Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

24. Kinh Trạm Xe

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa.

Lúc ấy một số đông Tỷ-kheo người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

-- Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau:

"Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo;

tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo;

tự mình độc cư và giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo;

tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo;

tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo;

tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo;

tự mình thành tựu Thiền định và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo;

tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo;

tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo;

tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến cho các Tỷ-kheo;

vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ, vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ?".

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta là Tỷ-kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau:

"Tự mình thiểu dục và nói về thiểu dục cho các Tỷ-kheo... (như trên)... vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ."

Lúc bấy giờ, Tôn giả Sāriputta ngồi cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sāriputta suy nghĩ như sau: "Hạnh phúc thay Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta! Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm một trước mặt bậc Ðạo Sư, và được bậc Ðạo Sư chấp nhận; có thể chúng ta sẽ gặp Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta, tại một chỗ nào, trong một thời gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả."

Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá) lâu cho đến khi vừa ý, rồi khởi hành đi Sāvatthī; Ngài tuần tự đi và đến Sāvatthī. Ở đây, Thế Tôn trú ở Sāvatthī, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika.

Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta được nghe: "Thế Tôn đã đến Sāvatthī, trú ở Sāvatthī, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika". Rồi Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta thâu dọn lại sàng tọa, cầm y bát, khởi hành đi Sāvatthī. Tôn giả tuần tự đi đến Sāvatthī, Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta, sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ đi Andhavana để nghỉ trưa.

Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn giả Sāriputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sāriputta: "Hiền giả Sāriputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Puṇṇa Mantāṇiputta; vị này được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ trưa".

Rồi Tôn giả Sāriputta vội vã đem theo tọa cụ, đi theo sau lưng Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi). Rồi Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta đi sâu vào rừng Andhavana, và ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Tôn giả Sāriputta, sau khi đi sâu vào rừng Andhavana, ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.

Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sāriputta từ Thiền định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta những lời chào đón, hỏi thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sāriputta thưa với Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta:

-- Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

-- Thật như vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?

-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?" Hiền giả trả lời "Không phải vậy".

Khi hỏi ... tâm thanh tịnh? ... kiến thanh tịnh?... đoạn nghi thanh tịnh? ... đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh? ... đạo tri kiến thanh tịnh? ... Khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?" Hiền giả trả lời "Không phải vậy".

Như vậy, Hiền giả, với mục đích gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

-- Hiền giả, với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn.

-- Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải đoạn nghi thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?

-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, khi hỏi "có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?" Hiền giả trả lời: "Không phải vậy.

Khi hỏi "có phải tâm thanh tịnh ...?

... có phải kiến thanh tịnh ...?

... có phải đoạn nghi thanh tịnh ...?

... có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải đạo tri kiến thanh tịnh là ...?

... có phải tri kiến thanh tịnh ...?

... có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?", Hiền giả trả lời: "Không phải vậy."

Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải được hiểu như thế nào?

-- Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn.

Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn.

Hiền giả, và nếu Thế Tôn tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các pháp ấy.

Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói.

Hiền giả, như vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Sāvatthī, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Sāketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Sāvatthī và Sāketa.

Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Sāvatthī, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến được Sāketa, tại cửa nội thành.

Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:"-- Tâu Ðại vương có phải với trạm xe này, Bệ hạ đi từ Sāvatthī đến Sāketa tại cửa nội thành?" Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn?

-- Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn:

"-- Ở đây, trong khi ta ở Sāvatthī, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Sāketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho ta, giữa Sāvatthī và Sāketa.

Ta từ cửa nội thành ra khỏi Sāvatthī, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư... đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu... leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Sāketa, tại cửa nội thành". Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.

-- Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh;

tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh;

kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh;

đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh;

đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh;

đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh;

tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn.

Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.

Khi được nói vậy, Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta:

-- Tôn giả tên là gì? Và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

-- Hiền giả, tên tôi là Puṇṇa và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Mantāṇiputta.

-- Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta!

Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta!

Khi được nói vậy, Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta nói với Tôn giả Sāriputta:

-- Tôn giả tên là gì, và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

-- Hiền giả, tôi tên là Upatissa, và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Sāriputta.

-- Tôi đang luận bàn với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Ðạo Sư mà không được biết là Tôn giả Sāriputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sāriputta, thì chúng tôi đã không nói nhiều như vậy.

Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sāriputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh... được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sāriputta!

Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sāriputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sāriputta!

Như vậy, hai bậc cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.

24. The Relay Chariots

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

2. Then a number of bhikkhus from [the Blessed One’s] native land,285 who had spent the Rains there, went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. The Blessed One asked them:

“Bhikkhus, who in [my] native land is esteemed by the bhikkhus there, by his companions in the holy life, in this way:

‘Having few wishes himself, he talks to the bhikkhus on fewness of wishes;

content himself, he talks to the bhikkhus on contentment;

secluded himself, he talks to the bhikkhus on seclusion;

aloof from society himself, he talks to the bhikkhus on aloofness from society;

energetic himself, he talks to the bhikkhus on arousing energy;

attained to virtue himself, he talks to the bhikkhus on the attainment of virtue;

attained to concentration himself, he talks to the bhikkhus on the attainment of concentration;

attained to wisdom himself, he talks to the bhikkhus on the attainment of wisdom;

attained to deliverance himself, he talks to the bhikkhus on the attainment of deliverance;

attained to the knowledge and vision of deliverance himself, he talks to the bhikkhus on the attainment of the knowledge and vision of deliverance;286

he is one who advises, informs, instructs, urges, [146] rouses, and gladdens his companions in the holy life’?”

“Venerable sir, the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta is so esteemed in the [Blessed One’s] native land by the bhikkhus there, by his companions in the holy life.”287



3. Now on that occasion the venerable Sāriputta was seated near the Blessed One. Then it occurred to the venerable Sāriputta: “It is a gain for the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta, it is a great gain for him that his wise companions in the holy life praise him point by point in the Teacher’s presence. Perhaps sometime or other we might meet the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta and have some conversation with him.”

4. Then, when the Blessed One had stayed at Rājagaha as long as he chose, he set out to wander by stages to Sāvatthī. Wandering by stages, he eventually arrived at Sāvatthī, and there he lived in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

5. The venerable Puṇṇa Mantāṇiputta heard: “The Blessed One has arrived at Sāvatthī and is living in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.” Then the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta set his resting place in order, and taking his outer robe and bowl, set out to wander by stages to Sāvatthī. Wandering by stages, he eventually arrived at Sāvatthī and went to Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park, to see the Blessed One. After paying homage to the Blessed One, he sat down at one side and

the Blessed One instructed, urged, roused, and gladdened him with talk on the Dhamma. Then the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta, instructed, urged, roused, and gladdened by the Blessed One’s talk on the Dhamma, delighting and rejoicing in the Blessed One’s words, rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he went to the Blind Men’s Grove for the day’s abiding.

6. Then a certain bhikkhu went to the venerable Sāriputta and said to him: “Friend Sāriputta, the bhikkhu Puṇṇa Mantāṇiputta of whom you have always spoken highly [147] has just been instructed, urged, roused, and gladdened by the Blessed One with talk on the Dhamma; after delighting and rejoicing in the Blessed One’s words, he rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he has gone to the Blind Men’s Grove for the day’s abiding.”

7. Then the venerable Sāriputta hurriedly took his sitting cloth and followed close behind the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta, keeping his head in sight. Then the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta entered the Blind Men’s Grove and sat down for the day’s abiding at the root of a tree. The venerable Sāriputta also entered the Blind Men’s Grove and sat down for the day’s abiding at the root of a tree.

8. Then, when it was evening, the venerable Sāriputta rose from meditation, went to the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta, and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and said to the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta:

9. “Is the holy life lived under our Blessed One, friend?

— “Yes, friend.”

— “But, friend, is it for the sake of purification of virtue that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”

— “Then is it for the sake of purification of mind that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”

— “Then is it for the sake of purification of view that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”

— “Then is it for the sake of purification by overcoming doubt that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”

— “Then is it for the sake of purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”

— “Then is it for the sake of purification by knowledge and vision of the way that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”

— “Then is it for the sake of purification by knowledge and vision that the holy life is lived under the Blessed One?”

— “No, friend.”288

10. “Friend, when asked: ‘But, friend, is it for the sake of purification of virtue that the holy life is lived under the Blessed One?’ you replied: ‘No, friend.’

When asked: ‘Then is it for the sake of purification of mind… purification of view… purification by overcoming doubt… purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path… purification by knowledge and vision of the way… purification by knowledge and vision that the holy life is lived under the Blessed One?’ you replied: ‘No, friend.’

For the sake of what then, friend, [148] is the holy life lived under the Blessed One?”

“Friend, it is for the sake of final Nibbāna without clinging that the holy life is lived under the Blessed One.”289

11. “But, friend, is purification of virtue final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “Then is purification of mind final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “Then is purification of view final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “Then is purification by overcoming doubt final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “Then is purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “Then is purification by knowledge and vision of the way final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “Then is purification by knowledge and vision final Nibbāna without clinging?”

— “No, friend.”

— “But, friend, is final Nibbāna without clinging to be attained without these states?”

— “No, friend.”

12. “When asked: ‘But, friend, is purification of virtue final Nibbāna without clinging?’ you replied: ‘No, friend.’

When asked: ‘Then is purification of mind…

purification of view…

purification by overcoming doubt…

purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path…

purification by knowledge and vision of the way…

purification by knowledge and vision final Nibbāna without clinging?’ you replied: ‘No, friend.’

And when asked: ‘But, friend, is final Nibbāna without clinging to be attained without these states?’ you replied: ‘No, friend.’ But how, friend, should the meaning of these statements be regarded?”

13. “Friend, if the Blessed One had described purification of virtue as final Nibbāna without clinging, he would have described what is still accompanied by clinging as final Nibbāna without clinging.

If the Blessed One had described purification of mind… purification of view… purification by overcoming doubt… purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path… purification by knowledge and vision of the way… purification by knowledge and vision as final Nibbāna without clinging, he would have described what is still accompanied by clinging as final Nibbāna without clinging.290

And if final Nibbāna without clinging were to be attained without these states, then an ordinary person would have attained final Nibbāna, for an ordinary person is without these states.

14. “As to that, friend, I shall give you a simile, for some wise men understand the meaning of a statement by means of a simile.

Suppose that King Pasenadi of Kosala while living at Sāvatthī [149] had some urgent business to settle at Sāketa, and that between Sāvatthī and Sāketa seven relay chariots were kept ready for him.

Then King Pasenadi of Kosala, leaving Sāvatthī through the inner palace door, would mount the first relay chariot, and by means of the first relay chariot he would arrive at the second relay chariot; then he would dismount from the first chariot and mount the second chariot, and by means of the second chariot, he would arrive at the third chariot… by means of the third chariot, he would arrive at the fourth chariot… by means of the fourth chariot, he would arrive at the fifth chariot… by means of the fifth chariot, he would arrive at the sixth chariot… by means of the sixth chariot, he would arrive at the seventh chariot, and by means of the seventh chariot he would arrive at the inner palace door in Sāketa.

Then, when he had come to the inner palace door, his friends and acquaintances, his kinsmen and relatives, would ask him: ‘Sire, did you come from Sāvatthī to the inner palace door in Sāketa by means of this relay chariot?’ How then should King Pasenadi of Kosala answer in order to answer correctly?”

“In order to answer correctly, friend, he should answer thus:

‘Here, while living at Sāvatthī I had some urgent business to settle at Sāketa, and between Sāvatthī and Sāketa seven relay chariots were kept ready for me.

Then, leaving Sāvatthī through the inner palace door, I mounted the first relay chariot, and by means of the first relay chariot I arrived at the second relay chariot; then I dismounted from the first chariot and mounted the second chariot, and by means of the second chariot I arrived at the third… fourth… fifth… sixth… seventh chariot, and by means of the seventh chariot I arrived at the inner palace door in Sāketa.’ In order to answer correctly he should answer thus.”

15. “So too, friend, purification of virtue is for the sake of reaching purification of mind;

purification of mind is for the sake of reaching purification of view;

purification of view is for the sake of reaching purification by overcoming doubt;

purification by overcoming doubt [150] is for the sake of reaching purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path;

purification by knowledge and vision of what is the path and what is not the path is for the sake of reaching purification by knowledge and vision of the way;

purification by knowledge and vision of the way is for the sake of reaching purification by knowledge and vision;

purification by knowledge and vision is for the sake of reaching final Nibbāna without clinging.

It is for the sake of final Nibbāna without clinging that the holy life is lived under the Blessed One.”

16. When this was said, the venerable Sāriputta asked the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta:

“What is the venerable one’s name, and how do his companions in the holy life know the venerable one?”291

“My name is Puṇṇa, friend, and my companions in the holy life know me as Mantāṇiputta.”

“It is wonderful, friend, it is marvellous! Each profound question has been answered, point by point, by the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta as a learned disciple who understands the Teacher’s Dispensation correctly. It is a gain for his companions in the holy life, it is a great gain for them that they have the opportunity to see and honour the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta.

Even if it were by carrying the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta about on a cushion on their heads that his companions in the holy life would get the opportunity to see and honour him, it would be a gain for them, a great gain for them. And it is a gain for us, a great gain for us that we have the opportunity to see and honour the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta.”

17. When this was said, the venerable Puṇṇa Mantāṇiputta asked the venerable Sāriputta:

“What is the venerable one’s name, and how do his companions in the holy life know the venerable one?”

“My name is Upatissa, friend, and my companions in the holy life know me as Sāriputta.”

“Indeed, friend, we did not know that we were talking with the venerable Sāriputta, the disciple who is like the Teacher himself.292 If we had known that this was the venerable Sāriputta, we should not have said so much.

It is wonderful, friend, it is marvellous! Each profound question has been posed, point by point, by the venerable Sāriputta as a learned disciple who understands the Teacher’s Dispensation correctly. It is a gain for his companions in the holy life, it is a great gain for them that they have the opportunity to see and honour the venerable Sāriputta.

Even if it were by carrying the venerable Sāriputta about on a cushion on their heads that his companions in the holy life would get the opportunity to see and honour him, [151] it would be a gain for them, a great gain for them. And it is a gain for us, a great gain for us that we have the opportunity to see and honour the venerable Sāriputta.”

Thus it was that these two great beings rejoiced in each other’s good words.




Close
Close