Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

21. Kinh Ví Dụ Cái Cưa

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay;

nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy.

Có một Tỷ-kheo khác đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay;

nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.

Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác và bảo: -- Này Tỷ-kheo, hãy đi, nhân danh Ta, cho gọi Tỷ-kheo Moliya Phagguna: "Hiền giả Phagguna, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".

-- Bạch Thế Tôn, vâng! Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ Tôn giả Moliya Phagguna, khi đến xong, liền thưa Tôn giả Moliya Phagguna:

-- Hiền giả Moliya Phagguna, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.

-- Vâng, Hiền giả. Tỷ-kheo Moliya Phagguna vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Moliya Phagguna đang ngồi xuống một bên:

-- Này Phagguna, có đúng sự thật không, như lời người ta đồn là Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Người ta đồn Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: "Nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Ông nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Ông liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay;

nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Ông, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay". Này Phagguna, có phải Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy?

-- Bạch Thế Tôn, có như vậy.

-- Này Phagguna, có phải Ông là Thiện nam tử, vì lòng tin, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Này Phagguna, thật không xứng đáng cho Ông, một Thiện nam tử, vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mà sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục.

Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: "Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!" Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, lấy tay đánh những Tỷ-kheo-ni ấy, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông nói xấu (ai), này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông lấy tay đánh, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục.

Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: "Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!" Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, một thời các Tỷ-kheo của Ta có tâm rất thuần thục hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Ta bảo các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, Ta theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, sống theo hạnh nhất tọa thực, Ta cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái.

Chư Tỷ-kheo, các Ngươi hãy sống theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, các Ngươi theo hạnh nhất tọa thực thời các Ngươi sẽ cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy.

Chư Tỷ-kheo, ví như trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có một chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào, theo ý mình muốn.

Cũng vậy chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Ngươi mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.

Chư Tỷ-kheo, cũng như gần một thôn làng hay thị trấn nhỏ, có ngôi rừng cây sa-la lớn, ngôi rừng bị các cây leo y lan bao phủ. Có một người đến khu rừng này, muốn lợi ích cho ngôi rừng, muốn hạnh phúc, muốn an ổn khỏi các ách phược cho ngôi rừng. Người ấy chặt đứt các nhành cây cong thiếu hẳn sinh lực, vất chúng ra khỏi ngôi rừng, dọn dẹp trong rừng sạch sẽ. Người ấy săn sóc kỹ lưỡng các nhánh cây sa-la thẳng thắn, khéo mọc. Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, ngôi rừng như vậy được trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Ngươi mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.

Chư Tỷ-kheo, thuở xưa, tại thành Sāvatthī này có nữ gia chủ tên là Vedehikā. Chư Tỷ-kheo, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về nữ gia chủ Vedehikā: "Nữ gia chủ Vedehikā là hiền thục, nữ gia chủ Vedehikā là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehikā là ôn hòa".

Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehikā có người nữ tỳ tên là Kālī, người này khéo tay, siêng năng, và làm việc cẩn thận chu toàn. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kālī khởi lên ý nghĩ: "Chủ của ta được tiếng đồn tốt đẹp khởi lên như sau: "Nữ gia chủ Vedehikā là hiền thục; nữ gia chủ Vedehikā là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehikā là ôn hòa".

Không biết nữ chủ của ta có nội sân mà không tỏ lộ hay không có nội sân, hay vì công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ ta có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có.

Vậy ta hãy thử nữ chủ của ta!"

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kālī sáng ngày sau dậy thật trễ. Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehikā nói với nữ tỳ Kālī: -- Này Kālī! -- Thưa Nữ chủ, có việc gì? -- Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy? -- Thưa nữ chủ, có việc gì đâu? -- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!" Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, trừng mắt.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kālī suy nghĩ: "Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn, nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có.

Vậy Ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!"

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kālī ngày sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehikā nói với nữ tỳ Kālī: -- Này Kālī! -- Thưa Nữ chủ, có việc gì? -- Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy? -- Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu? -- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ! Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, thốt lên những lời bất mãn.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kālī suy nghĩ: "Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có.

Vậy ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!"

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kālī sáng hôm sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehikā nói với nữ tỳ Kālī: -- Này Kālī! -- Thưa Nữ chủ, có việc gì? -- Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy? -- Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu? -- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ! Rồi phẫn nộ, không hoan hỷ, nàng cầm cái then gài cửa, đánh một cú trên đầu nữ tỳ khiến bể đầu.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kālī, với đầu bể máu chảy, liền đi kể lể với các nhà láng giềng:

-- Hãy xem việc làm của nữ chủ hiền thục! Hãy xem việc làm của nữ chủ nhu thuận! Hãy xem việc làm của nữ chủ ôn hòa! Sao nữ chủ nói với nữ tỳ độc nhất: "Hôm nay Ngươi dậy trễ", rồi phẫn nộ, bất mãn, nàng cầm then gài cửa, đánh tôi một cú trên đầu khiến bể đầu".

Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, tiếng đồn xấu sau đây được khởi lên về nữ chủ Vedehikā: "Nữ chủ Vedehikā là độc ác! Nữ chủ Vedehikā là không nhu thuận! Nữ chủ Vedehikā là không ôn hòa!"

Cũng vậy chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm. Và chư Tỷ-kheo, chỉ khi nào Tỷ-kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm mà vị ấy vẫn hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa. Chư Tỷ-kheo, Ta không gọi một Tỷ-kheo là dễ nói, khi vị ấy dễ nói về các vật dụng như y áo, món ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khi vị ấy thành tựu được tánh dễ nói.

Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy khi không được các vật dụng như y áo, thức ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, không còn là dễ nói, không còn thành tựu tánh dễ nói. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy suy nghĩ: "Chỉ vì tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp chúng ta sẽ trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói". Chư Tỷ-kheo, các Ngươi phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ngươi có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm.

Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói đúng thời hay phi thời.

Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực.

Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo.

Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích.

Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói với từ tâm hay với sân tâm.

Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ngươi cần phải học tập như sau:

"Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, như vậy các Ngươi cần phải học tập.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm xẻng và thúng, nói như sau: "Tôi sẽ làm cho đất lớn này không thành đất nữa", và người ấy đào chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước miếng chỗ này chỗ kia, đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, với ý nghĩ: "Ngươi trở thành không phải đất, Ngươi trở thành không phải đất". Chư Tỷ-kheo, nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho đất lớn này trở thành không phải đất chăng?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì đất lớn này thâm sâu và vô lượng, không dễ gì khiến cho đất lớn này trở thành không phải đất, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

-- Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Ðúng thời... hay với sân tâm".

Các Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận; chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới, với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: "Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện". Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

-- Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

-- Cũng vậy, này Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm một bó cỏ khô đang cháy và nói như sau: "Ta với bó cỏ khô đang cháy này sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng này. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy, với bỏ cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì sông Hằng thâm sâu và vô lượng, không dễ gì với bó cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được, trước khi người ấy mệt nhoài và bị thất bại.

-- Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với các người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Ðúng thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

-- Chư Tỷ-kheo, ví như một cái bị bằng da mèo, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyến, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, và một người đến, cầm gậy hay cầm mẻ sành và nói như sau: "Ta sẽ lấy cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp".

Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể, với cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp được không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, không dễ gì làm cho cái bị ấy phát ra tiếng xì, tiếng xọp được, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

-- Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ông có thể dùng khi nói với các người khác: "Ðúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyễn hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm".

Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời nhu nhuyễn hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau:

"Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau:

"Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Và này chư Tỷ-kheo, nếu các Ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các Ông không kham nhẫn được chăng? -- Bạch Thế Tôn, không. -- Chư Tỷ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví như cái cưa này, và các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

21. The Simile of the Saw

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Now on that occasion the venerable Moliya Phagguna was associating overmuch with bhikkhunīs.245 He was associating so much with bhikkhunīs that if any bhikkhu spoke dispraise of those bhikkhunīs in his presence, he would become angry and displeased and would make a case of it;

and if any bhikkhu spoke dispraise of the venerable Moliya Phagguna in those bhikkhunīs’ presence, they would become angry and displeased and would make a case of it. So much was the venerable Moliya Phagguna associating with bhikkhunīs.

3. Then a certain bhikkhu went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and told the Blessed One what was taking place.





4. Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu thus: “Come, [123] bhikkhu, tell the bhikkhu Moliya Phagguna in my name that the Teacher calls him.”

— “Yes, venerable sir,” he replied, and he went to the venerable Moliya Phagguna and told him:

“The Teacher calls you, friend Phagguna.”

— “Yes, friend,” he replied, and he went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. The Blessed One asked him:

5. “Phagguna, is it true that you are associating overmuch with bhikkhunīs, that you are associating so much with bhikkhunīs that if any bhikkhu speaks dispraise of those bhikkhunīs in your presence, you become angry and displeased and make a case of it;

and if any bhikkhu speaks dispraise of you in those bhikkhunīs’ presence, they become angry and displeased and make a case of it? Are you associating so much with bhikkhunīs, as it seems?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Phagguna, are you not a clansman who has gone forth out of faith from the home life into homelessness?”

— “Yes, venerable sir.”

6. “Phagguna, it is not proper for you, a clansman gone forth out of faith from the home life into homelessness, to associate overmuch with bhikkhunīs. Therefore, if anyone speaks dispraise of those bhikkhunīs in your presence, you should abandon any desires and any thoughts based on the household life.

And herein you should train thus: ‘My mind will be unaffected, and I shall utter no evil words; I shall abide compassionate for his welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate.’ That is how you should train, Phagguna.

“If anyone gives those bhikkhunīs a blow with his hand, with a clod, with a stick, or with a knife in your presence, you should abandon any desires and any thoughts based on the household life. And herein you should train thus: ‘My mind will be unaffected… ’

If anyone speaks dispraise in your presence, you should abandon any desires and any thoughts based on the household life. And herein you should train thus: ‘My mind will be unaffected… ’

If anyone should give you a blow with his hand, with a clod, with a stick, or with a knife, [124] you should abandon any desires and any thoughts based on the household life.

And herein you should train thus: ‘My mind will be unaffected, and I shall utter no evil words; I shall abide compassionate for his welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate.’ That is how you should train, Phagguna.

7. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“Bhikkhus, there was an occasion when the bhikkhus satisfied my mind. Here I addressed the bhikkhus thus: ‘Bhikkhus, I eat at a single session. By so doing, I am free from illness and affliction, and I enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding.

Come, bhikkhus, eat at a single session. By so doing, you will be free from illness and affliction, and you will enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding.’ And I had no need to keep on instructing those bhikkhus; I had only to arouse mindfulness in them.246

Suppose there were a chariot on even ground at the crossroads, harnessed to thoroughbreds, waiting with goad lying ready, so that a skilled trainer, a charioteer of horses to be tamed, might mount it, and taking the reins in his left hand and the goad in his right hand, might drive out and back by any road whenever he likes.

So too, I had no need to keep on instructing those bhikkhus; I had only to arouse mindfulness in them.

8. “Therefore, bhikkhus, abandon what is unwholesome and devote yourselves to wholesome states, for that is how you will come to growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline.

Suppose there were a big sāla-tree grove near a village or town, and it was choked with castor-oil weeds, and some man would appear desiring its good, welfare, and protection. He would cut down and throw out the crooked saplings that robbed the sap, and he would clean up the interior of the grove and tend the straight well-formed saplings, so that the sāla-tree grove later on would come to growth, increase, and fulfillment.

So too, bhikkhus, abandon what is unwholesome and devote yourselves to wholesome states, [125] for that is how you will come to growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline.

9. “Formerly, bhikkhus, in this same Sāvatthī there was a housewife named Vedehikā. And a good report about Mistress Vedehikā had spread thus: ‘Mistress Vedehikā is gentle, Mistress Vedehikā is meek, Mistress Vedehikā is peaceful.’

Now Mistress Vedehikā had a maid named Kālī, who was clever, nimble, and neat in her work. The maid Kālī thought: ‘A good report about my lady has spread thus: “Mistress Vedehikā is gentle, Mistress Vedehikā is meek, Mistress Vedehikā is peaceful.” How is it now, while she does not show anger, is it nevertheless actually present in her or is it absent?

Or else is it just because my work is neat that my lady shows no anger though it is actually present in her?

Suppose I test my lady.’

“So the maid Kālī got up late. Then Mistress Vedehikā said: ‘Hey, Kālī!’ — ‘What is it, madam?’ — ‘What is the matter that you get up so late?’ — ‘Nothing is the matter, madam.’ — ‘Nothing is the matter, you wicked girl, yet you get up so late!’ and she was angry and displeased, and she scowled.

Then the maid Kālī thought: ‘The fact is that while my lady does not show anger, it is actually present in her, not absent; and it is just because my work is neat that my lady shows no anger though it is actually present in her, not absent.

Suppose I test my lady a little more.’

“So the maid Kālī got up later in the day. Then Mistress Vedehikā said: ‘Hey, Kālī!’ — ‘What is it, madam?’ — ‘What is the matter that you get up later in the day?’ — ‘Nothing is the matter, madam.’ — ‘Nothing is the matter, you wicked girl, yet you get up later in the day!’ and she was angry and displeased, and she spoke words of displeasure.

Then the maid Kālī thought: ‘The fact is that while my lady does not show anger, it is actually present in her, not absent; and it is just because my work is neat that my lady shows no anger though it is actually present in her, not absent.

Suppose I test my lady a little more.’

“So the maid Kālī got up still later in the day. Then Mistress Vedehikā [126] said: ‘Hey, Kālī!’ — ‘What is it, madam?’ — ‘What is the matter that you get up still later in the day?’ — ‘Nothing is the matter, madam.’ — ‘Nothing is the matter, you wicked girl, yet you get up still later in the day!’ and she was angry and displeased, and she took a rolling-pin, gave her a blow on the head, and cut her head.

“Then the maid Kālī, with blood running from her cut head, denounced her mistress to the neighbours:

‘See, ladies, the gentle lady’s work! See, ladies, the meek lady’s work! See, ladies, the peaceful lady’s work! How can she become angry and displeased with her only maid for getting up late? How can she take a rolling-pin, give her a blow on the head, and cut her head?’

Then later on a bad report about Mistress Vedehikā spread thus: ‘Mistress Vedehikā is rough, Mistress Vedehikā is violent, Mistress Vedehikā is merciless.’

10. “So too, bhikkhus, some bhikkhu is extremely gentle, extremely meek, extremely peaceful, so long as disagreeable courses of speech do not touch him. But it is when disagreeable courses of speech touch him that it can be understood whether that bhikkhu is really kind, gentle, and peaceful. I do not call a bhikkhu easy to admonish who is easy to admonish and makes himself easy to admonish only for the sake of getting robes, almsfood, a resting place, and medicinal requisites.

Why is that? Because that bhikkhu is not easy to admonish nor makes himself easy to admonish when he gets no robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites. But when a bhikkhu is easy to admonish and makes himself easy to admonish because he honours, respects, and reveres the Dhamma, him I call easy to admonish.

Therefore, bhikkhus, you should train thus: ‘We shall be easy to admonish and make ourselves easy to admonish because we honour, respect, and revere the Dhamma.’ That is how you should train, bhikkhus.

11. “Bhikkhus, there are these five courses of speech that others may use when they address you: their speech may be timely or untimely, true or untrue, gentle or harsh, connected with good or with harm, spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate.

When others address you, their speech may be timely or untimely;

when others address you, their speech may be true or untrue;

when others address you, their speech may be gentle or harsh;

when others address you, their speech may be connected with good [127] or with harm;

when others address you, their speech may be spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate.

Herein, bhikkhus, you should train thus:

‘Our minds will remain unaffected, and we shall utter no evil words; we shall abide compassionate for their welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate. We shall abide pervading that person with a mind imbued with loving-kindness, and starting with him,247 we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, bhikkhus.

12. “Bhikkhus, suppose a man came with a hoe and a basket and said: ‘I shall make this great earth to be without earth.’ He would dig here and there, strew the soil here and there, spit here and there, and urinate here and there, saying: ‘Be without earth, be without earth!’ What do you think, bhikkhus? Could that man make this great earth to be without earth?”

— “No, venerable sir. Why is that? Because this great earth is deep and immeasurable; it is not easy to make it be without earth. Eventually the man would reap only weariness and disappointment.”

13. “So too, bhikkhus, there are these five courses of speech… (as in §11)…

Herein, bhikkhus, you should train thus: ‘Our minds will remain unaffected… and starting with him, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind similar to the earth, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, bhikkhus.

14. “Bhikkhus, suppose a man came with crimson, turmeric, indigo, or carmine and said: ‘I shall draw pictures and make pictures appear on empty space.’ What do you think, bhikkhus? Could that man draw pictures and make pictures appear on empty space?”

— “No, venerable sir. Why is that? Because empty space is formless and non-manifestive; it is not easy to draw pictures there or make pictures appear there. [128] Eventually the man would reap only weariness and disappointment.”

15. “So too, bhikkhus, there are these five courses of speech… Herein, bhikkhus, you should train thus: ‘Our minds will remain unaffected… and starting with him, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind similar to empty space, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, bhikkhus.

16. “Bhikkhus, suppose a man came with a blazing grass-torch and said: ‘I shall heat up and burn away the river Ganges with this blazing grass-torch.’ What do you think, bhikkhus? Could that man heat up and burn away the river Ganges with that blazing grass-torch?”

— “No, venerable sir. Why is that? Because the river Ganges is deep and immense; it is not easy to heat it up or burn it away with a blazing grass-torch. Eventually the man would reap only weariness and disappointment.”

17. “So too, bhikkhus, there are these five courses of speech… Herein, bhikkhus, you should train thus: ‘Our minds will remain unaffected… and starting with him, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind similar to the river Ganges, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, bhikkhus.

18. “Bhikkhus, suppose there were a catskin bag that was rubbed, well rubbed, thoroughly well rubbed, soft, silky, rid of rustling, rid of crackling, and a man came with a stick or a potsherd and said: ‘There is this catskin bag that is rubbed… rid of rustling, rid of crackling. I shall make it rustle and crackle.’

What do you think, bhikkhus? Could that man make it rustle or crackle with the stick or the potsherd?

— “No, venerable sir. Why is that? Because that catskin bag being rubbed… rid of rustling, rid of crackling, it is not easy to make it rustle or crackle with the stick or the potsherd. Eventually the man would reap only weariness and disappointment.”

19. “So too, bhikkhus, there are these five courses of speech that others may use when they address you: their speech may be timely [129] or untimely, true or untrue, gentle or harsh, connected with good or with harm, spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate.

When others address you, their speech may be timely or untimely; when others address you, their speech may be true or untrue; when others address you, their speech may be gentle or harsh; when others address you, their speech may be connected with good or with harm; when others address you, their speech may be spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate. Herein, bhikkhus, you should train thus:

‘Our minds will remain unaffected, and we shall utter no evil words; we shall abide compassionate for their welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate. We shall abide pervading that person with a mind imbued with loving-kindness; and starting with him, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind similar to a catskin bag, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, bhikkhus.

20. “Bhikkhus, even if bandits were to sever you savagely limb by limb with a two-handled saw, he who gave rise to a mind of hate towards them would not be carrying out my teaching. Herein, bhikkhus, you should train thus:

‘Our minds will remain unaffected, and we shall utter no evil words; we shall abide compassionate for their welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate. We shall abide pervading them with a mind imbued with loving-kindness; and starting with them, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, bhikkhus.

21. “Bhikkhus, if you keep this advice on the simile of the saw constantly in mind, do you see any course of speech, trivial or gross, that you could not endure?” — “No, venerable sir.” — “Therefore, bhikkhus, you should keep this advice on the simile of the saw constantly in mind. That will lead to your welfare and happiness for a long time.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.




Close
Close