Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkaṭṭhā, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!" - "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
"Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người "Pháp môn căn bản tất cả pháp". Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
(Phàm phu)
-- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: "Hỏa đại là của ta"- dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại.
Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: "Phong đại là của ta"- dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại.
Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật...
Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên...
Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ...
Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên...
Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên...
Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên...
Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên...
Người ấy tưởng tri Abhibhū (Thắng Giả) là Abhibhū...
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ...
Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ...
Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ...
Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ...
Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến...
Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn...
Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm...
Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri...
Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất...
Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt...
Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả...
Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
(Vị hữu học)
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Ðịa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
(Bậc A-la-hán - I)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhū (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn".
(Bậc A-la-hán - II)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
(Bậc A-la-hán - III)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
(Bậc A-la-hán - IV)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
(Ðấng Như Lai - I)
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri địa đại.
Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri Niết-bàn.
(Ðấng Như Lai - II)
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của Ta" -- không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác."
Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn. [*]
[*] Dựa theo các bản dịch Anh ngữ của Tỳ kheo Ñāṇamoli và Tỳ kheo Thanissaro, đoạn cuối nầy dịch là:
"Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn."
("That is what the Blessed One said. Displeased, the monks did not delight in the Blessed One's words." -- Bhikkhu Thanissaro
"That is what the Blessed One said. But those bhikkhus did not delight in the Blessed One's words." -- Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi)
Thật ra, trong bản dịch năm 1986, Hòa thượng Minh Châu có chú thích phần này ở cuối bài kinh (trang 19, Trung Bộ Kinh tập I, ấn bản 1986):
"... Các Tỷ kheo không có hoan hỷ khi nghe kinh này, các vị này ngu si và tự hào mình sáng suốt như đức Phật. Rồi đức Phật giảng Mūlapariyāyajātaka để làm cho các vị này hết kiêu mạn. Sau đức Phật giảng kinh Gotamakasutta (A. i. 276) và các vị này chứng quả A-la-hán..."
Xin xem thêm quyển "The Discourse on the Root of Existence", Bhikkhu Bodhi, Buddhist Publication Society, Sri Lanka, 1980.
1. The Root of All Things
Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
[1] 1. THUS HAVE I HEARD.1 On one occasion the Blessed One was living in Ukkaṭṭhā in the Subhaga Grove at the root of a royal sāla tree. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.”2 — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “Bhikkhus, I shall teach you a discourse on the root of all things.3 Listen and attend closely to what I shall say.” — “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:
(THE ORDINARY PERSON)
3. “Here, bhikkhus, an untaught ordinary person,4 who has no regard for noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for true men and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, perceives earth as earth.5 Having perceived earth as earth, he conceives [himself as] earth, he conceives [himself] in earth, he conceives [himself apart] from earth, he conceives earth to be ‘mine,’ he delights in earth.6 Why is that? Because he has not fully understood it, I say.7
4. “He perceives water as water. Having perceived water as water, he conceives [himself as] water, he conceives [himself] in water, he conceives [himself apart] from water, he conceives water to be ‘mine,’ he delights in water. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
5. “He perceives fire as fire. Having perceived fire as fire, he conceives [himself as] fire, he conceives [himself] in fire, he conceives [himself apart] from fire, he conceives fire to be ‘mine,’ he delights in fire. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
6. “He perceives air as air. Having perceived air as air, he conceives [himself as] air, he conceives [himself] in air, he conceives [himself apart] from air, he conceives air to be ‘mine,’ he delights in air. Why is that? Because he has not fully understood it, I say. [2]
7. “He perceives beings as beings.8 Having perceived beings as beings, he conceives beings, he conceives [himself] in beings, he conceives [himself apart] from beings, he conceives beings to be ‘mine,’ he delights in beings. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
8. “He perceives gods as gods.9 Having perceived gods as gods, he conceives gods, he conceives [himself] in gods, he conceives [himself apart] from gods, he conceives gods to be ‘mine,’ he delights in gods. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
9. “He perceives Pajāpati as Pajāpati.10 Having perceived Pajāpati as Pajāpati, he conceives Pajāpati, he conceives [himself] in Pajāpati, he conceives [himself apart] from Pajāpati, he conceives Pajāpati to be ‘mine,’ he delights in Pajāpati. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
10. “He perceives Brahmā as Brahmā.11 Having perceived Brahmā as Brahmā, he conceives Brahmā, he conceives [himself] in Brahmā, he conceives [himself apart] from Brahmā, he conceives Brahmā to be ‘mine,’ he delights in Brahmā. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
11. “He perceives the gods of Streaming Radiance as the gods of Streaming Radiance.12 Having perceived the gods of Streaming Radiance as the gods of Streaming Radiance, he conceives the gods of Streaming Radiance, he conceives [himself] in the gods of Streaming Radiance, he conceives [himself apart] from the gods of Streaming Radiance, he conceives the gods of Streaming Radiance to be ‘mine,’ he delights in the gods of Streaming Radiance. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
12. “He perceives the gods of Refulgent Glory as the gods of Refulgent Glory.13 Having perceived the gods of Refulgent Glory as the gods of Refulgent Glory, he conceives the gods of Refulgent Glory, he conceives [himself] in the gods of Refulgent Glory, he conceives [himself apart] from the gods of Refulgent Glory, he conceives the gods of Refulgent Glory to be ‘mine,’ he delights in the gods of Refulgent Glory. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
13. “He perceives the gods of Great Fruit as the gods of Great Fruit.14 Having perceived the gods of Great Fruit as the gods of Great Fruit, he conceives the gods of Great Fruit, he conceives [himself] in the gods of Great Fruit, he conceives [himself apart] from the gods of Great Fruit, he conceives the gods of Great Fruit to be ‘mine,’ he delights in the gods of Great Fruit. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
14. “He perceives the Overlord as the Overlord.15 Having perceived the Overlord as the Overlord, he conceives the Overlord, he conceives [himself] in the Overlord, he conceives [himself apart] from the Overlord, he conceives the Overlord to be ‘mine,’ he delights in the Overlord. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
15. “He perceives the base of infinite space as the base of infinite space.16 Having perceived the base of infinite space as the base of infinite space, he conceives [himself as] the base of infinite space, he conceives [himself] in the base of infinite space, he conceives [himself apart] from the base of infinite space, he conceives the base of infinite space to be ‘mine,’ he delights in the base of infinite space. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
16. “He perceives the base of infinite consciousness as the base of infinite consciousness. Having perceived the base of infinite consciousness as the base of infinite consciousness, [3] he conceives [himself as] the base of infinite consciousness, he conceives [himself] in the base of infinite consciousness, he conceives [himself apart] from the base of infinite consciousness, he conceives the base of infinite consciousness to be ‘mine,’ he delights in the base of infinite consciousness. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
17. “He perceives the base of nothingness as the base of nothingness. Having perceived the base of nothingness as the base of nothingness, he conceives [himself as] the base of nothingness, he conceives [himself] in the base of nothingness, he conceives [himself apart] from the base of nothingness, he conceives the base of nothingness to be ‘mine,’ he delights in the base of nothingness. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
18. “He perceives the base of neither-perception-nor-non-perception as the base of neither-perception-nor-non-perception. Having perceived the base of neither-perception-nor-non-perception as the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives [himself as] the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives [himself] in the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives [himself apart] from the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives the base of neither-perception-nor-non-perception to be ‘mine,’ he delights in the base of neither-perception-nor-non-perception. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
19. “He perceives the seen as the seen.17 Having perceived the seen as the seen, he conceives [himself as] the seen, he conceives [himself] in the seen, he conceives [himself apart] from the seen, he conceives the seen to be ‘mine,’ he delights in the seen. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
20. “He perceives the heard as the heard. Having perceived the heard as the heard, he conceives [himself as] the heard, he conceives [himself] in the heard, he conceives [himself apart] from the heard, he conceives the heard to be ‘mine,’ he delights in the heard. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
21. “He perceives the sensed as the sensed. Having perceived the sensed as the sensed, he conceives [himself as] the sensed, he conceives [himself] in the sensed, he conceives [himself apart] from the sensed, he conceives the sensed to be ‘mine,’ he delights in the sensed. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
22. “He perceives the cognized as the cognized. Having perceived the cognized as the cognized, he conceives [himself as] the cognized, he conceives [himself] in the cognized, he conceives [himself apart] from the cognized, he conceives the cognized to be ‘mine,’ he delights in the cognized. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
23. “He perceives unity as unity.18 Having perceived unity as unity, he conceives [himself as] unity, he conceives [himself] in unity, he conceives [himself apart] from unity, he conceives unity to be ‘mine,’ he delights in unity. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
24. “He perceives diversity as diversity. Having perceived diversity as diversity, he conceives [himself as] diversity, he conceives [himself] in diversity, he conceives [himself apart] from diversity, he conceives diversity to be ‘mine,’ he delights in diversity. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
25. “He perceives all as all.19 Having perceived all as all, he conceives [himself as] all, [4] he conceives [himself] in all, he conceives [himself apart] from all, he conceives all to be ‘mine,’ he delights in all. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
26. “He perceives Nibbāna as Nibbāna.20 Having perceived Nibbāna as Nibbāna, he conceives [himself as] Nibbāna, he conceives [himself] in Nibbāna, he conceives [himself apart] from Nibbāna, he conceives Nibbāna to be ‘mine,’ he delights in Nibbāna. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
(THE DISCIPLE IN HIGHER TRAINING)
27. “Bhikkhus, a bhikkhu who is in higher training,21 whose mind has not yet reached the goal, and who is still aspiring to the supreme security from bondage, directly knows earth as earth.22 Having directly known earth as earth, he should not conceive [himself as] earth, he should not conceive [himself] in earth, he should not conceive [himself apart] from earth, he should not conceive earth to be ‘mine,’ he should not delight in earth. Why is that? Because he must fully understand it, I say.23
28–49. “He directly knows water as water… He directly knows all as all…
50. “He directly knows Nibbāna as Nibbāna. Having directly known Nibbāna as Nibbāna, he should not conceive [himself as] Nibbāna, he should not conceive [himself] in Nibbāna, he should not conceive [himself apart] from Nibbāna, he should not conceive Nibbāna to be ‘mine,’ he should not delight in Nibbāna. Why is that? Because he must fully understand it, I say.
(THE ARAHANT — I)
51. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant with taints destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, destroyed the fetters of being, and is completely liberated through final knowledge,24 he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he has fully understood it, I say.25
52–74. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he has fully understood it, I say.
(THE ARAHANT — II)
75. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant… completely liberated through final knowledge, [5] he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he is free from lust through the destruction of lust.26
76–98. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he is free from lust through the destruction of lust.
(THE ARAHANT — III)
99. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant… completely liberated through final knowledge, he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he is free from hate through the destruction of hate.
100–122. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he is free from hate through the destruction of hate.
(THE ARAHANT — IV)
123. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant… completely liberated through final knowledge, he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he is free from delusion through the destruction of delusion.
124–146. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he is free from delusion through the destruction of delusion.
(THE TATHĀGATA — I)
147. “Bhikkhus, the Tathāgata,27 too, accomplished and fully enlightened, directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. [6] Why is that? Because the Tathāgata has fully understood it to the end, I say.28
148–170. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because the Tathāgata has fully understood it to the end, I say.
(THE TATHĀGATA — II)
171. “Bhikkhus, the Tathāgata, too, accomplished and fully enlightened, directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he has understood that delight is the root of suffering, and that with being [as condition] there is birth, and that for whatever has come to be there is ageing and death.29 Therefore, bhikkhus, through the complete destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of cravings, the Tathāgata has awakened to supreme full enlightenment, I say.30
172–194. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he has understood that delight is the root of suffering, and that with being [as condition] there is birth, and that for whatever has come to be there is ageing and death. Therefore, bhikkhus, through the complete destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of cravings, the Tathāgata has awakened to supreme full enlightenment, I say.”
That is what the Blessed One said. But those bhikkhus did not delight in the Blessed One’s words.31