: “That venerable one is restrained without fear, not restrained by fear, and he avoids indulging in sensual pleasures because he is without lust through the destruction of lust”?’
— answering rightly, that bhikkhu would answer thus: ‘Whether that venerable one dwells in the Sangha or alone, while some there are well behaved and some are ill behaved and some there teach a group,486 while some here are seen concerned about material things and some are unsullied by material things, still that venerable one does not despise anyone because of that.487
And I have heard and learned this from the Blessed One’s own lips: “I am restrained without fear, not restrained by fear, and I avoid indulging in sensual pleasures because I am without lust through the destruction of lust.”’
11. “The Tathāgata, bhikkhus, should be questioned further about that thus: ‘Are there found in the Tathāgata or not any defiled states cognizable through the eye or through the ear?’ The Tathāgata would answer thus: ‘No defiled states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathāgata.’
12. “If asked, ‘Are there found in the Tathāgata or not any mixed states cognizable through the eye or through the ear?’ the Tathāgata would answer thus: ‘No mixed states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathāgata.’
13. “If asked, ‘Are there found in the Tathāgata or not cleansed states cognizable through the eye or through the ear?’ the Tathāgata would answer thus: ‘Cleansed states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathāgata. They are my pathway and my domain, yet I do not identify with them.’488
14. “Bhikkhus, a disciple should approach the Teacher who speaks thus in order to hear the Dhamma. The Teacher teaches him the Dhamma with its higher and higher levels, with its more and more sublime levels, with its dark and bright counterparts. As the Teacher teaches the Dhamma to a bhikkhu in this way, through direct knowledge of a certain teaching here in that Dhamma, [320] the bhikkhu comes to a conclusion about the teachings.489
He places confidence in the Teacher thus: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’
15. “Now if others should ask that bhikkhu thus: ‘What are the venerable one’s reasons and what is his evidence whereby he says, “The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way”?’
— answering rightly, that bhikkhu would answer thus: ‘Here, friends, I approached the Blessed One in order to hear the Dhamma. The Blessed One taught me the Dhamma with its higher and higher levels, with its more and more sublime levels, with its dark and bright counterparts.
As the Blessed One taught the Dhamma to me in this way, through direct knowledge of a certain teaching here in that Dhamma, I came to a conclusion about the teachings.
I placed confidence in the Teacher thus: “The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.”’
16. “Bhikkhus, when anyone’s faith has been planted, rooted, and established in the Tathāgata through these reasons, terms, and phrases, his faith is said to be supported by reasons, rooted in vision, firm;490 it is invincible by any recluse or brahmin or god or Māra or Brahmā or by anyone in the world.
That is how, bhikkhus, there is an investigation of the Tathāgata in accordance with the Dhamma, and that is how the Tathāgata is well investigated in accordance with the Dhamma.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.