Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

26. Kinh Thánh Cầu

Dịch giả: Thích Minh Châu

Tôi nghe như vầy.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đến Sāvatthī để khất thực. Có một số đông Tỷ-kheo đến chỗ Tôn giả Ānanda ở, sau khi đến, nói với Tôn giả Ānanda:

-- Hiền giả, đã lâu chúng tôi chưa được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp. Lành thay, Hiền giả Ānanda, nếu chúng tôi được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp!

-- Các Tôn giả hãy đến chỗ Bà-la-môn Rammaka ở, và các Tôn giả sẽ được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ānanda. Rồi Thế Tôn, khất thực ở Sāvatthī xong, sau buổi ăn trên con đường đi khất thực trở về, cho gọi Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến Pubbarama (Ðông viên), ngôi lầu của Migāramatu (Lộc Mẫu Giảng Ðường) để nghỉ trưa.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ānanda đi đến vườn Pubbarama, ngôi lầu của Migāramatu để nghỉ trưa.

Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, gọi Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến Pubbakotthaka để rửa tay, rửa chân.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ānanda đi đến Pubbakotthaka để rửa tay, rửa chân. Sau khi rửa tay, rửa chân ở Pubbalotthaka xong, Thế Tôn leo đứng trên bờ, đắp một tấm y, phơi tay chân cho khô. Rồi Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, tinh thất của Bà-la-môn Rammaka không xa; bạch Thế Tôn, tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka là khả ái; bạch Thế Tôn, tinh thất của Bà-la-môn Rammaka là khả lạc; bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn vì lòng từ bi đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka!

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka. Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo đang hội họp tại tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka để thuyết pháp. Thế Tôn đứng chờ ngoài cửa cho đến khi thuyết pháp xong. Thế Tôn biết cuộc thuyết pháp đã xong, liền đằng hắng và gõ vào thanh cửa. Các Tỷ-kheo ấy mở cửa cho Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bước vào tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka và ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Người nay hội họp bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các Người bị gián đoạn?

-- Bạch Thế Tôn, câu chuyện giữa chúng con thuộc về Thế Tôn và câu chuyện ấy bị gián đoạn khi Thế Tôn đến.

-- Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các Người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp. Này các Tỷ-kheo, khi các Người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.

(Hai loại tầm cầu)

Này các Tỷ-kheo, có hai loại tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu. Chư Tỷ-kheo, và thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.

Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sanh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh.

Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị già? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị già; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị già; dê và cừu là bị già; gà và heo là bị già; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị già; vàng và bạc là bị già. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị già, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già.

Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị bệnh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị bệnh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị bệnh; dê và cừu là bị bệnh; gà và heo là bị bệnh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị bệnh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị bệnh, và người ấy lại nắm giữ tham đắm, mê say chúng, tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh.

Và này các Tỷ-kheo, cái gì các Người nói là bị chết? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bi chết; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị chết; dê và cừu là bị chết; gà và heo là bị chết; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị chết. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị chết, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết.

Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sầu? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sầu; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sầu; dê và cừu là bị sầu, gà và heo là bị sầu; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sầu. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị sầu, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sầu lại tìm cầu cái bị sầu.

Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị ô nhiễm? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị ô nhiễm; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị ô nhiễm; dê và cừu la bị ô nhiễm; gà và heo là bị ô nhiễm; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị ô nhiễm; vàng và bạc là bị ô nhiễm. Và này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị ô nhiễm, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử...

tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu.

(Thánh cầu Giải thoát)

Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm?

Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm,

sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Āḷāra Kālāma ở, khi đến xong liền thưa với Āḷāra Kālāma: "Hiền giả Kālāma, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Āḷāra Kālāma nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú".

Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Āḷāra Kālāma tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Āḷāra Kālāma biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Āḷāra Kālāma ở, sau khi đến Ta nói với Āḷāra Kālāma: "Hiền giả Kālāma, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Āḷāra Kālāma tuyên bố về Vô sở hữu xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Āḷāra Kālāma có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Āḷāra Kālāma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Āḷāra Kālāma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Āḷāra Kālāma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Āḷāra Kālāma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Āḷāra Kālāma tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".

Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Āḷāra Kālāma ở, sau khi đến, Ta nói với Āḷāra Kālāma: "Này Hiền giả Kālāma, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?"

--"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả!

Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết.

Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Āḷāra Kālāma là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ".

Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Rāmaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này. Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Rāmaputta nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú".

Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rāma thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Rāmaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?"

Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Rāmaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rāma mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rāma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rāma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rāma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rāma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rāma tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".

Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Rāmaputta: "Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy."

Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả!

Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố;

pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Rāmaputta là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvelā (Ưu lâu tần loa).

Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.

Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: "Thật là vừa đủ để tinh tấn".

(Giác Ngộ)

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục.

Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Y Tánh Duyên Khởi Pháp (Idapaccāyata Paṭiccasamuppāda); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.

Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Sao Ta nói Chánh pháp, Ðược chứng ngộ khó khăn? Những ai còn tham sân, Khó chứng ngộ pháp này.

Ði ngược dòng, thâm diệu, Khó thấy, thật tế nhị, Kẻ ái nhiễm vô minh, Không thấy được pháp này.

Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.

Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp".

Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta:

"Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp".

Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:

Xưa tại Magadha, Hiện ra pháp bất tịnh, Pháp do tâm cấu uế, Do suy tư tác thành.

Hãy mở tung mở rộng, Cánh cửa bất tử này. Hãy để họ nghe Pháp, Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.

Như đứng trên tảng đá, Trên đỉnh núi tột cao Có người đứng nhìn xuống, Ðám chúng sanh quây quần.

Cũng vậy, ôi Thiện Thệ, Bậc Biến Nhãn cùng khắp, Leo lên ngôi lâu đài, Xây dựng bằng Chánh pháp.

Bậc Thoát Ly sầu muộn, Nhìn xuống đám quần sanh, Bị sầu khổ áp bức, Bị sanh già chi phối,

Ðứng lên vị Anh Hùng, Bậc Chiến Thắng chiến trường. Vị trưởng đoàn lữ khách, Bậc Thoát Ly nợ nần.

Hãy đi khắp thế giới, Bậc Thế Tôn Chánh Giác! Hãy thuyết vi diệu pháp, Người nghe sẽ thâm hiểu!

Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm.

Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:

Cửa bất tử rộng mở, Cho những ai chịu nghe. Hãy từ bỏ tín tâm, Không chính xác của mình.

Tự nghĩ đến phiền toái, Ta đã không muốn giảng, Tối thượng vi diệu pháp, Giữa chúng sanh loài Người. (Ôi Phạm thiên)

Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: "Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?"

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Nay có Āḷāra Kālāma là bậc trí thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Āḷāra Kālāma, vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này".

Này các Tỷ-kheo, rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Bạch Thế Tôn, Āḷāra Kālāma đã mệnh chung bảy ngày rồi". Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: "Āḷāra Kālāma đã mệnh chung bảy ngày rồi". Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: "Thật là một thiệt hại lớn cho Āḷāra Kālāma: Nếu nghe pháp này, Āḷāra Kālāma sẽ mau thâm hiểu".

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?"

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nay có Uddaka Rāmaputta-là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Rāmaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này."

Rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Bạch Thế Tôn Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung ngày hôm qua". Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: "Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung hôm qua". Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: "Thật là một thiệt hại lớn cho Uddaka Rāmaputta. Nếu nghe pháp này, Uddaka Rāmaputta sẽ mau thâm hiểu".

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?"

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nhóm năm Tỷ-kheo này đã hầu hạ Ta khi Ta còn nỗ lực tinh cần, nhóm ấy thật giúp ích nhiều. Vậy ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho nhóm năm Tỷ-kheo!" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nay nhóm năm Tỷ-kheo ở tại đâu?"

Này các Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy nhóm năm Tỷ-kheo hiện ở Bārāṇasī (Ba-la-nại), tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi ở tại Uruvelā lâu cho đến khi mãn ý, Ta lên đường đi đến Bārāṇasī.

(Khai giảng Chánh Pháp)

Này các Tỷ-kheo, một tà mạng ngoại đạo (ājīvaka) tên là Upaka, đã thấy Ta khi Ta còn đi trên con đường giữa Gayā và cây Bồ-đề. Sau khi thấy, vị ấy nói với Ta:

"-- Các căn của Hiền giả thật sáng suốt. Da sắc của Hiền giả thật thanh tịnh, thật thanh khiết. Này Hiền giả, vì mục đích gì, Hiền giả xuất gia? Ai là bậc Ðạo Sư của Hiền giả? Hiền giả hoan hỷ thọ trì pháp của ai?"

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng đạo Upaka bài kệ như sau:

"-- Ta, bậc Thắng tất cả, Ta, bậc Nhất thiết Trí. Hết thảy pháp, không nhiễm, Hết thảy pháp, xả ly.

Ta sống chân giải thoát, Ðoạn tận mọi khát ái. Như vậy Ta tự giác, Còn phải y chỉ ai?

Ta không có Ðạo Sư, Bậc như Ta không có. Giữa thế giới Nhơn, Thiên, Không có ai bằng Ta.

Bậc Ứng Cúng trên đời, Bậc Ðạo Sư vô thượng. Tự mình Chánh Ðẳng Giác, Ta an tịnh, thanh thoát. Ðể chuyển bánh xe Pháp.

Ta đến thành Kāsi. Gióng lên trống bất tử, Trong thế giới mù lòa."

"-- Như Hiền giả đã tự xưng, Hiền giả xứng đáng là bậc Chiến thắng Vô tận. "

"-- Như Ta, bậc Thắng giả, Những ai chứng lậu tận, Ác pháp, Ta nhiếp phục, Do vậy, Ta vô địch". (Này Upaka)

Này các Tỷ-kheo, sau khi được nói vậy, tà mạng ngoại đạo Upaka nói với Ta:

"-- Này Hiền giả, mong rằng sự việc là vậy". Nói xong, Upaka lắc đầu rồi đi theo một ngã khác.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Bārāṇasī, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở. Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau:

"Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi".

Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Āvuso).

Này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp.

Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú."

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:

"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh,

thì này làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp.

Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú."

Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:

"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc... (như trên)... các Ông sẽ an trú."

Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:

"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, từ trước đến nay, các Ông có chấp nhận là Ta chưa bao giờ nói như vậy (vabbhācita) chăng?"

"-- Bạch Thế Tôn, chưa bao giờ như vậy."

"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp.

Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tư chứng, tự đạt được ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú".

Này các Tỷ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm Tỷ-kheo chấp nhận.

Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho hai Tỷ-kheo. Ba Tỷ-kheo kia đi khất thực. Ðồ ăn mà ba Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho ba Tỷ-kheo. Hai Tỷ-kheo kia đi khất thực... Ðồ ăn mà hai Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người.

Này các Tỷ-kheo, chúng năm Tỷ-kheo, sau khi được Ta thuyết giảng, sau khi được Ta khuyến giáo, tự mình bị sanh, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn,

tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái không chết... tự mình bi sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn, và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn.

Tri và kiến khởi lên nơi họ: "Sự giải thoát của chúng ta không bị dao động, đây thức gì được hiện khởi như vậy đều quy là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".

(Năm dục)

Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.

Các tiếng do tai nhận thức... (như trên)...

các hương do mũi nhận thức...

các vị do lưỡi nhận thức...

các xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.

Này các Tỷ-kheo, như vậy, là năm dục trưởng dưỡng.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc, bị tham đắm, bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại của chúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, mà thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn".

Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như ý muốn. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như ý muốn.

Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc... (như trên)... đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bị Ác ma sử dụng như ý muốn".

Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn". Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn.

Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.

Chư Tỷ-kheo, ví như con nai sống trong rừng, đi qua đi lại trong rừng, an tâm nó đi, an tâm nó đứng, an tâm nó ngồi, an tâm nó nằm. Tại sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nó vượt khỏi tầm tay của người thợ săn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là: một vị đã làm Ác Ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các vị Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tướng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy bằng trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã làm Ác ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma. Vị ấy đã vượt khỏi mọi triền phược ở đời. An tâm vị ấy đi, an tâm vị ấy đứng, an tâm vị ấy ngồi, an tâm vị ấy nằm. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vị ấy vượt khỏi tầm tay của Ác ma.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

26. The Noble Search

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD.297 On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. Then a number of bhikkhus went to the venerable Ānanda and said to him:

“Friend Ānanda, it is long since we heard a talk on the Dhamma from the Blessed One’s own lips. It would be good if we could get to hear such a talk, friend Ānanda.”

— “Then let the venerable ones go to the brahmin Rammaka’s hermitage. Perhaps you will get to hear a talk on the Dhamma from the Blessed One’s own lips.”

— “Yes, friend,” they replied.

3. Then, when the Blessed One had wandered for alms in Sāvatthī and had returned from his almsround, after his meal he addressed the venerable Ānanda:

“Ānanda, let us go to the Eastern Park, to the Palace of Migāra’s Mother, for the day’s abiding.”

— “Yes, venerable sir,” the venerable Ānanda replied. [161] Then the Blessed One went with the venerable Ānanda to the Eastern Park, the Palace of Migāra’s Mother, for the day’s abiding.

Then, when it was evening, the Blessed One rose from meditation and addressed the venerable Ānanda:

“Ānanda, let us go to the Eastern Bathing Place to bathe.”

— “Yes, venerable sir,” the venerable Ānanda replied. Then the Blessed One went with the venerable Ānanda to the Eastern Bathing Place to bathe. When he was finished, he came up out of the water and stood in one robe drying his limbs. Then the venerable Ānanda said to the Blessed One:

“Venerable sir, the brahmin Rammaka’s hermitage is nearby. That hermitage is agreeable and delightful. Venerable sir, it would be good if the Blessed One went there out of compassion.” The Blessed One consented in silence.

4. Then the Blessed One went to the brahmin Rammaka’s hermitage. Now on that occasion a number of bhikkhus were sitting together in the hermitage discussing the Dhamma. The Blessed One stood outside the door waiting for their discussion to end. When he knew that it was over, he coughed and knocked, and the bhikkhus opened the door for him. The Blessed One entered, sat down on a seat made ready, and addressed the bhikkhus thus:

“Bhikkhus, for what discussion are you sitting together here now? And what was your discussion that was interrupted?”

“Venerable sir, our discussion on the Dhamma that was interrupted was about the Blessed One himself. Then the Blessed One arrived.”

“Good, bhikkhus. It is fitting for you clansmen who have gone forth out of faith from the home life into homelessness to sit together to discuss the Dhamma. When you gather together, bhikkhus, you should do either of two things: hold discussion on the Dhamma or maintain noble silence.298

(TWO KINDS OF SEARCH)

5. “Bhikkhus, there are these two kinds of search: the noble search and the ignoble search. And what is the ignoble search? Here someone being himself subject to birth seeks what is also subject to birth; being himself subject to ageing, [162] he seeks what is also subject to ageing; being himself subject to sickness, he seeks what is also subject to sickness; being himself subject to death, he seeks what is also subject to death; being himself subject to sorrow, he seeks what is also subject to sorrow; being himself subject to defilement, he seeks what is also subject to defilement.

6. “And what may be said to be subject to birth? Wife and children are subject to birth, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares, gold and silver are subject to birth. These acquisitions299 are subject to birth; and one who is tied to these things, infatuated with them, and utterly committed to them, being himself subject to birth, seeks what it also subject to birth.

7. “And what may be said to be subject to ageing? Wife and children are subject to ageing, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares, gold and silver are subject to ageing. These acquistions are subject to ageing; and one who is tied to these things, infatuated with them, and utterly committed to them, being himself subject to ageing, seeks what is also subject to ageing.

8. “And what may be said to be subject to sickness? Wife and children are subject to sickness, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares are subject to sickness. These acquisitions are subject to sickness; and one who is tied to these things, infatuated with them, and utterly committed to them, being himself subject to sickness, seeks what is also subject to sickness.300

9. “And what may be said to be subject to death? Wife and children are subject to death, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares are subject to death. These acquisitions are subject to death; and one who is tied to these things, infatuated with them, and utterly committed to them, being himself subject to death, seeks what is also subject to death.

10. “And what may be said to be subject to sorrow? Wife and children are subject to sorrow, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares are subject to sorrow. These acquisitions are subject to sorrow; and one who is tied to these things, infatuated with them, and utterly committed to them, being himself subject to sorrow, seeks what is also subject to sorrow.

11. “And what may be said to be subject to defilement? Wife and children are subject to defilement, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares, gold and silver are subject to defilement. These acquisitions are subject to defilement; and one who is tied to these things, infatuated with them, and utterly committed to them, being himself subject to defilement, seeks what is also subject to defilement. This is the ignoble search.

12. “And what is the noble search? Here someone being himself subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, [163] seeks the unborn supreme security from bondage, Nibbāna; being himself subject to ageing, having understood the danger in what is subject to ageing, he seeks the unageing supreme security from bondage, Nibbāna;

being himself subject to sickness, having understood the danger in what is subject to sickness, he seeks the unailing supreme security from bondage, Nibbāna; being himself subject to death, having understood the danger in what is subject to death, he seeks the deathless supreme security from bondage, Nibbāna;

being himself subject to sorrow, having understood the danger in what is subject to sorrow, he seeks the sorrowless supreme security from bondage, Nibbāna; being himself subject to defilement, having understood the danger in what is subject to defilement, he seeks the undefiled supreme security from bondage, Nibbāna. This is the noble search.

(THE SEARCH FOR ENLIGHTENMENT)

13. “Bhikkhus, before my enlightenment, while I was still only an unenlightened Bodhisatta, I too, being myself subject to birth, sought what was also subject to birth; being myself subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement, I sought what was also subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement.

Then I considered thus: ‘Why, being myself subject to birth, do I seek what is also subject to birth? Why, being myself subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement, do I seek what is also subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement?

Suppose that, being myself subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, I seek the unborn supreme security from bondage, Nibbāna. Suppose that, being myself subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement, having understood the danger in what is subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement,

I seek the unageing, unailing, deathless, sorrowless, and undefiled supreme security from bondage, Nibbāna.’

14. “Later, while still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life, though my mother and father wished otherwise and wept with tearful faces, I shaved off my hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.

15. “Having gone forth, bhikkhus, in search of what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I went to Āḷāra Kālāma and said to him: ‘Friend Kālāma, I want to lead the holy life in this Dhamma and Discipline.’ Āḷāra Kālāma replied: ‘The venerable one may stay here. This Dhamma is such that a wise man [164] can soon enter upon and abide in it, realising for himself through direct knowledge his own teacher’s doctrine.’

I soon quickly learned that Dhamma. As far as mere lip-reciting and rehearsal of his teaching went, I could speak with knowledge and assurance, and I claimed, ‘I know and see’ — and there were others who did likewise.

“I considered: ‘It is not through mere faith alone that Āḷāra Kālāma declares: “By realising for myself with direct knowledge, I enter upon and abide in this Dhamma.” Certainly Āḷāra Kālāma abides knowing and seeing this Dhamma.’ Then I went to Āḷāra Kālāma and asked him: ‘Friend Kālāma, in what way do you declare that by realising for yourself with direct knowledge you enter upon and abide in this Dhamma?’ In reply he declared the base of nothingness.301

“I considered: ‘Not only Āḷāra Kālāma has faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. I too have faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. Suppose I endeavour to realise the Dhamma that Āḷāra Kālāma declares he enters upon and abides in by realising for himself with direct knowledge?’

“I soon quickly entered upon and abided in that Dhamma by realising for myself with direct knowledge. Then I went to Āḷāra Kālāma and asked him: ‘Friend Kālāma, is it in this way that you declare that you enter upon and abide in this Dhamma by realising for yourself with direct knowledge?’

— ‘That is the way, friend.’ — ‘It is in this way, friend, that I also enter upon and abide in this Dhamma by realising for myself with direct knowledge.’ — ‘It is a gain for us, friend, it is a great gain for us that we have such a venerable one for our companion in the holy life.

So the Dhamma that I declare I enter upon and abide in by realising for myself with direct knowledge is the Dhamma that you enter upon and abide in by realising for yourself with direct knowledge. [165] And the Dhamma that you enter upon and abide in by realising for yourself with direct knowledge is the Dhamma that I declare I enter upon and abide in by realising for myself with direct knowledge.

So you know the Dhamma that I know and I know the Dhamma that you know. As I am, so are you; as you are, so am I. Come, friend, let us now lead this community together.’

“Thus Āḷāra Kālāma, my teacher, placed me, his pupil, on an equal footing with himself and awarded me the highest honour. But it occurred to me: ‘This Dhamma does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna, but only to reappearance in the base of nothingness.’302

Not being satisfied with that Dhamma, disappointed with it, I left.

16. “Still in search, bhikkhus, of what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I went to Uddaka Rāmaputta and said to him: ‘Friend, I want to lead the holy life in this Dhamma and Discipline.’303 Uddaka Rāmaputta replied: ‘The venerable one may stay here. This Dhamma is such that a wise man can soon enter upon and abide in it, himself realising through direct knowledge his own teacher’s doctrine.’

I soon quickly learned that Dhamma. As far as mere lip-reciting and rehearsal of his teaching went, I could speak with knowledge and assurance, and I claimed, ‘I know and see’ — and there were others who did likewise.

“I considered: ‘It was not through mere faith alone that Rāma declared: “By realising for myself with direct knowledge, I enter upon and abide in this Dhamma.” Certainly Rāma abided knowing and seeing this Dhamma.’ Then I went to Uddaka Rāmaputta and asked him: ‘Friend, in what way did Rāma declare that by realising for himself with direct knowledge he entered upon and abided in this Dhamma?’

In reply Uddaka Rāmaputta declared the base of neither-perception-nor-non-perception.

“I considered: ‘Not only Rāma had faith, [166] energy, mindfulness, concentration, and wisdom. I too have faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. Suppose I endeavour to realise the Dhamma that Rāma declared he entered upon and abided in by realising for himself with direct knowledge.’

“I soon quickly entered upon and abided in that Dhamma by realising for myself with direct knowledge. Then I went to Uddaka Rāmaputta and asked him: ‘Friend, was it in this way that Rāma declared that he entered upon and abided in this Dhamma by realising for himself with direct knowledge?’ — ‘That is the way, friend.’ — ‘It is in this way, friend, that I also enter upon and abide in this Dhamma by realising for myself with direct knowledge.’

— ‘It is a gain for us, friend, it is a great gain for us that we have such a venerable one for our companion in the holy life.

So the Dhamma that Rāma declared he entered upon and abided in by realising for himself with direct knowledge is the Dhamma that you enter upon and abide in by realising for yourself with direct knowledge. And the Dhamma that you enter upon and abide in by realising for yourself with direct knowledge is the Dhamma that Rāma declared he entered upon and abided in by realising for himself with direct knowledge.

So you know the Dhamma that Rāma knew and Rāma knew the Dhamma that you know. As Rāma was, so are you; as you are, so was Rāma. Come, friend, now lead this community.’

“Thus Uddaka Rāmaputta, my companion in the holy life, placed me in the position of a teacher and accorded me the highest honour.

But it occurred to me: ‘This Dhamma does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna, but only to reappearance in the base of neither-perception-nor-non-perception.’

Not being satisfied with that Dhamma, disappointed with it, I left.

17. “Still in search, bhikkhus, of what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I wandered by stages through the Magadhan country until eventually I arrived at Uruvelā, at Senānigama. [167]

There I saw an agreeable piece of ground, a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. I considered: ‘This is an agreeable piece of ground, this is a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort.

This will serve for the striving of a clansman intent on striving.’ And I sat down there thinking: ‘This will serve for striving.’304

(ENLIGHTENMENT)

18. “Then, bhikkhus, being myself subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, seeking the unborn supreme security from bondage, Nibbāna, I attained the unborn supreme security from bondage, Nibbāna;

being myself subject to ageing, having understood the danger in what is subject to ageing, seeking the unageing supreme security from bondage, Nibbāna, I attained the unageing supreme security from bondage, Nibbāna;

being myself subject to sickness, having understood the danger in what is subject to sickness, seeking the unailing supreme security from bondage, Nibbāna, I attained the unailing supreme security from bondage, Nibbāna;

being myself subject to death, having understood the danger in what is subject to death, seeking the deathless supreme security from bondage, Nibbāna, I attained the deathless supreme security from bondage, Nibbāna;

being myself subject to sorrow, having understood the danger in what is subject to sorrow, seeking the sorrowless supreme security from bondage, Nibbāna, I attained the sorrowless supreme security from bondage, Nibbāna;

being myself subject to defilement, having understood the danger in what is subject to defilement, seeking the undefiled supreme security from bondage, Nibbāna, I attained the undefiled supreme security from bondage, Nibbāna.

The knowledge and vision arose in me: ‘My deliverance is unshakeable; this is my last birth; now there is no renewal of being.’

19. “I considered: ‘This Dhamma that I have attained is profound, hard to see and hard to understand, peaceful and sublime, unattainable by mere reasoning, subtle, to be experienced by the wise.305

But this generation delights in attachment, takes delight in attachment, rejoices in attachment.306 It is hard for such a generation to see this truth, namely, specific conditionality, dependent origination. And it is hard to see this truth, namely, the stilling of all formations, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna. [168]

If I were to teach the Dhamma, others would not understand me, and that would be wearying and troublesome for me.’ Thereupon there came to me spontaneously these stanzas never heard before:

‘Enough with teaching the Dhamma That even I found hard to reach; For it will never be perceived By those who live in lust and hate.

Those dyed in lust, wrapped in darkness Will never discern this abstruse Dhamma Which goes against the worldly stream, Subtle, deep, and difficult to see.’

Considering thus, my mind inclined to inaction rather than to teaching the Dhamma.307

20. “Then, bhikkhus, the Brahmā Sahampati knew with his mind the thought in my mind and he considered: ‘The world will be lost, the world will perish, since the mind of the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, inclines to inaction rather than to teaching the Dhamma.’

Then, just as quickly as a strong man might extend his flexed arm or flex his extended arm, the Brahmā Sahampati vanished in the Brahma-world and appeared before me. He arranged his upper robe on one shoulder, and extending his hands in reverential salutation towards me, said:

‘Venerable sir, let the Blessed One teach the Dhamma, let the Sublime One teach the Dhamma. There are beings with little dust in their eyes who are wasting through not hearing the Dhamma. There will be those who will understand the Dhamma.’

The Brahmā Sahampati spoke thus, and then he said further:

‘In Magadha there have appeared till now
Impure teachings devised by those still stained.

Open the doors to the Deathless! Let them hear
The Dhamma that the Stainless One has found.

Just as one who stands on a mountain peak
Can see below the people all around,

So, O Wise One, All-seeing Sage,
Ascend the palace of the Dhamma.

Let the Sorrowless One survey this human breed,
Engulfed in sorrow, overcome by birth and old age. [169]

Arise, victorious hero, caravan leader,
Debtless one, and wander in the world.

Let the Blessed One teach the Dhamma,
There will be those who will understand.’

21. “Then I listened to the Brahmā’s pleading, and out of compassion for beings I surveyed the world with the eye of a Buddha. Surveying the world with the eye of a Buddha, I saw beings with little dust in their eyes and with much dust in their eyes, with keen faculties and with dull faculties, with good qualities and with bad qualities, easy to teach and hard to teach, and some who dwelt seeing fear and blame in the other world.

Just as in a pond of blue or red or white lotuses, some lotuses that are born and grow in the water thrive immersed in the water without rising out of it, and some other lotuses that are born and grow in the water rest on the water’s surface, and some other lotuses that are born and grow in the water rise out of the water and stand clear, unwetted by it;

so too, surveying the world with the eye of a Buddha, I saw beings with little dust in their eyes and with much dust in their eyes, with keen faculties and with dull faculties, with good qualities and with bad qualities, easy to teach and hard to teach, and some who dwelt seeing fear and blame in the other world. Then I replied to the Brahmā Sahampati in stanzas:

‘Open for them are the doors to the Deathless,
Let those with ears now show their faith.

Thinking it would be troublesome, O Brahmā,
I did not speak the Dhamma subtle and sublime.’

Then the Brahmā Sahampati thought: ‘The Blessed One has consented to my request that he teach the Dhamma.’ And after paying homage to me, keeping me on the right, he thereupon departed at once.

22. “I considered thus: ‘To whom should I first teach the Dhamma? Who will understand this Dhamma quickly?’

It then occurred to me: ‘Āḷāra Kālāma is wise, intelligent, and discerning; he has long had little dust in his eyes. Suppose I [170] taught the Dhamma first to Āḷāra Kālāma. He will understand it quickly.’

Then deities approached me and said: ‘Venerable sir, Āḷāra Kālāma died seven days ago.’ And the knowledge and vision arose in me: ‘Āḷāra Kālāma died seven days ago.’ I thought: ‘Āḷāra Kālāma’s loss is a great one. If he had heard this Dhamma, he would have understood it quickly.’

23. “I considered thus: ‘To whom should I first teach the Dhamma? Who will understand this Dhamma quickly?’

It then occurred to me: ‘Uddaka Rāmaputta is wise, intelligent, and discerning; he has long had little dust in his eyes. Suppose I taught the Dhamma first to Uddaka Rāmaputta. He will understand it quickly.’

Then deities approached me and said: ‘Venerable sir, Uddaka Rāmaputta died last night.’ And the knowledge and vision arose in me: ‘Uddaka Rāmaputta died last night.’ I thought: ‘Uddaka Rāmaputta’s loss is a great one. If he had heard this Dhamma, he would have understood it quickly.’

24. “I considered thus: ‘To whom should I first teach the Dhamma? Who will understand this Dhamma quickly?’

It then occurred to me: ‘The bhikkhus of the group of five who attended upon me while I was engaged in my striving were very helpful.308 Suppose I taught the Dhamma first to them.’ Then I thought: ‘Where are the bhikkhus of the group of five now living?’

And with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw that they were living at Benares in the Deer Park at Isipatana.

(THE TEACHING OF THE DHAMMA)

25. “Then, bhikkhus, when I had stayed at Uruvelā as long as I chose, I set out to wander by stages to Benares. Between Gayā and the Place of Enlightenment the Ājīvaka Upaka saw me on the road and said:

‘Friend, your faculties are clear, the colour of your skin is pure and bright. Under whom have you gone forth, friend? Who is your teacher? Whose Dhamma do you [171] profess?’

I replied to the Ājīvaka Upaka in stanzas:

‘I am one who has transcended all, a knower of all,
Unsullied among all things, renouncing all,

By craving’s ceasing freed. Having known this all
For myself, to whom should I point as teacher?

I have no teacher, and one like me Exists nowhere in all the world With all its gods, because I have No person for my counterpart.

I am the Accomplished One in the world, I am the Teacher Supreme. I alone am a Fully Enlightened One Whose fires are quenched and extinguished.

I go now to the city of Kāsi To set in motion the Wheel of Dhamma. In a world that has become blind I go to beat the drum of the Deathless.’

‘By your claims, friend, you ought to be the Universal Victor.’309

‘The victors are those like me Who have won to destruction of taints. I have vanquished all evil states, Therefore, Upaka, I am a victor.’

“When this was said, the Ājīvaka Upaka said:

‘May it be so, friend.’ Shaking his head, he took a bypath and departed.310

26. “Then, bhikkhus, wandering by stages, I eventually came to Benares, to the Deer Park at Isipatana, and I approached the bhikkhus of the group of five. The bhikkhus saw me coming in the distance, and they agreed among themselves thus:

‘Friends, here comes the recluse Gotama who lives luxuriously, who gave up his striving, and reverted to luxury. We should not pay homage to him or rise up for him or receive his bowl and outer robe. But a seat may be prepared for him. If he likes, he may sit down.’

However, as I approached, those bhikkhus found themselves unable to keep their pact. One came to meet me and took my bowl and outer robe, another prepared a seat, and another set out water for my feet; however, they addressed me by name and as ‘friend.’311

27. “Thereupon I told them:

‘Bhikkhus, do not address the Tathāgata by name and as “friend.” The Tathāgata is an Accomplished One, [172] a Fully Enlightened One. Listen, bhikkhus, the Deathless has been attained. I shall instruct you, I shall teach you the Dhamma.

Practising as you are instructed, by realising for yourselves here and now through direct knowledge you will soon enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.’

“When this was said, the bhikkhus of the group of five answered me thus:

‘Friend Gotama, by the conduct, the practice, and the performance of austerities that you undertook, you did not achieve any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.312

Since you now live luxuriously, having given up your striving and reverted to luxury, how will you have achieved any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones?’

When this was said, I told them:

‘The Tathāgata does not live luxuriously, nor has he given up his striving and reverted to luxury. The Tathāgata is an Accomplished One, a Fully Enlightened One. Listen, bhikkhus, the Deathless has been attained…

from the home life into homelessness.’

“A second time the bhikkhus of the group of five said to me:

‘Friend Gotama… how will you have achieved any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones?’

A second time I told them:

‘The Tathāgata does not live luxuriously… from the home life into homelessness.’

A third time the bhikkhus of the group of five said to me:

‘Friend Gotama… how will you have achieved any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones?’

28. “When this was said I asked them:

‘Bhikkhus, have you ever known me to speak like this before?’

— ‘No, venerable sir.’313

— ‘Bhikkhus, the Tathāgata is an Accomplished One, a Fully Enlightened One. Listen, bhikkhus, the Deathless has been attained. I shall instruct you, I shall teach you the Dhamma.

Practising as you are instructed, by realising for yourselves here and now through direct knowledge you will soon enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.’ [173]

29. “I was able to convince the bhikkhus of the group of five.314

Then I sometimes instructed two bhikkhus while the other three went for alms, and the six of us lived on what those three bhikkhus brought back from their almsround. Sometimes I instructed three bhikkhus while the other two went for alms, and the six of us lived on what those two bhikkhus brought back from their almsround.

30. “Then the bhikkhus of the group of five, thus taught and instructed by me, being themselves subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, seeking the unborn supreme security from bondage, Nibbāna, attained the unborn supreme security from bondage, Nibbāna;

being themselves subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement, having understood the danger in what is subject to ageing, sickness, death, sorrow, and defilement, seeking the unageing, unailing, deathless, sorrowless, and undefiled supreme security from bondage, Nibbāna, they attained the unageing, unailing, deathless, sorrowless, and undefiled supreme security from bondage, Nibbāna.

The knowledge and vision arose in them: ‘Our deliverance is unshakeable; this is our last birth; there is no renewal of being.’

(SENSUAL PLEASURE)

31. “Bhikkhus, there are these five cords of sensual pleasure.315 What are the five?

Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable and likeable, connected with sensual desire, and provocative of lust.

Sounds cognizable by the ear…

Odours cognizable by the nose…

Flavours cognizable by the tongue…

Tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable and likeable, connected with sensual desire, and provocative of lust.

These are the five cords of sensual pleasure.

32. “As to those recluses and brahmins who are tied to these five cords of sensual pleasure, infatuated with them and utterly committed to them, and who use them without seeing the danger in them or understanding the escape from them, it may be understood of them: ‘They have met with calamity, met with disaster, the Evil One may do with them as he likes.’

Suppose a forest deer who was bound lay down on a heap of snares; it might be understood of him: ‘He has met with calamity, met with disaster, the hunter can do with him as he likes, and when the hunter comes he cannot go where he wants.’

So too, as to those recluses and brahmins who are tied to these five cords of sensual pleasure… it may be understood of them: ‘They have met with calamity, met with disaster, the Evil One may do with them as he likes.’

33. “As to those recluses and brahmins who are not tied to these five cords of sensual pleasure, who are not infatuated with them or utterly committed to them, and who use them seeing the danger in them and understanding the escape from them, [174] it may be understood of them: ‘They have not met with calamity, not met with disaster, the Evil One cannot do with them as he likes.’316

Suppose a forest deer who was unbound lay down on a heap of snares; it might be understood of him: ‘He has not met with calamity, not met with disaster, the hunter cannot do with him as he likes, and when the hunter comes he can go where he wants.’

So too, as to those recluses and brahmins who are not tied to these five cords of sensual pleasure… it may be understood of them: ‘They have not met with calamity, not met with disaster, the Evil One cannot do with them as he likes.’

34. “Suppose a forest deer is wandering in the forest wilds: he walks confidently, stands confidently, sits confidently, lies down confidently. Why is that? Because he is out of the hunter’s range.

So too, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.

This bhikkhu is said to have blindfolded Māra, to have become invisible to the Evil One by depriving Māra’s eye of its opportunity.317

35. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. This bhikkhu is said to have blindfolded Māra…

36. “Again, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’ This bhikkhu is said to have blindfolded Māra…

37. “Again, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. This bhikkhu is said to have blindfolded Māra…

38. “Again, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space. This bhikkhu is said to have blindfolded Māra…

39. “Again, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness. This bhikkhu is said to have blindfolded Māra…

40. “Again, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. This bhikkhu is said to have blindfolded Māra…

41. “Again, by completely surmounting the base of nothingness, [175] a bhikkhu enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception. This bhikkhu is said to have blindfolded Māra, to have become invisible to the Evil One by depriving Māra’s eye of its opportunity.

42. “Again, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, a bhikkhu enters upon and abides in the cessation of perception and feeling. And his taints are destroyed by his seeing with wisdom.

This bhikkhu is said to have blindfolded Māra, to have become invisible to the Evil One by depriving Māra’s eye of its opportunity, and to have crossed beyond attachment to the world.318 He walks confidently, stands confidently, sits confidently, lies down confidently. Why is that? Because he is out of the Evil One’s range.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.




Close
Close