Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kumāra Kassapa trú tại Andhavana.
Rồi một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ Tôn giả Kumāra Kassapa ở, sau khi đến, bèn đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Kumāra Kassapa:
"Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng.
"Một Bà-la-môn nói như sau: "Này kẻ trí, hãy cầm gươm và đào lên". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một then cửa: "Thưa Tôn giả, một then cửa".
"Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy then cửa lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con nhái: "Thưa Tôn giả, một con nhái".
"Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy đem con nhái lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con đường hai ngã: "Thưa Tôn giả, một con đường hai ngã".
"Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí hãy lấy con đường hai ngã lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một đồ lọc sữa: "Thưa Tôn giả, một đồ lọc sữa".
"Vị Bà-la-môn nói: "Hãy lấy đồ lọc sữa lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con rùa: "Thưa Tôn giả, một con rùa".
"Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy con rùa lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con dao phay: "Thưa Tôn giả, một con dao phay".
"Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy con dao phay lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một miếng thịt: "Thưa Tôn giả một miếng thịt".
"Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy miếng thịt lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con rắn hổ: "Thưa Tôn giả, con rắn hổ".
"Vị Bà-la-môn nói: "Hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ".
"Này Tỷ-kheo, hãy đến chỗ Thế Tôn ở và hỏi những câu hỏi ấy. Thế Tôn trả lời Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, Ta không thấy ai trên cõi đời, với chư Thiên, các Ma vương, với Phạm thiên, các chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể hướng tâm để trả lời những câu hỏi ấy, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này".
Vị Thiên ấy nói như vậy. Sau khi nói xong như vậy, vị ấy biến mất ở nơi đây.
Rồi Tôn giả Kumāra Kassapa, sau khi đêm ấy đã mãn, đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Kumāra Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, đêm nay, một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ con ở, sau khi đến liền đứng một bên. Khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với con: "Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này, ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng. Một vị Bà-la-môn nói như sau: "Này kẻ trí, hãy cầm gươm đào lên". Người có trí cầm gươm, đào lên thấy một then cửa... (như trên)... đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này". Bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói như vậy, nói xong liền biến mất tại chỗ ấy.
Bạch Thế Tôn, gò mối là gì, cái gì phun khói ban đêm, cái gì chiếu sáng ban ngày, ai là Bà-la-môn, ai là người có trí, cái gì là cây gươm, cái gì là đào lên, cái gì là then cửa, cái gì là con nhái, cái gì là con đường hai ngã, cái gì là đồ lọc sữa, cái gì là con rùa, cái gì là con dao phay, cái gì là miếng thịt, cái gì là con rắn hổ?
-- Này Tỷ-kheo, gò mối là đồng nghĩa với cái thân do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt.
Này Tỷ-kheo, cái gì thuộc về công việc ban ngày, ban đêm suy tầm, suy nghĩ, như vậy là ban đêm phun khói.
Này Tỷ-kheo, cái gì sau khi suy tầm, suy tư ban đêm, ban ngày đem ra thực hành, về thân, về lời nói, về ý, như vậy là ban ngày chói sáng.
Này Tỷ-kheo, Bà-la-môn là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này Tỷ-kheo, người có trí là đồng nghĩa với Tỷ-kheo hữu học. Này Tỷ-kheo, cái gươm là đồng nghĩa với trí tuệ của bậc Thánh. Này Tỷ-kheo, đào lên là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.
Này Tỷ-kheo, cái then cửa là đồng nghĩa với vô minh; đem then cửa lên là từ bỏ vô minh này; kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con nhái là đồng nghĩa với phẫn nộ hiềm hận; đem con nhái lên là từ bỏ phẫn nộ hiềm hận này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con đường hai ngã là đồng nghĩa với nghi hoặc; đem con đường hai ngã lên là từ bỏ nghi hoặc này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, đồ lọc sữa là đồng nghĩa với năm triền cái: dục tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi hoặc triền cái; đem đồ lọc sữa lên là từ bỏ năm triền cái này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rùa là đồng nghĩa với năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn; đem con rùa lên là từ bỏ năm thủ uẩn này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con dao phay là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng, tức là các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; lấy con dao phay lên là từ bỏ năm dục trưởng dưỡng này, kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, miếng thịt là đồng nghĩa với hỷ tham; lấy miếng thịt lên là từ bỏ hỷ tham này; kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rắn hổ là đồng nghĩa với vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc; hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ, là ý nghĩa này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
23. The Ant-Hill
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the venerable Kumāra Kassapa was living in the Blind Men’s Grove.275
Then, when the night was well advanced, a certain deity of beautiful appearance who illuminated the whole of the Blind Men’s Grove approached the venerable Kumāra Kassapa and stood at one side.276 So standing, the deity said to him:
2. “Bhikkhu, bhikkhu, this ant-hill fumes by night and flames by day.277
“Thus spoke the brahmin: ‘Delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a bar: ‘A bar, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Throw out the bar; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a toad: ‘A toad, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Throw out the toad; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a fork: ‘A fork, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Throw out the fork; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a sieve: ‘A sieve, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: [143] ‘Throw out the sieve; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a tortoise: ‘A tortoise, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Throw out the tortoise; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a butcher’s knife and block: ‘A butcher’s knife and block, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Throw out the butcher’s knife and block; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a piece of meat: ‘A piece of meat, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Throw out the piece of meat; delve with the knife, thou wise one.’ Delving with the knife, the wise one saw a Nāga serpent: ‘A Nāga serpent, O venerable sir.’
“Thus spoke the brahmin: ‘Leave the Nāga serpent; do not harm the Nāga serpent; honour the Nāga serpent.’
“Bhikkhu, you should go to the Blessed One and ask him about this riddle. As the Blessed One tells you, so should you remember it. Bhikkhu, other than the Tathāgata or a disciple of the Tathāgata or one who has learned it from them, I see no one in this world with its gods, its Māras, and its Brahmās, in this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people, whose explanation of this riddle might satisfy the mind.”
That is what was said by the deity, who thereupon vanished at once.
3. Then, when the night was over, the venerable Kumāra Kassapa went to the Blessed One. After paying homage to him, he sat down at one side and told the Blessed One what had occurred. Then he asked:
“Venerable sir, what is the ant-hill, what the fuming by night, what the flaming by day? Who is the brahmin, who the wise one? What is the knife, what the delving, what the bar, what the toad, what the fork, what the sieve, what the tortoise, what the butcher’s knife and block, what the piece of meat, what the Nāga serpent?” [144]
4. “Bhikkhu, the ant-hill is a symbol for this body, made of material form, consisting of the four great elements, procreated by a mother and father, built up out of boiled rice and porridge,278 and subject to impermanence, to being worn and rubbed away, to dissolution and disintegration.
“What one thinks and ponders by night based upon one’s actions during the day is the ‘fuming by night.’
“The actions one undertakes during the day by body, speech, and mind after thinking and pondering by night is the ‘flaming by day.’
“The brahmin is a symbol for the Tathāgata, accomplished and fully enlightened. The wise one is a symbol for a bhikkhu in higher training. The knife is a symbol for noble wisdom. The delving is a symbol for the arousing of energy.
“The bar is a symbol for ignorance.279 ‘Throw out the bar: abandon ignorance. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The toad is a symbol for anger and irritation. ‘Throw out the toad: abandon anger and irritation. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The fork is a symbol for doubt.280 ‘Throw out the fork: abandon doubt. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The sieve is a symbol for the five hindrances, namely, the hindrance of sensual desire, the hindrance of ill will, the hindrance of sloth and torpor, the hindrance of restlessness and remorse, and the hindrance of doubt. ‘Throw out the sieve: abandon the five hindrances. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The tortoise is a symbol for the five aggregates affected by clinging,281 namely, the material form aggregate affected by clinging, the feeling aggregate affected by clinging, the perception aggregate affected by clinging, the formations aggregate affected by clinging, and the consciousness aggregate affected by clinging. ‘Throw out the tortoise: abandon the five aggregates affected by clinging. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The butcher’s knife and block is a symbol for the five cords of sensual pleasure282 — forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire, and provocative of lust; sounds cognizable by the ear… odours cognizable by the nose… flavours cognizable by the tongue… tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire, [145] and provocative of lust. ‘Throw out the butcher’s knife and block: abandon the five cords of sensual pleasure. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The piece of meat is a symbol for delight and lust.283 ‘Throw out the piece of meat: abandon delight and lust. Delve with the knife, thou wise one.’ This is the meaning.
“The Nāga serpent is a symbol for a bhikkhu who has destroyed the taints.284 ‘Leave the Nāga serpent; do not harm the Nāga serpent; honour the Nāga serpent.’ This is the meaning.”
That is what the Blessed One said. The venerable Kumāra Kassapa was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.