Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

28. Ðại Kinh Thí Dụ Dấu Chân Voi

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Ở đây, Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: -- Này các Hiền giả Tỷ-kheo! -- Thưa vâng, Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:

-- Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế.

Thế nào là trong Bốn Thánh đế? Trong Khổ Thánh đế, trong Khổ tập Thánh đế, trong Khổ diệt Thánh đế, trong Khổ diệt đạo Thánh đế.

Chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, điều gì cầu không được là khổ, tóm lại Năm thủ uẩn là khổ.

Chư Hiền, thế nào là Năm thủ uẩn? Chính là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩn? Bốn đại và sắc khởi lên từ bốn đại. Chư Hiền, thế nào là bốn đại? Chính là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.

(Ðịa giới)

Chư Hiền, thế nào là địa giới? Có nội địa giới, có ngoại địa giới.

Chư Hiền, thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội địa giới.

Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Cần phải như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.

Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, trong thời ấy ngoại địa giới bị biến mất. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại địa giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này?

Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.

Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau: "Khổ thọ khởi lên nơi tôi, thọ này thuộc tai xúc chạm, thọ này do nhân duyên, không phải không do nhân duyên, do nhân duyên gì?

Do nhân duyên xúc". Vị ấy thấy xúc là vô thường, thấy thọ là vô thường, thấy tưởng là vô thường, thấy hành là vô thường, thấy thức là vô thường. Tâm của vị này hoan hỷ, thích thú, tịnh chỉ, quyết định, tùy thuộc giới đối tượng.

Chư Hiền, nếu những người khác xử sự với Tỷ-kheo không có hoàn hảo, không có tốt đẹp, không có khả ái, hoặc dùng tay xúc chạm, hoặc dùng đá xúc chạm, hoặc dùng gậy xúc chạm, hoặc dùng gươm xúc chạm, vị ấy tuệ tri như sau: "Sự thể của thân này là như vậy, nên tay có thể xúc chạm, đá có thể xúc chạm, gậy có thể xúc chạm, gươm có thể xúc chạm.

Thế Tôn đã dạy như sau trong ví dụ cái cưa: "Chư Tỷ-kheo, nếu có kẻ trộm cướp hạ tiện lấy cái cưa hai lưỡi cắt từng phần tay và chân. Nếu ai ở đây sanh ý phẫn nộ, người ấy không làm đúng lời Ta dạy". Ta sẽ tinh cần, tinh tấn, không giải đãi. Niệm được an trú không có loạn niệm, thân thể được khinh an, không dao động, tâm được định tĩnh nhất tâm.

Nay mặc cho tay xúc chạm thân này, mặc cho đá xúc chạm thân này, mặc cho gậy xúc chạm thân này, mặc cho gươm xúc chạm thân này, lời dạy chư Phật cần phải được thực hành.

Chư Hiền, Tỷ-kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: "Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú".

Chư Hiền, ví như một người dâu, khi thấy ông nhạc, bị dao động, bị dao động mạnh. Cũng vậy, chư Hiền, nếu Tỷ-kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: "Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta.

Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú". Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, và xả tương ưng với thiện được an trú, thì Tỷ-kheo ấy được hoan hỷ. Chư Hiền, đến mức độ này, Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.

(Thủy giới)

Chư Hiền, thế nào là thủy giới? Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới.

Chư Hiền thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ, như mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội thủy giới.

Những gì thuộc nội thủy giới và những gì thuộc ngoại thủy giới, đều thuộc về thủy giới.

Cần phải như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Sau khi như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới.

Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, nước cuốn trôi làng, cuốn trôi thị trấn, cuốn trôi thành phố, cuốn trôi xứ, cuốn trôi quốc độ. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương hạ thấp một trăm do-tuần, hạ thấp hai trăm do-tuần, hạ thấp ba trăm do-tuần, hạ thấp bốn trăm do-tuần, hạ thấp năm trăm do-tuần, hạ thấp sáu trăm do-tuần, hạ thấp bảy trăm do-tuần.

Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến bảy cây ta-la, dâng cao đến sáu cây sa-la, dâng cao đến năm cây sa-la, dâng cao đến bốn cây sa-la, dâng cao đến ba cây sa-la, dâng cao đến hai cây sa-la, dâng cao chỉ đến một cây sa-la. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương cao đến bảy đầu người, dâng cao đến sáu đầu người, dâng cao đến năm đầu người, dâng cao đến bốn đầu người, dâng cao đến ba đầu người, dâng cao đến hai đầu người, dâng cao chỉ đến một đầu người. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến nửa thân người, dâng cao chỉ đến hông, dâng cao chỉ đến đầu gối, dâng cao chỉ đến gót chân. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương không có để thấm ướt đốt ngón chân.

Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại thủy giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.

Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau: ... (như trên)... và xả tương ứng với thiện được an trú. Chư Hiền, cho đến mức độ này, vị Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.

(Hỏa giới)

Chư Hiền, thế nào là hỏa giới? Có nội hỏa giới, có ngoại hỏa giới.

Chư Hiền, thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Như cái gì khiến cho hâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho thiêu cháy; cái gì khiến cho những vật được ăn uống, nhai, nếm, có thể khéo tiêu hóa, hay tất cả những vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội hỏa giới.

Những gì thuộc nội hỏa giới và những gì thuộc ngoại hỏa giới, đều thuộc về hỏa giới.

Cần phải như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Sau khi như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với hỏa giới, tâm từ bỏ hỏa giới.

Chư Hiền, một thời xẩy ra khi hỏa giới dao động. Lửa thiêu cháy làng, thiêu cháy thị trấn, thiêu cháy thành phố, thiêu cháy xứ, thiêu cháy quốc độ. Lửa cháy cho đến cuối hàng cây cối, cho đến cuối hàng đường lớn, cho đến cuối hàng chân núi, cho đến cuối hàng thủy biên, hay cho đến cuối hàng khu đất khả ái, rồi lửa bị tắt vì không nhiên liệu.

Chư Hiền, một thời xảy ra khi loài người đi kiếm lửa phải dùng lông gà và dây gân. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại hỏa giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này?

Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.

Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau: ... (như trên)... và xả tương ứng với thiện được an trú. Chư Hiền, cho đến mức độ này, vị Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.

(Phong giới)

Chư Hiền, thế nào là phong giới? Có nội phong giới, có ngoại phong giới.

Chư Hiền, thế nào là nội phong giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc động tánh, bị chấp thủ, như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang các chi tiết (tay chân), hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội phong giới.

Những gì thuộc nội phong giới và những gì thuộc ngoại phong giới đều thuộc về phong giới.

Cần phải như thật quán sát phong giới với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Sau khi thấy như thật phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới.

Chư Hiền, một thời xẩy ra khi ngoại phong giới dao động, gió thổi bay làng, thổi bay thị trấn, thổi bay thành phố, thổi bay xứ, thổi bay quốc độ.

Chư Hiền, một thời xẩy ra khi trong tháng cuối mùa hạ, loài người tìm cầu gió nhờ lá cây sa-la, nhờ cây quạt, và người ta không mong tìm được cỏ tại chỗ có rạch nước chảy.

Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại phong giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ; tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này?

Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.

Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau: "Khổ thọ khởi lên nơi tôi này thuộc tai xúc chạm; thọ này do nhân duyên, không phải không do nhân duyên.

Do nhân duyên gì? Do nhân duyên xúc vậy". Vị ấy thấy xúc là vô thường; vị ấy thấy thọ là vô thường; vị ấy thấy tưởng là vô thường; vị ấy thấy hành là vô thường; vị ấy thấy thức là vô thường; tâm của vị này hoan hỷ, thích thú, tịnh chỉ, quyết định, tùy thuộc giới đối tượng.

Chư Hiền, nếu những người khác xử sự với Tỷ-kheo, không có hoàn hảo, không có tốt đẹp, không có khả ái, hoặc dùng tay xúc chạm, hoặc dùng đá xúc chạm, hoặc dùng gậy xúc chạm, hoặc dùng gươm xúc chạm, vị ấy biết như sau: "Sự thể của thân này là như vậy nên tay có thể xúc chạm, đá có thể xúc chạm, gậy có thể xúc chạm, gươm có thể xúc chạm".

Thế Tôn đã dạy như sau trong ví dụ cái cưa: "Chư Tỷ-kheo, nếu có kẻ trộm cướp hạ tiện lấy cái cưa hai lưỡi cắt từng phần tay và chân, nếu ai ở đây sanh ý phẫn nộ thì người ấy không làm đúng lời Ta dạy". Ta sẽ tinh cần, tinh tấn, không giải đãi, niệm được an trú, không có loạn niệm, thân thể được khinh an, không dao động, tâm được định tĩnh nhất tâm.

Nay mặc cho tay xúc chạm thân này, mặc cho đá xúc chạm, mặc cho gậy xúc chạm, mặc cho gươm xúc chạm thân này. Lời dạy chư Phật cần phải được thực hành".

Chư Hiền, Tỷ-kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: "Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú".

Chư Hiền, ví như một người dâu, khi thấy ông nhạc, bị dao động, bị dao động mạnh. Cũng vậy, chư Hiền, nếu Tỷ-kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: "Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta.

Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú".

Chư Hiền, nếu Tỷ- Kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, và xả tương ưng với thiện được an trú. Do vậy, Tỷ-kheo ấy được hoan hỷ. Chư Hiền, cho đến mức độ này, Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.

Chư Hiền, như một khoảng trống được bao vây bởi cây gậy, bởi dây leo, bởi cỏ, bởi bùn, được biết là một nhà ở. Cũng vậy, Chư Hiền, một khoảng trống được bao vây bởi xương, bởi dây gân, bởi thịt, bởi da, được biết là một sắc pháp.

Chư Hiền, nếu nội mắt không bị hư hại, nhưng ngoại sắc không vào trong tầm mắt, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi.

Chư Hiền, nếu nội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, nhưng không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi.

Chư Hiền, chỉ khi nào nội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, có sự quy tục xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp có hiện khởi.

Bất cứ sắc pháp gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong sắc thủ uẩn;

bất cứ cảm thọ gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thọ thủ uẩn;

bất cứ tưởng gì được hiện khởi như vậy đều được quy tụ trong tưởng thủ uẩn;

bất cứ hành gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong hành thủ uẩn;

bất cứ thức gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thức thủ uẩn.

Vị ấy tuệ tri như sau: "Như vậy, như người ta nói, có sự quy tụ, sự tập hợp, sự hòa hợp của năm thủ uẩn này.

Thế Tôn đã nói như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".

Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn. Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập;

sự nhiếp phục tham dục, sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt". Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.

Chư Hiền, nếu nội tai không bị hư hại, nhưng ngoại thanh không vào trong tầm tai, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.

Chư Hiền, nếu nội lỗ mũi không bị hư hại, nhưng ngoại hương không vào trong tầm mũi, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.

Chư Hiền, nếu nội lưỡi không bị hư hại, nhưng ngoại vị không vào trong tầm lưỡi, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.

Chư Hiền, nếu nội thân không bị hư hại, nhưng ngoại xúc không vào trong tầm của thân,

không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.

Chư Hiền, nếu nội ý căn không bị hư hại, ngoại pháp vào trong tầm của ý căn, nhưng không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi.

Chư Hiền, chỉ khi nào nội ý căn không bị hư hại, ngoại pháp vào trong tầm của ý căn, có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp có hiện khởi.

Bất cứ sắc gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong sắc thủ uẩn;

bất cứ cảm thọ gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thọ thủ uẩn;

bất cứ tưởng gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong tưởng thủ uẩn;

bất cứ hành gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong hành thủ uẩn;

bất cứ thức gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thức thủ uẩn.

Vị ấy tuệ tri như sau: "Như vậy, như người ta nói, có sự quy tụ, sự tập họp, sự hòa hợp của năm thủ uẩn này.

Thế Tôn đã nói như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi". Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn.

Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục,

sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt".

Cho đến mức độ này, chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.

Tôn giả Sāriputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sāriputta dạy.

28. The Greater Discourse on the Simile of the Elephant’s Footprint

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD.327 On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

There the venerable Sāriputta addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus.” — “Friend,” they replied. The venerable Sāriputta said this:

2. “Friends, just as the footprint of any living being that walks can be placed within an elephant’s footprint, and so the elephant’s footprint is declared the chief of them because of its great size; so too, all wholesome states can be included in the Four Noble Truths.328

In what four? In the noble truth of suffering, [185] in the noble truth of the origin of suffering, in the noble truth of the cessation of suffering, and in the noble truth of the way leading to the cessation of suffering.

3. “And what is the noble truth of suffering? Birth is suffering, ageing is suffering, death is suffering; sorrow, lamentation, pain, grief, and despair are suffering; not to obtain what one wants is suffering; in short, the five aggregates affected by clinging are suffering.

4. “And what are the five aggregates affected by clinging? They are: the material form aggregate affected by clinging, the feeling aggregate affected by clinging, the perception aggregate affected by clinging, the formations aggregate affected by clinging, and the consciousness aggregate affected by clinging.

5. “And what is the material form aggregate affected by clinging? It is the four great elements and the material form derived from the four great elements. And what are the four great elements? They are the earth element, the water element, the fire element, and the air element.

(THE EARTH ELEMENT)

6. “What, friends, is the earth element? The earth element may be either internal or external.

What is the internal earth element? Whatever internally, belonging to oneself, is solid, solidified, and clung-to; that is, head-hairs, body-hairs, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, bone-marrow, kidneys, heart, liver, diaphragm, spleen, lungs, intestines, mesentery, contents of the stomach, feces, or whatever else internally, belonging to oneself, is solid, solidified, and clung-to: this is called the internal earth element.329

Now both the internal earth element and the external earth element are simply earth element.330 And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the earth element and makes the mind dispassionate toward the earth element.

7. “Now there comes a time when the water element is disturbed and then the external earth element vanishes.331 When even this external earth element, great as it is, is seen to be impermanent, subject to destruction, disappearance, and change, what of this body, which is clung to by craving and lasts but a while?

There can be no considering that as ‘I’ or ‘mine’ or ‘I am.’332

8. “So then, if others abuse, revile, scold, and harass a bhikkhu [who has seen this element as it actually is], he understands thus: ‘This painful feeling born of ear-contact has arisen in me. That is dependent, not independent. Dependent on what? [186]

Dependent on contact.’333 Then he sees that contact is impermanent, that feeling is impermanent, that perception is impermanent, that formations are impermanent, and that consciousness is impermanent. And his mind, having made an element its objective support, enters into [that new objective support] and acquires confidence, steadiness, and resolution.334

9. “Now, if others attack that bhikkhu in ways that are unwished for, undesired, and disagreeable, by contact with fists, clods, sticks, or knives, he understands thus: ‘This body is of such a nature that contact with fists, clods, sticks, and knives assail it.335

But this has been said by the Blessed One in his “advice on the simile of the saw”: “Bhikkhus, even if bandits were to sever you savagely limb by limb with a two-handled saw, he who gave rise to a mind of hate towards them would not be carrying out my teaching.”336 So tireless energy shall be aroused in me and unremitting mindfulness established, my body shall be tranquil and untroubled, my mind concentrated and unified.

And now let contact with fists, clods, sticks, and knives assail this body; for this teaching of the Buddhas is being practised (by me).’

10. “When that bhikkhu thus recollects the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, if equanimity supported by the wholesome does not become established in him, then he arouses a sense of urgency thus: ‘It is a loss for me, it is no gain for me, it is bad for me, it is no good for me, that when I thus recollect the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, equanimity supported by the wholesome does not become established in me.’337

Just as when a daughter-in-law sees her father-in-law, she arouses a sense of urgency [to please him], so too, when that bhikkhu thus recollects the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, if equanimity supported by the wholesome does not become established in him, then he arouses a sense of urgency.

But if, when he recollects the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, equanimity supported by the wholesome becomes established in him, [187] then he is satisfied with it. At that point, friends, much has been done by that bhikkhu.

(THE WATER ELEMENT)

11. “What, friends, is the water element? The water element may be either internal or external.

What is the internal water element? Whatever internally, belonging to oneself, is water, watery, and clung-to; that is, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, spittle, snot, oil-of-the-joints, urine, or whatever else internally, belonging to oneself, is water, watery, and clung-to: this is called the internal water element.

Now both the internal water element and the external water element are simply water element.

And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the water element and makes the mind dispassionate toward the water element.

12. “Now there comes a time when the external water element is disturbed. It carries away villages, towns, cities, districts, and countries. There comes a time when the waters in the great ocean sink down a hundred leagues, two hundred leagues, three hundred leagues, four hundred leagues, five hundred leagues, six hundred leagues, seven hundred leagues.

There comes a time when the waters in the great ocean stand seven palms deep, six palms deep… two palms deep, only a palm deep. There comes a time when the waters in the great ocean stand seven fathoms deep, six fathoms deep… two fathoms deep, only a fathom deep. There comes a time when the waters in the great ocean stand half a fathom deep, only waist deep, only knee deep, only ankle deep. There comes a time when the waters in the great ocean are not enough to wet even the joint of a finger.

When even this external water element, great as it is, [188] is seen to be impermanent, subject to destruction, disappearance, and change, what of this body, which is clung to by craving and lasts but a while? There can be no considering that as ‘I’ or ‘mine’ or ‘I am.’

13–15. “So then, if others abuse, revile, scold, and harass a bhikkhu [who has seen this element as it actually is], he understands thus:… (repeat §§8–10)… At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

(THE FIRE ELEMENT)

16. “What, friends, is the fire element? The fire element may be either internal or external.

What is the internal fire element? Whatever internally, belonging to oneself, is fire, fiery, and clung-to; that is, that by which one is warmed, ages, and is consumed, and that by which what is eaten, drunk, consumed, and tasted gets completely digested, or whatever else internally, belonging to oneself, is fire, fiery, and clung-to: this is called the internal fire element.

Now both the internal fire element and the external fire element are simply fire element.

And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the fire element and makes the mind dispassionate toward the fire element.

17. “Now there comes a time when the external fire element is disturbed. It burns up villages, towns, cities, districts, and countries. It goes out due to lack of fuel only when it comes to green grass, or to a road, or to a rock, or to water, or to a fair open space.

There comes a time when they seek to make a fire even with a cock’s feather or a hide-paring. When even this external fire element, great as it is, is seen to be impermanent, subject to destruction, disappearance, and change, what of this body, which is clung to by craving and lasts but a while?

There can be no considering that as ‘I’ or ‘mine’ or ‘I am.’

18–20. “So then, if others abuse, revile, scold, and harass a bhikkhu [who has seen this element as it actually is], he understands thus:… (repeat §§8–10)… At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

(THE AIR ELEMENT)

21. “What, friends, is the air element? The air element may be either internal or external.

What is the internal air element? Whatever internally, belonging to oneself, is air, airy, and clung-to; that is, up-going winds, down-going winds, winds in the belly, winds in the bowels, winds that course through the limbs, in-breath and out-breath, or whatever else internally, belonging to oneself, is air, airy, and clung-to: this is called the internal air element.

Now both the internal air element and the external air element are simply air element.

And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the air element and makes the mind dispassionate toward the air element. [189]

22. “Now there comes a time when the external air element is disturbed. It sweeps away villages, towns, cities, districts, and countries.

There comes a time in the last month of the hot season when they seek wind by means of a fan or bellows and even the strands of straw in the drip-fringe of the thatch do not stir.

When even this external air element, great as it is, is seen to be impermanent, subject to destruction, disappearance, and change, what of this body, which is clung to by craving and lasts but a while?

There can be no considering that as ‘I’ or ‘mine’ or ‘I am.’

23–25. “So then, if others abuse, revile, scold, and harass a bhikkhu [who has seen this element as it actually is], he understands thus:… [190] (repeat §§8–10)…















At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

26. “Friends, just as when a space is enclosed by timber and creepers, grass, and clay, it comes to be termed just ‘house,’ so too, when a space is enclosed by bones and sinews, flesh and skin, it comes to be termed just ‘material form.’338

27. “If, friends, internally the eye is intact but no external forms come into its range, and there is no corresponding [conscious] engagement, then there is no manifestation of the corresponding section of consciousness.339

If internally the eye is intact and external forms come into its range, but there is no corresponding [conscious] engagement, then there is no manifestation of the corresponding section of consciousness.

But when internally the eye is intact and external forms come into its range and there is the corresponding [conscious] engagement, then there is the manifestation of the corresponding section of consciousness.

28. “The material form in what has thus come to be is included in the material form aggregate affected by clinging.340

The feeling in what has thus come to be is included in the feeling aggregate affected by clinging.

The perception in what has thus come to be is included in the perception aggregate affected by clinging.

The formations in what has thus come to be are included in the formations aggregate affected by clinging.

The consciousness in what has thus come to be is included in the consciousness aggregate affected by clinging.

He understands thus: ‘This, indeed, is how there comes to be the inclusion, gathering, and amassing of things into these five aggregates affected by clinging.

Now this has been said by the Blessed One: “One who sees [191] dependent origination sees the Dhamma; one who sees the Dhamma sees dependent origination.”341

And these five aggregates affected by clinging are dependently arisen. The desire, indulgence, inclination, and holding based on these five aggregates affected by clinging is the origin of suffering.342

The removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for these five aggregates affected by clinging is the cessation of suffering.’ At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.343

29–30. “If, friends, internally the ear is intact but no external sounds come into its range… (as in §§27–28)… At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

31–32. “If, friends, internally the nose is intact but no external smells come into its range… At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

33–34. “If, friends, internally the tongue is intact but no external flavours come into its range… At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

35–36. “If, friends, internally the body is intact but no external tangibles come into its range… At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.

37. “If, friends, internally the mind is intact but no external mind-objects come into its range, and there is no corresponding [conscious] engagement, then there is no manifestation of the corresponding section of consciousness.344

If internally the mind is intact and external mind-objects come into its range, but there is no corresponding [conscious] engagement, then there is no manifestation of the corresponding section of consciousness.345

But when internally the mind is intact and external mind-objects come into its range and there is the corresponding [conscious] engagement, then there is the manifestation of the corresponding section of consciousness.

38. “The material form in what has thus come to be is included in the material form aggregate affected by clinging.

The feeling in what has thus come to be is included in the feeling aggregate affected by clinging.

The perception in what has thus come to be is included in the perception aggregate affected by clinging.

The formations in what has thus come to be are included in the formations aggregate affected by clinging.

The consciousness in what has thus come to be is included in the consciousness aggregate affected by clinging.

He understands thus: ‘This, indeed, is how there comes to be the inclusion, gathering, and amassing of things into these five aggregates affected by clinging.

Now this has been said by the Blessed One: “One who sees dependent origination sees the Dhamma; one who sees the Dhamma sees dependent origination.” And these five aggregates affected by clinging are dependently arisen.

The desire, indulgence, inclination, and holding based on these five aggregates affected by clinging is the origin of suffering.

The removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for these five aggregates affected by clinging is the cessation of suffering.’

At that point too, friends, much has been done by that bhikkhu.”

That is what the venerable Sāriputta said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the venerable Sāriputta’s words.




Close
Close