Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

22. Kinh Ví Dụ Con Rắn

Dịch giả: Thích Minh Châu



Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì".

Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: "Tỷ-kheo tên Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau:

"Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì". Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:

-- Này Hiền giả Ariṭṭha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì"?

-- Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu... không có chướng ngại gì.

Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:

--"Hiền giả Ariṭṭha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Ariṭṭha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại.

Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn...

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn".

Tỷ-kheo Ariṭṭha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì".

Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: "Tỷ-kheo tên Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: --"Này Hiền giả Ariṭṭha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau: --"Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".

Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: --"Hiền giả Ariṭṭha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Ariṭṭha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn".

Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì".

Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.

Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:

-- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: "Hiền giả Ariṭṭha, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: -- Hiền giả Ariṭṭha, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả.

-- Thưa vâng, Hiền giả. Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:

-- Này Ariṭṭha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau:

"Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì"?

-- Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.

-- Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại?

Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt... được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn...

Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp và Luật này không?

-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.

Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:

-- Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?

-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại.

Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

-- Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo! Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại.

Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)...

Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy.

Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.

(Ví dụ con rắn)

Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp như Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng.

Họ học các pháp chỉ vì lợi ích muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến.

Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết.

Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng.

Họ học pháp không vì lợi ích muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến.

Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy.

Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.

(Ví dụ chiếc bè)

Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia.

Người đó tự suy nghĩ: "Ðây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn".

Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn.

Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn".

Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn.

Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.

Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.

(Các kiến xứ)

Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân,

xem sắc pháp: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi",

xem cảm thọ: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi",

xem tưởng: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi",

xem các hành: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi",

xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi",

và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".

Và này chư Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân,

xem sắc pháp: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",

xem cảm thọ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",

xem tưởng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",

xem các hành: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",

xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",

và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.

(Lo âu)

Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn: -- Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?

Thế Tôn đáp: -- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy".

Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.

-- Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?

Thế Tôn đáp: -- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy".

Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.

-- Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?

Thế Tôn đáp: -- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi".

Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.

Người đó có thể nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.

-- Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?

Thế Tôn đáp: -- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi".

Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.

Vị ấy không nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại". Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.

(Vô thường và vô ngã)

Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi.

Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Bạch Thế Tôn không.

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.

Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Bạch Thế Tôn, không

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?

-- Bạch Thế Tôn, có. -- Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?

-- Bạch Thế Tôn, có.



-- Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi".

Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?

-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường? -- Bạch Thế Tôn, vô thường. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Bạch Thế Tôn, khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường? -- Bạch Thế Tôn, là vô thường. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Bạch Thế Tôn, là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi... tự ngã của tôi"? -- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường? -- Bạch Thế Tôn, vô thường. -- Cái gì vô thường...? -- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường...

chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường? -- Bạch Thế Tôn, vô thường. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Bạch Thế Tôn, khổ. - Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Bạch Thế Tôn, không.

-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

Bất cứ cảm thọ nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào...

Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức,

do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát.

Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác".

(Bậc A-la-hán)

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Ðế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết".

(Xuyên tạc Như Lai)

Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".

Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".

Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ.

Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm".

Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm".

(Không sở hữu)

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?

Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ... (như trên)... Chư Tỷ-kheo tưởng... (như trên)... Chư Tỷ-kheo, hành... Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

(Pháp khéo giảng)

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác.

Chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

22. The Simile of the Snake

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

(SETTING)

[130] 1. THUS HAVE I HEARD.248 On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Now on that occasion a pernicious view had arisen in a bhikkhu named Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, thus: “As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those things called obstructions by the Blessed One are not able to obstruct one who engages in them.”249

3. Several bhikkhus, having heard about this, went to the bhikkhu Ariṭṭha and asked him:



“Friend Ariṭṭha, is it true that such a pernicious view has arisen in you?”

“Exactly so, friends. As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those things called obstructions by the Blessed One are not able to obstruct one who engages in them.”

Then these bhikkhus, desiring to detach him from that pernicious view, pressed and questioned and cross-questioned him thus:

“Friend Ariṭṭha, do not say so. Do not misrepresent the Blessed One; it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One would not speak thus. For in many ways the Blessed One has stated how obstructive things are obstructions, and how they are able to obstruct one who engages in them.

The Blessed One has stated that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more.

With the simile of the skeleton… with the simile of the piece of meat… with the simile of the grass torch… with the simile of the pit of coals… with the simile of the dream… with the simile of the borrowed goods… with the simile of fruits on a tree… with the simile of the butcher’s knife and block… with the simile of the sword stake… with the simile of the snake’s head,

the Blessed One has stated that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more.”250

Yet although pressed and questioned and cross-questioned by those bhikkhus in this way, the bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, still obstinately adhered to that pernicious view and continued to insist upon it.

4. Since the bhikkhus were unable to detach him [131] from that pernicious view, they went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and told him all that had occurred, adding:









“Venerable sir, since we could not detach the bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, from this pernicious view, we have reported this matter to the Blessed One.”

5. Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu thus:

“Come, bhikkhu, tell the bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, in my name that the Teacher calls him.”

— [132] “Yes, venerable sir,” he replied, and he went to the bhikkhu Ariṭṭha and told him: “The Teacher calls you, friend Ariṭṭha.”

“Yes, friend,” he replied, and he went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. The Blessed One then asked him:

“Ariṭṭha, is it true that the following pernicious view has arisen in you:

‘As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those things called obstructions by the Blessed One are not able to obstruct one who engages in them’?”

“Exactly so, venerable sir. As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those things called obstructions by the Blessed One are not able to obstruct one who engages in them.”

6. “Misguided man, to whom have you ever known me to teach the Dhamma in that way? Misguided man, have I not stated in many ways how obstructive things are obstructions, and how they are able to obstruct one who engages in them?

I have stated that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more.

With the simile of the skeleton… with the simile of the piece of meat… with the simile of the grass torch… with the simile of the pit of coals… with the simile of the dream… with the simile of the borrowed goods… with the simile of fruits on a tree… with the simile of the butcher’s knife and block… with the simile of the sword stake… with the simile of the snake’s head,

I have stated that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more.

But you, misguided man, by your wrong grasp have misrepresented us, injured yourself, and stored up much demerit; for this will lead to your harm and suffering for a long time.”251

7. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“Bhikkhus, what do you think? Has this bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, kindled even a spark of wisdom in this Dhamma and Discipline?”

“How could he, venerable sir? No, venerable sir.”

When this was said, the bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, sat silent, dismayed, with shoulders drooping and head down, glum, and without response. Then, knowing this, the Blessed One told him:

“Misguided man, you will be recognised by your own pernicious view. I shall question the bhikkhus on this matter.”

8. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, [133] do you understand the Dhamma taught by me as this bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, does when by his wrong grasp he misrepresents us, injures himself and stores up much demerit?”

“No, venerable sir. For in many ways the Blessed One has stated how obstructive things are obstructions, and how they are able to obstruct one who engages in them.

The Blessed One has stated that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more.

With the simile of the skeleton… with the simile of the snake’s head, the Blessed One has stated… that the danger in them is still more.”

“Good, bhikkhus. It is good that you understand the Dhamma taught by me thus. For in many ways I have stated how obstructive things are obstructions, and how they are able to obstruct one who engages in them.

I have stated that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more.

With the simile of the skeleton… with the simile of the snake’s head, I have stated… that the danger in them is still more. But this bhikkhu Ariṭṭha, formerly of the vulture killers, by his wrong grasp misrepresents us, injures himself, and stores up much demerit; for this will lead to this misguided man’s harm and suffering for a long time.

9. “Bhikkhus, that one can engage in sensual pleasures without sensual desires, without perceptions of sensual desire, without thoughts of sensual desire — that is impossible.252

(THE SIMILE OF THE SNAKE)

10. “Here, bhikkhus, some misguided men learn the Dhamma — discourses, stanzas, expositions, verses, exclamations, sayings, birth stories, marvels, and answers to questions — but having learned the Dhamma, they do not examine the meaning of those teachings with wisdom. Not examining the meaning of those teachings with wisdom, they do not gain a reflective acceptance of them.

Instead they learn the Dhamma only for the sake of criticising others and for winning in debates, and they do not experience the good for the sake of which they learned the Dhamma.

Those teachings, being wrongly grasped by them, conduce to their harm and suffering for a long time.253 Why is that? Because of the wrong grasp of those teachings.

“Suppose a man needing a snake, seeking a snake, wandering in search of a snake, saw a large snake and grasped its coils or its tail. It would turn back on him and bite his hand or his arm or one of his limbs, [134] and because of that he would come to death or deadly suffering.

Why is that? Because of his wrong grasp of the snake. So too, here some misguided men learn the Dhamma… Why is that? Because of the wrong grasp of those teachings.

11. “Here, bhikkhus, some clansmen learn the Dhamma — discourses… answers to questions — and having learned the Dhamma, they examine the meaning of those teachings with wisdom. Examining the meaning of those teachings with wisdom, they gain a reflective acceptance of them.

They do not learn the Dhamma for the sake of criticising others and for winning in debates, and they experience the good for the sake of which they learned the Dhamma.

Those teachings, being rightly grasped by them, conduce to their welfare and happiness for a long time. Why is that? Because of the right grasp of those teachings.

“Suppose a man needing a snake, seeking a snake, wandering in search of a snake, saw a large snake and caught it rightly with a cleft stick, and having done so, grasped it rightly by the neck. Then although the snake might wrap its coils round his hand or his arm or his limbs, still he would not come to death or deadly suffering because of that. Why is that? Because of his right grasp of the snake. So too, here some clansmen learn the Dhamma… Why is that? Because of the right grasp of those teachings.

12. “Therefore, bhikkhus, when you understand the meaning of my statements, remember it accordingly; and when you do not understand the meaning of my statements, then ask either me about it or those bhikkhus who are wise.

(THE SIMILE OF THE RAFT)

13. “Bhikkhus, I shall show you how the Dhamma is similar to a raft, being for the purpose of crossing over, not for the purpose of grasping.254 Listen and attend closely to what I shall say.” this:

— “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said

“Bhikkhus, suppose a man in the course of a journey saw a great expanse of water, whose near shore was dangerous and fearful and whose further shore was safe and free from fear, but there was no ferryboat or bridge for going to the far shore. [135]

Then he thought: ‘There is this great expanse of water, whose near shore is dangerous and fearful and whose further shore is safe and free from fear, but there is no ferryboat or bridge for going to the far shore.

Suppose I collect grass, twigs, branches, and leaves and bind them together into a raft, and supported by the raft and making an effort with my hands and feet, I got safely across to the far shore.’ And then the man collected grass, twigs, branches, and leaves and bound them together into a raft, and supported by the raft and making an effort with his hands and feet, he got safely across to the far shore.

Then, when he had got across and had arrived at the far shore, he might think thus: ‘This raft has been very helpful to me, since supported by it and making an effort with my hands and feet, I got safely across to the far shore. Suppose I were to hoist it on my head or load it on my shoulder, and then go wherever I want.’

Now, bhikkhus, what do you think? By doing so, would that man be doing what should be done with that raft?”

“No, venerable sir.”

“By doing what would that man be doing what should be done with that raft? Here, bhikkhus, when that man got across and had arrived at the far shore, he might think thus: ‘This raft has been very helpful to me, since supported by it and making an effort with my hands and feet, I got safely across to the far shore.

Suppose I were to haul it onto the dry land or set it adrift in the water, and then go wherever I want.’ Now, bhikkhus, it is by so doing that that man would be doing what should be done with that raft. So I have shown you how the Dhamma is similar to a raft, being for the purpose of crossing over, not for the purpose of grasping.

14. “Bhikkhus, when you know the Dhamma to be similar to a raft, you should abandon even the teachings, how much more so things contrary to the teachings.255

(STANDPOINTS FOR VIEWS)

15. “Bhikkhus, there are these six standpoints for views.256 What are the six?

Here, bhikkhus, an untaught ordinary person, who has no regard for noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for true men and is unskilled and undisciplined in their Dhamma,

regards material form thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’257

He regards feeling thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’

He regards perception thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’

He regards formations thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’

He regards what is seen, heard, sensed, cognized, encountered, sought, mentally pondered thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’258

And this standpoint for views, namely, ‘That which is the self is the world; after death I shall be permanent, everlasting, eternal, not subject to change; [136] I shall endure as long as eternity’ — this too he regards thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’259

16. “Bhikkhus, a well-taught noble disciple who has regard for noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who has regard for true men and is skilled and disciplined in their Dhamma,

regards material form thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

He regards feeling thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

He regards perception thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

He regards formations thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

He regards what is seen, heard, sensed, cognized, encountered, sought, mentally pondered thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

And this standpoint for views, namely, ‘That which is the self is the world; after death I shall be permanent, everlasting, eternal, not subject to change; I shall endure as long as eternity’ — this too he regards thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

17. “Since he regards them thus, he is not agitated about what is non-existent.”260

(AGITATION)

18. When this was said, a certain bhikkhu asked the Blessed One: “Venerable sir, can there be agitation about what is non-existent externally?”

“There can be, bhikkhu,” the Blessed One said. “Here, bhikkhu, someone thinks thus: ‘Alas, I had it! Alas, I have it no longer! Alas, may I have it! Alas, I do not get it!’

Then he sorrows, grieves, and laments, he weeps beating his breast and becomes distraught. That is how there is agitation about what is non-existent externally.”

19. “Venerable sir, can there be no agitation about what is non-existent externally?”

“There can be, bhikkhu,” the Blessed One said. “Here, bhikkhu, someone does not think thus: ‘Alas I had it! Alas, I have it no longer! Alas, may I have it! Alas, I do not get it!’

Then he does not sorrow, grieve, and lament, he does not weep beating his breast and become distraught. That is how there is no agitation about what is non-existent externally.”

20. “Venerable sir, can there be agitation about what is non-existent internally?”

“There can be, bhikkhu,” the Blessed One said. “Here, bhikkhu, someone has the view: ‘That which is the self is the world; after death I shall be permanent, everlasting, eternal, not subject to change; I shall endure as long as eternity.’

He hears the Tathāgata or a disciple of the Tathāgata teaching the Dhamma for the elimination of all standpoints, decisions, obsessions, adherences, and underlying tendencies, for the stilling of all formations, for the relinquishing of all attachments, for the destruction of craving, for dispassion, for cessation, for Nibbāna.

He [137] thinks thus: ‘So I shall be annihilated! So I shall perish! So I shall be no more!’ Then he sorrows, grieves, and laments, he weeps beating his breast and becomes distraught. That is how there is agitation about what is non-existent internally.”

21. “Venerable sir, can there be no agitation about what is non-existent internally?”

“There can be, bhikkhu,” the Blessed One said. “Here, bhikkhu, someone does not have the view: ‘That which is the self is the world… I shall endure as long as eternity.’

He hears the Tathāgata or a disciple of the Tathāgata teaching the Dhamma for the elimination of all standpoints, decisions, obsessions, adherences, and underlying tendencies, for the stilling of all formations, for the relinquishing of all attachments, for the destruction of craving, for dispassion, for cessation, for Nibbāna.

He does not think thus: ‘So I shall be annihilated! So I shall perish! So I shall be no more!’ Then he does not sorrow, grieve, and lament, he does not weep beating his breast and become distraught. That is how there is no agitation about what is non-existent internally.

(IMPERMANENCE AND NOT SELF)

22. “Bhikkhus, you may well acquire that possession that is permanent, everlasting, eternal, not subject to change, and that might endure as long as eternity.261 But do you see any such possession, bhikkhus?”



— “No, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus. I too do not see any possession that is permanent, everlasting, eternal, not subject to change, and that might endure as long as eternity.

23. “Bhikkhus, you may well cling to that doctrine of self that would not arouse sorrow, lamentation, pain, grief, and despair in one who clings to it.262 But do you see any such doctrine of self, bhikkhus?”

— “No, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus. I too do not see any doctrine of self that would not arouse sorrow, lamentation, pain, grief, and despair in one who clings to it.

24. “Bhikkhus, you may well take as a support that view that would not arouse sorrow, lamentation, pain, grief, and despair in one who takes it as a support.263 But do you see any such support of views, bhikkhus?”

— “No, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus. I too do not see any support of views [138] that would not arouse sorrow, lamentation, pain, grief, and despair in one who takes it as a support.

25. “Bhikkhus, there being a self, would there be for me what belongs to a self?”264

— “Yes, venerable sir.”

— “Or, there being what belongs to a self, would there be for me a self?” — “Yes, venerable sir.”

— “Bhikkhus, since a self and what belongs to a self are not apprehended as true and established, then this standpoint for views, namely, ‘That which is the self is the world; after death I shall be permanent, everlasting, eternal, not subject to change; I shall endure as long as eternity’

— would it not be an utterly and completely foolish teaching?”

“What else could it be, venerable sir, but an utterly and completely foolish teaching?”

26. “Bhikkhus, what do you think? Is material form permanent or impermanent?” — “Impermanent, venerable sir.” — “Is what is impermanent suffering or happiness?” — “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change, fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” — “No, venerable sir.”

“Bhikkhus, what do you think? Is feeling…

Is perception…

Are formations…

Is consciousness permanent or impermanent?” — “Impermanent, venerable sir.”
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
— “Suffering, venerable sir.”
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change, fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
— “No, venerable sir.”

27. “Therefore, bhikkhus, any kind of material form whatever, whether past, future, or present, internal or external, [139] gross or subtle, inferior or superior, far or near, all material form should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

Any kind of feeling whatever…
Any kind of perception whatever…
Any kind of formations whatever…

Any kind of consciousness whatever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all consciousness should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

28. “Seeing thus, bhikkhus, a well-taught noble disciple becomes disenchanted with material form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with formations, disenchanted with consciousness.

29. “Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated.265 When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’

He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’

(THE ARAHANT)

30. “Bhikkhus, this bhikkhu is called one whose cross-bar has been lifted, whose trench has been filled in, whose pillar has been uprooted, one who has no bolt, a noble one whose banner is lowered, whose burden is lowered, who is unfettered.

31. “And how is the bhikkhu one whose cross-bar has been lifted? Here the bhikkhu has abandoned ignorance, has cut it off at the root, made it like a palm stump, done away with it, so that it is no longer subject to future arising. That is how the bhikkhu is one whose cross-bar has been lifted.

32. “And how is the bhikkhu one whose trench has been filled in? Here the bhikkhu has abandoned the round of births that brings renewed being, has cut it off at the root… so that it is no longer subject to future arising. That is how the bhikkhu is one whose trench has been filled in.

33. “And how is the bhikkhu one whose pillar has been uprooted? Here the bhikkhu has abandoned craving, has cut it off at the root… so that it is no longer subject to future arising. That is how the bhikkhu is one whose pillar has been uprooted.

34. “And how is the bhikkhu one who has no bolt? Here the bhikkhu has abandoned the five lower fetters, has cut them off at the root… so that they are no longer subject to future arising. That is how the bhikkhu is one who has no bolt.

35. “And how is the bhikkhu a noble one whose banner is lowered, whose burden is lowered, who is unfettered? Here a bhikkhu has abandoned the conceit ‘I am,’ has cut it off at the root [140]… so that it is no longer subject to future arising. That is how the bhikkhu is a noble one whose banner is lowered, whose burden is lowered, who is unfettered.

36. “Bhikkhus, when the gods with Indra, with Brahmā and with Pajāpati seek a bhikkhu who is thus liberated in mind, they do not find [anything of which they could say]: ‘The consciousness of one thus gone is supported by this.’ Why is that? One thus gone, I say, is untraceable here and now.266

(MISREPRESENTATION OF THE TATHĀGATA)

37. “So saying, bhikkhus, so proclaiming, I have been baselessly, vainly, falsely, and wrongly misrepresented by some recluses and brahmins thus: ‘The recluse Gotama is one who leads astray; he teaches the annihilation, the destruction, the extermination of an existing being.’267

As I am not, as I do not proclaim, so have I been baselessly, vainly, falsely, and wrongly misrepresented by some recluses and brahmins thus: ‘The recluse Gotama is one who leads astray; he teaches the annihilation, the destruction, the extermination of an existing being.’

38. “Bhikkhus, both formerly and now what I teach is suffering and the cessation of suffering.268 If others abuse, revile, scold, and harass the Tathāgata for that, the Tathāgata on that account feels no annoyance, bitterness, or dejection of the heart.

And if others honour, respect, revere, and venerate the Tathāgata for that, the Tathāgata on that account feels no delight, joy, or elation of the heart. If others honour, respect, revere, and venerate the Tathāgata for that, the Tathāgata on that account thinks thus: ‘They perform such services as these for me in regard to this which earlier was fully understood.’269

39. “Therefore, bhikkhus, if others abuse, revile, scold, and harass you, on that account you should not entertain any annoyance, bitterness, or dejection of the heart.

And if others honour, respect, revere, and venerate you, on that account you should not entertain any delight, joy, or elation of the heart.

If others honour, respect, revere, and venerate you, on that account you should think thus: ‘They perform such services as these for us in regard to this which earlier was fully understood.’

(NOT YOURS)

40. “Therefore, bhikkhus, whatever is not yours, abandon it; when you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time.

What is it that is not yours?

Material form is not yours. Abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time.

Feeling is not yours. [141] Abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time.

Perception is not yours. Abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time.

Formations are not yours. Abandon them. When you have abandoned them, that will lead to your welfare and happiness for a long time.

Consciousness is not yours. Abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time.270

41. “Bhikkhus, what do you think? If people carried off the grass, sticks, branches, and leaves in this Jeta Grove, or burned them, or did what they liked with them, would you think: ‘People are carrying us off or burning us or doing what they like with us’?”

— “No, venerable sir. Why not? Because that is neither our self nor what belongs to our self.”

— “So too, bhikkhus, whatever is not yours, abandon it; when you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time. What is it that is not yours? Material form is not yours… Feeling is not yours… Perception is not yours… Formations are not yours… Consciousness is not yours. Abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness for a long time.

(IN THIS DHAMMA)

42. “Bhikkhus, the Dhamma well proclaimed by me thus is clear, open, evident, and free of patchwork.271 In the Dhamma well proclaimed by me thus, which is clear, open, evident, and free of patchwork, there is no [future] round for manifestation in the case of those bhikkhus who are arahants with taints destroyed, who have lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached their own goal, destroyed the fetters of being, and are completely liberated through final knowledge.272

43. “Bhikkhus, the Dhamma well proclaimed by me thus is clear… free of patchwork. In the Dhamma well proclaimed by me thus, which is clear… free of patchwork, those bhikkhus who have abandoned the five lower fetters are all due to reappear spontaneously [in the Pure Abodes] and there attain final Nibbāna, without ever returning from that world.

44. “Bhikkhus, the Dhamma well proclaimed by me thus is clear… free of patchwork. In the Dhamma well proclaimed by me thus, which is clear… free of patchwork, those bhikkhus who have abandoned three fetters and attenuated lust, hate, and delusion are all once-returners, returning once to this world to make an end of suffering.

45. “Bhikkhus, the Dhamma well proclaimed by me thus is clear… free of patchwork. In the Dhamma well proclaimed by me thus, which is clear… free of patchwork, those bhikkhus who have abandoned three fetters are all stream-enterers, no longer subject to perdition, [142] bound [for deliverance] and headed for enlightenment.

46. “Bhikkhus, the Dhamma well proclaimed by me thus is clear… free of patchwork. In the Dhamma well proclaimed by me thus, which is clear… free of patchwork, those bhikkhus who are Dhamma-followers or faith-followers are all headed for enlightenment.273

47. “Bhikkhus, the Dhamma well proclaimed by me thus is clear, open, evident, and free of patchwork. In the Dhamma well proclaimed by me thus, which is clear, open, evident, and free of patchwork, those who have sufficient faith in me, sufficient love for me, are all headed for heaven.”274

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.




Close
Close