Tôi nghe như vầy:
Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama.
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika.
Có vị Gậy cầm tay (Daṇḍapāni) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"
--"Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Māra và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy".
Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika.
Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy.
Ðứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"
Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka:
"Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Māra, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy".
Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Māra và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời?
Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?
-- Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên,
Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tịnh xá.
Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa".
Rồi những Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahā Kaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahā Kaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahā Kaccāna ở, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna ý nghĩa này".
Rồi những Tỷ-kheo ấy đến chỗ Tôn giả Mahā Kaccāna ở, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao với Tôn giả Mahā Kaccāna rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahā Kaccāna:
-- "Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này và không giải thích rõ ràng ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn".
Này Hiền giả Mahā Kaccāna, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, chúng tôi suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy vắn tắt này cho chúng ta... đã đi vào tịnh xá:" Do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy mà Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt... không giải thích rõ ràng ý nghĩa?"
Này Hiền giả Mahā Kaccāna, rồi chúng tôi suy nghĩ: "Nay Tôn giả Mahā Kaccāna được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahā Kaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa.
Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahā Kaccāna ở, sau khi đến, chúng ta hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna ý nghĩa này.
Tôn giả Mahā Kaccāna sẽ giải thích cho".
-- Chư Hiền, cũng như một người ưa thích lõi cây, tìm tòi lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành lá.
Cũng vậy là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quý vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng phải hỏi tôi về ý nghĩa này.
Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Quý vị phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho quý vị, quý vị hãy như vậy thọ trì.
-- Hiền giả Mahā Kaccāna, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahā Kaccāna được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng.
Tôn giả Mahā Kaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Tôn giả Mahā Kaccāna hãy giải thích không có sự gì bất kính.
-- Vậy chư Hiền hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.
-- Chư Hiền, Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt lời dạy này... và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo bất cứ vì nhân duyên gì... không còn dư tàn". Chư Hiền, với lời dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Tôi hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ như sau:
Chư Hiền, do nhân con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận.
Do hý luận ấy làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, do nhân lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhân lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhân lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhân thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhân ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận.
Do hý luận ấy làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ...
Chư Hiền, Thế Tôn, sau khi nói lên lời dạy một cách vắn tắt... đã đi vào tịnh xá:
"Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không dư tàn".
Chư Hiền, đối với lời dạy Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, và nghĩa lý không được giải thích một cách rộng rãi, tôi đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy, hoan hỷ, tùy hỷ lời Tôn giả Mahā Kaccāna nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nói lên lời dạy này một cách vắn tắt cho chúng con... đã vào tịnh xá. "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn".
Khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau:
"Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói cho chúng ta lời dạy tóm tắt này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn".
Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa?"
Bạch Thế Tôn, và chúng con suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahā Kaccāna là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahā Kaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahā Kaccāna ở, sau khi đến sẽ hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna ý nghĩa này".
Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tôn giả Mahā Kaccāna ở, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mahā Kaccāna đã giải thích ý nghĩa ấy cho chúng con với những phương pháp này, với những văn cú này, với những văn tự này.
-- Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahā Kaccāna là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahā Kaccāna là bậc Ðại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như Mahā Kaccāna đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất.
Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí.
Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
-- Do vậy, này Ānanda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì!
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
18. The Honeyball
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.
2. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Kapilavatthu for alms. When he had wandered for alms in Kapilavatthu and had returned from his almsround, after his meal he went to the Great Wood for the day’s abiding, and entering the Great Wood, sat down at the root of a bilva sapling for the day’s abiding.
3. Daṇḍapāni the Sakyan, while walking and wandering for exercise, also went to the Great Wood, and when he had entered the Great Wood, he went to the bilva sapling where the Blessed One was and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side leaning on his stick and asked the Blessed One: “What does the recluse assert, what does he proclaim?”226
4. “Friend, I assert and proclaim [my teaching] in such a way that one does not quarrel with anyone in the world with its gods, its Māras, and its Brahmās, in this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people; in such a way that perceptions no more underlie that brahmin who abides detached from sensual pleasures, without perplexity, shorn of worry, free from craving for any kind of being.”227
5. When this was said, Daṇḍapāni the Sakyan shook his head, [109] wagged his tongue, and raised his eyebrows until his forehead was puckered in three lines.228 Then he departed, leaning on his stick.
6. Then, when it was evening, the Blessed One rose from meditation and went to Nigrodha’s Park, where he sat down on a seat made ready for him and told the bhikkhus what had taken place. Then a certain bhikkhu asked the Blessed One:
7. “But, venerable sir, how does the Blessed One assert and proclaim [his teaching] in such a way that he does not quarrel with anyone in the world with its gods, its Māras, and its Brahmās, in this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people?
And, venerable sir, how is it that perceptions no more underlie the Blessed One, that brahmin who abides detached from sensual pleasures, without perplexity, shorn of worry, free from craving for any kind of being?”
8. “Bhikkhu, as to the source through which perceptions and notions [born of] mental proliferation beset a man: if nothing is found there to delight in, welcome and hold to, this is the end of the underlying tendency to lust, of the underlying tendency to aversion, [110] of the underlying tendency to views, of the underlying tendency to doubt, of the underlying tendency to conceit, of the underlying tendency to desire for being, of the underlying tendency to ignorance;
this is the end of resorting to rods and weapons, of quarrels, brawls, disputes, recrimination, malicious words, and false speech;
here these evil unwholesome states cease without remainder.”229
9. That is what the Blessed One said. Having said this, the Sublime One rose from his seat and went into his dwelling.
10. Then, soon after the Blessed One had gone, the bhikkhus considered: “Now, friends, the Blessed One has risen from his seat and gone into his dwelling after giving a summary in brief without expounding the detailed meaning. Now who will expound this in detail?”
Then they considered: “The venerable Mahā Kaccāna is praised by the Teacher and esteemed by his wise companions in the holy life.230 He is capable of expounding the detailed meaning. Suppose we went to him and asked him the meaning of this.”
11. Then the bhikkhus went to the venerable Mahā Kaccāna and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, they sat down to one side and told him what had taken place, [111] adding:
“Let the venerable Mahā Kaccāna expound it to us.”
12. [The venerable Mahā Kaccāna replied:] “Friends, it is as though a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, thought that heartwood should be sought for among the branches and leaves of a great tree standing possessed of heartwood, after he had passed over the root and the trunk.
And so it is with you, venerable sirs, that you think that I should be asked about the meaning of this, after you passed the Blessed One by when you were face to face with the Teacher.
For knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he is vision, he is knowledge, he is the Dhamma, he is the holy one;231 he is the sayer, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the Deathless, the lord of the Dhamma, the Tathāgata. That was the time when you should have asked the Blessed One the meaning. As he told you, so you should have remembered it.”
13. “Surely, friend Kaccāna, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he is vision… the Tathāgata. That was the time when we should have asked the Blessed One the meaning. As he told us, so we should have remembered it. Yet the venerable Mahā Kaccāna is praised by the Teacher and esteemed by his wise companions in the holy life.
The venerable Mahā Kaccāna is capable of expounding the detailed meaning of this summary given in brief by the Blessed One without expounding the detailed meaning. Let the venerable Mahā Kaccāna expound it without finding it troublesome.”
14. “Then listen, friends, and attend closely to what I shall say.”
— “Yes, friend,” the bhikkhus replied. The venerable Mahā Kaccāna said this:
15. “Friends, when the Blessed One rose from his seat and went into his dwelling after giving a summary in brief without expounding the detailed meaning, that is:
‘Bhikkhu, as to the source through which perceptions and notions [born of] mental proliferation beset a man: if nothing is found there to delight in, welcome, and hold to, this is the end of the underlying tendency to lust…
this is the end of resorting to rods and weapons…
here these evil unwholesome states cease without remainder,’ I understand the detailed meaning of it to be as follows:
16. “Dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as condition there is feeling. What one feels, that one perceives. [112] What one perceives, that one thinks about. What one thinks about, that one mentally proliferates.
With what one has mentally proliferated as the source, perceptions and notions [born of] mental proliferation beset a man with respect to past, future, and present forms cognizable through the eye.232
“Dependent on the ear and sounds… Dependent on the nose and odours… Dependent on the tongue and flavours… Dependent on the body and tangibles… Dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as condition there is feeling. What one feels, that one perceives. What one perceives, that one thinks about. What one thinks about, that one mentally proliferates.
With what one has mentally proliferated as the source, perceptions and notions [born of] mental proliferation beset a man with respect to past, future, and present mind-objects cognizable through the mind.
17. “When there is the eye, a form, and eye-consciousness, it is possible to point out the manifestation of contact.233 When there is the manifestation of contact, it is possible to point out the manifestation of feeling. When there is the manifestation of feeling, it is possible to point out the manifestation of perception. When there is the manifestation of perception, it is possible to point out the manifestation of thinking. When there is the manifestation of thinking, it is possible to point out the manifestation of besetment by perceptions and notions [born of] mental proliferation.
“When there is the ear, a sound, and ear-consciousness… When there is the nose, an odour, and nose-consciousness… When there is the tongue, a flavour, and tongue-consciousness… When there is the body, a tangible, and body-consciousness… When there is the mind, a mind-object, and mind-consciousness… it is possible to point out the manifestation of besetment by perceptions and notions [born of] mental proliferation.
18. “When there is no eye, no form, and no eye-consciousness, it is impossible to point out the manifestation of contact. When there is no manifestation of contact, it is impossible to point out the manifestation of feeling. When there is no manifestation of feeling, it is impossible to point out the manifestation of perception. When there is no manifestation of perception, it is impossible to point out the manifestation of thinking. When there is no manifestation of thinking, it is impossible to point out the manifestation of besetment by perceptions and notions [born of] mental proliferation.
“When there is no ear, no sound, and no ear-consciousness… When there is no nose, no odour, and no nose-consciousness… When there is no tongue, no flavour, and no tongue consciousness… When there is no body, no tangible, and no body-consciousness… When there is no mind, no mind-object, and no mind-consciousness… it is impossible to point out the manifestation of besetment by perceptions and notions [born of] mental proliferation.
19. “Friends, when the Blessed One [113] rose from his seat and went into his dwelling after giving a summary in brief without expounding the detailed meaning, that is:
‘Bhikkhu, as to the source through which perceptions and notions [born of] mental proliferation beset a man: if nothing is found there to delight in, welcome, and hold to, this is the end of the underlying tendency to lust, of the underlying tendency to aversion, of the underlying tendency to views, of the underlying tendency to doubt, of the underlying tendency to conceit, of the underlying tendency to desire for being, of the underlying tendency to ignorance;
this is the end of resorting to rods and weapons, of quarrels, brawls, disputes, recrimination, malicious words, and false speech;
here these evil unwholesome states cease without remainder,’
I understand the detailed meaning of this summary to be thus. Now, friends, if you wish, go to the Blessed One and ask him about the meaning of this. As the Blessed One explains it to you, so you should remember it.”
20. Then the bhikkhus, having delighted and rejoiced in the venerable Mahā Kaccāna’s words, rose from their seats and went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down at one side and told the Blessed One all that had taken place after he had left, adding:
“Then, venerable sir, we went to the venerable Mahā Kaccāna and asked him about the meaning. [114] The venerable Mahā Kaccāna expounded the meaning to us with these terms, statements, and phrases.”
21. “Mahā Kaccāna is wise, bhikkhus, Mahā Kaccāna has great wisdom. If you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way that Mahā Kaccāna has explained it. Such is the meaning of this, and so you should remember it.”
22. When this was said, the venerable Ānanda said to the Blessed One:
“Venerable sir, just as if a man exhausted by hunger and weakness came upon a honeyball,234 wherever he would taste it he would find a sweet delectable flavour;
so too, venerable sir, any able-minded bhikkhu, wherever he might scrutinize with wisdom the meaning of this discourse on the Dhamma, would find satisfaction and confidence of mind.
Venerable sir, what is the name of this discourse on the Dhamma?”
“As to that, Ānanda, you may remember this discourse on the Dhamma as ‘The Honeyball Discourse.’”
That is what the Blessed One said. The venerable Ānanda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.