Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

16. Kinh Tâm Hoang Vu

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.

Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ.

Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.

Thế nào là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào đối với những dục, không phải không tham ái... không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái ... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc về sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghỉ, khoái lạc về thụy miên. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê cho đến bụng chứa đầy... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được đoạn tận.

Như vậy là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu này, chưa đoạn tận năm tâm triền phược này, vị ấy có thể lớn mạnh trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã diệt trừ năm tâm hoang vu, đã đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

Thế nào là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai đã được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, không do dự, quyết đoán, tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba đã được diệt trừ.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư đã được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được diệt trừ.

Như vậy là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ.

Thế nào là năm tâm triền phược đã được đoạn tận?

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghĩ, khoái lạc về thụy miên... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được đoạn tận.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác", tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được đoạn tận.

Như vậy là năm tâm triền phược đã được đoạn tận.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã đoạn tận năm tâm triền phược này, thời vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

Vị này tu tập như ý túc câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành; với nỗ lực là thứ năm.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười lăm pháp kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược . Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: "Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có thể thoát ra một cách yên ổn", những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn.

Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

16. The Wilderness in the Heart

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi@@ [101] 1. TH

[101] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, that any bhikkhu who has not abandoned five wildernesses in the heart and not severed five shackles in the heart should come to growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline — that is impossible.217

3. “What, bhikkhus, are the five wildernesses in the heart that he has not abandoned? Here a bhikkhu is doubtful, uncertain, undecided, and unconfident about the Teacher, and thus his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving, that is the first wilderness in the heart that he has not abandoned.

4. “Again, a bhikkhu is doubtful, uncertain, undecided, and unconfident about the Dhamma218… As his mind does not incline to ardour… that is the second wilderness in the heart that he has not abandoned.

5. “Again, a bhikkhu is doubtful, uncertain, undecided, and unconfident about the Sangha… As his mind does not incline to ardour… that is the third wilderness in the heart that he has not abandoned.

6. “Again, a bhikkhu is doubtful, uncertain, undecided, and unconfident about the training… As his mind does not incline to ardour… that is the fourth wilderness in the heart that he has not abandoned.

7. “Again, a bhikkhu is angry and displeased with his companions in the holy life, resentful and callous towards them, and thus his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving, that is the fifth wilderness in the heart that he has not abandoned.

“These are the five wildernesses in the heart that he has not abandoned.

8. “What, bhikkhus, are the five shackles in the heart that he has not severed? Here a bhikkhu is not free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for sensual pleasures, and thus his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving, that is the first shackle in the heart that he has not severed.

9. “Again, a bhikkhu is not free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for the body219… As his mind does not incline to ardour… that is the second shackle in the heart that he has not severed. [102]

10. “Again, a bhikkhu is not free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for form… As his mind does not incline to ardour… that is the third shackle in the heart that he has not severed.

11. “Again, a bhikkhu eats as much as he likes until his belly is full and indulges in the pleasures of sleeping, lolling, and drowsing… As his mind does not incline to ardour… that is the fourth shackle in the heart that he has not severed.

12. “Again, a bhikkhu lives the holy life aspiring to some order of gods thus: ‘By this virtue or observance or asceticism or holy life, I shall become a [great] god or some [lesser] god,’ and thus his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving, this is the fifth shackle in the heart that he has not severed.

“These are the five shackles in the heart that he has not severed.

13. “Bhikkhus, that any bhikkhu who has not abandoned these five wildernesses in the heart and severed these five shackles in the heart should come to growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline — that is impossible.

14. “Bhikkhus, that any bhikkhu who has abandoned five wildernesses in the heart and severed five shackles in the heart should come to growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline — that is possible.

15. “What, bhikkhus, are the five wildernesses in the heart that he has abandoned? Here a bhikkhu is not doubtful, uncertain, undecided, or unconfident about the Teacher, and thus his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving, this first wilderness in the heart has been abandoned by him.

16. “Again, a bhikkhu is not doubtful, uncertain, undecided, or unconfident about the Dhamma… As his mind inclines to ardour… this second wilderness in the heart has been abandoned by him.

17. “Again, a bhikkhu is not doubtful, uncertain, undecided, or unconfident about the Sangha… As his mind inclines to ardour… this third wilderness in the heart has been abandoned by him.

18. “Again, a bhikkhu is not doubtful, uncertain, undecided, or unconfident about the training… As his mind inclines to ardour… this fourth wilderness in the heart has been abandoned by him.

19. “Again, a bhikkhu is not angry and displeased with his companions in the holy life, nor resentful and callous towards them, and thus his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving. [103] As his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving, this fifth wilderness in the heart has been abandoned by him.

“These are the five wildernesses in the heart that he has abandoned.

20. “What, bhikkhus, are the five shackles in the heart that he has severed?

Here a bhikkhu is free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for sensual pleasures, and thus his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving, this first shackle in the heart has been severed by him.

21. “Again, a bhikkhu is free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for the body… As his mind inclines to ardour… this second shackle in the heart has been severed by him.

22. “Again, a bhikkhu is free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for form… As his mind inclines to ardour… this third shackle in the heart has been severed by him.

23. “Again, a bhikkhu does not eat as much as he likes until his belly is full and does not indulge in the pleasures of sleeping, lolling, and drowsing… As his mind inclines to ardour… this fourth shackle in the heart has been severed by him.

24. “Again, a bhikkhu does not live the holy life aspiring to some order of gods thus: ‘By this virtue or observance or asceticism or holy life, I shall become a [great] god or some [lesser] god,’ and thus his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind inclines to ardour, devotion, perseverance, and striving, this fifth shackle in the heart has been severed by him.

“These are the five shackles in the heart that he has severed.

25. “Bhikkhus, that any bhikkhu who has abandoned these five wildernesses in the heart and severed these five shackles in the heart should come to growth, increase, and fulfillment in this Dhamma and Discipline — that is possible.

26. “He develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to zeal and determined striving; he develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to energy and determined striving; he develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to [purity of] mind and determined striving; he develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to investigation and determined striving. And enthusiasm is the fifth.220

27. “A bhikkhu who thus possesses the fifteen factors including enthusiasm is [104] capable of breaking out, capable of enlightenment, capable of attaining the supreme security from bondage.221
“Suppose there were a hen with eight, ten, or twelve eggs, which she had covered, incubated, and nurtured properly. Even though she did not wish: ‘Oh, that my chicks might pierce their shells with the points of their claws and beaks and hatch out safely!’ yet the chicks are capable of piercing their shells with the points of their claws and beaks and hatching out safely.222

So too, a bhikkhu who thus possesses the fifteen factors including enthusiasm is capable of breaking out, capable of enlightenment, capable of attaining the supreme security from bondage.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.




Close
Close