Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), núi Gijjhakuta (Linh Thứu), khi Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa) từ bỏ (Chúng Tăng) ra đi không bao lâu. Ở đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và dạy như sau:
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được".
Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền".
Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây.
Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".
Cũng vậy, ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".
Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền".
Vị ấy vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy cành lá của phạm hạnh, vì do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".
Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu, giới đức này, vị ấy khen mình chê người: "Ta là người trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới, theo ác pháp".
Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây.
Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... (như trên)... Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy vỏ ngoài của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được".
Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không khen mình, chê người. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thiền định. Do thành tựu thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu thiền định này, vị ấy khen mình chê người: "Ta có thiền định nhất tâm. Các Tỷ-kheo khác không có thiền định, tâm bị phân tán".
Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây.
Một người có mắt thấy vậy, bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... (như trên)... Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Vì sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, như vậy vị ấy được gọi là Tỷ-kheo đã nắm giữ vỏ trong của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).
Lại nữa, ở đây, có Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".
Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu Thiền định này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn.
Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến, vị ấy vì tri kiến này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người. "Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống, không thấy và không biết".
Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng đó là lõi cây.
Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây và mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người ấy không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... Vị này, vì tri kiến này nên mê say, tham đắm, phóng dật. Vì sống phóng dật, vị này bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, như vậy vị này gọi là đã nắm giữ giác cây của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây)".
Lại nữa, ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".
Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định, vị ấy do thành tựu Thiền định này, hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Do thành tựu tri kiến này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu phi thời gian giải thoát. Này các Tỷ-kheo, sự tình này không thể xảy ra, Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ phi thời gian giải thoát ấy.
Này các Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết đó là lõi cây.
Một người có mắt thấy như vậy, có thể nói: "Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thực hiện".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây một Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong khổ đau, bị chi phối bởi khổ đau. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt".
Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật. Vị ấy thành tựu giới đức. Vị ấy do thành tựu giới đức này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy, không do thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu thiền định nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì thành tựu tri kiến này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu được phi thời gian giải thoát. Này chư Tỷ-kheo, sự tình này không thể xảy ra, Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ phi thời gian giải thoát ấy.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
29. The Greater Discourse on the Simile of the Heartwood
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
[192] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha on the mountain Vulture Peak; it was soon after Devadatta had left.346 There, referring to Devadatta, the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
2. “Bhikkhus, here some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I am one who gets gain and renown, but these other bhikkhus are unknown, of no account.’
He becomes intoxicated with that gain, honour, and renown, grows negligent, falls into negligence, and being negligent, he lives in suffering.
“Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood, its sapwood, its inner bark, and its outer bark, he would cut off its twigs and leaves and take them away thinking they were heartwood.
Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood, the sapwood, the inner bark, the outer bark, or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, he came to a great tree standing possessed of heartwood, and passing over its heartwood, its sapwood, its inner bark, and its outer bark, he cut off its twigs and leaves and took them away thinking they were heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’
So too, bhikkhus, here some clansman goes forth out of faith… [193]…
he lives in suffering.
This bhikkhu is called one who has taken the twigs and leaves of the holy life and stopped short with that.
3. “Here, bhikkhus, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He does not become intoxicated with that gain, honour, and renown; he does not grow negligent and fall into negligence.
Being diligent, he achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I am virtuous, of good character, but these other bhikkhus are immoral, of evil character.’
He becomes intoxicated with that attainment of virtue, grows negligent, falls into negligence, and being negligent, he lives in suffering.
“Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood, its sapwood, and its inner bark, he would cut off its outer bark and take it away thinking it was heartwood.
Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood… or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood… he cut off its outer bark and took it away thinking it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’
So too, bhikkhus, here some clansman goes forth out of faith… he lives in suffering. [194]
This bhikkhu is called one who has taken the outer bark of the holy life and stopped short with that.
4. “Here, bhikkhus, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled…
Being diligent, he achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue, but his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He does not become intoxicated with that attainment of virtue; he does not grow negligent and fall into negligence.
Being diligent, he achieves the attainment of concentration. He is pleased with that attainment of concentration and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I am concentrated, my mind is unified, but these other bhikkhus are unconcentrated, with their minds astray.’
He becomes intoxicated with that attainment of concentration, grows negligent, falls into negligence, and being negligent, he lives in suffering.
“Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood and its sapwood, he would cut off its inner bark and take it away thinking it was heartwood.
Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood… or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood… he cut off its inner bark and took it away thinking it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’
So too, bhikkhus, here some clansman goes forth out of faith… he lives in suffering. [195]
This bhikkhu is called one who has taken the inner bark of the holy life and stopped short with that.
5. “Here, bhikkhus, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled…
Being diligent, he achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue, but his intention is not fulfilled… Being diligent, he achieves the attainment of concentration.
He is pleased with that attainment of concentration, but his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He does not become intoxicated with that attainment of concentration; he does not grow negligent and fall into negligence.
Being diligent, he achieves knowledge and vision.347 He is pleased with that knowledge and vision and his intention is fulfilled. On account of it he lauds himself and disparages others thus: ‘I live knowing and seeing, but these other bhikkhus live unknowing and unseeing.’
He becomes intoxicated with that knowledge and vision, grows negligent, falls into negligence, and being negligent, he lives in suffering.
“Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood. Passing over its heartwood, he would cut off its sapwood and take it away thinking it was heartwood.
Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man did not know the heartwood… or the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood… he cut off its sapwood and took it away thinking it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will not be served.’ [196]
So too, bhikkhus, here some clansman goes forth out of faith… he lives in suffering. This bhikkhu is called one who has taken the sapwood of the holy life and stopped short with that.
6. “Here, bhikkhus, some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
When he has gone forth thus, he acquires gain, honour, and renown. He is not pleased with that gain, honour, and renown, and his intention is not fulfilled…
When he is diligent, he achieves the attainment of virtue. He is pleased with that attainment of virtue, but his intention is not fulfilled…
When he is diligent, he achieves the attainment of concentration. He is pleased with that attainment of concentration, but his intention is not fulfilled…
When he is diligent, he achieves knowledge and vision. He is pleased with that knowledge and vision, but his intention is not fulfilled. He does not, on account of it, laud himself and disparage others. He does not become intoxicated with that knowledge and vision; he does not grow negligent and fall into negligence. Being diligent, he attains perpetual liberation. And it is impossible for that bhikkhu to fall away from that perpetual deliverance.348
“Suppose a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, came to a great tree standing possessed of heartwood, and cutting off only its heartwood, he would take it away knowing it was heartwood.
Then a man with good sight, seeing him, might say: ‘This good man knew the heartwood, the sapwood, the inner bark, the outer bark, and the twigs and leaves. Thus, while needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, [197] he came to a great tree standing possessed of heartwood, and cutting off only its heartwood, he took it away knowing it was heartwood. Whatever it was this good man had to make with heartwood, his purpose will be served.’
So too, bhikkhus, here some clansman goes forth out of faith…
When he is diligent, he attains perpetual liberation. And it is impossible for that bhikkhu to fall away from that perpetual deliverance.
7. “So this holy life, bhikkhus, does not have gain, honour, and renown for its benefit, or the attainment of virtue for its benefit, or the attainment of concentration for its benefit, or knowledge and vision for its benefit.
But it is this unshakeable deliverance of mind that is the goal of this holy life, its heartwood, and its end.”349
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.