Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Vesālī, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường Trùng Các.
Lúc bấy giờ Nigaṇṭhaputta Saccaka ở tại Vesālī tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesālī: "Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường".
Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vesālī để khất thực. Nigaṇṭhaputta Saccaka, thường hay ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy, Nigaṇṭhaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Nigaṇṭhaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:
-- Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?
-- Này Aggivessana, như thế này, Thế Tôn huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn như thế này, phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã".
Như vậy này Aggivessana, Thế Tôn huấn luyện các đệ tử. Như vậy là các bộ môn mà phần lớn Thế Tôn giảng dạy được dành cho đệ tử.
-- Này Tôn giả Assaji, thật sự chúng tôi đã thất vọng khi nghe Sa-môn Gotama thuyết giảng như vậy. Rất có thể chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama một thời nào đó và tại một chỗ nào đó. Rất có thể sẽ có một cuộc thảo luận. Rất có thể chúng tôi sẽ đoạn trừ ác tà kiến ấy.
Lúc bấy giờ, có khoảng độ năm trăm vị Licchavi tập hợp tai giảng đường vì một vài công vụ. Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka đến chỗ các Licchavi ấy, sau khi đến, liền nói các vị ấy như sau:
-- Hãy đến, các Tôn giả Licchavi; hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại với ta như Tỷ-kheo Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ông ta đã làm, thì như một lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh;
cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh.
Cũng vậy, ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Hãy đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta.
Một số Licchavi nói như sau:
-- Làm sao Sa-môn Gotama có thể luận thắng Nigaṇṭhaputta Saccaka? Nigaṇṭhaputta Saccaka sẽ luận thắng Sa-môn Gotama.
Một số Licchavi lại nói như sau:
-- Làm sao chỉ là Nigaṇṭhaputta Saccaka lại có thể luận thắng Thế Tôn? Thế Tôn sẽ luận thắng Nigaṇṭhaputta Saccaka.
Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka với khoảng năm trăm Licchavi vây quanh, cùng đi đến Ðại Lâm, giảng đường Trùng Các.
Lúc bấy giờ một số đông các Tỷ-kheo đang đi qua lại giữa trời. Nigaṇṭhaputta Saccaka đến các Tỷ-kheo, sau khi đến, liền nói với các vị ấy:
-- Chư Tôn giả, nay Tôn giả Gotama ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.
-- Này Aggivessana, Thế Tôn sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.
Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka cùng với đại chúng Licchavi, sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đến tại chỗ Thế Tôn. Sau khi đến Nigaṇṭhaputta Saccaka nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Một số Licchavi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi xưng tên họ của mình rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi im lặng ngồi xuống một bên.
Nigaṇṭhaputta Saccaka sau khi ngồi xuống một bên nói với Thế Tôn:
-- Tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama một vấn đề, nếu Tôn giả Gotama cho phép tôi được hỏi.
-- Này Aggivessana, hãy hỏi như Ông muốn.
-- Tôn giả Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?
-- Này Aggivessana, như thế này Ta huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn này, phần lớn Ta giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã.
Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã". Như vậy, này Aggivessana, Ta huấn luyện các đệ tử. Các bộ môn như vậy, phần lớn ta giảng dạy được dành cho đệ tử.
-- Này Tôn giả Gotama, tôi có một ví dụ.
Thế Tôn nói:
-- Này Aggivessana, hãy nói lên ví dụ ấy.
-- Như các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh là vì tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh. Tôn giả Gotama, như các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác, tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy, các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác.
Cũng vậy, này Tôn giả Gotama, như người này mà tự ngã là sắc, nhờ nương tựa sắc làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thọ, nhờ nương tựa thọ làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là tưởng, nhờ nương tựa tưởng làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là các hành, nhờ nương tựa các hành làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thức, nhờ nương tựa thức làm thiện sự hay ác sự.
-- Này Aggivessana, như vậy có phải ông nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta"?
-- Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta". Và như đại chúng này cũng vậy.
-- Này Aggivessana, đại chúng này có quan hệ gì với Ông? Này Aggivessana, hãy giải thích lời nói của Ông.
-- Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta".
-- Này Aggivessana, Ta sẽ hỏi Ông trở lại về vấn đề này. Ông có thể trả lời nếu Ông muốn. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Một vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất không?
-- Tôn giả Gotama, một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất.
Này Tôn giả Gotama, cho đến các giáo đoàn, các đoàn thể, như các Vajji, các Malla, vẫn có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất, còn nói gì một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha. Này Tôn giả Gotama, vị ấy có quyền hành ấy và xứng đáng có quyền hành ấy.
-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?
Ðược nói vậy Nigaṇṭhaputta Saccaka giữ im lặng.
Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Nigaṇṭhaputta Saccaka:
-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?
Lần thứ hai, Nigaṇṭhaputta Saccaka vẫn giữ im lặng.
Rồi Thế Tôn nói với Nigaṇṭhaputta Saccaka:
-- Này Aggivessana, nay Ông phải trả lời. Nay không phải lúc Ông giữ im lặng nữa. Này Aggivessana, ai được Như Lai hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.
Lúc bấy giờ thần Dạ xoa Vajirapani (Kim Cang Thủ) đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng chói, đứng trên không trên đầu Nigaṇṭhaputta Saccaka với ý định: "Nếu Thế Tôn hỏi đến câu hỏi thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà Nigaṇṭhaputta Saccaka không trả lời, thì ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh".
Chỉ có Thế Tôn và Nigaṇṭhaputta Saccaka mới thấy thần Dạ xoa Vajirapani. Nigaṇṭhaputta Saccaka sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng, ngược, chỉ tìm thấy sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự an ổn nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự nương tựa nơi Thế Tôn, liền bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama hãy hỏi tôi, tôi sẽ trả lời.
-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", thì Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Thọ là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với thọ ấy và có nói được, rằng: "Thọ của tôi phải như thế này, thọ của tôi không phải như thế này" không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Tưởng là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với tưởng ấy và có nói được rằng: "Tưởng của tôi phải như thế này, tưởng của tôi không phải như thế này" không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Các hành là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Các hành của tôi phải như thế này, các hành của tôi không phải như thế này" không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Thức là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Thức của tôi phải như thế này, thức của tôi không phải như thế này" không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, Tôn giả Gotama.
-- Cái gì vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?
-- Là khổ, Tôn giả Gotama.
-- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thọ... (như trên)... tưởng... (như trên)... các hành... (như trên)... Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, Tôn giả Gotama.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, Tôn giả Gotama.
-- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống trừ diệt khổ không?
-- Làm sao có thể được, Tôn giả Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.
-- Này Aggivessana, như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi chỗ này chỗ kia tìm kiếm lõi cây. Người ấy cầm một cái búa sắc bén, đi vào rừng. Người ấy có thể thấy ở đây thân một cây chuối lớn thẳng đứng, còn trẻ, không có khúc đốt. Người ấy có thể chặt gốc cây ấy. Sau khi chặt gốc cây, người ấy chặt ngọn cây. Sau khi chặt ngọn cây, người ấy có thể lột ra các lá cuộn tròn. Nhưng khi lột ra các lá cuộn tròn, người ấy không tìm được giác cây, còn nói gì đến lõi cây.
Cũng vậy này Aggivessana, khi được Ta hỏi, Ta cật vấn, Ta chất vấn về những lời của Ông, Ông đã tự tỏ ra trống rỗng, trống không, thất bại.
Nhưng này Aggivessana, những lời nói mà Ông tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: "Ta không thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu có tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với Ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không bị toát mồ hôi nách. Dầu Ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường". Nhưng chính từ nơi trán của Ông, này một người thường.
Nhưng chính từ nơi trán của ông, này Aggivessana, những giọt mồ hôi đang chảy xuống, sau khi thấm qua thượng y, đang rơi xuống đất. Còn Ta, này Aggivessana, nay không có mồ hôi nào trên thân Ta.
Rồi Thế Tôn để lộ kim thân cho Hội chúng ấy thấy. Khi nghe nói vậy, Nigaṇṭhaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời.
Rồi Dummukha, một người con Licchavi, biết được Nigaṇṭhaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời, liền bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con có một ví dụ.
Thế Tôn nói:
-- Này Dummukha, hãy nói lên ví dụ ấy.
-- Bạch Thế Tôn, như một hồ sen không xa làng hay thị trấn bao nhiêu, ở đây có con cua. Bạch Thế Tôn, rồi một số đông con trai hay con gái đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, đến tại hồ sen kia, sau khi đến, lặn xuống hồ nước ấy bắt con cua lên và đặt nó trên đất khô. Bạch Thế Tôn, khi con cua này thò ra cái càng nào, thì các đứa con trai hay con gái ấy, với cái gậy hay miếng sành, chặt, bẻ gãy và đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy bị chặt, bị bẻ gãy, bị đập nát tất cả càng, không thể lội xuống hồ sen ấy như trước.
Cũng vậy, bạch Thế Tôn, mọi khúc thuyết, gian kế, tranh luận của Nigaṇṭhaputta Saccaka đã bị Thế Tôn chặt đứt, bẻ gãy, đập tan. Và nay, bạch Thế Tôn, Nigaṇṭhaputta Saccaka, không thể đến gặp Thế Tôn, chớ đừng nói là có ý định đàm luận.
Khi được nghe nói vậy, Nigaṇṭhaputta Saccaka nói với Licchavi Dummukha:
-- Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Chúng tôi không đàm luận với Ông. Chúng tôi đang đàm luận với Tôn giả Gotama.
Tôn giả Gotama, hãy để yên những lời nói của chúng tôi và lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Tôi nghĩ cuộc đàm luận vô bổ này thật đáng hối tiếc! Cho đến mức độ nào, một đệ tử Thanh văn của Tôn giả Gotama trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn Sư, khỏi phải nương tựa vào ai?
-- Ở đây, này Aggivessana, đệ tử Thanh văn của Ta, đối với mọi sắc pháp, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Ðối với mọi cảm thọ... đối với mọi tưởng... đối với mọi hành... đối với mọi thức, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tân, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.
-- Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?
-- Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Ðối với bất cứ thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần,
tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát.
Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.
Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng: Kiến vô thượng, Ðạo vô thượng, Giải thoát vô thượng.
Ðược giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: "Thế Tôn đã giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn".
Ðược nghe nói vậy, Nigaṇṭhaputta bạch với Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, chúng tôi thật là lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu chống đám lửa hừng, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với Tôn giả Gotama!
Tôn giả Gotama, chúng tôi thật lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh xuất. Chúng tôi đã dám nghĩ, dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama!
Mong Tôn giả Gotama nhận lời, ngày mai dùng bữa ăn của tôi cùng với chúng Tỷ-kheo!
Thế Tôn im lặng nhận lời.
Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền nói với các Licchavi:
-- Các Tôn giả Licchavi hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama ngày mai được mời ăn với chúng Tỷ-kheo. Hãy đem đến cho tôi những gì quý vị nghĩ là hợp thời.
Rồi những Licchavi ấy, sau khi đêm ấy đã mãn cho đem đến Nigaṇṭhaputta Saccaka khoảng năm trăm phần cơm cúng dường nấu với sữa. Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka, tại vườn của mình, cho soạn các món ăn thịnh soạn, loại cứng và loại mềm, rồi cho báo tin giờ cho Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ. Cơm đã sửa soạn xong.
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến khu vườn của Nigaṇṭhaputta Saccaka, sau khi đến, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka, tự tay hầu hạ các món ăn thịnh soạn loại cứng và loại mềm cho chúng Tỷ-kheo, cầm đầu là đức Phật. Rồi Nigaṇṭhaputta sau khi biết Thế Tôn dùng bữa ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Nigaṇṭhaputta Saccaka bạch Thế Tôn:
-- Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố thí sẽ được hưởng hạnh phúc.
-- Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si.
35. The Shorter Discourse to Saccaka
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Vesālī in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof.
2. Now on that occasion Saccaka the Nigaṇṭha’s son was staying at Vesālī, a debater and a clever speaker regarded by many as a saint.369 He was making this statement before the Vesālī assembly: “I see no recluse or brahmin, the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, even one claiming to be accomplished and fully enlightened, who would not shake, shiver, and tremble, and sweat under the armpits if he were to engage in debate with me. Even if I were to engage a senseless post in debate, it would shake, shiver, and tremble if it were to engage in debate with me, so what shall I say of a human being?”
3. Then, when it was morning, the venerable Assaji dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Vesālī for alms.370 As Saccaka the Nigaṇṭha’s son was walking and wandering for exercise in Vesālī, [228] he saw the venerable Assaji coming in the distance and went up to him and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, Saccaka the Nigaṇṭha’s son stood at one side and said to him:
4. “Master Assaji, how does the recluse Gotama discipline his disciples? And how is the recluse Gotama’s instruction usually presented to his disciples?”
“This is how the Blessed One disciplines his disciples, Aggivessana, and this is how the Blessed One’s instruction is usually presented to his disciples: ‘Bhikkhus, material form is impermanent, feeling is impermanent, perception is impermanent, formations are impermanent, consciousness is impermanent. Bhikkhus, material form is not self, feeling is not self, perception is not self, formations are not self, consciousness is not self.
All formations are impermanent; all things are not self.’371 That is how the Blessed One disciplines his disciples, and that is how the Blessed One’s instruction is usually presented to his disciples.”
“If we have heard what the recluse Gotama asserts, we have indeed heard what is disagreeable. Perhaps sometime or other we might meet Master Gotama and have some conversation with him. Perhaps we might detach him from that evil view.”
5. Now at that time five hundred Licchavis had met together in an assembly hall for some business or other. Then Saccaka the Nigaṇṭha’s son went to them and said:
“Come forth, good Licchavis, come forth! Today there will be some conversation between me and the recluse Gotama. If the recluse Gotama maintains before me what was maintained before me by one of his famous disciples, the bhikkhu named Assaji, then just as a strong man might seize a long-haired ram by the hair and drag him to and drag him from and drag him round about,
so in debate I will drag the recluse Gotama to and drag him from and drag him round about. Just as a strong brewer’s workman might throw a big brewer’s sieve into a deep water tank, and taking it by the corners, drag it to and drag it from and drag it round about, so in debate I will drag the recluse Gotama to and drag him from and drag him round about. Just as a strong brewer’s mixer [229] might take a strainer by the corners and shake it down and shake it up and thump it about, so in debate I will shake the recluse Gotama down and shake him up and thump him about.
And just as a sixty-year-old elephant might plunge into a deep pond and enjoy playing the game of hemp-washing, so I shall enjoy playing the game of hemp-washing with the recluse Gotama.372 Come forth, good Licchavis, come forth! Today there will be some conversation between me and the recluse Gotama.”
6. Thereupon some Licchavis said:
“Who is the recluse Gotama that he could refute Saccaka the Nigaṇṭha’s son’s assertions? On the contrary, Saccaka the Nigaṇṭha’s son will refute the recluse Gotama’s assertions.”
And some Licchavis said:
“Who is Saccaka the Nigaṇṭha’s son that he could refute the Blessed One’s assertions? On the contrary, the Blessed One will refute Saccaka the Nigaṇṭha’s son’s assertions.”
Then Saccaka the Nigaṇṭha’s son went with five hundred Licchavis to the Hall with the Peaked Roof in the Great Wood.
7. Now on that occasion a number of bhikkhus were walking up and down in the open. Then Saccaka the Nigaṇṭha’s son went up to them and asked:
“Where is Master Gotama staying now, sirs? We want to see Master Gotama.”
“The Blessed One has entered the Great Wood, Aggivessana, and is sitting at the root of a tree for the day’s abiding.”
8. Then Saccaka the Nigaṇṭha’s son, together with a large following of Licchavis, entered the Great Wood and went to the Blessed One. He exchanged greetings with the Blessed One, and after this courteous and amiable talk was finished, sat down at one side. Some of the Licchavis paid homage to the Blessed One and sat down at one side; some exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, sat down at one side; some extended their hands in reverential salutation towards the Blessed One and sat down at one side; some pronounced their name and clan in the Blessed One’s presence and sat down at one side; some kept silent and sat down at one side.
9. When Saccaka the Nigaṇṭha’s son had sat down, he said to the Blessed One:
“I would like to question Master Gotama on a certain point, if Master Gotama would grant me the favour of an answer to the question.”
“Ask what you like, Aggivessana.” [230]
“How does Master Gotama discipline his disciples? And how is Master Gotama’s instruction usually presented to his disciples?”
“This is how I discipline my disciples, Aggivessana, and this is how my instruction is usually presented to my disciples: ‘Bhikkhus, material form is impermanent, feeling is impermanent, perception is impermanent, formations are impermanent, consciousness is impermanent. Bhikkhus, material form is not self, feeling is not self, perception is not self, formations are not self, consciousness is not self.
All formations are impermanent; all things are not self.’ That is the way I discipline my disciples, and that is how my instruction is usually presented to my disciples.”
10. “A simile occurs to me, Master Gotama.”
“Explain how it occurs to you, Aggivessana,” the Blessed One said.
“Just as when seeds and plants, whatever their kind, reach growth, increase, and maturation, all do so in dependence upon the earth, based upon the earth; and just as when strenuous works, whatever their kind, are done, all are done in dependence upon the earth, based upon the earth —
so too, Master Gotama, a person has material form as self, and based upon material form he produces merit or demerit. A person has feeling as self, and based upon feeling he produces merit or demerit. A person has perception as self, and based upon perception he produces merit or demerit. A person has formations as self, and based upon formations he produces merit or demerit. A person has consciousness as self, and based upon consciousness he produces merit or demerit.”
11. “Aggivessana, are you not asserting thus: ‘Material form is my self, feeling is my self, perception is my self, formations are my self, consciousness is my self’?”
“I assert thus, Master Gotama: ‘Material form is my self, feeling is my self, perception is my self, formations are my self, consciousness is my self.’ And so does this great multitude.”373
“What has this great multitude to do with you, Aggivessana? Please confine yourself to your own assertion alone.”
“Then, Master Gotama, I assert thus: ‘Material form is my self, feeling is my self, perception is my self, formations are my self, consciousness is my self.’”
12. “In that case, Aggivessana, I shall ask you a question in return. Answer it as you choose. [231] What do you think, Aggivessana? Would a head-anointed noble king — for example, King Pasenadi of Kosala or King Ajātasattu Vedehiputta of Magadha — exercise the power in his own realm to execute those who should be executed, to fine those who should be fined, and to banish those who should be banished?”
“Master Gotama, a head-anointed noble king — for example, King Pasenadi of Kosala or King Ajātasattu Vedehiputta of Magadha — would exercise the power in his own realm to execute those who should be executed, to fine those who should be fined, and to banish those who should be banished.
For even these [oligarchic] communities and societies such as the Vajjians and the Mallians exercise the power in their own realm to execute those who should be executed, to fine those who should be fined, and to banish those who should be banished; so all the more so should a head-anointed noble king such as King Pasenadi of Kosala or King Ajātasattu Vedehiputta of Magadha. He would exercise it, Master Gotama, and he would be worthy to exercise it.”
13. “What do you think, Aggivessana? When you say thus: ‘Material form is my self,’ do you exercise any such power over that material form as to say: ‘Let my form be thus; let my form not be thus’?”374
When this was said, Saccaka the Nigaṇṭha’s son was silent.
A second time the Blessed One asked the same question, and a second time Saccaka the Nigaṇṭha’s son was silent.
Then the Blessed One said to him:
“Aggivessana, answer now. Now is not the time to be silent. If anyone, when asked a reasonable question up to the third time by the Tathāgata, still does not answer, his head splits into seven pieces there and then.”
14. Now on that occasion a thunderbolt-wielding spirit holding an iron thunderbolt that burned, blazed, and glowed, appeared in the air above Saccaka the Nigaṇṭha’s son, thinking: “If this Saccaka the Nigaṇṭha’s son, when asked a reasonable question up to the third time by the Blessed One, still does not answer, I shall split his head into seven pieces here and now.”375
The Blessed One saw the thunderbolt-wielding spirit and so did Saccaka the Nigaṇṭha’s son. Then Saccaka the Nigaṇṭha’s son was frightened, alarmed, and terrified. [232] Seeking his shelter, asylum, and refuge in the Blessed One himself, he said:
“Ask me, Master Gotama, I will answer.”
15. “What do you think, Aggivessana? When you say thus: ‘Material form is my self,’ do you exercise any such power over that material form as to say: ‘Let my form be thus; let my form not be thus’?”
— “No, Master Gotama.”
16. “Pay attention, Aggivessana, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. What do you think, Aggivessana? When you say thus: ‘Feeling is my self,’ do you exercise any power over that feeling as to say: ‘Let my feeling be thus; let my feeling not be thus’?”
— “No, Master Gotama.”
17. “Pay attention, Aggivessana, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. What do you think, Aggivessana? When you say thus: ‘Perception is my self,’ do you exercise any power over that perception as to say: ‘Let my perception be thus; let my perception not be thus’?”
— “No, Master Gotama.”
18. “Pay attention, Aggivessana, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. What do you think, Aggivessana? When you say thus: ‘Formations are my self,’ do you exercise any such power over those formations as to say: ‘Let my formations be thus; let my formations not be thus’?”
— “No, Master Gotama.”
19. “Pay attention, Aggivessana, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. What do you think, Aggivessana? When you say thus: ‘Consciousness is my self,’ do you exercise any such power over that consciousness as to say: ‘Let my consciousness be thus; let my consciousness not be thus’?”
— “No, Master Gotama.”
20. “Pay attention, Aggivessana, pay attention how you reply! What you said afterwards does not agree with what you said before, nor does what you said before agree with what you said afterwards. What do you think, Aggivessana, is material form permanent or impermanent?”
— “Impermanent, Master Gotama.”
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
— “Suffering, Master Gotama.”
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, [233] this is my self’?”
— “No, Master Gotama.”
“What do you think, Aggivessana? Is feeling permanent or impermanent?… Is perception permanent or impermanent?… Are formations permanent or impermanent?… Is consciousness permanent or impermanent?”
— “Impermanent, Master Gotama.”
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
— “Suffering, Master Gotama.”
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
— “No, Master Gotama.”
21. “What do you think, Aggivessana? When one adheres to suffering, resorts to suffering, holds to suffering, and regards what is suffering thus: ‘This is mine, this I am, this is my self,’ could one ever fully understand suffering oneself or abide with suffering utterly destroyed?”
“How could one, Master Gotama? No, Master Gotama.”
*“What do you think, Aggivessana? That being so, do you not adhere to suffering, resort to suffering, hold to suffering, and regard what is suffering thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
“How could I not, Master Gotama? Yes, Master Gotama.”*376
22. “It is as though a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, were to take a sharp axe and enter the wood, and there he would see a large plantain trunk, straight, young, with no fruit-bud core. Then he would cut it down at the root, cut off the crown, and unroll the leaf-sheaths; but as he went on unrolling the leaf sheaths, he would never come even to any sapwood, let alone heartwood.
So too, Aggivessana, when you are pressed, questioned, and cross-questioned by me about your own assertion, you turn out to be empty, vacant, and mistaken.
But it was you who made this statement before the Vesālī assembly: ‘I see no recluse or brahmin, the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, even one claiming to be accomplished and fully enlightened, who would not shake, shiver, and tremble and sweat under the armpits if he were to engage in debate with me. Even if I were to engage a senseless post in debate, it would shake, shiver, and tremble if it were to engage in debate with me, so what shall I say of a human being?’
Now there are drops of sweat on your forehead and they have soaked through your upper robe and fallen to the ground. But there is no sweat on my body now.”
And the Blessed One uncovered his golden-coloured body before the assembly. [234] When this was said, Saccaka the Nigaṇṭha’s son sat silent, dismayed, with shoulders drooping and head down, glum, and without response.
23. Then Dummukha, the son of the Licchavis, seeing Saccaka the Nigaṇṭha’s son in such a condition, said to the Blessed One:
“A simile occurs to me, Master Gotama.”
“Explain how it occurs to you, Dummukha.”
“Suppose, venerable sir, not far from a village or town there was a pond with a crab in it. And then a party of boys or girls went out from the town or village to the pond, went into the water, and pulled the crab out of the water and put it on dry land. And whenever the crab extended a leg, they cut it off, broke it, and smashed it with sticks and stones, so that the crab with all its legs cut off, broken, and smashed, would be unable to get back to the pond as before.
So too, all Saccaka the Nigaṇṭha’s son’s contortions, writhings, and vacillations have been cut off, broken, and smashed by the Blessed One, and now he cannot get near the Blessed One again for the purpose of debate.”
24. When this was said, Saccaka the Nigaṇṭha’s son told him:
“Wait, Dummukha, wait! We are not speaking with you, here we are speaking with Master Gotama.”
[Then he said]: “Let be, Master Gotama, that talk of ours and of other ordinary recluses and brahmins. It was mere prattle, I think. But in what way is a disciple of the Master Gotama one who carries out his instruction, who responds to his advice, who has crossed beyond doubt, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s Dispensation?”377
“Here, Aggivessana, any kind of material form whatever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near — a disciple of mine sees all material form as it actually is with proper wisdom thus:
‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ [235] Any kind of feeling whatever… Any kind of perception whatever… Any kind of formations whatever… Any kind of consciousness whatever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near — a disciple of mine sees all consciousness as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
It is in this way that a disciple of mine is one who carries out my instruction, who responds to my advice, who has crossed beyond doubt, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s Dispensation.”
25. “Master Gotama, in what way is a bhikkhu an arahant with taints destroyed, one who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, destroyed the fetters of being, and is completely liberated through final knowledge?”
“Here, Aggivessana, any kind of material form whatever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near — a bhikkhu has seen all material form as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self,’ and through not clinging he is liberated. Any kind of feeling whatever… Any kind of perception whatever… Any kind of formations whatever … Any kind of consciousness whatever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near
— a bhikkhu has seen all consciousness as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self,’ and through not clinging he is liberated.
It is in this way that a bhikkhu is an arahant with taints destroyed, one who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, destroyed the fetters of being, and is completely liberated through final knowledge.
26. “When a bhikkhu’s mind is thus liberated, he possesses three unsurpassable qualities: unsurpassable vision, unsurpassable practice, and unsurpassable deliverance.378
When a bhikkhu is thus liberated, he still honours, respects, reveres, and venerates the Tathāgata thus: ‘The Blessed One is enlightened and he teaches the Dhamma for the sake of enlightenment. The Blessed One is tamed and he teaches the Dhamma for taming oneself. The Blessed One is at peace and he teaches the Dhamma for the sake of peace. The Blessed One has crossed over and he teaches the Dhamma for crossing over. The Blessed One has attained Nibbāna and he teaches the Dhamma for attaining Nibbāna.’”
27. When this was said, Saccaka the Nigaṇṭha’s son [236] replied: “Master Gotama, we were bold and impudent in thinking we could attack Master Gotama in debate. A man might attack a mad elephant and find safety, yet he could not attack Master Gotama and find safety. A man might attack a blazing mass of fire and find safety, yet he could not attack Master Gotama and find safety. A man might attack a terrible poisonous snake and find safety, yet he could not attack Master Gotama and find safety.
We were bold and impudent in thinking we could attack Master Gotama in debate.
“Let the Blessed One together with the Sangha of bhikkhus consent to accept tomorrow’s meal from me.” The Blessed One consented in silence.
28. Then, knowing that the Blessed One had consented, Saccaka the Nigaṇṭha’s son addressed the Licchavis: “Hear me, Licchavis. The recluse Gotama together with the Sangha of good bhikkhus has been invited by me for tomorrow’s meal. You may bring to me whatever you think would be suitable for him.”
29. Then, when the night had ended, the Licchavis brought five hundred ceremonial dishes of milk rice as gifts of food. Then Saccaka the Nigaṇṭha’s son had good food of various kinds prepared in his own park and had the time announced to the Blessed One:
“It is time, Master Gotama, the meal is ready.”
30. Then, it being morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, he went with the Sangha of bhikkhus to the park of Saccaka the Nigaṇṭha’s son and sat down on the seat made ready. Then, with his own hands, Saccaka the Nigaṇṭha’s son served and satisfied the Sangha of bhikkhus headed by the Buddha with the various kinds of good food. When the Blessed One had eaten and had put his bowl aside, Saccaka the Nigaṇṭha’s son took a low seat, sat down at one side, and said to the Blessed One:
“Master Gotama, may the merit and the great meritorious fruits of this act of giving be for the happiness of the givers.”
“Aggivessana, whatever comes about from giving to a recipient such as yourself — one who is not free from lust, not free from hate, not free from delusion — [237] that will be for the givers. And whatever comes about from giving to a recipient such as myself — one who is free from lust, free from hate, free from delusion — that will be for you.”379