Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

38. Ðại Kinh Ðoạn Tận Ái

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Sāti, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác".

Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: "Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: 'Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác'". Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá ở, khi đến xong liền nói với Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá như sau:

-- Này Hiền giả Sāti, có đúng sự thật chăng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác".

-- Thật sự là vậy, chư Hiền, theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.

Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:

-- Hiền giả Sāti, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sāti, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi.

Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, dù được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy.

-- Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển, nhưng không đổi khác.

Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Sāti, con người đánh cá từ bỏ ác tà kiến ấy, nên các vị ấy đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển, nhưng không đổi khác". Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: "Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển, nhưng không đổi khác"". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá ở, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá:

"-- Này Hiền giả Sāti, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: 'Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác'".
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá nói với chúng con như sau:

"-- Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:

"-- Hiền giả Sāti chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sāti, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên thì thức không hiện khởi.

"Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá dầu cho được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy:

"-- Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác".

Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này."

Rồi Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác:

-- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, gọi Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá: "Hiền giả Sāti, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá:

-- Hiền giả Sāti, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.

-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, đang ngồi xuống một bên:

-- Này Sāti, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác"?

-- Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.

-- Này Sāti, thế nào là thức ấy?

-- Bạch Thế Tôn, chính thức ấy nói cảm thọ, thọ lãnh chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác.

-- Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp, Luật này không?

-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể có được, không thể được, bạch Thế Tôn.

Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, im lặng, hổ người, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn sau khi biết được Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, đang im lặng, hổ ngươi, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá:

-- Này kẻ mê mờ kia, người ta sẽ biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.


Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng giống như Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức?

-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên, thức không hiện khởi.

-- Lành thay, chư Tỷ-kheo, lành thay, chư Tỷ-kheo, các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy! Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi. Không có duyên, thức không hiện khởi. Nhưng Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, còn tự pháp hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho kẻ mê mờ ấy.

(Duyên sanh Thức)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy.

Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức.

Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức.

Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức.

Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức.

Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức.

Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.

Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi. Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức.

Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.

(Các câu hỏi về sanh vật)

Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sanh vật này không?

-- Bạch Thế Tôn, có thấy.

- -Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sự tác thành sanh vật do món ăn ấy không?

-- Bạch Thế Tôn, có thấy.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy cũng bị đoạn diệt không?

-- Bạch Thế Tôn, có thấy.

-- Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sanh vật này có thể không có mặt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sanh vật này có thể không có mặt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, sự tác thành của món ăn ấy, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này) có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

- Này các Tỷ-kheo, sự hiện hữu của sanh vật ấy là do các món ăn ấy tác thành,... này, có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông chấp trước, lấy làm hãnh diện, truy cầu, xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông không chấp trước, không lấy làm hãnh diện, không truy cầu, không xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?

-- Bạch Thế Tôn, có.

(Thức ăn và Duyên khởi)

-- Này các Tỷ-kheo, có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu tình đã sanh hay phò trợ các loài hữu tình sẽ sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực.

Và này các Tỷ-kheo bốn món ăn này, lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Ái lấy thọ làm nhân duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm sanh chủng, lấy thọ làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm nguyên nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Thọ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sanh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi, lấy sáu nhập làm sanh chủng, lấy sáu nhập làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Sáu nhập lấy danh sắc làm nhân duyên, lấy danh sắc làm tập khởi, lấy danh sắc làm sanh chủng, lấy danh sắc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức là tập khởi, lấy thức làm sanh chủng, lấy thức làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, các hành này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Các hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm sanh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân.

(Duyên theo chiều thuận)

Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành,

hành duyên thức,

thức duyên danh sắc,

danh sắc duyên sáu nhập,

sáu nhập duyên xúc,

xúc duyên thọ,

thọ duyên ái,

ái duyên thủ,

thủ duyên hữu,
hữu duyên sanh,

sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được hiện hữu.

Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(Duyên theo chiều nghịch)

Trước đã nói: Sanh duyên già, chết (Do duyên sanh nên già, chết hiện khởi). Này các Tỷ-kheo, sanh duyên già, chết có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, sanh duyên già, chết. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Sanh duyên già, chết.

-- Trước đã nói: hữu duyên sanh. Này các Tỷ-kheo, hữu duyên sanh có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, hữu duyên sanh. Như vậy, đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Hữu duyên sanh.

-- Trước đã nói: Thủ duyên hữu. Này các Tỷ-kheo, thủ duyên hữu có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, thủ duyên hữu. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thủ duyên hữu.

-- Trước đã nói: Ái duyên thủ. Này các Tỷ-kheo, ái duyên thủ có phải không? Hay ở đây, (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, ái duyên thủ. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Ái duyên thủ.

-- Trước đã nói: Thọ duyên ái. Này các Tỷ-kheo, thọ duyên ái có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, thọ duyên ái. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thọ duyên ái.

- Trước đã nói: Xúc duyên thọ. Này các Tỷ-kheo, xúc duyên thọ có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, xúc duyên thọ. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Xúc duyên thọ.

-- Trước đã nói: Sáu nhập duyên xúc. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập duyên xúc có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, sáu nhập duyên xúc. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Sáu nhập duyên xúc.

-- Trước đã nói: Danh sắc duyên sáu nhập. Này các Tỷ-kheo, danh sắc duyên sáu nhập có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, danh sắc duyên sáu nhập. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Danh sắc duyên sáu nhập.

-- Trước đã nói: Thức duyên danh sắc. Này các Tỷ-kheo, thức duyên danh sắc có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, thức duyên danh sắc. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thức duyên danh sắc.

-- Trước đã nói: Hành duyên thức. Này các Tỷ-kheo, hành duyên thức có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, hành duyên thức. Như vậy, đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Hành duyên thức.

-- Trước đã nói: Vô minh duyên hành. Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, vô minh duyên hành. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Vô minh duyên hành.

(Tóm lược về Duyên)

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông nói như vậy và Ta cũng nói như vậy:

"Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh",

như vô minh duyên hành,

hành duyên thức,

thức duyên danh sắc,

danh sắc duyên sáu nhập,

sáu nhập duyên xúc,

xúc duyên thọ,

thọ duyên ái,

ái duyên thủ,

thủ duyên hữu,

hữu duyên sanh,

sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não cùng sanh khởi.

Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(Diệt theo chiều thuận)

Do vô minh đoạn diệt, xả ly một cách hoàn toàn nên các hành diệt.

Do các hành diệt nên thức diệt.

Do thức diệt nên danh sắc diệt.

Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt.

Do sáu nhập diệt nên xúc diệt.

Do xúc diệt nên thọ diệt.

Do thọ diệt nên ái diệt.

Do ái diệt nên thủ diệt.

Do thủ diệt nên hữu diệt.

Do hữu diệt nên sanh diệt.

Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt.

Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

(Diệt theo chiều nghịch)

Trước đã nói: Do sanh diệt nên già, chết diệt. Này các Tỷ-kheo, do sanh diệt nên già, chết diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, do sanh diệt nên già, chết diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do sanh diệt nên già, chết diệt.

-- Trước đã nói: Do hữu diệt nên sanh diệt. Này các Tỷ-kheo, do hữu diệt nên sanh diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do hữu diệt nên sanh diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do hữu diệt nên sanh diệt.

-- Trước đã nói: Do thủ diệt nên hữu diệt. Này các Tỷ-kheo, do thủ diệt nên hữu diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do thủ diệt nên hữu diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do thủ diệt nên hữu diệt.

-- Trước đã nói: Do ái diệt nên thủ diệt. Này các Tỷ-kheo, do ái diệt nên thủ diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do ái diệt nên thủ diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do ái diệt nên thủ diệt.

-- Trước đã nói: Do thọ diệt nên ái diệt. Này các Tỷ-kheo, do thọ diệt nên ái diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do thọ diệt nên ái diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do thọ diệt nên ái diệt.

-- Trước đã nói: Do xúc diệt nên thọ diệt. Này các Tỷ-kheo, do xúc diệt nên thọ diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do xúc diệt nên thọ diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do xúc diệt nên thọ diệt.

-- Trước đã nói: Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Này các Tỷ-kheo, do sáu nhập diệt nên xúc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do sáu nhập diệt nên xúc diệt.

-- Trước đã nói: Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Này các Tỷ-kheo, do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt.

-- Trước đã nói: Do thức diệt nên danh sắc diệt. Này các Tỷ-kheo, do thức diệt nên danh sắc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do thức diệt nên danh sắc diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do thức diệt nên danh sắc diệt.

-- Trước đã nói: Do hành diệt nên thức diệt. Này các Tỷ-kheo, do hành diệt nên thức diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
-- Bạch Thế Tôn, do hành diệt nên thức diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do hành diệt nên thức diệt.

-- Trước đã nói: Do vô minh diệt nên hành diệt. Này các Tỷ-kheo, do vô minh diệt nên hành diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, do vô minh diệt nên hành diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do vô minh diệt nên hành diệt.

(Tóm lược về Diệt)

- Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông nói như vậy và Ta cũng nói như vậy:

"Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt",

như vô minh diệt nên hành diệt,

hành diệt nên thức diệt,

thức diệt nên danh sắc diệt,

danh sắc diệt nên sáu nhập diệt,

sáu nhập diệt nên xúc diệt,

xúc diệt nên thọ diệt,

thọ diệt nên ái diệt,

ái diệt nên thủ diệt,

thủ diệt nên hữu diệt,

hữu diệt nên sanh diệt,

sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt.

Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.


(Tri kiến về ngã)

Này các Tỷ-kheo, các Ông nên biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời quá khứ, và suy nghĩ: "Ta có mặt trong thời quá khứ hay không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta có mặt như thế nào trong thời quá khứ"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời vị lai, và suy nghĩ: "Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nghi ngờ gì về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt. Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt, hình vóc như thế nào? Hữu tình này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: "Bậc Ðạo Sư được chúng ta tôn trọng. Chúng ta nói vì chúng ta tôn trọng bậc Ðạo Sư"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: "Một Sa-môn nói với chúng tôi như vậy, các Sa-môn khác cũng nói như vậy, và còn chúng tôi không có nói như vậy"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có tìm một vị Ðạo Sư khác không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có trở lui lại các giới cấm, tế tự đàn tràng của các tục tử Sa-môn, Bà-la-môn và nghĩ rằng chúng là căn bản không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, có phải các Ông chỉ nói những gì các Ông tự biết, tự thấy, tự ý thức được?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được Ta giới thiệu Chánh Pháp, Pháp này thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, Pháp này thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. Tất cả những gì đã nói là do duyên này mà nói.

(Vòng luân hồi: từ sanh đến trưởng thành)

Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình:

ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.

Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.

Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.

Rồi này các Tỷ-kheo, người mẹ trong chín hay mười tháng mang bào thai ấy, với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu.

Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ấy, sau khi lớn lên, sau khi các căn đã thuần thục, chơi với những trò chơi dành cho các đứa trẻ, như với cái cày nhỏ, chơi khăn, chơi nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ.

Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ sau khi lớn lên, sau khi các căn do mắt nhận thức, được thuần thục, thọ hưởng đầy đủ năm món dục lạc; các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân cảm xúc; các xúc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục.

(Tiếp tục luân hồi)

Khi thấy sắc bằng mắt, người đó tham ái đối với sắc đẹp, người đó ghét bỏ đối với sắc xấu,

người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Người đó không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không có dư tàn.

Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước thọ ấy.

Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên dục sanh hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh.

Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ.

Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi;

do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh.

Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Khi người đó nghe tiếng với tai... khi người đó ngửi hương với mũi... khi người đó nếm vị với lưỡi... khi người đó cảm xúc với thân... khi người đó nhận thức pháp với ý, người đó tham ái đối với pháp tốt, ghét bỏ đối với pháp xấu.

Người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Người đó không như thật tuệ tri đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không còn dư tàn.

Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy. Vì người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh. Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(Ðoạn tận luân hồi: Sự tu tập)

Ở đời, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, lại tuyên thuyết điều Như Lai đã chứng ngộ. Như Lai thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Như Lai truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh.

Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy. Sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng kính ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời.

Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.

Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Sau một thời gian, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống thành tựu học pháp chánh hạnh, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, sống thanh tịnh, không có trộm cắp, từ bỏ tà hạnh, sống theo phạm hạnh, sống hạnh viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ.

Từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại đối với đời, từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đến nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia.

Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp, từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm,

nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời, từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, trình diễn, từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thơm và các thời trang, từ bỏ dùng giường cao và giường lớn, từ bỏ nhận vàng bạc, từ bỏ nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái, từ bỏ nhận nô tỳ, gái và trai, từ bỏ nhận cừu và dê, từ bỏ nhận gia cầm và heo, từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái,

từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai, từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán, từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường, từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Vị ấy biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Vị ấy nhờ thành tựu Thánh giới uẩn này nên hưởng được lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp; vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.

Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm.

Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiểu tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy với sự thành tựu Thành giới uẩn này, với sự thành tựu Thánh hộ trì căn này, và với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng, tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt.

Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa, tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Sau khi từ bỏ năm triền cái làm ô nhiễm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú Thiền thứ ba.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

(Ðoạn tận luân hồi: Giải thoát rốt ráo)

Khi vị ấy thấy sắc bằng mắt, vị ấy không tham ái đối với sắc đẹp, không ghét bỏ đối với sắc xấu, vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Như vậy từ bỏ (thuận nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy.

Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Khi vị ấy nghe tiếng bằng tai... khi vị ngửi hương bằng mũi... Khi vị ấy nếm vị bằng lưỡi... Khi vị ấy cảm xúc bằng thân... Khi vị ấy nhận thức pháp bằng ý, vị ấy không tham ái đối với pháp tốt, không ghét bỏ đối với pháp xấu.

Vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Như vậy, vị ấy đoạn trừ (thuận nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt.

Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.

Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

(Kết luận)

Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy thọ trì ái tận giải thoát này, được Ta nói một cách tóm tắt, nhưng (phải nhớ là) Tỷ-kheo Sāti, con của người đánh cá, đã bị mắc trong cái lưới lớn của ái, trong sự rối loạn của ái.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


38. The Greater Discourse on the Destruction of Craving

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Now on that occasion a pernicious view had arisen in a bhikkhu named Sāti, son of a fisherman, thus: “As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is this same consciousness that runs and wanders through the round of rebirths, not another.”402

3. Several bhikkhus, having heard about this, went to the bhikkhu Sāti and asked him: “Friend Sāti, is it true that such a pernicious view has arisen in you?”

“Exactly so, friends. As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is this same consciousness that runs and wanders through the round of rebirths, not another.”



Then those bhikkhus, desiring to detach him from that pernicious view, pressed and questioned and cross-questioned him thus:

“Friend Sāti, do not say so. Do not misrepresent the Blessed One; it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One would not speak thus. For in many ways the Blessed One has stated consciousness to be dependently arisen, [257] since without a condition there is no origination of consciousness.”

Yet although pressed and questioned and cross-questioned by those bhikkhus in this way, the bhikkhu Sāti, son of a fisherman, still obstinately adhered to that pernicious view and continued to insist upon it.



4. Since the bhikkhus were unable to detach him from that pernicious view, they went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and told him all that had occurred, adding:













“Venerable sir, since we could not detach the bhikkhu Sāti, son of a fisherman, from this pernicious view, we have reported this matter to the Blessed One.”

5. Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu thus:

“Come, [258] bhikkhu, tell the bhikkhu Sāti, son of a fisherman, in my name that the Teacher calls him.”

— “Yes, venerable sir,” he replied, and he went to the bhikkhu Sāti and told him:

“The Teacher calls you, friend Sāti.”

“Yes, friend,” he replied, and he went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. The Blessed One then asked him:

“Sāti, is it true that the following pernicious view has arisen in you: ‘As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is this same consciousness that runs and wanders through the round of rebirths, not another’?”

“Exactly so, venerable sir. As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is this same consciousness that runs and wanders through the round of rebirths, not another.”

“What is that consciousness, Sāti?”

“Venerable sir, it is that which speaks and feels and experiences here and there the result of good and bad actions.”403

“Misguided man, to whom have you ever known me to teach the Dhamma in that way? Misguided man, have I not stated in many ways consciousness to be dependently arisen, since without a condition there is no origination of consciousness? But you, misguided man, have misrepresented us by your wrong grasp and injured yourself and stored up much demerit; for this will lead to your harm and suffering for a long time.”

6. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, what do you think? Has this bhikkhu Sāti, son of a fisherman, kindled even a spark of wisdom in this Dhamma and Discipline?”

“How could he, venerable sir? No, venerable sir.”

When this was said, the bhikkhu Sāti, son of a fisherman, sat silent, dismayed, with shoulders drooping and head down, glum, and without response. Then, knowing this, the Blessed One told him:


“Misguided man, you will be recognised by your own pernicious view. I shall question the bhikkhus on this matter.”

7. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, do you understand the Dhamma taught by me as this bhikkhu Sāti, [259] son of a fisherman, does when he misrepresents us by his wrong grasp and injures himself and stores up much demerit?”

“No, venerable sir. For in many discourses the Blessed One has stated consciousness to be dependently arisen, since without a condition there is no origination of consciousness.”

“Good, bhikkhus. It is good that you understand the Dhamma taught by me thus. For in many ways I have stated consciousness to be dependently arisen, since without a condition there is no origination of consciousness. But this bhikkhu Sāti, son of a fisherman, misrepresents us by his wrong grasp and injures himself and stores up much demerit; for this will lead to the harm and suffering of this misguided man for a long time.

(CONDITIONALITY OF CONSCIOUSNESS)

8. “Bhikkhus, consciousness is reckoned by the particular condition dependent upon which it arises.

When consciousness arises dependent on the eye and forms, it is reckoned as eye-consciousness;

when consciousness arises dependent on the ear and sounds, it is reckoned as ear-consciousness;

when consciousness arises dependent on the nose and odours, [260] it is reckoned as nose-consciousness;

when consciousness arises dependent on the tongue and flavours, it is reckoned as tongue-consciousness;

when consciousness arises dependent on the body and tangibles, it is reckoned as body-consciousness;

when consciousness arises dependent on the mind and mind-objects, it is reckoned as mind-consciousness.

Just as fire is reckoned by the particular condition dependent on which it burns — when fire burns dependent on logs, it is reckoned as a log fire; when fire burns dependent on faggots, it is reckoned as a faggot fire; when fire burns dependent on grass, it is reckoned as a grass fire; when fire burns dependent on cowdung, it is reckoned as a cowdung fire; when fire burns dependent on chaff, it is reckoned as a chaff fire; when fire burns dependent on rubbish, it is reckoned as a rubbish fire —

so too, consciousness is reckoned by the particular condition dependent on which it arises.404 When consciousness arises dependent on the eye and forms, it is reckoned as eye-consciousness…

when consciousness arises dependent on the mind and mind-objects, it is reckoned as mind-consciousness.

(GENERAL QUESTIONNAIRE ON BEING)

9. “Bhikkhus, do you see: ‘This has come to be’?”405

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, do you see: ‘Its origination occurs with that as nutriment’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, do you see: ‘With the cessation of that nutriment, what has come to be is subject to cessation’?”

— “Yes, venerable sir.”

10. “Bhikkhus, does doubt arise when one is uncertain thus: ‘Has this come to be’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, does doubt arise when one is uncertain thus: ‘Does its origination occur with that as nutriment’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, does doubt arise when one is uncertain thus: ‘With the cessation of that nutriment, is what has come to be subject to cessation’?”

— “Yes, venerable sir.”

11. “Bhikkhus, is doubt abandoned in one who sees as it actually is with proper wisdom thus: ‘This has come to be’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, is doubt abandoned in one who sees as it actually is with proper wisdom thus: ‘Its origination occurs with that as nutriment’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, is doubt abandoned in one who sees as it actually is with proper wisdom thus: ‘With the cessation of that nutriment, what has come to be is subject to cessation’?”

— “Yes, venerable sir.”

12. “Bhikkhus, are you thus free from doubt here: ‘This has come to be’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, are you thus free from doubt here: ‘Its origination occurs with that as nutriment’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, are you thus free from doubt here: ‘With the cessation of that nutriment, what has come to be is subject to cessation’?”

— “Yes, venerable sir.”

13. “Bhikkhus, has it been seen well by you as it actually is with proper wisdom thus: ‘This has come to be’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, has it been seen well by you as it actually is with proper wisdom thus: ‘Its origination occurs with that as nutriment’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, has it been seen well by you as it actually is with proper wisdom thus: ‘With the cessation of that nutriment, what has come to be is subject to cessation’?”

— “Yes, venerable sir.”

14. “Bhikkhus, purified and bright as this view is, if you adhere to it, cherish it, treasure it, and treat it as a possession, would you then understand that the Dhamma has been taught as similar to a raft, being for the purpose of crossing over, not for the purpose of grasping?”406

— “No, venerable sir.”

— “Bhikkhus, purified and bright as this view is, [261] if you do not adhere to it, cherish it, treasure it, and treat it as a possession, would you then understand that the Dhamma has been taught as similar to a raft, being for the purpose of crossing over, not for the purpose of grasping?”

— “Yes, venerable sir.”

(NUTRIMENT AND DEPENDENT ORIGINATION)

15. “Bhikkhus, there are these four kinds of nutriment for the maintenance of beings that already have come to be and for the support of those about to come to be. What four? They are: physical food as nutriment, gross or subtle; contact as the second; mental volition as the third; and consciousness as the fourth.407

16. “Now, bhikkhus, these four kinds of nutriment have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced?

These four kinds of nutriment have craving as their source, craving as their origin; they are born and produced from craving. And this craving has what as its source… ?

Craving has feeling as its source… And this feeling has what as its source… ?

Feeling has contact as its source… And this contact has what as its source… ?

Contact has the sixfold base as its source… And this sixfold base has what as its source… ?

The sixfold base has mentality-materiality as its source… And this mentality-materiality has what as its source… ?

Mentality-materiality has consciousness as its source… And this consciousness has what as its source… ?

Consciousness has formations as its source… And these formations have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced?

Formations have ignorance as their source, ignorance as their origin; they are born and produced from ignorance.

(FORWARD EXPOSITION ON ARISING)

17. “So, bhikkhus, with ignorance as condition, formations [come to be];

with formations as condition, consciousness;

with consciousness as condition, mentality-materiality;

with mentality-materiality as condition, the sixfold base;

with the sixfold base as condition, contact;

with contact as condition, feeling;

with feeling as condition, craving;

with craving as condition, clinging;

with clinging as condition, being;
with being as condition, birth;

with birth as condition, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair come to be.

Such is the origin of this whole mass of suffering.

(REVERSE ORDER QUESTIONNAIRE ON ARISING)

18. “‘With birth as condition, ageing and death’: so it was said. Now, bhikkhus, do ageing and death have birth as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Ageing and death have birth as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With birth as condition, ageing and death.’”

“‘With being as condition, birth’: so it was said. Now, bhikkhus, does birth have being as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Birth has being as condition, [262] venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With being as condition, birth.’”

“‘With clinging as condition, being’: so it was said. Now, bhikkhus, does being have clinging as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Being has clinging as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With clinging as condition, being.’”

“‘With craving as condition, clinging’: so it was said. Now, bhikkhus, does clinging have craving as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Clinging has craving as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With craving as condition, clinging.’”

“‘With feeling as condition, craving’: so it was said. Now, bhikkhus, does craving have feeling as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Craving has feeling as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With feeling as condition, craving.’”

“‘With contact as condition, feeling’: so it was said. Now, bhikkhus, does feeling have contact as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Feeling has contact as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With contact as condition, feeling.’”

“‘With the sixfold base as condition, contact’: so it was said. Now, bhikkhus, does contact have the sixfold base as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Contact has the sixfold base as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With the sixfold base as condition, contact.’”

“‘With mentality-materiality as condition, the sixfold base’: so it was said. Now, bhikkhus, does the sixfold base have mentality-materiality as condition or not, or how do you take it in this case?”

“The sixfold base has mentality-materiality as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With mentality-materiality as condition, the sixfold base.’”

“‘With consciousness as condition, mentality-materiality’: so it was said. Now, bhikkhus, does mentality-materiality have consciousness as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Mentality-materiality has consciousness as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With consciousness as condition, mentality-materiality.’”

“‘With formations as condition, consciousness’: so it was said. Now, bhikkhus, does consciousness have formations as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Consciousness has formations as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With formations as condition, consciousness.’”

“‘With ignorance as condition, formations’: so it was said. Now, bhikkhus, do formations have ignorance as condition or not, or how do you take it in this case?”

“Formations have ignorance as condition, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With ignorance as condition, formations.’”

(RECAPITULATION ON ARISING)

19. “Good, bhikkhus. So you say thus, and I also say thus:

‘When this exists, that comes to be; [263] with the arising of this, that arises.’408

That is, with ignorance as condition, formations [come to be];

with formations as condition, consciousness;

with consciousness as condition, mentality-materiality;

with mentality-materiality as condition, the sixfold base;

with the sixfold base as condition, contact;

with contact as condition, feeling;

with feeling as condition, craving;

with craving as condition, clinging;

with clinging as condition, being;

with being as condition, birth;

with birth as condition, aging and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair come to be.

Such is the origin of this whole mass of suffering.

(FORWARD EXPOSITION ON CESSATION)

20. “But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of formations;

with the cessation of formations, cessation of consciousness;

with the cessation of consciousness, cessation of mentality-materiality;

with the cessation of mentality-materiality, cessation of the sixfold base;

with the cessation of the sixfold base, cessation of contact;

with the cessation of contact, cessation of feeling;

with the cessation of feeling, cessation of craving;

with the cessation of craving, cessation of clinging;

with the cessation of clinging, cessation of being;

with the cessation of being, cessation of birth;

with the cessation of birth, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair cease.

Such is the cessation of this whole mass of suffering.

(REVERSE ORDER QUESTIONNAIRE ON CESSATION)

21. “‘With the cessation of birth, cessation of ageing and death’: so it was said. Now, bhikkhus, do ageing and death cease with the cessation of birth or not, or how do you take it in this case?”

“Ageing and death cease with the cessation of birth, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With the cessation of birth, cessation of ageing and death.’”

“‘With the cessation of being, cessation of birth’…


‘With the cessation of clinging, cessation of being’…


‘With the cessation of craving, cessation of clinging’…


‘With the cessation of feeling, cessation of craving’…


‘With the cessation of contact, cessation of feeling’ [264]…


’With the cessation of the sixfold base, cessation of contact’…


‘With the cessation of mentality-materiality, cessation of the sixfold base’…


‘With the cessation of consciousness, cessation of mentality-materiality’…


‘With the cessation of formations, cessation of consciousness’…


‘With the cessation of ignorance, cessation of formations’: so it was said. Now, bhikkhus, do formations cease with the cessation of ignorance or not, or how do you take it in this case?”

“Formations cease with the cessation of ignorance, venerable sir. Thus we take it in this case: ‘With the cessation of ignorance, cessation of formations.’”

(RECAPITULATION ON CESSATION)

22. “Good, bhikkhus. So you say thus, and I also say thus:

‘When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases.’

That is, with the cessation of ignorance comes cessation of formations;

with the cessation of formations, cessation of consciousness;

with the cessation of consciousness, cessation of mentality-materiality;

with the cessation of mentality-materiality, cessation of the sixfold base;

with the cessation of the sixfold base, cessation of contact;

with the cessation of contact, cessation of feeling;

with the cessation of feeling, cessation of craving;

with the cessation of craving, cessation of clinging;

with the cessation of clinging, cessation of being;

with the cessation of being, cessation of birth;

with the cessation of birth, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair cease.

Such is the cessation of this whole mass of suffering.


(PERSONAL KNOWLEDGE)

23. “Bhikkhus, knowing and seeing in this way, [265] would you run back to the past thus: ‘Were we in the past? Were we not in the past? What were we in the past? How were we in the past? Having been what, what did we become in the past?’?”

— “No, venerable sir.”

— “Knowing and seeing in this way, would you run forward to the future thus: ‘Shall we be in the future? Shall we not be in the future? What shall we be in the future? How shall we be in the future? Having been what, what shall we become in the future?’?”

— “No, venerable sir.”

— “Knowing and seeing in this way, would you now be inwardly perplexed about the present thus: ‘Am I? Am I not? What am I? How am I? Where has this being come from? Where will it go?’?”

— “No, venerable sir.”

24. “Bhikkhus, knowing and seeing in this way, would you speak thus: ‘The Teacher is respected by us. We speak as we do out of respect for the Teacher’?”

— “No, venerable sir.”

— “Knowing and seeing in this way, would you speak thus: ‘The Recluse says this, and we speak thus at the bidding of the Recluse’?”409

— “No, venerable sir.”

— “Knowing and seeing in this way, would you acknowledge another teacher?”

— “No, venerable sir.”

— “Knowing and seeing in this way, would you return to the observances, tumultuous debates, and auspicious signs of ordinary recluses and brahmins, taking them as the core [of the holy life]?”

— “No, venerable sir.”

— “Do you speak only of what you have known, seen, and understood for yourselves?”

— “Yes, venerable sir.”

25. “Good, bhikkhus. So you have been guided by me with this Dhamma, which is visible here and now, immediately effective, inviting inspection, onward leading, to be experienced by the wise for themselves. For it was with reference to this that it has been said: ‘Bhikkhus, this Dhamma is visible here and now, immediately effective, inviting inspection, onward leading, to be experienced by the wise for themselves.’

(THE ROUND OF EXISTENCE: CONCEPTION TO MATURITY)

26. “Bhikkhus, the descent of the embryo takes place through the union of three things.410

Here, there is the union of the mother and father, but the mother is not in season, and the gandhabba411 is not present — in this case no [266] descent of an embryo takes place.

Here, there is the union of the mother and father, and the mother is in season, but the gandhabba is not present — in this case too no descent of the embryo takes place.

But when there is the union of the mother and father, and the mother is in season, and the gandhabba is present, through the union of these three things the descent of the embryo takes place.

27. “The mother then carries the embryo in her womb for nine or ten months with much anxiety, as a heavy burden. Then, at the end of nine or ten months, the mother gives birth with much anxiety, as a heavy burden. Then, when the child is born, she nourishes it with her own blood; for the mother’s breast-milk is called blood in the Noble One’s Discipline.

28. “When he grows up and his faculties mature, the child plays at such games as toy ploughs, tipcat, somersaults, toy windmills, toy measures, toy cars, and a toy bow and arrow.

29. “When he grows up and his faculties mature [still further], the youth enjoys himself provided and endowed with the five cords of sensual pleasure, with forms cognizable by the eye… sounds cognizable by the ear… odours cognizable by the nose… flavours cognizable by the tongue… tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable and likeable, connected with sensual desire, and provocative of lust.

(THE CONTINUATION OF THE ROUND)

30. “On seeing a form with the eye, he lusts after it if it is pleasing; he dislikes it if it is unpleasing.

He abides with mindfulness of the body unestablished, with a limited mind, and he does not understand as it actually is the deliverance of mind and deliverance by wisdom wherein those evil unwholesome states cease without remainder.

Engaged as he is in favouring and opposing, whatever feeling he feels — whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant — he delights in that feeling, welcomes it, and remains holding to it.412

As he does so, delight arises in him. Now delight in feelings is clinging.

With his clinging as condition, being [comes to be];

with being as condition, birth;

with birth as condition, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair come to be.

Such is the origin of this whole mass of suffering.

“On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, [267]



he lusts after it if it is pleasing; he dislikes it if it is unpleasing… Now delight in feelings is clinging. With his clinging as condition, being [comes to be]; with being as condition, birth; with birth as condition, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering.

(THE ENDING OF THE ROUND: THE GRADUAL TRAINING)

31–38. “Here, bhikkhus, a Tathāgata appears in the world, accomplished, fully enlightened… (as Sutta 27, §§11–18) [268–69]… he purifies his mind from doubt. [270]































39. “Having thus abandoned these five hindrances, imperfections of the mind that weaken wisdom, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and abides in the first jhāna…

With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna…

With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna…

With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna… which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.

(THE ENDING OF THE ROUND: FULL CESSATION)

40. “On seeing a form with the eye, he does not lust after it if it is pleasing; he does not dislike it if it is unpleasing. He abides with mindfulness of the body established, with an immeasurable mind, and he understands as it actually is the deliverance of mind and deliverance by wisdom wherein those evil unwholesome states cease without remainder.413

Having thus abandoned favouring and opposing, whatever feeling he feels, whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant, he does not delight in that feeling, welcome it, or remain holding to it.414

As he does not do so, delight in feelings ceases in him. With the cessation of his delight comes cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of being; with the cessation of being, cessation of birth; with the cessation of birth, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.

“On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, he does not lust after it if it is pleasing; he does not dislike it if it is unpleasing…





With the cessation of his delight comes cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of being; with the cessation of being, cessation of birth; with the cessation of birth, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair cease.

Such is the cessation of this whole mass of suffering.

(CONCLUSION)

41. “Bhikkhus, remember this [discourse] of mine briefly as deliverance in the destruction of craving; but [remember] the bhikkhu Sāti, [271] son of a fisherman, as caught up in a vast net of craving, in the trammel of craving.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were Satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close