Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

30. Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi Bà-la-môn Pingalakoccha đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, chúc tụng xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, có những Sa-môn, Bà-la-môn này là vị Hội chủ, vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khi Tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, như Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Belaṭṭhiputta, Nigaṇṭha Nātaputta, tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí, hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?

-- Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn, hãy dừng lại ở đây: "Tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí? Hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?" Này Bà-la-môn, Ta sẽ thuyết pháp cho Ông, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, Tôn giả. Bà-la-môn Pingalakoccha vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và tưởng rằng đó là lõi cây.

Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây.

Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây.

Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây.

Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây.

Một người có mắt thấy vậy, có thể nói: "Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây. Và người này đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

Cũng vậy, này Bà-la-môn, ở đây, có người do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ, Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".

Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền".

Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người ấy sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bi chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".

Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới, theo ác pháp". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới đức. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".

Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta có Thiền định, nhứt tâm. Các Tỷ-kheo khác không có Thiền định, tâm bị phân tán". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".

Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu Thiền định. Vì thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy, do tri kiến này, hoan hỷ tự mãn. Vị ấy, do tri kiến này, khen mình, chê người: "Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống không thấy và không biết". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống ví dụ ấy.

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".

Do vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn, chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy do tri kiến này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do tri kiến này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước, cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Và này Bà-la-môn, những pháp gì cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến?

Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Này Bà-la-môn, các pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, lấy và mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh Pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày.

Và nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

30. The Shorter Discourse on the Simile of the Heartwood

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[198] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Then the brahmin Pingalakoccha went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and said to the Blessed One:

“Master Gotama, there are these recluses and brahmins, each the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, a well-known and famous founder of a sect regarded by many as a saint — that is, Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambalin, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Belaṭṭhiputta, and the Nigaṇṭha Nātaputta.350 Have they all had direct knowledge as they claim, or have none of them had direct knowledge, or have some of them had direct knowledge and some not?”

“Enough, brahmin! Let this be! — ‘Have they all had direct knowledge as they claim, or have none of them had direct knowledge, or have some of them had direct knowledge and some not?’ I shall teach you the Dhamma, brahmin. Listen and attend closely to what I shall say.”351

“Yes, sir,” the brahmin Pingalakoccha replied. The Blessed One said this:

3. “Suppose, brahmin, a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood, its sapwood, its inner bark, and its outer bark, he would cut off its twigs and leaves and take them away thinking they were heartwood.

Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood, the sapwood, the inner bark, the outer bark, or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, he came to a great tree standing possessed of heartwood, and passing over its heartwood, its sapwood, its inner bark, and its outer bark, he cut off its twigs and leaves and took them away thinking they were heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’

4. “Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood, its sapwood [199] and its inner bark, he would cut off its outer bark and take it away thinking it was heartwood.

Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood… or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood… he cut off its outer bark and took it away thinking it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’

5. “Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood and its sapwood, he would cut off its inner bark and take it away thinking it was heartwood.

Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood… or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood… he cut off its inner bark and took it away thinking it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’

6. “Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood, he would cut off its sapwood and take it away thinking it was heartwood.

Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood… or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood… he cut off its sapwood and took it away thinking it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’

7. “Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood, and cutting off only its heartwood, he would take it away knowing it was heartwood.

Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man knew the heartwood, the sapwood, the inner bark, the outer bark, and the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, he came to a great tree standing possessed of heartwood, and cutting off only its heartwood, [200] he took it away knowing it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will be served.’

8. “So too, brahmin, here some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’

When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I have gain, honour, and renown, but these other bhikkhus are unknown, of no account.’

So he arouses no desire to act, he makes no effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than gain, honour, and renown; he hangs back and slackens.352

I say that this person is like the man needing heartwood, who came to a great tree standing possessed of heartwood, and passing over its heartwood, its sapwood, its inner bark, and its outer bark, cut off its twigs and leaves and took them away thinking they were heartwood; and so whatever it was he had to make with heartwood, his purpose will not have been served.

9. “Here, brahmin, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’

When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He arouses desire to act and he makes an effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than gain, honour, and renown; he does not hang back and slacken.

He achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I am virtuous, of good character, but these other bhikkhus are immoral, of evil character.’ So he arouses no desire to act, he makes no effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than the attainment of virtue; [201] he hangs back and slackens.

I say that this person is like the man needing heartwood… who passing over its heartwood, its sapwood, and its inner bark, cut off its outer bark and took it away thinking it was heartwood; and so whatever it was he had to make with heartwood, his purpose will not have been served.

10. “Here, brahmin, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’

When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled.

He achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue, but his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He arouses desire to act and he makes an effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than the attainment of virtue; he does not hang back and slacken.

He achieves the attainment of concentration. He is pleased with that attainment of concentration and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I am concentrated, my mind is unified, but these other bhikkhus are unconcentrated, with their minds astray.’ So he arouses no desire to act, he makes no effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than the attainment of concentration; he hangs back and slackens.

I say that this person is like the man needing heartwood… who passing over its heartwood and its sapwood, cut off its inner bark and took it away thinking it was heartwood; and so whatever it was he had to make with heartwood, his purpose will not have been served.

11. “Here, brahmin, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, [202] of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’

When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled…

He achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue, but his intention is not fulfilled…

He achieves the attainment of concentration. He is pleased with that attainment of concentration, but his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He arouses desire to act and he makes an effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than the attainment of concentration; he does not hang back and slacken.

He achieves knowledge and vision. He is pleased with that knowledge and vision and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I live knowing and seeing, but these other bhikkhus live unknowing and unseeing.’ So he arouses no desire to act, he makes no effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than knowledge and vision; he hangs back and slackens.

I say that this person is like the man needing heartwood… who passing over its heartwood, cut off its sapwood and took it away thinking it was heartwood; and so whatever it was he had to make with heartwood, his purpose will not have been served.

12. “Here, brahmin, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’

When he has gone forth thus, [203] he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled…

He achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue, but his intention is not fulfilled…

He achieves the attainment of concentration. He is pleased with that attainment of concentration, but his intention is not fulfilled…

He achieves knowledge and vision. He is pleased with that knowledge and vision, but his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He arouses desire to act and he makes an effort for the realisation of those other states that are higher and more sublime than knowledge and vision; he does not hang back and slacken.

“But what, brahmin, are the states that are higher and more sublime than knowledge and vision?

13. “Here, brahmin, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. This is a state higher and more sublime than knowledge and vision.353

14. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

15. “Again, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’ This too [204] is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

16. “Again, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

17. “Again, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite’, a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

18. “Again, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

19. “Again, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

20. “Again, by completely surmounting the base of nothingness, a bhikkhu enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision.

21. “Again, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, a bhikkhu enters upon and abides in the cessation of perception and feeling. And his taints are destroyed by seeing with wisdom. This too is a state higher and more sublime than knowledge and vision. These are the states that are higher and more sublime than knowledge and vision.

22. “I say that this person, brahmin, is like a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, who came to a great tree standing possessed of heartwood, and cutting off its heartwood, took it away knowing it was heartwood; and so whatever it was he had to make with heartwood, his purpose will have been served.

23. “So this holy life, brahmin, does not have gain, honour, and renown for its benefit, or the attainment of virtue for its benefit, or the attainment of concentration for its benefit, or knowledge and vision for its benefit. But it is [205] this unshakeable deliverance of mind that is the goal of this holy life, its heartwood, and its end.”

24. When this was said, the brahmin Pingalakoccha said to the Blessed One:

“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”




Close
Close