Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

40. Tiểu Kinh Xóm Ngựa

Dịch giả: Dịch Giả (từ Pāli): Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông có được hỏi: "Các Ông là ai!" Các Ông phải tự nhận: "Chúng tôi là Sa-môn". Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: "Những pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, chúng ta sẽ tu tập pháp môn ấy.

Như vậy danh xưng này của chúng ta mới chân chính và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những thứ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích".

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục không được đoạn diệt, có tâm sân hận và lòng sân hận không được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ không được đoạn diệt, có tâm thù hận và lòng thù hận không được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối không được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại không được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố không được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn không được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá không được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá không được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục không được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến không được đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì không thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, sự đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

Này các Tỷ-kheo, ví như một loại võ khí nguy hiểm tên mataja có hai lưỡi rất sắc bén, có thể được bao lại và bỏ vào trong một cái bao. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói sự xuất gia của Tỷ-kheo ấy là như vậy.

Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị mang đại y (Sanghati) chỉ tùy thuộc vào mang đại y. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị lõa thể chỉ tùy thuộc vào lõa thể. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống thoa bụi và đất chỉ tùy thuộc vào hạnh thoa bụi và đất. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống theo lễ nghi tắm rửa chỉ tùy thuộc vào lễ nghi tắm rửa.

Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống dưới gốc cây chỉ tùy thuộc vào hạnh sống dưới gốc cây. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống ngoài trời chỉ tùy thuộc vào hạnh sống ngoài trời. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh đứng thẳng chỉ tùy thuộc vào hạnh đứng thẳng.

Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị ăn uống có định kỳ chỉ tùy thuộc vào hạnh ăn uống có định kỳ. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người sống theo chú thuật chỉ tùy thuộc vào hạnh sống theo chú thuật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của vị bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc.

Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục được đoạn diệt chỉ nhờ vào hạnh mang đại y của người mang đại y, nếu lòng sân của người có tâm sân được đoạn diệt, nếu lòng phẫn nộ của người có tâm phẫn nộ được đoạn diệt, nếu lòng hiềm hận của người có tâm hiềm hận được đoạn diệt, nếu lòng giả dối của người có tâm giả dối được đoạn diệt, nếu lòng não hại của người có tâm não hại được đoạn diệt, nếu lòng tật đố của người có tâm tật đố được đoạn diệt, nếu lòng xan lẩn của người có tâm xan lẩn được đoạn diệt, nếu lòng man trá của người có tâm man trá được đoạn diệt, nếu lòng xảo trá của người có tâm xảo trá được đoạn diệt, nếu lòng ái dục của người có tâm ái dục được đoạn diệt, nếu tà kiến của người có tà kiến được đoạn diệt, (chỉ nhờ hạnh mang đại y của người mang đại y),

thì những thân hữu quyến thuộc, bà con cùng một huyết thống có thể khiến người đó mang đại y ngay khi người đó mới sanh, và khuyên người đó mặc đại y như sau:

"Này hiền nhi, hãy mang đại y, nếu mang đại y thì lòng tham dục của người có tâm tham dục sẽ được đoạn diệt, lòng sân của người có tâm sân sẽ được đoạn diệt, lòng giả dối của người có tâm giả dối sẽ được đoạn diệt, lòng não hại của người có tâm não hại sẽ được đoạn diệt, lòng tật đố của người có tâm tật đố sẽ được đoạn diệt, lòng xan lẩn của người có tâm xan lẩn sẽ được đoạn diệt, lòng man trá của người có tâm man trá sẽ được đoạn diệt, lòng xảo trá của người có tâm xảo trá sẽ được đoạn diệt, lòng ái dục của người có tâm ái dục sẽ được đoạn diệt, tà kiến của người có tà kiến sẽ được đoạn diệt chỉ nhờ mang đại y.

"Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người mang đại y nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẩn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tâm tà kiến, nên Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người có tham dục chỉ tùy thuộc vào hạnh mang đại y của vị ấy.

Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục được đoạn diệt chỉ nhờ hạnh lõa thể của người lõa thể... chỉ nhờ hạnh thoa bụi và đất của người sống theo hạnh thoa bụi và đất... chỉ nhờ hạnh lễ nghi tắm rửa của người sống theo hạnh lễ nghi tắm rửa...

chỉ nhờ hạnh sống dưới gốc cây của người sống dưới gốc cây... chỉ nhờ hạnh sống ngoài trời của người sống ngoài trời... chỉ nhờ hạnh sống đứng thẳng của người sống đứng thẳng...

chỉ nhờ hạnh ăn uống có định kỳ của người sống ăn uống có định kỳ... chỉ nhờ hạnh sống theo chú thuật của người sống theo chú thuật...

Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục đoạn diệt chỉ nhờ hạnh bện tóc của người sống theo hạnh bện tóc; nếu lòng sân hận của người có tâm sân hận... (như trên)..., nếu tà kiến của người có tà kiến được đoạn diệt (chỉ nhờ hạnh của người sống theo hạnh bện tóc),

thì những thân hữu quyến thuộc, bà con cùng một huyết thống có thể khiến người đó bện tóc; ngay khi người đó mới sinh, và khuyên người đó bện tóc như sau: "Này hiền nhi, hãy bện tóc; nếu bện tóc thì lòng tham dục của người có tâm tham dục sẽ được đoạn diệt, lòng sân hận của người có tâm sân hận... tà kiến của người có tà kiến sẽ được đoạn diệt, chỉ nhớ sống theo hạnh bện tóc"".

Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người theo hạnh bện tóc nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẩn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tà kiến, nên Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc của vị ấy.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân hận và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt...

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh; do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ. Nếu có người từ phương Ðông đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước. Người ấy đi đến hồ sen ấy, giải trừ khát nước và giải trừ nóng bức. Nếu có người từ phương Tây đi đến, nếu có người từ phương Bắc đi đến, nếu có người từ phương Nam đi đến, nếu có người từ bất cứ ở đâu đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước, người ấy đi đến hồ sen ấy, giải trừ khát nước, giải trừ nóng bức.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có người từ gia đình Sát-đế-lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến Pháp và Luật do Như lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nếu vị ấy từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá (Vessa)... từ gia đình Thủ đà (Sudda)

xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn.

Nếu từ gia đình Sát-đế-lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá... từ gia đình Thủ đà

xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


40. The Shorter Discourse at Assapura

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[281] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Angan country at a town of the Angans named Assapura. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “‘Recluses, recluses,’ bhikkhus, that is how people perceive you. And when you are asked, ‘What are you?’ you claim that you are recluses. Since that is what you are designated and what you claim to be, you should train thus: ‘We will practise the way proper to the recluse422

so that our designations may be true and our claims genuine, and so that the services of those whose robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites we use shall bring them great fruit and benefit, and so that our going forth shall not be in vain but fruitful and fertile.’

3. “How, bhikkhus, does a bhikkhu not practise the way proper to the recluse? For so long as a bhikkhu who is covetous has not abandoned covetousness, who has a mind of ill will has not abandoned ill will, who is angry has not abandoned anger, who is resentful has not abandoned resentment, who is contemptuous has not abandoned contempt, who is insolent has not abandoned insolence, who is envious has not abandoned envy, who is avaricious has not abandoned avarice, who is fraudulent has not abandoned fraud, who is deceitful has not abandoned deceit, who has evil wishes has not abandoned evil wishes, who has wrong view has not abandoned wrong view,423

for so long he does not practise the way proper to the recluse, I say, because of his failure to abandon these stains for the recluse, these faults for the recluse, these dregs for the recluse, which are grounds for rebirth in a state of deprivation and whose results are to be experienced in an unhappy destination.

4. “Suppose the weapon called a mataja, well whetted on both edges, were enclosed and encased in a patchwork sheath. I say that such a bhikkhu’s going forth is comparable to that.

5. “I do not say that the recluse’s status comes about in a patchwork-cloak wearer through the mere wearing of the patchwork cloak, nor in a naked ascetic through mere nakedness, nor in one caked with dust and dirt through being caked with dust and dirt, nor in a ritualistic bather through mere ritualistic bathing,

nor in a tree-root dweller through mere [282] dwelling at the root of a tree, nor in an open-air dweller through mere dwelling in the open air, nor in a practitioner of continuous standing through mere continuous standing,

nor in a taker of food at stated intervals through mere taking of food at stated intervals, nor in a reciter of incantations through mere recitation of incantations; nor do I say that the recluse’s status comes about in a matted-hair ascetic through mere wearing of the hair matted.

6. “Bhikkhus, if through the mere wearing of the patchwork cloak a patchwork-cloak wearer who was covetous abandoned covetousness, who had a mind of ill will abandoned ill will… who had wrong view abandoned wrong view,

then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would make him a patchwork-cloak wearer as soon as he was born and have him undertake the patchwork-cloak wearing thus:

‘Come, my dear, be a patchwork-cloak wearer so that, by the mere wearing of the patchwork-cloak, when you are covetous you will abandon covetousness, when you have a mind of ill will you will abandon ill will… when you have wrong view you will abandon wrong view.’

But I see here a patchwork-cloak wearer who is covetous, who has a mind of ill will… who has wrong view; and that is why I do not say that the recluse’s status comes about in a patchwork-cloak wearer through the mere wearing of the patchwork cloak.

“If through mere nakedness a naked ascetic who was covetous abandoned covetousness… If through mere dust and dirt… If through mere ritualistic bathing…

If through mere dwelling at the root of a tree… If through mere dwelling in the open air… If through mere continuous standing…

If through mere taking of food at stated intervals… If through mere recitation of incantations…

If through mere wearing of the hair matted… [283]…



and that is why I do not say that the recluse’s status comes about in a matted-hair ascetic through the mere wearing of the hair matted.

7. “How, bhikkhus, does a bhikkhu practise the way proper to the recluse? When any bhikkhu who was covetous has abandoned covetousness, who had a mind of ill will has abandoned ill will, who was angry has abandoned anger, who was resentful has abandoned resentment, who was contemptuous has abandoned contempt, who was insolent has abandoned insolence, who was envious has abandoned envy, who was avaricious has abandoned avarice, who was fraudulent has abandoned fraud, who was deceitful has abandoned deceit, who had evil wishes has abandoned evil wishes, who had wrong view has abandoned wrong view,

then he practises the way proper to the recluse, I say, because of his abandoning these stains for the recluse, these faults for the recluse, these dregs for the recluse, which are grounds for rebirth in a state of deprivation and whose results are to be experienced in an unhappy destination.

8. “He sees himself purified of all these evil unwholesome states, he sees himself liberated from them. When he sees this, gladness is born in him. When he is glad, rapture is born in him; in one who is rapturous, the body becomes tranquil; one whose body is tranquil feels pleasure; in one who feels pleasure, the mind becomes concentrated.

9. “He abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

10–12. “He abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion…

with a mind imbued with altruistic joy…

with a mind imbued with equanimity… abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

13. “Suppose there were a pond with clear, agreeable cool water, transparent, with smooth banks, delightful. [284] If a man, scorched and exhausted by hot weather, weary, parched, and thirsty, came from the east or from the west or from the north or from the south or from where you will, having come upon the pond he would quench his thirst and his hot-weather fever.

So too, bhikkhus, if anyone from a clan of nobles goes forth from the home life into homelessness, and after encountering the Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata, develops loving-kindness, compassion, appreciative joy, and equanimity, and thereby gains internal peace, then because of that internal peace he practises the way proper to the recluse, I say. And if anyone from a clan of brahmins goes forth… If anyone from a clan of merchants goes forth… If anyone from a clan of workers goes forth…

If anyone from any clan goes forth from the home life into homelessness, and after encountering the Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata, develops loving-kindness, compassion, appreciative joy, and equanimity, and thereby gains internal peace, then because of that internal peace he practises the way proper to the recluse, I say.

14. “Bhikkhus, if anyone from a clan of nobles goes forth from the home life into homelessness, and by realising for himself with direct knowledge here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints, then he is already a recluse because of the destruction of the taints.424 And if anyone from a clan of brahmins goes forth… If anyone from a clan of merchants goes forth… If anyone from a clan of workers goes forth

… If anyone from any clan goes forth from the home life into homelessness, and by realising for himself with direct knowledge here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints, then he is already a recluse because of the destruction of the taints.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close