"Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương- già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:"
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông được hỏi: "Các Ông là ai!" Các Ông phải tự nhận: "Chúng tôi là Sa-môn". Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: "Chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa-môn, những pháp tác thành Bà-la-môn.
Như vậy, danh xưng này của chúng ta mới chân chánh và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những đồ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích".
(Giới hạnh)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp tác thành Sa-môn, và các pháp tác thành Bà-la-môn? "Chúng ta sẽ thành tựu tàm quý", như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các Ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Thân hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì thân hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Khẩu hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì khẩu hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Ý hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì ý hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và ý hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Sanh mạng chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì sanh mạng thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Hộ trì các căn)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải hộ trì các căn. Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, và các căn đã được hộ trì, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Tiết chế ăn uống)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải biết tiết độ trong ăn uống, với chánh tư duy, chúng ta thọ thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh và các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Chú tâm cảnh giác)
Này các Tỷ-kheo, thế nào la các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải chú tâm cảnh giác. Ban ngày đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh giữa, chúng ta phải nằm dáng nằm con sư tử, nghiêng bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến lúc thức dậy lại. Ban đêm canh đầu thức dậy, đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Chánh niệm tỉnh giác)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Ðoạn trừ các triền cái)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm.
Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng, và an trú chánh niệm trước mặt.
Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Này các Tỷ-kheo, như một người mắc nợ liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được những nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.
Này các Tỷ-kheo, như một người bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.
Này các Tỷ-kheo, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời gian được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. "Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.
Này các Tỷ-kheo, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy sau một thời gian thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại.
Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.
Này các Tỷ-kheo, như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc. Người ấy sau một thời gian đã đi khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.
Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình, quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các Tỷ-kheo, cũng như không mắc nợ, không bị bệnh tật được khỏi tù tội, được tự do, đến được đất lành yên ổn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi chúng được diệt trừ.
(Bốn tầng thiền-na)
Sau khi đã đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác, bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh thấm nhuần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
(Ba Minh)
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.
Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sinh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này các Tỷ-kheo, ví như một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại trở về làng của mình, người ấy nghĩ: "Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây, ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã trở về làng của ta".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh.
Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.
Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh.
Vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, cõi Trời, trên đời này.
Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Này các Tỷ-kheo, ví như có hai nhà có cửa, và ở đây, một người có mắt đứng ở giữa, người này có thể thấy các người (khác) đi vào nhà, đi ra, đi qua, đi lại.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này.
Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, vị ấy thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí.
Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ",
biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của Khổ",
biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ",
biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ",
biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc",
biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc",
biết như thật: "Ðây là sự đoạn trừ các lậu hoặc",
biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".
Này các Tỷ-kheo, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết như thật: "Ðây là khổ... biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc!" Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần phải làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".
(Bậc A-la-hán)
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được gọi là Sa-môn, là Bà-la-môn, là vị đã tắm sạch sẽ, là vị đã biết và hiểu rõ, là bậc có học, là bậc Thánh, là bậc A-la-hán.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào, Tỷ-kheo là Sa-môn? Vị này đã làm cho dừng lại các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Sa-môn.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào Tỷ-kheo là Bà-la-môn? Vị này đã tẩn xuất ra ngoài các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Bà-la-môn.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ? Vị này đã tắm gội sạch sẽ các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã biết và hiểu rõ? Vị này đã biết và hiểu rõ các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã biết và hiểu rõ.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo có học? Vị này đã tiêu diệt các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có học.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh? Vị này đã làm cho xa lìa các ác pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc A-la-hán? Vị này đã làm cho xa lìa các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
39. The Greater Discourse at Assapura
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Angan country at a town of the Angans named Assapura. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “‘Recluses, recluses,’ bhikkhus, that is how people perceive you. And when you are asked, ‘What are you?’, you claim that you are recluses. Since that is what you are designated and what you claim to be, you should train thus: ‘We will undertake and practise those things that make one a recluse, that make one a brahmin,415
so that our designations may be true and our claims genuine, and so that the services of those whose robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites we use shall bring them great fruit and benefit, and so that our going forth shall not be in vain but fruitful and fertile.’
(CONDUCT AND LIVELIHOOD)
3. “And what, bhikkhus, are the things that make one a recluse, that make one a brahmin? Bhikkhus, you should train thus: ‘We will be possessed of shame and fear of wrongdoing.’416
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing. That much is enough, that much has been done, the goal of recluseship has been reached, there is nothing more for us to do’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.417
4. “What more is to be done? [272] Bhikkhus, you should train thus: ‘Our bodily conduct shall be purified, clear and open, flawless and restrained, and we will not laud ourselves and disparage others on account of that purified bodily conduct.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing and our bodily conduct has been purified. That much is enough, that much has been done, the goal of recluseship has been reached, there is nothing more for us to do’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
5. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘Our verbal conduct shall be purified, clear and open, flawless and restrained, and we will not laud ourselves and disparage others on account of that purified verbal conduct.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct has been purified, and our verbal conduct has been purified. That much is enough… ’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
6. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘Our mental conduct shall be purified, clear and open, flawless and restrained, and we will not laud ourselves and disparage others on account of that purified mental conduct.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct and verbal conduct have been purified, and our mental conduct has been purified. That much is enough… ’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
7. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘Our livelihood shall be purified, clear and open, flawless and restrained, and we will not laud ourselves and disparage others on account of that purified livelihood.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct, verbal conduct, and mental conduct have been purified, and our livelihood has been purified. [273] That much is enough… ’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
(RESTRAINT OF THE SENSES)
8. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘We will guard the doors of our sense faculties. On seeing a form with the eye, we will not grasp at its signs and features. Since, if we left the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade us, we will practise the way of its restraint, we will guard the eye faculty, we will undertake the restraint of the eye faculty. On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, we will not grasp at its signs and features.
Since, if we left the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade us, we will practise the way of its restraint, we will guard the mind faculty, we will undertake the restraint of the mind faculty.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct, verbal conduct, mental conduct, and livelihood have been purified, and we guard the doors of our sense faculties. That much is enough… ’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
(MODERATION IN EATING)
9. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘We will be moderate in eating. Reflecting wisely, we will take food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the endurance and continuance of this body, for ending discomfort, and for assisting the holy life, considering: “Thus I shall terminate old feelings without arousing new feelings and I shall be healthy and blameless and shall live in comfort.”’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct, verbal conduct, mental conduct, and livelihood have been purified, we guard the doors of our sense faculties, and we are moderate in eating. That much is enough… ’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
(WAKEFULNESS)
10. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘We will be devoted to wakefulness. During the day, while walking back and forth and sitting, we will purify our minds of obstructive states. In the first watch of the night, [274] while walking back and forth and sitting, we will purify our minds of obstructive states. In the middle watch of the night we will lie down on the right side in the lion’s pose with one foot overlapping the other, mindful and fully aware, after noting in our minds the time for rising. After rising, in the third watch of the night, while walking back and forth and sitting, we will purify our minds of obstructive states.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct, verbal conduct, mental conduct, and livelihood have been purified, we guard the doors of our sense faculties, we are moderate in eating, and we are devoted to wakefulness. That much is enough… ’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
(MINDFULNESS AND FULL AWARENESS)
11. “What more is to be done? Bhikkhus, you should train thus: ‘We will be possessed of mindfulness and full awareness. We will act in full awareness when going forward and returning; we will act in full awareness when looking ahead and looking away; we will act in full awareness when flexing and extending our limbs; we will act in full awareness when wearing our robes and carrying our outer robe and bowl; we will act in full awareness when eating, drinking, consuming food, and tasting; we will act in full awareness when defecating and urinating; we will act in full awareness when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and keeping silent.’
Now, bhikkhus, you may think thus: ‘We are possessed of shame and fear of wrongdoing, our bodily conduct, verbal conduct, mental conduct, and livelihood have been purified, we guard the doors of our sense faculties, we are moderate in eating, we are devoted to wakefulness, and we are possessed of mindfulness and full awareness. That much is enough, that much has been done, the goal of recluseship has been reached, there is nothing more for us to do’; and you may rest content with that much.
Bhikkhus, I inform you, I declare to you: You who seek the recluse’s status, do not fall short of the goal of recluseship while there is more to be done.
(ABANDONING OF THE HINDRANCES)
12. “What more is to be done? Here, bhikkhus, a bhikkhu resorts to a secluded resting place: the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, a jungle thicket, an open space, a heap of straw.
13. “On returning from his almsround, after his meal he sits down, folding his legs crosswise, setting his body erect and establishing mindfulness before him.
Abandoning covetousness for the world, he abides with a mind free from covetousness; he purifies his mind from covetousness. Abandoning ill will and hatred, he abides with a mind free from ill will, compassionate for the welfare of all living beings; [275] he purifies his mind from ill will and hatred. Abandoning sloth and torpor, he abides free from sloth and torpor, percipient of light, mindful and fully aware; he purifies his mind from sloth and torpor. Abandoning restlessness and remorse, he abides unagitated with a mind inwardly peaceful; he purifies his mind from restlessness and remorse. Abandoning doubt, he abides having gone beyond doubt, unperplexed about wholesome states; he purifies his mind from doubt.
14. “Bhikkhus, suppose a man were to take a loan and undertake business and his business were to succeed so that he could repay all the money of the old loan and there would remain enough extra to maintain a wife; then on considering this, he would be glad and full of joy.
Or suppose a man were afflicted, suffering and gravely ill, and his food would not agree with him and his body had no strength, but later he would recover from the affliction and his food would agree with him and his body would regain strength; then on considering this, he would be glad and full of joy.
Or suppose a man were imprisoned in a prison house, but later he would be released from prison, safe and secure, with no loss to his property; then on considering this, he would be glad and full of joy.
Or suppose a man were a slave, not self-dependent but dependent on others, unable to go where he wants, but later on he would be released from slavery, self-dependent, independent of others, a freed man able to go where he wants;
then on considering this, [276] he would be glad and full of joy.
Or suppose a man with wealth and property were to enter a road across a desert, but later on he would cross over the desert, safe and secure, with no loss to his property; then on considering this, he would be glad and full of joy.
So too, bhikkhus, when these five hindrances are unabandoned in himself, a bhikkhu sees them respectively as a debt, a disease, a prison house, slavery, and a road across a desert. But when these five hindrances have been abandoned in himself, he sees that as freedom from debt, healthiness, release from prison, freedom from slavery, and a land of safety.418
(THE FOUR JHĀNAS)
15. “Having abandoned these five hindrances, imperfections of the mind that weaken wisdom, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. He makes the rapture and pleasure born of seclusion drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of seclusion.
Just as a skilled bath man or a bath man’s apprentice heaps bath powder in a metal basin and, sprinkling it gradually with water, kneads it until the moisture wets his ball of bath powder, soaks it, and pervades it inside and out, yet the ball itself does not ooze;
so too, a bhikkhu makes the rapture and pleasure born of seclusion drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of seclusion.
16. “Again, bhikkhus, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. He makes the rapture and pleasure born of concentration drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of concentration.
Just as though there were a lake whose waters welled up from below [277] and it had no inflow from east, west, north, or south, and would not be replenished from time to time by showers of rain, then the cool fount of water welling up in the lake would make the cool water drench, steep, fill, and pervade the lake, so that there would be no part of the whole lake unpervaded by cool water;
so too, a bhikkhu makes the rapture and pleasure born of concentration drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of concentration.
17. “Again, bhikkhus, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’ He makes the pleasure divested of rapture drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pleasure divested of rapture.
Just as, in a pond of blue or red or white lotuses, some lotuses that are born and grow in the water thrive immersed in the water without rising out of it, and cool water drenches, steeps, fills, and pervades them to their tips and their roots, so that there is no part of all those lotuses unpervaded by cool water;
so too, a bhikkhu makes the pleasure divested of rapture drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pleasure divested of rapture.
18. “Again, bhikkhus, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. He sits pervading this body with a pure bright mind, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pure bright mind.
Just as though a man were sitting covered from the head down with a white cloth, so that there would be no part of his whole [278] body unpervaded by the white cloth;
so too, a bhikkhu sits pervading this body with a pure bright mind, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pure bright mind.
(THE THREE TRUE KNOWLEDGES)
19. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the recollection of past lives. He recollects his manifold past lives, that is, one birth, two births… (as Sutta 4, §27)…
Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives.
Just as a man might go from his own village to another village and then back again to his own village, he might think: ‘I went from my own village to that village, and there I stood in such a way, sat in such a way, spoke in such a way, kept silent in such a way; and from that village I went to that other village, and there I stood in such a way, sat in such a way, spoke in such a way, kept silent in such a way; and from that village I came back again to my own village.’
So too, a bhikkhu recollects his manifold past lives…
Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives.
20. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the passing away and reappearance of beings… (as Sutta 4, §29) [279]…
Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions.
Just as though there were two houses with doors and a man with good sight standing there between them saw people entering the houses and coming out and passing to and from,
so too, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, a bhikkhu sees beings passing away and reappearing… and he understands how beings pass on according to their actions.
21. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the destruction of the taints.
He understands as it actually is: ‘This is suffering’;…
‘This is the origin of suffering’;…
‘This is the cessation of suffering’;…
‘This is the way leading to the cessation of suffering’;… ‘
These are the taints’;…
‘This is the origin of the taints’;…
‘This is the cessation of the taints’;…
‘This is the way leading to the cessation of the taints.’
“When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensual desire, from the taint of being, and from the taint of ignorance.
When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’
“Just as if there were a lake in a mountain recess, clear, limpid, and undisturbed, so that a man with good sight standing on the bank could see shells, gravel, and pebbles, and also shoals of fish swimming about and resting, he might think: ‘There is this lake, clear, limpid, and undisturbed, and there are these [280] shells, gravel, and pebbles, and also these shoals of fish swimming about and resting.’ to any state of being.’
So too, a bhikkhu understands as it actually is: ‘This is suffering.’…
He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming
(THE ARAHANT)
22. “Bhikkhus, a bhikkhu such as this is called a recluse, a brahmin, one who has been washed, one who has attained to knowledge, a holy scholar, a noble one, an arahant.419
23. “And how is a bhikkhu a recluse? He has quieted down evil unwholesome states that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death. That is how a bhikkhu is a recluse.
24. “And how is a bhikkhu a brahmin? He has expelled evil unwholesome states that defile… and lead to future birth, ageing, and death. That is how a bhikkhu is a brahmin.
25. “And how is a bhikkhu one who has been washed?420 He has washed off evil unwholesome states that defile… and lead to future birth, ageing, and death. That is how a bhikkhu is one who has been washed.
26. “And how is a bhikkhu one who has attained to knowledge? He has known evil unwholesome states that defile… and lead to future birth, ageing, and death. That is how a bhikkhu is one who has attained to knowledge.
27. “And how is a bhikkhu a holy scholar?421 The evil unwholesome states that defile… and lead to future birth, ageing, and death, have streamed away from him. That is how a bhikkhu is a holy scholar.
28. “And how is a bhikkhu a noble one? Evil unwholesome states that defile… and lead to future birth, ageing, and death, are far away from him. That is how a bhikkhu is a noble one.
29. “And how is a bhikkhu an arahant? Evil unwholesome states that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death, are far away from him. That is how a bhikkhu is an arahant.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.