Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nādikā, tại Ginjakavasatha.
Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosinga (rừng Sừng bò) có nhiều cây ta-la.
Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây ta-la. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:
-- Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.
Tôn giả Anuruddha nghe người giữ vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy, liền nói với người giữ vườn:
-- Này người giữ vườn, chớ có ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng tôi đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila và nói:
-- Chư Tôn giả hãy đến, chư Tôn giả hãy đến. Thế Tôn, bậc Đạo sư của chúng ta đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:
-- Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực có khỏi mệt nhọc không?
-- Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.
-- Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?
-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
-- Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?
-- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng.
Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.
-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng.
Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
-- Lành thay, lành thay, này Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?
-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
-- Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư.
Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn.
Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy lo liệu (nước)". Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, sao có thể không được! Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn, đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được! Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba, Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, và sống thoải mái, an lạc.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được! Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái an lạc.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc... (như trên)...
Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)...
Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ... (như trên)...
Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu hoặc của chúng con được đoạn trừ.
Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.
-- Lành thay, lành thay, các Anuruddha! Này các Anuruddha, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn.
Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, khai thị, khích lệ làm cho hoan hỷ, làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.
Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, sau khi tiễn đưa Thế Tôn và đi trở về. Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila nói với Tôn giả Anuruddha:
-- Chúng tôi không bao giờ nói với Tôn giả Anuruddha như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này", và nhờ vậy, Tôn giả Anuruddha, trước mặt Thế Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.
-- Chư Tôn giả không nói với tôi như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này", nhưng với tâm của tôi, tôi biết được tâm của các Tôn giả: "Chư Tôn giả này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này". Và chư Thiên có nói với tôi về vấn đề này: "Chư Tôn giả này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này". Chính nhờ phương tiện này, các câu mà Thế Tôn hỏi đã được trả lời.
Rồi Dīgha Parajana, một Yakkha (Trường quỷ Dạ-xoa) đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Dīgha Parajana bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji (Bạt kỳ)! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila cũng vậy.
Sau khi nghe tiếng của Yakkha Dīgha Parajana, các địa thần làm cho tiếng này được nghe: "Chư Hiền giả, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji! thật khéo lợi ích cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila cũng vậy".
Sau khi nghe tiếng của các Ðịa thần, bốn Thiên vương... (như trên)... cõi trời Ba mươi ba... Dạ-ma thiên... Ðâu-suất-đà thiên... Hóa lạc thiên... Tha hóa tự tại thiên... Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe:
"Chư Hiền giả, thật lợi ích thay có dân chúng Vajji! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya, và Tôn giả Kimbila cũng vậy". Như vậy, trong giờ phút này, trong sát-na này, các Tôn giả ấy được biết cho đến Phạm thiên.
-- Sự việc là như vậy, này Dīgha, sự việc là như vậy, này Dīgha, này Dīgha, nếu gia đình nào, ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Này Dīgha, nếu bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Này Dīgha, nếu làng nào... nếu xã ấp nào... nếu thành phố nào... nếu quốc độ nào...
nếu tất cả Sát-đế-lị...
nếu tất cả Bà-la-môn... nếu tất cả Phệ xá (Vessa)... nếu tất cả Thủ đà (Sudda)...
Này Dīgha, nếu thế giới với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ, thì thế giới ấy với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Này Dīgha, hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào? --Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Dạ xoa Dīgha Parajana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
31. The Shorter Discourse in Gosinga
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Nādikā in the Brick House.
2. Now on that occasion the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya, and the venerable Kimbila were living at the Park of the Gosinga Sāla-tree Wood.354
3. Then, when it was evening, the Blessed One rose from meditation and went to the Park of the Gosinga Sāla-tree Wood. The park keeper saw the Blessed One coming in the distance and told him:
“Do not enter this park, recluse. There are three clansmen here seeking their own good. Do not disturb them.”
4. The venerable Anuruddha heard the park keeper speaking to the Blessed One and told him:
“Friend park keeper, do not keep the Blessed One out. It is our Teacher, the Blessed One, who has come.”
Then the venerable Anuruddha went to the venerable Nandiya and the venerable Kimbila and said:
“Come out, venerable sirs, come out! Our Teacher, [206] the Blessed One, has come.”
5. Then all three went to meet the Blessed One. One took his bowl and outer robe, one prepared a seat, and one set out water for washing the feet. The Blessed One sat down on the seat made ready and washed his feet. Then those three venerable ones paid homage to the Blessed One and sat down at one side. When they were seated, the Blessed One said to them:
“I hope you are all keeping well, Anuruddha, I hope you are all comfortable, I hope you are not having any trouble getting almsfood.”
“We are keeping well, Blessed One, we are comfortable, and we are not having any trouble getting almsfood.”
6. “I hope, Anuruddha, that you are all living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.”
“Surely, venerable sir, we are living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.”
“But, Anuruddha, how do you live thus?”
7. “Venerable sir, as to that, I think thus: ‘It is a gain for me, it is a great gain for me, that I am living with such companions in the holy life.’ I maintain bodily acts of loving-kindness towards those venerable ones both openly and privately; I maintain verbal acts of loving-kindness towards them both openly and privately; I maintain mental acts of loving-kindness towards them both openly and privately.355
I consider: ‘Why should I not [207] set aside what I wish to do and do what these venerable ones wish to do?’ Then I set aside what I wish to do and do what these venerable ones wish to do. We are different in body, venerable sir, but one in mind.”
The venerable Nandiya and the venerable Kimbila each spoke likewise, adding:
“That is how, venerable sir, we are living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.”
8. “Good, good, Anuruddha. I hope that you all abide diligent, ardent, and resolute.”
“Surely, venerable sir, we abide diligent, ardent, and resolute.”
“But, Anuruddha, how do you abide thus?”
9. “Venerable sir, as to that, whichever of us returns first from the village with almsfood prepares the seats, sets out the water for drinking and for washing, and puts the refuse bucket in its place.
Whichever of us returns last eats any food left over, if he wishes; otherwise he throws it away where there is no greenery or drops it into water where there is no life. He puts away the seats and the water for drinking and for washing. He puts away the refuse bucket after washing it and he sweeps out the refectory.
Whoever notices that the pots of water for drinking, washing, or the latrine are low or empty takes care of them. If they are too heavy for him, he calls someone else by a signal of the hand and they move it by joining hands, but because of this we do not break out into speech. But every five days we sit together all night discussing the Dhamma. That is how we abide diligent, ardent, and resolute.”
10. “Good, good, Anuruddha. But while you abide thus diligent, ardent, and resolute, have you attained any superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding?”
“Why not, venerable sir? Here, venerable sir, whenever we want, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, we enter upon and abide in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. Venerable sir, this is a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding, which we have attained while abiding diligent, ardent, and resolute.”
11–13. “Good, good, Anuruddha. But is there any other superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding, which you have attained by surmounting that abiding, [208] by making that abiding subside?”
“Why not, venerable sir? Here, venerable sir, whenever we want, with the stilling of applied and sustained thought, we enter upon and abide in the second jhāna…
With the fading away as well of rapture… we enter upon and abide in the third jhāna…
With the abandoning of pleasure and pain… we enter upon and abide in the fourth jhāna… Venerable sir, this is another superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding, which we have attained by surmounting the preceding abiding, by making that abiding subside.”
14. “Good, good, Anuruddha. But is there any other superhuman state… which you have attained by surmounting that abiding, by making that abiding subside?”
“Why not, venerable sir? Here, venerable sir, whenever we want, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ [209] we enter upon and abide in the base of infinite space. Venerable sir, this is another superhuman state… which we have attained by surmounting the preceding abiding, by making that abiding subside.”
15–17. “Good, good, Anuruddha. But is there any other superhuman state… which you have attained by surmounting that abiding, by making that abiding subside?”
“Why not, venerable sir? Here, venerable sir, whenever we want, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ we enter upon and abide in the base of infinite consciousness…
By completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ we enter upon and abide in the base of nothingness…
By completely surmounting the base of nothingness, we enter upon and abide in the base of neither-perception-nor-non-perception.
Venerable sir, this is another superhuman state… which we have attained by surmounting the preceding abiding, by making that abiding subside.”
18. “Good, good Anuruddha. But is there any other superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding, which you have attained by surmounting that abiding, by making that abiding subside?”
“Why not, venerable sir? Here, venerable sir, whenever we want, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, we enter upon and abide in the cessation of perception and feeling. And our taints are destroyed by our seeing with wisdom.
Venerable sir, this is another superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding, which we have attained by surmounting the preceding abiding, by making that abiding subside. And, venerable sir, we do not see any other comfortable abiding higher or more sublime than this one.”
“Good, good Anuruddha. There is no other comfortable abiding higher or more sublime than that one.”
19. Then, when the Blessed One had instructed, urged, roused, and gladdened the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya, and the venerable Kimbila with a talk on the Dhamma, he rose from his seat and departed.
20. After they had accompanied the Blessed One a little way and turned back again, the venerable [210] Nandiya and the venerable Kimbila asked the venerable Anuruddha:
“Have we ever reported to the venerable Anuruddha that we have obtained those abidings and attainments that the venerable Anuruddha, in the Blessed One’s presence, ascribed to us up to the destruction of the taints?”
“The venerable ones have never reported to me that they have obtained those abidings and attainments. Yet by encompassing the venerable ones’ minds with my own mind, I know that they have obtained those abidings and attainments. And deities have also reported to me: ‘These venerable ones have obtained those abidings and attainments.’ Then I declared it when directly questioned by the Blessed One.”
21. Then the spirit Dīgha Parajana356 went to the Blessed One. After paying homage to the Blessed One, he stood at one side and said:
“It is a gain for the Vajjians, venerable sir, a great gain for the Vajjian people that the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, dwells among them and these three clansmen, the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya, and the venerable Kimbila!”
On hearing the exclamation of the spirit Dīgha Parajana, the earth gods exclaimed: “It is a gain for the Vajjians, a great gain for the Vajjian people that the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, dwells among them and these three clansmen, the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya, and the venerable Kimbila!”
On hearing the exclamation of the earth gods, the gods of the heaven of the Four Great Kings… the gods of the heaven of the Thirty-three… the Yāma gods… the gods of the Tusita heaven… the gods who delight in creating… the gods who wield power over others’ creations… the gods of Brahmā’s retinue exclaimed:
“It is a gain for the Vajjians, a great gain for the Vajjian people that the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, dwells among them and these three clansmen, the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya, and the venerable Kimbila!” Thus at that instant, at that moment, those venerable ones were known as far as the Brahma-world.
22. [The Blessed One said:] “So it is, Dīgha, so it is! And if the clan from which those three clansmen went forth from the home life into homelessness should remember them with confident heart, that would lead to the welfare and happiness of that clan for a long time.
And if the retinue of the clan from which those three clansmen went forth [211]…
the village from which they went forth… the town from which they went forth… the city from which they went forth… the country from which those three clansmen went forth from the home life into homelessness should remember them with confident heart, that would lead to the welfare and happiness of that country for a long time.
If all nobles should remember those three clansmen with confident heart, that would lead to the welfare and happiness of the nobles for a long time.
If all brahmins… all merchants… all workers should remember those three clansmen with confident heart, that would lead to the welfare and happiness of the workers for a long time.
If the world with its gods, its Māras, and its Brahmās, this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people, should remember those three clansmen with confident heart, that would lead to the welfare and happiness of the world for a long time.
See, Dīgha, how those three clansmen are practising for the welfare and happiness of the many, out of compassion for the world, for the good, welfare and happiness of gods and humans.”
That is what the Blessed One said. The spirit Dīgha Parajana was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.