Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

43. Ðại Kinh Phương Quảng

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, tinh xá ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahā Koṭṭhita (Ðại Câu-hy-la), vào buổi chiều, khi thiền định xong, đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Sāriputta ở, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sāriputta những lời chào đón, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahā Koṭṭhita nói với Tôn giả Sāriputta:

(Tuệ giác)

-- Này Hiền giả, liệt tuệ, liệt tuệ (duppañña) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là liệt tuệ?

-- Này Hiền giả, vì không tuệ tri, không tuệ tri (nappajānāti), này Hiền giả nên được gọi là liệt tuệ. Không tuệ tri gì?

Không tuệ tri: đây là Khổ,

không tuệ tri: đây là Khổ tập,

không tuệ tri: đây là Khổ diệt,
không tuệ tri: đây là Con đường đưa đến Khổ diệt.

Vì không tuệ tri, không tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là liệt tuệ.

-- Lành thay, Hiền giả!
Tôn giả Mahā Koṭṭhita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sāriputta nói, rồi hỏi Tôn giả Sāriputta một câu hỏi nữa:

-- Này Hiền giả, trí tuệ, trí tuệ được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào là được gọi là trí tuệ?

-- Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ. Có tuệ tri gì?

Có tuệ tri: đây là Khổ,

có tuệ tri: đây là Khổ tập,

có tuệ tri: đây là Khổ diệt,

có tuệ tri: đây là Con đường đưa đến Khổ diệt.

Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ.


(Thức)

-- Thức, thức (viññāṇa), này Hiền giả, được gọi là như vậy, Này Hiền giả, như thế nào được gọi là thức?

-- Này Hiền giả, vì thức tri, thức tri (vijānāti), này Hiền giả nên được gọi là có thức. Thức tri gì?

Thức tri lạc,

thức tri khổ,

thức tri bất khổ bất lạc.

Vì thức tri, thức tri, này Hiền giả, nên được gọi là có thức.

-- Nầy Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?

-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.

Này Hiền giả, điều gì tuệ tri được là thức tri được, điều gì thức tri được là tuệ tri được.

Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.

-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, thế nào là sự sai khác giữa những pháp được kết hợp, không phải không kết hợp này?

-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, giữa những pháp được kết hợp, không phải không được kết hợp này, trí tuệ cần phải được tu tập (bhāvetabba), còn thức cần phải được liễu tri (pariññeyyaṃ) như vậy là sự sai khác giữa những pháp này.

(Thọ)

-- Cảm thọ, cảm thọ, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là cảm thọ?

-- Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ (vedeti), nên được gọi là cảm thọ. Và cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ bất khổ bất lạc. Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ, nên được gọi là cảm thọ.

(Tưởng)

-- Này Hiền giả, tưởng, tưởng (sañña) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tưởng?

-- Tưởng tri, tưởng tri (sañjānāti), này Hiền giả, nên được gọi là tưởng, Và tưởng tri gì? Tưởng tri màu xanh, tưởng tri màu vàng, tưởng tri màu đỏ, tưởng tri màu trắng. Tưởng tri, tưởng tri, này Hiền giả, nên được gọi là tưởng.

-- Này Hiền giả, thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?

-- Này Hiền giả, cảm thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.

Này Hiền giả, điều gì cảm thọ được là tưởng tri được, điều gì tưởng tri được là cảm thọ được.

Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.

(Thắng tri)

-- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn có thể đưa đến gì?

-- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn,

có thể đưa đến Hư không vô biên xứ; hư không là vô biên,

có thể đưa đến Thức vô biên xứ; thức là vô biên,

có thể đưa đến Vô sở hữu xứ, không có sự vật gì.

-- Này Hiền giả, pháp gì đưa đến nhờ gì có thể tuệ tri được?

-- Này Hiền giả, nhờ tuệ nhãn, pháp được đưa đến có thể tuệ tri.

-- Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa gì?

-- Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa là thắng tri (abhiññattha), có nghĩa là liễu tri (pariññattha), có nghĩa là đoạn tận (pahānattha).

(Chánh kiến)

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi?

-- Này Hiền giả, có hai duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi: Tiếng của người khác và như lý tác ý. Này Hiền giả, do hai duyên này, chánh tri kiến sanh khởi.

-- Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi bao nhiêu chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, và tuệ giải thoát quả, tuệ giải thoát quả công đức?

-- Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi năm chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức.

Ở đây, này Hiền giả, chánh tri kiến có giới (sīla) hỗ trợ, có văn (suta) hỗ trợ, có thảo luận (sākacchā) hỗ trợ, có chỉ (samatha) hỗ trợ, có quán (vipassanā) hỗ trợ.

Này Hiền giả, chánh tri kiến được hỗ trợ bởi năm chi phần này để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức.

(Hữu)

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu hữu (bhava)?

-- Này Hiền giả có ba hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.

-- Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai được xảy ra?

-- Này Hiền giả, bị vô minh ngăn che, bị tham ái trói buộc, các loài hữu tình thích thú chỗ này chỗ kia, như vậy, sự tái sinh trong tương lai được xảy ra.

-- Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai không xảy ra?

-- Này Hiền giả, vô minh được xả ly, minh khởi, tham ái được đoạn diệt, như vậy sự tái sanh trong tương lai không xảy ra.

(Thiền-na thứ nhất)

-- Này Hiền giả, thế nào là Thiền thứ nhất?

-- Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Thiền thứ nhất.

-- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có bao nhiêu chi phần?

-- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có năm chi phần. Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo thành tựu Thiền thứ nhất, có tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có năm chi phần như vậy.

-- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất từ bỏ bao nhiêu chi phần và thành tựu bao nhiêu chi phần?

- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phần và thành tựu năm chi phần. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo thành tựu Thiền thứ nhất từ bỏ tham dục, từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Này Hiền giả, như vậy Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phần, và thành tựu năm chi phần.

(Năm căn)

-- Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới khác nhau, có hành giới khác nhau, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau. Tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.

Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có thọ lãnh cảnh giới, hành giới lẫn nhau, cái gì làm sở y cho chúng, cái gì lãnh thọ cảnh giới, hành giới của chúng?

-- Nầy Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.

Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau, ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng.

-- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên gì mà chúng an trú?

-- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên tuổi thọ (āyu) mà chúng an trú.

-- Này Hiền giả, tuổi thọ do duyên gì mà an trú?

-- Tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú.

-- Này Hiền giả, hơi nóng do duyên gì mà an trú?

-- Hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.

-- Này Hiền giả, nay chúng tôi được biết từ lời nói của Tôn giả Sāriputta là tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú. Nay chúng tôi lại được biết từ lời nói của Tôn giả Sāriputta là hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú. Này Hiền giả, như thế nào, cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này?

-- Này Hiền giả, tôi sẽ cho một ví dụ. Nhờ ví dụ, ở đây, một số người có trí sẽ hiểu ý nghĩa lời nói. Này Hiền giả, ví như khi một cây đèn dầu được thắp sáng, duyên tim đèn, ánh sáng được hiện ra, do duyên ánh sáng, tim đèn được thấy. Cũng vậy này Hiền giả, tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú, và hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.

(Pháp thọ hành)

-- Này Hiền giả, những pháp thọ hành (āyusaṅkhāra) này là những pháp được cảm thọ (vedaniyā) này, hay những pháp thọ hành này khác với những pháp được cảm thọ này?

-- Này Hiền giả, những pháp thọ hành này không phải là những pháp được cảm thọ này. Này Hiền giả, nếu những pháp thọ hành này là những pháp được cảm thọ này thì không thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỷ-kheo đã thành tựu Diệt thọ tưởng định. Này Hiền giả, vì rằng những pháp thọ hành khác, những pháp được cảm thọ khác nên có thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỷ-kheo đã thành tựu Diệt thọ tưởng định.

-- Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào có bao nhiêu pháp được từ bỏ, thì thân này được nằm xuống, quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri?

-- Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào ba pháp được từ bỏ: Tuổi thọ, hơi nóng và thức, thì thân này nằm xuống, được quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri.

-- Này Hiền giả, có sự sai khác gì giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định?

-- Này Hiền giả, vật chết, mạng chung này, thân hành của nó chấm dứt, dừng lại, khẩu hành chấm dứt, dừng lại, tâm hành chấm dứt, dừng lại, tuổi thọ diệt tận, hơi nóng tiêu diệt, các căn bị bại hoại.

Còn vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định, thì thân hành của vị này được chấm dứt, được dừng lại, khẩu hành được chấm dứt, được dừng lại, tâm hành được chấm dứt, được dừng lại, nhưng tuổi thọ không diệt tận, hơi nóng không tiêu diệt, các căn được sáng suốt.

Này Hiền giả, như vậy là sự sai khác giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định.

(Tâm giải thoát)

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc?

-- Này Hiền giả, có bốn duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, do bốn duyên này mà chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát?

-- Này Hiền giả, có hai duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát: không có tác ý nhất thiết tướng và tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà chứng nhập vô tướng tâm giải thoát.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát?

-- Này Hiền giả, có ba duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát: không tác ý nhất thiết tướng, tác ý vô tướng giới, và một sự sửa soạn trước.

Này Hiền giả, do ba duyên này mà an trú vô tướng tâm giải thoát.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát?

-- Này Hiền giả, có hai duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát: tác ý nhất thiết tướng và không tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà xuất khởi vô tướng tâm giải thoát.

-- Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát này, vô sở hữu tâm giải thoát này, không tâm giải thoát này và vô tướng tâm giải thoát này, những pháp này nghĩa sai biệt và danh sai biệt, hay nghĩa đồng nhất và danh sai biệt.

-- Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát và vô tướng tâm giải thoát này, có một pháp môn, này Hiền giả, do pháp môn này, các pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt. Này Hiền giả, thế nào là có pháp môn, do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa sai khác và có danh sai khác?

Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô lượng tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô sở hữu tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là không tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: "Ðây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở". Như vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn và do pháp môn này những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt.

Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt. Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượng; sân là nguyên nhân của hạn lượng; si là nguyên nhân của hạn lượng.

Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này đã được chặt tận gốc như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.

Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát không có tham, không có sân, không có si.

Tham, này Hiền giả, là một vật gì (chướng ngại), sân là một vật gì (chướng ngại), si là một vật gì (chướng ngại). Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này đã được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.

Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô sở hữu, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát ấy không có tham, không có sân, không có si.

Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướng, sân là nhân tạo ra tướng, si là nhân tạo ra tướng. Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.

Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô tướng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát này không có tham, không có sân, không có si. Như vậy, này Hiền giả, là pháp môn này, những pháp ấy là đồng nghĩa nhưng danh sai biệt.

Tôn giả Sāriputta thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahā Koṭṭhita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sāriputta dạy.


43. The Greater Series of Questions and Answers

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[292] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Then, when it was evening, the venerable Mahā Koṭṭhita rose from meditation, went to the venerable Sāriputta, and exchanged greetings with him.428 When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and said to the venerable Sāriputta:

(WISDOM)

2. “‘One who is unwise, one who is unwise’ is said, friend. With reference to what is this said, ‘one who is unwise’?”

“‘One does not wisely understand, one does not wisely understand,’ friend; that is why it is said, ‘one who is unwise.’ And what doesn’t one wisely understand?

One does not wisely understand: ‘This is suffering’;

one does not wisely understand: ‘This is the origin of suffering’;

one does not wisely understand: ‘This is the cessation of suffering’;
one does not wisely understand: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’

‘One does not wisely understand, one does not wisely understand,’ friend; that is why it is said, ‘one who is unwise.’”

Saying, “Good, friend,” the venerable Mahā Koṭṭhita delighted and rejoiced in the venerable Sāriputta’s words. Then he asked him a further question:

3. “‘One who is wise, one who is wise,’ is said, friend. With reference to what is this said, ‘one who is wise’?”

“‘One wisely understands, one wisely understands,’ friend; that is why it is said, ‘one who is wise.’ What does one wisely understand?

One wisely understands: ‘This is suffering’;

one wisely understands: ‘This is the origin of suffering’;

one wisely understands: ‘This is the cessation of suffering’;

one wisely understands: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’

‘One wisely understands, one wisely understands,’ friend; that is why it is said, ‘one who is wise.’”429


(CONSCIOUSNESS)

4. “‘Consciousness, consciousness’ is said, friend. With reference to what is ‘consciousness’ said?”

“‘It cognizes, it cognizes,’ friend; that is why ‘consciousness’ is said.430 What does it cognize?

It cognizes: ‘[This is] pleasant’;

it cognizes: ‘[This is] painful’;

it cognizes: ‘[This is] neither-painful-nor-pleasant.’

‘It cognizes, it cognizes,’ friend; that is why ‘consciousness’ is said.”431

5. “Wisdom and consciousness, friend — are these states conjoined or disjoined? And is it possible to separate each of these states from the other in order to describe the difference between them?”

“Wisdom and consciousness, friend — these states are conjoined, not disjoined, and it is impossible to separate each of these states from the other in order to describe the difference between them.

For what one wisely understands, that one cognizes, and what one cognizes, that one wisely understands. [293]

That is why these states are conjoined, not disjoined, and it is impossible to separate each of these states from the other in order to describe the difference between them.”432

6. “What is the difference, friend, between wisdom and consciousness, these states that are conjoined, not disjoined?”

“The difference, friend, between wisdom and consciousness, these states that are conjoined, not disjoined, is this: wisdom is to be developed, consciousness is to be fully understood.”433

(FEELING)

7. “‘Feeling, feeling’ is said, friend. With reference to what is ‘feeling’ said?”

“‘It feels, it feels,’ friend; that is why ‘feeling’ is said. What does it feel? It feels pleasure, it feels pain, it feels neither-pain-nor-pleasure. ‘It feels, it feels,’ friend, that is why ‘feeling’ is said.”434

(PERCEPTION)

8. “‘Perception, perception,’ is said, friend. With reference to what is ‘perception’ said?”

“‘It perceives, it perceives,’ friend; that is why ‘perception’ is said. What does it perceive? It perceives blue, it perceives yellow, it perceives red, and it perceives white. ‘It perceives, it perceives,’ friend; that is why ‘perception’ is said.”435

9. “Feeling, perception, and consciousness, friend — are these states conjoined or disjoined? And is it possible to separate each of these states from the others in order to describe the difference between them?”

“Feeling, perception, and consciousness, friend — these states are conjoined, not disjoined, and it is impossible to separate each of these states from the others in order to describe the difference between them.

For what one feels, that one perceives; and what one perceives, that one cognizes.

That is why these states are conjoined, not disjoined, and it is impossible to separate each of these states from the others in order to describe the difference between them.”436

(KNOWABLE BY MIND ALONE)

10. “Friend, what can be known by purified mind-consciousness released from the five faculties?”

“Friend, by purified mind-consciousness released from the five faculties

the base of infinite space can be known thus: ‘Space is infinite’;

the base of infinite consciousness can be known thus: ‘Consciousness is infinite’;

and the base of nothingness can be known thus: ‘There is nothing.’”437

11. “Friend, with what does one understand a state that can be known?”

“Friend, one understands a state that can be known with the eye of wisdom.”438

12. “Friend, what is the purpose of wisdom?”

“The purpose of wisdom, friend, is direct knowledge, its purpose is full understanding, its purpose is abandoning.”439

(RIGHT VIEW)

[294] 13. “Friend, how many conditions are there for the arising of right view?”

“Friend, there are two conditions for the arising of right view: the voice of another and wise attention. These are the two conditions for the arising of right view.”440

14. “Friend, by how many factors is right view assisted when it has deliverance of mind for its fruit, deliverance of mind for its fruit and benefit, when it has deliverance by wisdom for its fruit, deliverance by wisdom for its fruit and benefit?”

“Friend, right view is assisted by five factors when it has deliverance of mind for its fruit, deliverance of mind for its fruit and benefit, when it has deliverance by wisdom for its fruit, deliverance by wisdom for its fruit and benefit.

Here, friend, right view is assisted by virtue, learning, discussion, serenity, and insight.

Right view assisted by these five factors has deliverance of mind for its fruit, deliverance of mind for its fruit and benefit; it has deliverance by wisdom for its fruit, deliverance by wisdom for its fruit and benefit.”441

(BEING)

15. “Friend, how many kinds of being are there?”

“There are these three kinds of being, friend: sense-sphere being, fine-material being, and immaterial being.”

16. “Friend, how is renewal of being in the future generated?”

“Friend, renewal of being in the future is generated through the delighting in this and that on the part of beings who are hindered by ignorance and fettered by craving.”442

17. “Friend, how is renewal of being in the future not generated?”

“Friend, with the fading away of ignorance, with the arising of true knowledge, and with the cessation of craving, renewal of being in the future is not generated.”

(THE FIRST JHĀNA)

18. “Friend, what is the first jhāna?”

“Here, friend, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. This is called the first jhāna.”

19. “Friend, how many factors does the first jhāna have?”

“Friend, the first jhāna has five factors. Here, when a bhikkhu has entered upon the first jhāna, there occur applied thought, sustained thought, rapture, pleasure, and unification of mind. That is how the first jhāna has five factors.”

20. “Friend, how many factors are abandoned in the first jhāna and how many factors are possessed?”

“Friend, in the first jhāna five factors are abandoned and five factors are possessed. Here, when a bhikkhu has entered upon the first jhāna, sensual desire is abandoned, ill will is abandoned, sloth and torpor are abandoned, restlessness and remorse [295] are abandoned, and doubt is abandoned; and there occur applied thought, sustained thought, rapture, pleasure, and unification of mind. That is how in the first jhāna five factors are abandoned and five factors are possessed.”

(THE FIVE FACULTIES)

21. “Friend, these five faculties each have a separate field, a separate domain, and do not experience each other’s field and domain, that is, the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, and the body faculty.

Now of these five faculties, each having a separate field, a separate domain, not experiencing each other’s field and domain, what is their resort, what experiences their fields and domains?”443

“Friend, these five faculties each have a separate field, a separate domain, and do not experience each other’s field and domain, that is, the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, and the body faculty.

Now these five faculties, each having a separate field, a separate domain, not experiencing each other’s field and domain, have mind as their resort, and mind experiences their fields and domains.”

22. “Friend, as to these five faculties — that is, the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, and the body faculty — what do these five faculties stand in dependence on?”

“Friend, as to these five faculties — that is, the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, and the body faculty — these five faculties stand in dependence on vitality.”444

“Friend, what does vitality stand in dependence on?”

“Vitality stands in dependence on heat.”445

“Friend, what does heat stand in dependence on?”

“Heat stands in dependence on vitality.”

“Just now, friend, we understood the venerable Sāriputta to have said: ‘Vitality stands in dependence on heat’; and now we understand him to say: ‘Heat stands in dependence on vitality.’ How should the meaning of these statements be regarded?”

“In that case, friend, I shall give you a simile, for some wise men here understand the meaning of a statement by means of a simile. Just as when an oil-lamp is burning, its radiance is seen in dependence on its flame and its flame is seen in dependence on its radiance; so too, vitality stands in dependence on heat and heat stands in dependence on vitality.”

(VITAL FORMATIONS)

23. “Friend, are vital formations things that can be felt or are vital formations one thing and things that can be felt another?” [296]

“Vital formations, friend, are not things that can be felt.446 If vital formations were things that can be felt, then a bhikkhu who has entered upon the cessation of perception and feeling would not be seen to emerge from it. Because vital formations are one thing and things that can be felt another, a bhikkhu who has entered upon the cessation of perception and feeling can be seen to emerge from it.”

24. “Friend, when this body is bereft of how many states is it then discarded and forsaken, left lying senseless like a log?”447

“Friend, when this body is bereft of three states — vitality, heat, and consciousness — it is then discarded and forsaken, left lying senseless like a log.”

25. “Friend, what is the difference between one who is dead, who has completed his time, and a bhikkhu who has entered upon the cessation of perception and feeling?”

“Friend, in the case of one who is dead, who has completed his time, his bodily formations have ceased and subsided, his verbal formations have ceased and subsided, his mental formations have ceased and subsided, his vitality is exhausted, his heat has been dissipated, and his faculties are fully broken up.

In the case of a bhikkhu who has entered upon the cessation of perception and feeling, his bodily formations have ceased and subsided, his verbal formations have ceased and subsided, his mental formations have ceased and subsided, but his vitality is not exhausted, his heat has not been dissipated, and his faculties become exceptionally clear.448

This is the difference between one who is dead, who has completed his time, and a bhikkhu who has entered upon the cessation of perception and feeling.”

(DELIVERANCE OF MIND)

26. “Friend, how many conditions are there for the attainment of the neither-painful-nor-pleasant deliverance of mind?”

“Friend, there are four conditions for the attainment of the neither-painful-nor-pleasant deliverance of mind: here, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. These are the four conditions for the attainment of the neither-painful-nor-pleasant deliverance of mind.”

27. “Friend, how many conditions are there for the attainment of the signless deliverance of mind?”

“Friend, there are two conditions for the attainment of the signless deliverance of mind: non-attention to all signs and attention to the signless element. These are the two conditions for the attainment of the signless deliverance of mind.”449

28. “Friend, how many conditions are there for the persistence of the signless deliverance of mind?”

“Friend, there are three conditions for the persistence of the signless deliverance of mind: [297] non-attention to all signs, attention to the signless element, and the prior determination [of its duration].

These are the three conditions for the persistence of the signless deliverance of mind.”

29. “Friend, how many conditions are there for emergence from the signless deliverance of mind?”

“Friend, there are two conditions for emergence from the signless deliverance of mind: attention to all signs and non-attention to the signless element. These are the two conditions for emergence from the signless deliverance of mind.”

30. “Friend, the immeasurable deliverance of mind, the deliverance of mind through nothingness, the deliverance of mind through voidness, and the signless deliverance of mind: are these states different in meaning and different in name, or are they one in meaning and different only in name?”

“Friend, the immeasurable deliverance of mind, the deliverance of mind through nothingness, the deliverance of mind through voidness, and the signless deliverance of mind: there is a way in which these states are different in meaning and different in name, and there is a way in which they are one in meaning and different only in name.

31. “What, friend, is the way in which these states are different in meaning and different in name? Here a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth;

so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

He abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… He abides pervading one quarter with a mind imbued with altruistic joy… He abides pervading one quarter with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth;

so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will. This is called the immeasurable deliverance of mind.

32. “And what, friend, is the deliverance of mind through nothingness? Here, with the complete surmounting of the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. This is called the deliverance of mind through nothingness.

33. “And what, friend, is the deliverance of mind through voidness? Here a bhikkhu, gone to the forest or to the root of a tree or to an empty hut, reflects thus: ‘This is void of a self or of what belongs to a self.’ [298] This is called the deliverance of mind through voidness.450

34. “And what, friend, is the signless deliverance of mind? Here, with non-attention to all signs, a bhikkhu enters upon and abides in the signless concentration of mind. This is called the signless deliverance of mind.451 This is the way in which these states are different in meaning and different in name.

35. “And what, friend, is the way in which these states are one in meaning and different only in name? Lust is a maker of measurement, hate is a maker of measurement, delusion is a maker of measurement.452

In a bhikkhu whose taints are destroyed, these are abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that they are no longer subject to future arising.

Of all the kinds of immeasurable deliverance of mind, the unshakeable deliverance of mind is pronounced the best. Now that unshakeable deliverance of mind is void of lust, void of hate, void of delusion.453

36. “Lust is a something, hate is a something, delusion is a something.454 In a bhikkhu whose taints are destroyed, these are abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that they are no longer subject to future arising.

Of all the kinds of deliverance of mind through nothingness, the unshakeable deliverance of mind is pronounced the best.455 Now that unshakeable deliverance of mind is void of lust, void of hate, void of delusion.

37. “Lust is a maker of signs, hate is a maker of signs, delusion is a maker of signs.456 In a bhikkhu whose taints are destroyed, these are abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that they are no longer subject to future arising.

Of all the kinds of signless deliverance of mind, the unshakeable deliverance of mind is pronounced the best.457 Now that unshakeable deliverance of mind is void of lust, void of hate, void of delusion. This is the way in which these states are one in meaning and different only in name.”458

That is what the venerable Sāriputta said. The venerable Mahā Koṭṭhita was satisfied and delighted in the venerable Sāriputta’s words.







Close
Close