Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

33. Ðại Kinh Người Chăn Bò

Dịch giả: Thích Minh Châu

"Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:"
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người chăn bò không biết rõ sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, là người không chú ý, không săn sóc đặc biệt những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò nào không đầy đủ mười một đức tánh như vậy, không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp, không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng Tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với sắc pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại,. Tỷ kheo thọ dụng sân tầm khởi lên ... thọ dụng hại tầm khởi lên ... thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...

ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn, không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không băng bó vết thương.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không xông khói.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy: "Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? ý nghĩa này là gì?" Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua.

Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước uống.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết về con đường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết đến con đường.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo không biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp này, thì không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò, khiến đàn bò trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chăn bò biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường, khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không vắt sữa cho đến khô kiệt, là người chú ý săn sóc đặc biệt, những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò và làm cho đàn bò trở thành hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ mười một pháp này có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không phải là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với sắc pháp như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng kẻ ngu, kẻ trí và nghiệp tướng kẻ trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Tỷ kheo không thọ dụng sân tầm khởi lên ... không thọ dụng hại tầm khởi lên ... không thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...

ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo băng bó vết thương.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có xông khói.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn, được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) có hỏi, có trả lời các vị ấy: "Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? Ý nghĩa này là gì?

Những bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những điều chưa được hiển lộ, làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể lội qua.

Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, giảng dạy, chứng đạt nghĩa tín thọ, chứng đạt pháp tín thọ, chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết chỗ nước uống.

Và các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ về con đường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ con đường.

Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có khẩu nghiệp, đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, có sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


33. The Greater Discourse on the Cowherd

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[220] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, when a cowherd possesses eleven factors, he is incapable of keeping and rearing a herd of cattle. What eleven? Here a cowherd has no knowledge of form, he is unskilled in characteristics, he fails to pick out flies’ eggs, he fails to dress wounds, he fails to smoke out the sheds, he does not know the ford, he does not know what it is to have drunk, he does not know the road, he is unskilled in pastures, he milks dry, and he shows no extra veneration to those bulls who are fathers and leaders of the herd. When a cowherd possesses these eleven factors, he is incapable of keeping and rearing a herd of cattle.

3. “So too, bhikkhus, when a bhikkhu possesses eleven qualities, he is incapable of growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline. What eleven? Here a bhikkhu has no knowledge of form, he is unskilled in characteristics, he fails to pick out flies’ eggs, he fails to dress wounds, he fails to smoke out the sheds, he does not know the ford, he does not know what it is to have drunk, he does not know the road, he is unskilled in pastures, he milks dry, and he shows no extra veneration to those elder bhikkhus of long-standing who have long gone forth, the fathers and leaders of the Sangha.

4. “How has a bhikkhu no knowledge of form? Here a bhikkhu does not understand as it actually is thus: ‘All material form of whatever kind consists of the four great elements and the material form derived from the four great elements.’ That is how a bhikkhu has no knowledge of form.

5. “How is a bhikkhu unskilled in characteristics? Here a bhikkhu does not understand as it actually is thus: ‘A fool is characterised by his actions; a wise man is characterised by his actions.’ That is how a bhikkhu is unskilled in characteristics.364

6. “How does a bhikkhu fail to pick out flies’ eggs? Here, when a thought of sensual desire has arisen, a bhikkhu tolerates it; he does not abandon it, remove it, do away with it, and annihilate it. When a thought of ill will has arisen… When a thought of cruelty has arisen… When evil unwholesome states have arisen, a bhikkhu tolerates them; [221] he does not abandon them, remove them, do away with them, and annihilate them. That is how a bhikkhu fails to pick out flies’ eggs.

7. “How does a bhikkhu fail to dress wounds? Here, on seeing a form with the eye, a bhikkhu grasps at its signs and features. Even though, when he leaves the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he does not practise the way of its restraint, he does not guard the eye faculty, he does not undertake the restraint of the eye faculty. On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body…

On cognizing a mind-object with the mind, he grasps at its signs and features. Even though, when he leaves the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he does not practise the way of its restraint, he does not guard the mind faculty, he does not undertake the restraint of the mind faculty. That is how a bhikkhu fails to dress wounds.

8. “How does a bhikkhu fail to smoke out the sheds? Here a bhikkhu does not teach others in detail the Dhamma as he has learned it and mastered it. That is how a bhikkhu fails to smoke out the sheds.

9. “How does a bhikkhu not know the ford? Here a bhikkhu does not go from time to time to those bhikkhus who have learned much, who are well versed in the tradition, who maintain the Dhamma, the Discipline, and the Codes,365 and he does not enquire and ask questions of them thus: ‘How is this, venerable sir? What is the meaning of this?’ These venerable ones do not reveal to him what has not been revealed, do not clarify what is not clear, or remove his doubts about the numerous things that give rise to doubt. That is how a bhikkhu does not know the ford.

10. “How does a bhikkhu not know what it is to have drunk? Here, when the Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata is being taught, a bhikkhu does not gain inspiration in the meaning, does not gain inspiration in the Dhamma, does not gain gladness connected with the Dhamma.366 That is how a bhikkhu does not know what it is to have drunk.

11. “How does a bhikkhu not know the road? Here a bhikkhu does not understand the Noble Eightfold Path as it actually is. That is how a bhikkhu does not know the road.

12. “How is a bhikkhu unskilled in pastures? Here a bhikkhu does not understand the four foundations of mindfulness as they actually are. That is how [222] a bhikkhu is unskilled in pastures.367

13. “How does a bhikkhu milk dry? Here, when faithful householders invite a bhikkhu to take as much as he likes of robes, almsfood, resting places, and medicinal requisites, the bhikkhu does not know moderation in accepting. That is how a bhikkhu milks dry.

14. “How does a bhikkhu show no extra veneration to those elder bhikkhus of long-standing who have long gone forth, the fathers and leaders of the Sangha? Here a bhikkhu does not maintain bodily acts of loving-kindness both openly and privately towards those elder bhikkhus; he does not maintain verbal acts of loving-kindness towards them both openly and privately; he does not maintain mental acts of loving-kindness towards them both openly and privately.

That is how a bhikkhu shows no extra veneration to those elder bhikkhus of long-standing who have long gone forth, the fathers and leaders of the Sangha.

“When a bhikkhu possesses these eleven qualities, he is incapable of growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline.

15. “Bhikkhus, when a cowherd possesses eleven factors, he is capable of keeping and rearing a herd of cattle. What eleven? Here a cowherd has knowledge of form, he is skilled in characteristics, he picks out flies’ eggs, he dresses wounds, he smokes out the sheds, he knows the ford, he knows what it is to have drunk, he knows the road, he is skilled in pastures, he does not milk dry, and he shows extra veneration to those bulls who are fathers and leaders of the herd. When a cowherd possesses these eleven factors, he is capable of keeping and rearing a herd of cattle.

16. “So too, bhikkhus, when a bhikkhu possesses these eleven qualities, he is capable of growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline.

What eleven? Here a bhikkhu has knowledge of form, he is skilled in characteristics, he picks out flies’ eggs, he dresses wounds, he smokes out the sheds, he knows the ford, he knows what it is to have drunk, he knows the road, he is skilled in pastures, he does not milk dry, and he shows extra veneration to those elder bhikkhus of long-standing who have long since gone forth, the fathers and leaders of the Sangha.

17. “How does a bhikkhu have knowledge of form? Here a bhikkhu understands as it actually is thus: ‘All material form of whatever kind consists of the four [223] great elements and the material form derived from the four great elements.’ That is how a bhikkhu has knowledge of form.

18. “How is a bhikkhu skilled in characteristics? Here a bhikkhu understands as it actually is thus: ‘A fool is characterised by his actions; a wise man is characterised by his actions.’ That is how a bhikkhu is skilled in characteristics.

19. “How does a bhikkhu pick out flies’ eggs? Here, when a thought of sensual desire has arisen, a bhikkhu does not tolerate it; he abandons it, removes it, does away with it, and annihilates it. When a thought of ill will has arisen… When a thought of cruelty has arisen… When evil unwholesome states have arisen, a bhikkhu does not tolerate them; he abandons them, removes them, does away with them, and annihilates them. That is how a bhikkhu picks out flies’ eggs.

20. “How does a bhikkhu dress wounds? Here, on seeing a form with the eye, a bhikkhu does not grasp at its signs and features. Since if he left the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body…

On cognizing a mind-object with the mind, a bhikkhu does not grasp at its signs and features. Since, if he left the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. That is how a bhikkhu dresses wounds.

21. “How does a bhikkhu smoke out the sheds? Here a bhikkhu teaches others in detail the Dhamma as he has learned it and mastered it. That is how a bhikkhu smokes out the sheds.

22. “How does a bhikkhu know the ford? Here a bhikkhu goes from time to time to such bhikkhus who have learned much, who are well versed in the tradition, who maintain the Dhamma, the Discipline, and the Codes, and he enquires and asks questions of them thus: ‘How is this, venerable sir? What is the meaning of this?’

These venerable ones reveal to him what has not been revealed, clarify what is not clear, and remove his doubts about the numerous things that give rise to doubt. That is how a bhikkhu knows the ford.

23. “How does [224] a bhikkhu know what it is to have drunk? Here, when the Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata is being taught, a bhikkhu gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma. That is how a bhikkhu knows what it is to have drunk.

24. “How does a bhikkhu know the road? Here a bhikkhu understands the Noble Eightfold Path as it actually is. That is how a bhikkhu understands the road.

25. “How is a bhikkhu skilled in pastures? Here a bhikkhu understands the four foundations of mindfulness as they actually are. That is how a bhikkhu is skilled in pastures.

26. “How does a bhikkhu not milk dry? Here, when faithful householders invite a bhikkhu to take as much as he likes of robes, almsfood, resting places, and medicinal requisites, the bhikkhu knows moderation in accepting. That is how a bhikkhu does not milk dry.

27. “How does a bhikkhu show extra veneration to those elder bhikkhus of long-standing who have long gone forth, the fathers and leaders of the Sangha? Here a bhikkhu maintains bodily acts of loving-kindness both openly and privately towards those elder bhikkhus; he maintains verbal acts of loving-kindness towards them both openly and privately; he maintains mental acts of loving-kindness towards them both openly and privately.

That is how a bhikkhu shows extra veneration to those elder bhikkhus of long-standing who have long gone forth, the fathers and leaders of the Sangha.

“When a bhikkhu possesses these eleven qualities, he is capable of growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close