Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

6. Kinh Mahāli

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn trú tại Vesāli (Tỳ-xá-ly) ở giảng đường Trùng Các, rừng Ðại Lâm.

Lúc bấy giờ, một số đông sứ giả Bà-la-môn nước Kosala (Câu-tất-la) và nước Magadha (Ma-kiệt-đà), đang ở tại Vesāli vì một vài công việc. Những vị sứ giả ấy được nghe như sau: "Này các Tôn giả, Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca hiện nay đang trú tại Vesāli, ở giảng đường Trùng Các, rừng Ðại Lâm.

Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Ngài đã tự chứng ngộ thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, tự chứng ngộ rồi hiển thị cho mọi loài được biết. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh". Nếu được yết kiến một vị A-la-hán như vậy thì rất quý".

2. Những vị sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và ở Magadha ấy đi đến giảng đường tại rừng Ðại Lâm. Lúc bấy giờ, đại đức Nāgita là thị giả đức Thế Tôn. Những vị sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và ở Magadha ấy đi đến chỗ đại đức Nāgita ở và thưa:

- Tôn giả Nāgita, hiện nay Tôn giả Gotama ở tại đâu, chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.

- Các Hiền giả, nay không phải thời yết kiến đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn đang chỉ tịnh. Những sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và Magadha liền ngồi xuống tại một bên và nói: "Sau khi được yết kiến Tôn giả Gotama, chúng tôi mới đi".

3. Oṭṭhaddha (Môi thỏ) người Licchavi cùng với một số đông dân chúng Licchavi cũng đi đến Trùng Các giảng đường, rừng Ðại Lâm gặp đại đức Nāgita, đảnh lễ vị này rồi đứng một bên. Oṭṭhaddha người Licchavi thưa với đại đức Nāgita:

- Hiện nay đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở tại đâu, chúng con muốn yết kiến đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

- Mahāli, nay không phải thời yết kiến đức Thế Tôn, Ðức Thế Tôn đang chỉ tịnh.

Oṭṭhaddha người Licchavi liền ngồi xuống một bên tại chỗ ấy và nói:

- Sau khi được yết kiến đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác con mới đi.

4. Khi ấy Sa-di Sīha đến đại đức Nāgita, đảnh lễ đại đức và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Sa-di Sīha nói với đại đức Nāgita:

- Bạch Ðại đức Kassapa (Ca-diếp) một số đông sứ giả Bà-La-môn ở Kosala và Magadha đã đến đây để yết kiến đức Thế Tôn; Oṭṭhaddha người Licchavi cũng đến đây với số đông dân chúng Licchavi để yết kiến đức Thế Tôn. Ðại đức Kassapa, lành thay, nếu những vị này được yết kiến đức Thế Tôn.

- Vậy Sīha hãy thưa với đức Thế Tôn.

- Thưa vâng, bạch Ðại đức!

Sa-di Sīha vâng theo lời dạy của đại đức Nāgita, đến tại chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi đứng một bên. Sa-di Sīha sau khi đứng một bên liền bạch đức Thế Tôn:

- Bạch đức Thế Tôn, một số đông sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và Magadha đến đây để yết kiến đức Thế Tôn. Oṭṭhaddha, người Licchavi cùng một số đông dân chúng Licchavi đã đến đây để yết kiến đức Thế Tôn. Lành thay nếu những vị này được yết kiến đức Thế Tôn!

- Nay Sīha, hãy dọn chỗ ngồi trong bóng mát, trước mặt ngôi tịnh xá.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!Sa-di Sīha vâng theo lời dạy đức Thế Tôn, sắp đặt một chỗ ngồi trong bóng mát trước mặt ngôi tịnh xá, và đức Thế Tôn đi ra khỏi tịnh xá và ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn trong bóng mát, trước mặt ngôi tịnh xá.

5. Rồi các sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và Magadha đến tại chỗ đức Phật, nói lên những lời chúc tụng thân hữu và xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Oṭṭhaddha người Licchavi cùng với một số lớn dân Licchavi cũng đến tại chỗ đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Oṭṭhaddha người Licchavi thưa với Thế Tôn:

- Bạch Ðại đức, hai ba ngày về trước, Sunakkhatta, dòng họ Licchavi đến chỗ con ở và nói với con: "Này Mahāli, từ khi tôi sống gần đức Phật, không lâu quá ba năm, tôi được thấy những thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không được nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi". Bạch Thế Tôn, những thiên âm mà Sunakkhatta dòng họ Licchavi không nghe, những thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, không hiểu những thiên âm ấy có thật hay không có thật?

- Này Mahāli những thiên âm mà Sunakkhatta dòng họ Licchavi không nghe, những thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, những thiên âm ấy có thật, không phải không có.

6. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, những thiên âm mà Sunakkhatta, dòng họ Licchavi không nghe, những thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, những thiên âm ấy có thật, không phải là không có.

- Này Mahāli, có Tỷ-kheo tu định nhất hướng, hướng về phía Ðông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì vị này tu định nhứt hướng, hướng về phía Ðông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nên vị này thấy được về phía Ðông các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì sao vậy? Này Mahāli vì Tỷ-kheo này trong khi tu định nhứt hướng, hướng về phía Ðông, chỉ với mục đích thấy các thiên sắc, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

7. Lại nữa, này Mahāli, có vị Tỷ-kheo tu định nhứt hướng, hướng về phía Nam... về phía Tây... về phía Bắc... phía Trên, Dưới, Ngang, với mục đích thấy các thiên sắc, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích nghe các thiên âm, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vị này tu định nhứt hướng, hướng về phía Trên, Dưới, Ngang, với mục đích thấy các thiên sắc, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích nghe các thiên âm, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nên vị này thấy được về phía Trên, Dưới, Ngang, các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì sao vậy? Này Mahāli, vì Tỷ-kheo này trong khi tu định nhứt hướng, hướng về phía Trên, Dưới, Ngang, chỉ với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

8. Này Mahāli, có vị Tỷ-kheo tu định nhất hướng, hướng về phía Ðông với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì vị này tu định nhất hướng, hướng về phía Ðông với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nên vị này nghe được về phía Ðông các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì sao vậy? Này Mahāli, vì vị Tỷ-kheo này trong khi tu định nhứt hướng, hướng về phía Ðông, chỉ với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

9. Lại nữa, này Mahāli, có Tỷ-kheo tu định nhứt hướng, hướng về phía Nam... hướng về phía Tây... hướng về phía Bắc... phía Trên, Dưới, Ngang với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú phấn khởi.

Vì vị này tu định nhứt hướng, hướng về phía Trên, Dưới, Ngang với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích thấy các thiên sắc, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nên vị này nghe được, phía Trên, Dưới, Ngang, các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không thấy được các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì sao vậy? Này Mahāli, vì Tỷ-kheo này trong khi tu định nhứt hướng, hướng về phía Trên, Dưới, Ngang chỉ với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

10. Này Mahāli, có Tỷ-kheo tu định nhị hướng, hướng về phía Ðông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì vị tu định nhị hướng, hướng về phía Ðông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và với mục đích nghe các thiên âm, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nên vị này hướng về phía Ðông thấy được các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và nghe được các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì sao vậy? Này Mahāli, vì Tỷ-kheo này trong khi tu định nhị hướng, hướng về phía Ðông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và với mục đích nghe các thiên âm, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

11. Này Mahāli, có vị Tỷ-kheo tu định nhị hướng, hướng về phía Nam... hướng Tây... hướng về phía Bắc... về phía Trên, Dưới, Ngang, với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì vị này tu định nhị hướng, hướng về phía Trên, Dưới, Ngang với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nên vị này hướng về phía Trên, Dưới, Ngang, thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi và nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.

Vì cớ sao? Này Mahāli, vì Tỷ-kheo này trong khi tu định nhị hướng, hướng về phía Trên, Dưới, Ngang với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, và với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi. Này Mahāli, do nhân này, do duyên này, những thiên âm ấy có thật, không phải là không có.

12. - Bạch Thế Tôn, như vậy có phải muốn chứng được các pháp định thiền định ấy mà các Tỷ-kheo sống đời phạm hạnh, dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

- Này Mahāli, không phải muốn chứng được các pháp thiền định ấy mà các Tỷ-kheo sống đời phạm hạnh, dưới sự chỉ dạy của Ta. Này Mahāli, có những pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn. Vì muốn chứng được những pháp ấy, các vị Tỷ-kheo sống đời phạm hạnh, dưới sự chỉ dạy của Ta.

13. - Bạch Thế Tôn, những pháp ấy, cao thượng hơn, thù thắng hơn là gì mà các vị Tỷ-kheo vì muốn chứng được những pháp ấy sống đời phạm hạnh, dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

- Này Mahāli, ở đây Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không đọa ác thú, chắc chắn đạt quả Bồ-đề. Này Mahāli, pháp này cao thượng và thù thắng hơn, vì muốn chứng được pháp này, các Tỷ-kheo sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Ta.

Lại nữa, này Mahāli, Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử làm nhẹ bớt tham, sân, si, thành bậc Nhứt lai, còn phải sanh lại trong đời này một lần nữa trước khi diệt hẳn khổ đau. Này Mahāli, pháp này cao thượng hơn và thù thắng hơn. Vì muốn chứng được pháp này, các Tỷ-kheo sống phạm hạnh, dưới sự chỉ dạy của Ta.

Lại nữa, này Mahāli, vị Tỷ-kheo đã đoạn dứt năm hạ phần kiết sử, thành vị hóa sanh, nhập Niết-bàn tại đây, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Này Mahāli, pháp này cao thượng và thù thắng hơn. Vì muốn chứng được pháp này, các Tỷ-kheo sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Ta.

Này Mahāli, những pháp cao thượng và thù thắng này, vì muốn chứng được pháp ấy, các Tỷ-kheo sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Ta.

14. - Bạch Thế Tôn, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy?

- Này Mahāli, có con đường, có đạo lộ đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy.

- Bạch Thế Tôn, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy?

- Ðó là con đường Thánh có tám ngành: Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Mahāli, con đường này, đạo lộ này đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy.

15. Này Mahāli, một thời Ta ở Kosambi vườn Ghositārāma. Lúc bấy giờ có hai người xuất gia. Muṇḍiya - một vị du sĩ, và Jāliya - đệ tử của Dārupattika, đến tại chỗ Ta ở, nói lên những lời chúc tụng thân hữu và xã giao với Ta rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, hai vị xuất gia nói với Ta như sau:

- Này Hiền giả, mạng căn và thân thể là một hay là khác?

- Này Hiền giả, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Vâng, Hiền giả! Hai vị xuất gia trả lời Ta như thế và Ta nói như sau:

16. - Này Hiền giả, ở đây Như Lai sanh ra đời, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ...



(tương tự như kinh "Sa-môn quả", đoạn kinh 41-82) ... Này Hiền giả, như vậy vị Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh...

chứng và an trú Sơ thiền. Này Hiền giả, khi Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy có sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay khác" không?

Này Hiền giả, Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".



Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, nhưng Ta không nói: "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

17. Chứng và an trú đệ nhị thiền... đệ tam thiền... đệ tứ thiền. Này Hiền giả, khi Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy có sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay khác" không?

Này Hiền giả, Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, thấy như vậy, nhưng Ta không nói "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

18. Vị Tỷ-kheo ấy hướng tâm, dẫn tâm đến tri kiến. Này Hiền giả, khi vị Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy có sẵn sàng đề cập đến vấn đề: "Mạng căn và thân thể là một hay là khác" không?



Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề: "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, thấy như vậy, nhưng Ta không nói "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

19. Vị ấy biết: "Sau đời này sẽ không có đời khác nữa". Này Hiền giả, khi Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy có sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác" không?



Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo biết như vậy, vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, thấy như vậy, nhưng Ta không nói "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".

Ðức Thế Tôn thuyết như vậy. Oṭṭhaddha người Licchavi hoan hỷ tín họ lời Thế Tôn dạy.

6. About Mahāli - Heavenly Sights, Soul and Body

Translated by: Maurice Walshe

[150] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was staying at Vesāli, at the Gabled Hall in the Great Forest.

And at that time a large number of Brahmin emissaries from Kosala and Magadha were staying at Vesāli on some business. And they heard say: ‘The ascetic Gotama, son of the Sakyans, who has gone forth from the Sakya clan, is staying at Vesāli, at the Gabled Hall in the Great Forest.

And concerning that Blessed Lord a good report has been spread about: “This Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct, a Well-Farer, Knower of the worlds, unequalled Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, a Buddha, a Blessed Lord.”

He proclaims this world with its gods, māras and Brahmas, the world of ascetics and Brahmins with its princes and peoples, having come to know it by his own knowledge. He teaches a Dhamma that is lovely in its beginning, lovely in its middle and lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and he displays the fully-perfected, thoroughly purified holy life. And indeed it is good to see such Arahants.’

2. And so these Brahmin emissaries from Kosala and Magadha went to the Great Forest, to the Gabled Hall. At that time the Venerable Nāgita was the Lord’s personal attendant. So they approached the Venerable Nāgita and said:

‘Reverend Nāgita, where is the Reverend Gotama now staying? We would like to see him.’ [151]

‘Friends, it is not the right time to see the Lord. He is in solitary meditation.’ But the Brahmins just sat down to one side and said: ‘When we have seen the Lord Gotama, we will go.’

3. Just then Oṭṭhaddha the Licchavi came to the Gabled Hall with a large company, saluted the Venerable Nāgita and stood aside, saying:

‘Where is the Blessed Lord staying, the Arahant, the fully-enlightened Buddha? We would like to see him.’

‘Mahāli,179 it is not the right time to see the Lord, He is in solitary meditation.’

But Oṭṭhaddha just sat down to one side, and said:

‘When I have seen the Blessed Lord, the Arahant, the fully-enlightened Buddha, I will go.’

4. Then the novice Sīha180 came to the Venerable Nāgita, stood aside and said:

‘Venerable Kassapa,181 these many Brahmin emissaries from Kosala and Magadha have come here to see the Lord, and Oṭṭhaddha the Licchavi, too, has come with a large company to see the Lord. It would be well, Venerable Kassapa, to allow these people to see him.’

‘Well then, Sīha, you announce them to the Lord.’

‘Yes, Venerable Sir’, said Sīha.

Then he went to the Lord, saluted him, stood aside and said:

‘Lord, these Brahmin emissaries from Kosala and Magadha have come here to see the Lord, and Oṭṭhaddha the Licchavi likewise with a large [152] company. It would be well if the Lord were to let these people see him.’

‘Then, Sīha, prepare a seat in the shade of this dwelling.’

‘Yes, Lord’, said Sīha, and did so. Then the Lord came out of his dwelling-place and sat down on the prepared seat.

5. The Brahmins approached the Lord. Having exchanged courtesies with him, they sat down to one side. But Oṭṭhaddha did obeisance to the Lord, and then sat down to one side, saying:

‘Lord, not long ago Sunakkhatta the Licchavi182 came to me and said: “Soon I shall have been a follower of the Lord for three years. I have seen heavenly sights, pleasant, delightful, enticing, but I have not heard any heavenly sounds that were pleasant, delightful, enticing.” Lord, are there any such heavenly sounds, which Sunakkhatta cannot hear, or are there not?’

‘There are such sounds, Mahāli.’

6. ‘Then, Lord, what is the reason, what is the cause why Sunakkahtta cannot hear them?’ [153]

‘Mahāli, in one case a monk, facing east, goes into one-sided samādhi183 and sees heavenly sights, pleasant, delightful, enticing... but does not hear heavenly sounds.

By means of this one-sided samadhi he sees heavenly sights but does not hear heavenly sounds.

Why is this? Because this samādhi only leads to the seeing of heavenly sights, but not to the hearing of heavenly sounds.

7. ‘Again, a monk facing south, west, north goes into a one-sided samādhi and facing upwards, downwards or across sees heavenly sights [in that direction],

but does not hear heavenly sounds.

Why is this? Because this samādhi only leads to the seeing of heavenly sights, but not to the hearing of heavenly sounds. [154]

8. ‘In another case, Mahāli, a monk facing east... hears heavenly sounds but does not see heavenly sights...





9. ‘Again, a monk facing south, west, north, facing upwards, downwards or across hears heavenly sounds, but does not see heavenly sights...





10. ‘In another case, Mahāli, a monk facing east goes into two-sided samādhi and both sees heavenly sights, pleasant, delightful, enticing [155] and hears heavenly sounds.



Why is this? Because this two-sided samadhi leads to both the seeing of heavenly sights and the hearing of heavenly sounds.

11. ‘Again, a monk facing south, west, north, facing upwards, downwards or across sees heavenly sights and hears heavenly sounds ... And that is the reason why Sunakkhatta comes to see heavenly sights but not to hear heavenly sounds.’184





12. ‘Well, Lord, is it for the realisation of such samādhistates that monks lead the holy life under the Blessed Lord?’

‘No, Mahāli, there are other things, higher and more perfect than these, for the sake of which monks lead the holy life under me.’

[156] 13. ‘What are they, Lord?’

‘Mahāli, in one case a monk, having abandoned three fetters, becomes a Stream-Winner, not liable to states of woe, firmly set on the path to enlightenment.

Again, a monk who has abandoned the three fetters, and has reduced his greed, hatred and delusion, becomes a Once-Returner who, having returned to this world once more, will make an end of suffering.

Again, a monk who has abandoned the five lower fetters takes a spontaneous rebirth 185 [in a higher sphere] and, without returning from that world, gains enlightenment. Again, a monk through the extinction of the corruptions reaches in this very life the uncorrupted deliverance of mind, the deliverance through wisdom, which he has realised by his own insight.

That is another thing higher and more perfect than these, for the sake of which monks lead the holy life under me.’

14. ‘Lord, is there a path, is there a method for the realisation of these things?’

‘There is a path, Mahāli, there is a method.’ [157]

‘And, Lord, what is this path, what is this method?’

‘It is the Noble Eightfold Path, namely Right View, Right Thought; Right Speech, Right Action, Right Livelihood; Right Effort, Right Mindfulness and Right Concentration. This is the path, this is the way to the realisation of these things.’

15. ‘Once, Mahāli, I was staying at Kosambi, in the Ghosita Park. And two wanderers, Mandissa and Jāliya, the pupil of the wooden-bowl ascetic, came to me, exchanged courtesies with me, and sat down to one side. Then they said:

“How is it, friend Gotama, is the soul186 the same as the body, or is the soul one thing and the body another?”

“Well now, friends, you listen, pay proper attention, and I will explain.”

“Yes, friend”, they said, and I went on:

16. ‘“Friends, a Tathāgata arises in the world, an Arahant, fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, enlightened and blessed. He, having realised it by his own super-knowledge, proclaims this world with its devas, maras and Brahmas, its princes and people.

He preaches the Dhamma which is lovely in its beginning, lovely in its middle, lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and displays the fully-perfected and purified holy life.

‘“A disciple goes forth and practises the moralities (Sutta 2, verses 41 — 63). On account of his morality, he sees no danger anywhere. He experiences in himself the blameless bliss that comes from maintaining this Ariyan morality. In this way, he is perfected in morality. (as Sutta 2, verses 64 — 74) ... It is as if he were freed from debt, from sickness, from bonds, from slavery, from the perils of the desert...

Being thus detached from sense-desires, detached from unwholesome states, he enters and remains in the first jhāna ... and so suffuses, drenches, fills and irradiates his body, that there is no spot in his entire body that is untouched by this delight and joy born of detachment.

Now of one who thus knows and thus sees, is it proper to say: ‘The soul is the same as the body’, or ‘The soul is different from the body’?”

“It is not, friend.”187

“But I thus know and see, and I do not say that the soul is either the same as, or different from the body.”

17. ‘“And the same with the second..., the third..., [158] the fourth jhāna (as Sutta 2, verses 77 — 82).





18. ‘“The mind bends and tends towards knowledge and vision. Now, of one who thus knows and thus sees, is it proper to say: ‘The soul is the same as the body’, or ‘The soul is different from the body’?”

“It is not, friend.”





19. ‘“He knows: ‘There is nothing further here.’ Now of one who thus knows and thus sees, is it proper to say: ‘The soul is the same as the body’, or ‘The soul is different from the body’?”

“It is not, friend.”



“But I thus know and see, and I do not say that the soul is either the same as, or different from the body.”’

Thus the Lord spoke, and Oṭṭhaddha the Licchavi rejoiced at his words.




Close
Close