Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Jāṇussoṇi, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Sāvatthī. Bà-la-môn Jāṇussoṇi thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika:
-- Tôn giả Vacchāyana đi từ đâu về sớm như vậy?
-- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây.
-- Tôn giả Vacchāyana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không?
-- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.
-- Tôn giả Vacchāyana thật sự tán thán Sa-môn Gotama với lời tán thán tối thượng.
-- Này Tôn giả, tôi là ai mà có thể tán thán Sa-môn Gotama, bậc tối thượng được tán thán trong các bậc được tán thán, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
-- Nhưng Tôn giả Vacchāyana thấy được lý do gì ở Sa-môn Gotama mà Tôn giả có lòng tin tưởng như vậy?
-- Này Tôn giả, như một người săn voi thiện xảo vào một khu rừng có voi ở, và thấy một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang. Người đó đi đến kết luận: "Con voi này là con voi lớn".
Cũng vậy, này Tôn giả, tôi đã thấy bốn dấu chân của Sa-môn Gotama và đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì". Thế nào là bốn?
Tôi thấy ở đây có một số Sát-đế-lị bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ.
Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này". Họ sắp đặt câu hỏi: "'Chúng ta, sau khi đến, sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia. Khi chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này".
Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama đã đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này". Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với pháp thoại, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị này.
Ðược Sa-môn Gotama với Pháp thoại khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn.
Trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Này Tôn giả, khi tôi thấy dấu chân thứ nhất này của Sa-môn Gotama, Tôi đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì".
Này Tôn giả, lại nữa, tôi thấy ở đây có một số Bà-la-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe... (như trên)... trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Này Tôn giả, khi tôi thấy dấu chân thứ hai này của Sa-môn Gotama, tôi đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì".
Này Tôn giả, lại nữa, tôi thấy ở đây có một số gia chủ bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe... (như trên)... trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Này Tôn giả, khi tôi thấy dấu chân thứ ba này của Sa-môn Gotama, tôi đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì".
Này Tôn giả, lại nữa, tôi thấy ở đây có một số Sa-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ.
Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này". Họ sắp đặt câu hỏi: "Chúng ta sau khi đến sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này".
Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama đã đến ngôi làng này hay thị trấn này". Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với Pháp thoại khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị này.
Ðược Sa-môn Gotama với Pháp thoại khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định sẵn), huống nữa là chất vấn.
Trái lại, họ xin phép Sa-môn Gotama được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sa-môn Gotama cho họ được xuất gia.
Ðược xuất gia như vậy, một số các vị ấy sống một mình, không phóng dật, nỗ lực, tinh cần, và không bao lâu tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, ngay trong hiện tại, mục đích tối thượng của phạm hạnh mà những Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến.
Họ nói như sau: "Thật sự chúng ta gần hoại vong. Thật sự chúng ta gần hoại diệt. Xưa kia chúng ta không phải là Sa-môn lại tự xem là Sa-môn, không phải là Bà-la-môn lại tự xem là Bà-la-môn, không phải là bậc A-la-hán, lại tự xem là bậc A-la-hán.
Nay chúng ta mới thật là Sa-môn. Nay chúng ta mới thật là Bà-la-môn. Nay chúng ta mới thật là A-la-hán".
Khi tôi thấy dấu chân thứ tư của Sa-môn Gotama, tôi đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì".
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Jāṇussoṇi, từ cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, bước xuống, đắp thượng y lên một bên vai, chấp tay hướng về Thế Tôn vái lạy, và thốt ra ba lần cảm hứng ngữ sau đây: "Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác!
Rất có thể, chúng ta sẽ gặp Tôn giả Gotama tại một lúc nào, một chỗ nào đó. Rất có thể, sẽ có một cuộc đàm luận".
Rồi Bà-la-môn Jāṇussoṇi đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jāṇussoṇi đem tất cả câu chuyện của Du Sĩ Pilotika, thuật lại với Thế Tôn. Sau khi nghe vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Jāṇussoṇi:
-- Này Bà-la-môn, ví dụ dấu chân voi như vậy chưa được đầy đủ một cách rộng rãi. Này Bà-la-môn, với tầm mức như thế nào ví dụ dấu chân voi được đầy đủ một cách rộng rãi? Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jāṇussoṇi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Này Bà-la-môn, ví như một người săn voi vào một khu rừng có voi ở. Người đó thấy một dấu chân voi lớn trong rừng voi, dài bề dài và rộng bề ngang. Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: "Con voi này chắc chắn to lớn".
Vì sao vậy? Này Bà-la-môn, trong rừng voi, có những loại voi cái lùn thấp, có dấu chân lớn, có thể dấu chân này thuộc loại voi này. Người đó đi theo dấu chân ấy. Trong khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang, và những vật cao đều bị cọ xát.
Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: "Con voi này chắc chắn to lớn vì sao vậy? Này Bà-la-môn, trong rừng voi, có những loại voi cái có ngà, có dấu chân lớn, có thể dấu chân này thuộc loại voi này.
Người đó đi theo dấu chân ấy. Trong khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi, một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang, những vật cao bị cọ xát, và những vật cao bị ngà voi cắt chém.
Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: "Con voi này chắc chắn to lớn". Vì sao vậy? Này Bà-la-môn, trong rừng voi, có những loại voi cái có ngà lớn, có dấu chân lớn, có thể dấu chân này thuộc loại voi này.
Người đó đi theo dấu chân ấy. Trong khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang, những vật cao bị cọ xát, những vật cao bị ngà voi cắt chém, và những vật cao bị gãy các cành.
Và người đó thấy một con voi đực dưới gốc cây hay ở ngoài trời, đang đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm, người đó đi đến kết luận: "Con voi này thật là con voi đực lớn".
Cũng vậy, này Bà-la-môn, ở đây Như Lai sanh ra ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này, cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người.
Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ. Ngài giảng dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch.
Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.
Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy thành tựu học giới và nếp sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình,
từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp.
Từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, vị ấy nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời,
từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia.
Vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.
Vị ấy từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, vị ấy nói những lời nhẹ nhàng, thuận tại, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy.
Vị ấy từ bỏ nói phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi.
Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ,
dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ ăn phi thời;
từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, các cuộc trình diễn;
từ bỏ trang sức bằng vòng hoa hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức;
từ bỏ dùng giường cao và giường lớn;
từ bỏ nhận các hạt sống;
từ bỏ nhận thịt sống,
từ bỏ nhận đàn bà, con gái;
từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai;
từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái;
từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai;
từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới;
từ bỏ buôn bán;
từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường;
từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo;
từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.
Vị ấy bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm.
Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt.
Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi và các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không vẩn đục.
Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác,
khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác,
khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác,
khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác,
khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác,
khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, và thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm.
Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt.
Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái,
từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận,
từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên,
từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá,
từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược, ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc, do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai, nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh.
Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.
Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây".
Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh.
Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ ràng, chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Còn chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí.
Vị ấy biết như thật: "Ðây là Khổ",
biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ",
biết như thật: "Ðây là Khổ diệt",
biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt",
biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc",
biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc",
biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt",
biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt".
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Vị ấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không có trở lui đời sống này nữa".
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Này Bà-la-môn, tới mức độ này, vị Thánh đệ tử đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Này Bà-la-môn, tới mức độ này, ví dụ dấu chân con voi thật sự được đầy đủ một cách rộng rãi.
Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Jāṇussoṇi bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.
Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng!
27. The Shorter Discourse on the Simile of the Elephant’s Footprint
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD.319 On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Now on that occasion the brahmin Jāṇussoṇi was driving out of Sāvatthī in the middle of the day in an all-white chariot drawn by white mares. He saw the wanderer Pilotika coming in the distance and asked him:
“Now where is Master Vacchāyana coming from in the middle of the day?”320
“Sir, I am coming from the presence of the recluse Gotama.”
“What does Master Vacchāyana think of the recluse Gotama’s lucidity of wisdom? He is wise, is he not?”
“Sir, who am I to know the recluse Gotama’s lucidity of wisdom? One would surely have to be his equal to know the recluse Gotama’s lucidity of wisdom.”
“Master Vacchāyana praises the recluse Gotama with high praise indeed.”
“Sir, who am I to praise the recluse Gotama? The recluse Gotama is praised by the praised as best among gods and humans.”
“What reasons does Master Vacchāyana see that he has such firm confidence in the recluse Gotama?”
3. “Sir, suppose a wise elephant woodsman were to enter an elephant wood and were to see in the elephant wood [176] a big elephant’s footprint, long in extent and broad across. He would come to the conclusion: ‘Indeed, this is a big bull elephant.’
So too, when I saw four footprints of the recluse Gotama, I came to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’ What are the four?
4. “Sir, I have seen here certain learned nobles who were clever, knowledgeable about the doctrines of others, as sharp as hairsplitting marksmen; they wander about, as it were, demolishing the views of others with their sharp wits.
When they hear: ‘The recluse Gotama will visit such and such a village or town,’ they formulate a question thus: ‘We will go to the recluse Gotama and ask him this question. If he is asked like this, he will answer like this, and so we will refute his doctrine in this way; and if he is asked like that, he will answer like that, and so we will refute his doctrine in that way.’
“They hear: ‘The recluse Gotama has come to visit such and such a village or town.’ They go to the recluse Gotama, and the recluse Gotama instructs, urges, rouses, and gladdens them with a talk on the Dhamma.
After they have been instructed, urged, roused, and gladdened by the recluse Gotama with a talk on the Dhamma, they do not so much as ask him the question, so how should they refute his doctrine?
In actual fact, they become his disciples. When I saw this first footprint of the recluse Gotama, I came to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’
5. “Again, I have seen certain learned brahmins who were clever… In actual fact, they too become his disciples. When I saw this second footprint of the recluse Gotama, I came to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
6. “Again, I have seen certain learned householders who were clever… [177]… In actual fact, they too become his disciples. When I saw this third footprint of the recluse Gotama, I came to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
7. “Again, I have seen certain learned recluses who were clever…
They do not so much as ask him the question, so how should they refute his doctrine?
In actual fact, they ask the recluse Gotama to allow them to go forth from the home life into homelessness, and he gives them the going forth.
Not long after they have gone forth, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, by realising for themselves with direct knowledge they here and now enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
They say thus: ‘We were very nearly lost, we very nearly perished, for formerly we claimed that we were recluses though we were not really recluses; we claimed that we were brahmins though we were not really brahmins; we claimed that we were arahants though we were not really arahants.
But now we are recluses, now we are brahmins, now we are arahants.’
When I saw this fourth footprint of the recluse Gotama, I came to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
“When I saw these four footprints of the recluse Gotama, I came to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’”
8. When this was said, the brahmin Jāṇussoṇi got down from his all-white chariot drawn by white mares, and arranging his upper robe on one shoulder, he extended his hands in reverential salutation towards the Blessed One and uttered this exclamation three times: “Honour to the Blessed One, accomplished and fully enlightened! Honour to the Blessed One, accomplished and fully enlightened! Honour to the Blessed One, accomplished and fully enlightened!
Perhaps some time or other [178] we might meet Master Gotama and have some conversation with him.”
9. Then the brahmin Jāṇussoṇi went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and related to the Blessed One his entire conversation with the wanderer Pilotika. Thereupon the Blessed One told him:
“At this point, brahmin, the simile of the elephant’s footprint has not yet been completed in detail. As to how it is completed in detail, listen and attend carefully to what I shall say.”
— “Yes, sir,” the brahmin Jāṇussoṇi replied. The Blessed One said this:
10. “Brahmin, suppose an elephant woodsman were to enter an elephant wood and were to see in the elephant wood a big elephant’s footprint, long in extent and broad across. A wise elephant woodsman would not yet come to the conclusion: ‘Indeed, this is a big bull elephant.’
Why is that? In an elephant wood there are small she-elephants that leave a big footprint, and this might be one of their footprints. He follows it and sees in the elephant wood a big elephant’s footprint, long in extent and broad across, and some scrapings high up.
A wise elephant woodsman would not yet come to the conclusion: ‘Indeed, this is a big bull elephant.’ Why is that? In an elephant wood there are tall she-elephants that have prominent teeth and leave a big footprint, and this might be one of their footprints.
He follows it further and sees in the elephant wood a big elephant’s footprint, long in extent and broad across, and some scrapings high up, and marks made by tusks.
A wise elephant woodsman would not yet come to the conclusion: ‘Indeed, this is a big bull elephant.’ Why is that? In an elephant wood there are tall she-elephants that have tusks and leave a big footprint, and this might be one of their footprints.
He follows it further and sees in the elephant wood a big elephant’s footprint, long in extent and broad across, and some scrapings high up, and marks made by tusks, and broken-off branches.
And he sees that bull elephant at the root of a tree or in the open, walking about, sitting, or lying down. He comes to the conclusion: ‘This is that big bull elephant.’
11. “So too, [179] brahmin, here a Tathāgata appears in the world, accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed. He declares this world with its gods, its Māras, and its Brahmās, this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people,
which he has himself realised with direct knowledge. He teaches the Dhamma good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and he reveals a holy life that is utterly perfect and pure.
12. “A householder or householder’s son or one born in some other clan hears that Dhamma. On hearing the Dhamma he acquires faith in the Tathāgata. Possessing that faith, he considers thus: ‘Household life is crowded and dusty; life gone forth is wide open. It is not easy, while living in a home, to lead the holy life utterly perfect and pure as a polished shell.
Suppose I shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.’ On a later occasion, abandoning a small or a large fortune, abandoning a small or a large circle of relatives, he shaves off his hair and beard, puts on the yellow robe, and goes forth from the home life into homelessness.
13. “Having thus gone forth and possessing the bhikkhu’s training and way of life, abandoning the killing of living beings, he abstains from killing living beings; with rod and weapon laid aside, conscientious, merciful, he abides compassionate to all living beings.
Abandoning the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given; taking only what is given, expecting only what is given, by not stealing he abides in purity. Abandoning incelibacy, he observes celibacy, living apart, abstaining from the vulgar practice of sexual intercourse.
“Abandoning false speech, he abstains from false speech; he speaks truth, adheres to truth, is trustworthy and reliable, one who is no deceiver of the world.
Abandoning malicious speech, he abstains from malicious speech; he does not repeat elsewhere what he has heard here in order to divide [those people] from these, nor does he repeat to these people what he has heard elsewhere in order to divide [these people] from those;
thus he is one who reunites those who are divided, a promoter of friendships, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord.
Abandoning harsh speech, he abstains from harsh speech; he speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and loveable, as go to the heart, are courteous, desired by many [180] and agreeable to many.
Abandoning gossip, he abstains from gossip; he speaks at the right time, speaks what is fact, speaks on what is good, speaks on the Dhamma and the Discipline; at the right time he speaks such words as are worth recording, reasonable, moderate, and beneficial.
“He abstains from injuring seeds and plants.
He practises eating only one meal a day, abstaining from eating at night and outside the proper time.321
He abstains from dancing, singing, music, and theatrical shows.
He abstains from wearing garlands, smartening himself with scent, and embellishing himself with unguents.
He abstains from high and large couches.
He abstains from accepting gold and silver.
He abstains from accepting raw grain.
He abstains from accepting raw meat.
He abstains from accepting women and girls.
He abstains from accepting men and women slaves.
He abstains from accepting goats and sheep. He abstains from accepting fowl and pigs. He abstains from accepting elephants, cattle, horses, and mares.
He abstains from accepting fields and land.
He abstains from going on errands and running messages.
He abstains from buying and selling.
He abstains from false weights, false metals, and false measures.
He abstains from accepting bribes, deceiving, defrauding, and trickery.
He abstains from wounding, murdering, binding, brigandage, plunder, and violence.
14. “He becomes content with robes to protect his body and with almsfood to maintain his stomach, and wherever he goes, he sets out taking only these with him. Just as a bird, wherever it goes, flies with its wings as its only burden, so too the bhikkhu becomes content with robes to protect his body and with almsfood to maintain his stomach, and wherever he goes, he sets out taking only these with him. Possessing this aggregate of noble virtue, he experiences within himself a bliss that is blameless.
15. “On seeing a form with the eye, he does not grasp at its signs and features. Since, if he left the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty.322
On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, he does not grasp at its signs and features.
Since, if he left the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he practises the way of its restraint, [181] he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. Possessing this noble restraint of the faculties, he experiences within himself a bliss that is unsullied.
16. “He becomes one who acts in full awareness when going forward and returning; who acts in full awareness when looking ahead and looking away;
who acts in full awareness when flexing and extending his limbs;
who acts in full awareness when wearing his robes and carrying his outer robe and bowl;
who acts in full awareness when eating, drinking, consuming food, and tasting;
who acts in full awareness when defecating and urinating;
who acts in full awareness when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and keeping silent.
17. “Possessing this aggregate of noble virtue, and this noble restraint of the faculties, and possessing this noble mindfulness and full awareness, he resorts to a secluded resting place: the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, a jungle thicket, an open space, a heap of straw.
18. “On returning from his almsround, after his meal he sits down, folding his legs crosswise, setting his body erect, and establishing mindfulness before him.
Abandoning covetousness for the world, he abides with a mind free from covetousness; he purifies his mind from covetousness.323
Abandoning ill will and hatred, he abides with a mind free from ill will, compassionate for the welfare of all living beings; he purifies his mind from ill will and hatred.
Abandoning sloth and torpor, he abides free from sloth and torpor, percipient of light, mindful and fully aware; he purifies his mind from sloth and torpor.
Abandoning restlessness and remorse, he abides unagitated with a mind inwardly peaceful; he purifies his mind from restlessness and remorse.
Abandoning doubt, he abides having gone beyond doubt, unperplexed about wholesome states; he purifies his mind from doubt.
19. “Having thus abandoned these five hindrances, imperfections of the mind that weaken wisdom, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.
This, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata, something scraped by the Tathāgata, something marked by the Tathāgata, but a noble disciple does not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’324
20. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration.
This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata… but a noble [182] disciple does not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
21. “Again, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’
This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata… but a noble disciple does not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
22. “Again, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.
This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata… but a noble disciple does not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
23. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the recollection of past lives.
He recollects his manifold past lives, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many aeons of world-contraction, many aeons of world-expansion, many aeons of world-contraction and expansion: … (as Sutta 4, §27)…
Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives.
This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata… but a noble disciple does not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’ [183]
24. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the passing away and reappearance of beings.
With the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate. He understands how beings pass on according to their actions thus:… (as Sutta 4, §29)…
Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions.
This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata… but a noble disciple does not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened… ’
25. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the destruction of the taints. He understands as it actually is:
‘This is suffering’;…
‘This is the origin of suffering’;…
‘This is the cessation of suffering’;…
‘This is the way leading to the cessation of suffering’;…
‘These are the taints’;…
‘This is the origin of the taints’;…
‘This is the cessation of the taints’;…
‘This is the way leading to the cessation of the taints.’
“This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata, something scraped by the Tathāgata, something marked by the Tathāgata, but a noble disciple still has not yet come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’ Rather, he is in the process of coming to this conclusion.325
26. “When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensual desire, [184] from the taint of being, and from the taint of ignorance.
When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’
“This too, brahmin, is called a footprint of the Tathāgata, something scraped by the Tathāgata, something marked by the Tathāgata. It is at this point that a noble disciple has come to the conclusion: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way.’326
And it is at this point, brahmin, that the simile of the elephant’s footprint has been completed in detail.”
27. When this was said, the brahmin Jāṇussoṇi said to the Blessed One:
“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.
I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”