Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo!
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại pháp hành này. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.
Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ.
Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, và tương lai quả báo cũng lạc.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ?
Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: "Không có lỗi trong các dục". Những vị này đắm mình trong các dục, hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: "Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn kia thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của các cô gái lang thang trẻ trung này!"
Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, các vị ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: "Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục.
Nhưng chúng ta, do các dục này làm nhân, do các dục này làm duyên, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt".
Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ hột giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới gốc một cây sa-la.
Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sa-la ấy lo sợ, run sợ, và hoảng sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần trên cây sa-la ấy, thần vườn, thần rừng, thần cây, thần các dược thảo, cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau: "Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi!
Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm".
Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt, con nai không ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các loài mối không ăn, và hạt giống có thể nẩy mầm. Ðược mưa lớn nhờ các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy được lớn lên, và một dây leo trẻ, mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám dính cây sa-la ấy.
Này các Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sa-la ấy suy nghĩ như sau: "Không hiểu vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng, thấy sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau: "Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có sợ hãi!
Vì hột giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm".
Khoái lạc thay sự xúc chạm của cây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám vào!" Cây leo ấy có thể bao trùm cây sa-la ấy, sau khi bao trùm, liền làm thành một tàn che trên cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn của cây sa-la ấy có thể bị bóp nghẹt.
Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sa-la ấy suy như sau: "Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống cây leo ấy mà những Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần ở trên các dược thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như sau: "Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi!
Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm".
Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo, cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: "Không có lỗi trong các dục". Những vị này đắm mình trong các dục, họ hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: "Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của cô gái lang thang trẻ trung này!"
Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: "Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục.
Nhưng chúng ta, vì nhân các dục này, vì duyên các dục này, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn đặt tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo cám.
Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn cám, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống.
Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tikitaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú.
Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dấu thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh,
sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi).
Như vậy, vị ấy sống theo hạnh hành hạ xác thân dưới nhiều hình thức như vậy. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra quá nặng về tham ái, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về sân hận, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về si mê, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh.
Với khổ và với ưu, với mặt đầy nước mắt và khóc than, vị ấy sống theo phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra không quá nặng về tham ái, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về sân hận, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về si mê, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh.
Vị ấy ly dục, ly các pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ;
diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm;
ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba;
xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
Như vậy này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn loại pháp hành.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
45. The Shorter Discourse on Ways of Undertaking Things
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “Bhikkhus, there are four ways of undertaking things. What are the four?
There is a way of undertaking things that is pleasant now and ripens in the future as pain.
There is a way of undertaking things that is painful now and ripens in the future as pain.
There is a way of undertaking things that is painful now and ripens in the future as pleasure.
There is a way of undertaking things that is pleasant now and ripens in the future as pleasure.
3. “What, bhikkhus, is the way of undertaking things that is pleasant now and ripens in the future as pain?
Bhikkhus, there are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: ‘There is no harm in sensual pleasures.’ They take to gulping down sensual pleasures and divert themselves with women wanderers who wear their hair bound in a topknot. They say thus: ‘What future fear do these good recluses and brahmins see in sensual pleasures when they speak of abandoning sensual pleasures and describe the full understanding of sensual pleasures? Pleasant is the touch of this woman wanderer’s tender soft downy arm!’
Thus they take to gulping down sensual pleasures, and having done so, on the dissolution of the body, after death, they reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell. There they feel painful, racking, piercing feelings. They say thus: ‘This is the future fear those good recluses and brahmins saw in sensual pleasures when they spoke of abandoning sensual pleasures and described the full understanding of sensual pleasures.
For it is by reason of sensual pleasures, [306] owing to sensual pleasures, that we are now feeling painful, racking, piercing feelings.’
4. “Bhikkhus, suppose that in the last month of the hot season a māluva-creeper pod burst open and a māluva-creeper seed fell at the foot of a sāla tree.
Then a deity living in that tree became fearful, perturbed, and frightened; but the deity’s friends and companions, kinsmen and relatives — garden deities, park deities, tree deities, and deities inhabiting medicinal herbs, grass, and forest-monarch trees — gathered together and reassured that deity thus: ‘Have no fear, sir, have no fear.
Perhaps a peacock will swallow the māluva-creeper seed or a wild animal will eat it or a forest fire will burn it or woodsmen will carry it off or white ants will devour it or it may not even be fertile.’
But no peacock swallowed that seed, no wild animal ate it, no forest fire burned it, no woodsmen carried it off, no white ants devoured it, and it was in fact fertile. Then, being moistened by rain from a rain-bearing cloud, the seed in due course sprouted and the māluva creeper’s tender soft downy tendril wound itself around that sāla tree.
Then the deity living in the sāla tree thought: ‘What future fear did my friends and companions, kinsmen and relatives… see in that māluva-creeper seed when they gathered together and reassured me as they did?
Pleasant is the touch of this māluva creeper’s tender soft downy tendril!’ Then the creeper enfolded the sāla tree, made a canopy over it, draped a curtain all around it, and split the main branches of the tree.
The deity who lived in the tree then realised: ‘This is the future fear they saw in that māluva-creeper seed. [307]
Because of that māluva-creeper seed I am now feeling painful, racking, piercing feelings.’
“So too, bhikkhus, there are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: ‘There is no harm in sensual pleasures.’… They say thus: ‘This is the future fear those good recluses and brahmins saw in sensual pleasures…
that we are now feeling painful, racking, piercing feelings.’ This is called the way of undertaking things that is pleasant now and ripens in the future as pain.
5. “And what, bhikkhus, is the way of undertaking things that is painful now and ripens in the future as pain?
Here, bhikkhus, someone goes naked, rejecting conventions, licking his hands, not coming when asked, not stopping when asked… (as Sutta 12, §45) [308]…
He dwells pursuing the practice of bathing in water three times daily including the evening.
Thus in such a variety of ways he dwells pursuing the practice of tormenting and mortifying the body. On the dissolution of the body, after death, he reappears in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell.
This is called the way of undertaking things that is painful now and ripens in the future as pain.
6. “And what, bhikkhus, is the way of undertaking things that is painful now and ripens in the future as pleasure?
Here, bhikkhus, someone by nature has strong lust, and he constantly experiences pain and grief born of lust; by nature he has strong hate, and he constantly experiences pain and grief born of hate; by nature he has strong delusion, and he constantly experiences pain and grief born of delusion.
Yet in pain and grief, weeping with tearful face, he leads the perfect and pure holy life. On the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, even in the heavenly world.
This is called the way of undertaking things that is painful now and ripens in the future as pleasure.
7. “And what, bhikkhus, is the way of undertaking things that is pleasant now and ripens in the future as pleasure?
Here, bhikkhus, someone by nature does not have strong lust, and he does not constantly experience pain and grief born of lust; by nature he does not have strong hate, and he does not constantly experience pain and grief born of hate; by nature he does not have strong delusion, [309] and he does not constantly experience pain and grief born of delusion.
Quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and abides in the first jhāna…
With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna…
With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna…
With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna… On the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, even in the heavenly world.
This is called the way of undertaking things that is pleasant now and ripens in the future as pleasure. These, bhikkhus, are the four ways of undertaking things.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.