Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

5. Kinh Cứu-la-đàn-đầu

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn đang du hành trong xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đến tại một làng Bà-la-môn ở Magadha tên là Khāṇumata (Khứ-nậu-bà-đế). Và tại đây, đức Thế Tôn trú tại vườn Ambalaṭṭhikā ở Khāṇumata.

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kūṭadanta ở tại Khāṇumata, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Bimbisāra (Tần-bà-ta-la) vua nước Magadha cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp.

Lúc bấy giờ, một đàn tế lớn đang được thiết lập cho Bà-la-môn Kūṭadanta, bảy trăm con trâu đực, bảy trăm con nghé đực lớn, và bảy trăm con nghé cái lớn, bảy trăm con dê và bảy trăm con cừu đã được dắt đến trụ tế lễ, cho đàn tế.

2. Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata được nghe: "Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Magadha với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đã đến tại Khāṇumata và trú tại vườn Ambalaṭṭhikā ở Khāṇumata.

Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư,...

Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên bố sự chứng ngộ ấy cho người khác. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, và giới thiệu đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy".

Rồi các Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata, từng đoàn, từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Khāṇumata và đến tại Ambalaṭṭhikā.

3. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kūṭadanta đi lên trên lầu để nghỉ trưa. Bà-la-môn Kūṭadanta thấy các Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata từng đoàn, từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Khāṇumata và đến tại Ambalaṭṭhikā. Thấy vậy (Bà-la-môn Kūṭadanta) liền gọi người gác cửa:

- Này người gác cửa, vì sao các Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata, từng đoàn, từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Khāṇumata và đến tại Ambalaṭṭhikā?

- Tôn giả, có Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Magadha với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại Khāṇumata, và tại đấy trú ở Ambalaṭṭhikā. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".

Nay những người ấy đi đến yết kiến Tôn giả Gotama.

4. Bà-la-môn Kūṭadanta liền suy nghĩ như sau: "Ta nghe nói: "Sa-môn Gotama am hiểu ba cách thức tế tự và mười sáu tế pháp". Ta không biết ba cách thức tế tự và mười sáu tế pháp, và ta muốn cử hành lễ đại tế. Vậy ta hãy đến hỏi Sa-môn Gotama ba cách thức tế tự và mười sáu tế pháp".

Rồi Bà-la-môn Kūṭadanta gọi người giữ cửa kia: - Này người giữ cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata như sau: "Bà-la-môn Kūṭadanta có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi, Bà-la-môn Kūṭadanta sẽ thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".

- Dạ vâng.

Người gác cửa ấy vâng theo lời bảo của Bà-la-môn Kūṭadanta, đi đến các Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata, khi đến xong liền nói với Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata: "Bà-la-môn Kūṭadanta có nói như vầy: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi Bà-la-môn Kūṭadanta sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".

5. Lúc bấy giờ có khoảng vài trăm Bà-la-môn ở Khāṇumata với ý định: "Chúng tôi sẽ dự lễ Ðại tế đàn của Bà-la-môn Kūṭadanta". Khi các vị Bà-la-môn này nghe: "Bà-la-môn Kūṭadanta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama", những Bà-la-môn này đến Bà-la-môn Kūṭadanta, khi đến nơi liền nói với Bà-la-môn Kūṭadanta:

- Có phải Tôn giả Kūṭadanta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama?

- Này các Hiền Giả, đó là ý định của ta, ta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama.

6. - Tôn giả Kūṭadanta chớ có đến yết kiến Sa-môn Gotama. Thật không xứng đáng cho Tôn giả Kūṭadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama. Nếu Tôn giả Kūṭadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama, thì danh tiếng của Tôn giả Kūṭadanta bị hao tổn, danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng. Vì danh tiếng của Tôn giả Kūṭadanta bị hao tổn và danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng, do điểm này thật không xứng đáng cho Tôn giả Kūṭadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama. Trái lại thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Tôn giả Kūṭadanta.

- Lại Tôn giả Kūṭadanta thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì Tôn giả Kūṭadanta thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sinh; do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Kūṭadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Tôn giả Kūṭadanta.

Lại Tôn giả Kūṭadanta là nhà giàu có, đại phú, sung túc...

Lại Tôn giả Kūṭadanta là nhà phúng tụng, là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.

Lại Tôn giả Kūṭadanta đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô, tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.

Lại Tôn giả Kūṭadanta có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày.

Lại Tôn giả Kūṭadanta thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.

Lại Tôn giả Kūṭadanta là bậc tôn sư trong các hàng tôn sư của nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc chú thuật, thanh niên Bà-la-môn từ nhiều phương, từ nhiều nước, thiết tha với chú thuật, đến với Tôn giả Kūṭadanta để học thuộc lòng các chú thuật.

Tôn giả Kūṭadanta niên cao lạp lớn, bậc lão thành, đến tuổi trưởng thượng, còn Sa-môn Gotama thì trẻ tuổi, xuất gia chưa được nhiều năm.

Tôn giả Kūṭadanta được vua Seniya Bimbisāra (Tần bà ta la) xứ Mangadha (Ma kiệt đà) kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Tôn giả Kūṭadanta được Bà-la-môn Pokkhatasàdi kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Tôn giả Kūṭadanta sống ở Khāṇumata, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha. Vì Tôn giả Kūṭadanta sống ở Khāṇumata, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, do điểm này thật không xứng đáng cho Tôn giả Kūṭadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Tôn giả Kūṭadanta.

7. Nghe nói vậy, Bà-la-môn Kūṭadanta nói với những vị Bà-la-môn ấy:

- Các Hiền giả, hãy nghe ta giải thích vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta. Này các Hiền giả, thật vậy Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Này các Hiền giả, vì Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì điểm này, thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ rất nhiều vàng bạc cả loại đang chôn dưới đất lẫn loại trên mặt đất.

Này các Hiền giả, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên tóc còn đen nhánh, trong tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, dầu song thân không đồng ý, khóc than nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đức hạnh, gìn giữ giới của bậc thánh, có thiện đức, dạy đủ thiện đức.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc tôn sư các hàng tôn sư của nhiều người.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã diệt trừ tham dục, đã dứt bỏ mọi xao động của tâm.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt trọng tâm vào chí thiện khi thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc cao quý, từ dòng họ Sát-đế-lỵ thanh tịnh.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc khá giả, đại phú, tài sản sung mãn.

Này các Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển (băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều quốc độ) đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn thiên nhân đến quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền bá đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama nói lời chào đón, thân thiện, tao nhã, trang trọng, chân thực, thẳng thắn, lời nói có dẫn chứng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được bốn chúng kính trọng tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.

Này các Hiền giả, rất nhiều thiên nhân tín ngưỡng Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy ở tại làng nào, thôn ấp nào, Sa-môn Gotama cư trú, tại làng ấy, tại thôn ấp ấy, các loài phi nhân không làm hại loài người.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là giáo hội chủ, giáo phái chủ, giáo phái sư, được tôn là tối thượng trong các giáo tổ.

Này các Hiền giả, danh tiếng của một số Sa-môn, Bà-la-môn dựa trên những bằng chứng không đâu, danh tiếng của Sa-môn Gotama dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.

Này các Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisāra nước Magadha, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng, đại thần đều quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala cùng với vương tử, cung phi, thị tùng, cận thần đều quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi cùng với vương tử, cung phi, thị tùng, cận thần đều quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Seniya Bimbisāra nước Magadha kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Pasenadi nước Kosala kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được Bà-la-môn Pokkharasàdi kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Khāṇumata và đang ở tại Ambalaṭṭhikā. Những Sa-môn, những Bà-la-môn nào đến ruộng làng chúng ta đều là khách của chúng ta. Ðối với khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Này các Hiền giả, nay Gotama đã đến Khāṇumata đang ở tại Ambalaṭṭhikā, như vậy Sa-môn Gotama là khách của chúng ta. Và đã là khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, đó là những ưu điểm, mà ta được biết về Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy ưu điểm mà thôi. Tôn giả Gotama có đến vô lượng ưu điểm.

8. Khi nghe nói vậy, các Bà-la-môn ấy nói với Bà-la-môn Kūṭadanta:

- Tôn giả Kūṭadanta đã tán thán Sa-môn Gotama như vậy, dầu cho ai ở xa Tôn giả Gotama đến một trăm do tuần cũng đủ cho người ấy cùng gia tộc đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, dầu phải đem theo lương thực. Vì vậy tất cả chúng tôi sẽ đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kūṭadanta cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến Ambalaṭṭhikā, đến tại chỗ đức Thế Tôn ở, khi đi đến, liền nói lời thân ái, chào đón, chúc tụng rồi ngồi xuống một bên. Các Bà-la-môn và gia chủ ở Khāṇumata, có người đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói lời thân ái chào đón, chúc tụng với Sa-môn Gotama, rồi ngồi xuống một bên, có người chấp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên, có người yên lặng ngồi xuống một bên.

9. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Kūṭadanta bạch đức Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, tôi được nghe như sau: "Sa-môn am hiểu ba cách thức tế tự và mười sáu tế vật". Tôi không biết đến ba tế tự và mười sáu tế vật và tôi muốn cử hành đại tế tự. Tốt đẹp thay nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi ba cách thức tế tự và mười sáu tế vật.

- Này Bà-la-môn, vậy người hãy nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ nói:

- Dạ vâng. Bà-la-môn Kūṭadanta trả lời đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn thuyết như sau:

10. - Này Bà-la-môn, thuở xưa có vị vua tên là Mahāvijita, giàu có, đại phú, tài sản sung mãn, có nhiều vàng bạc, có nhiều vật dụng, có nhiều tài vật ngũ cốc, kho tàng sung mãn.

Này Bà-la-môn, một hôm trong khi vua Mahāvijita đang ngồi yên lặng tại một tịnh xứ, sự suy tư sau đây được khởi lên: "Ta nay đặng vô lượng tài sản thuộc nhân gian, chinh phục đại địa cầu và sống an trú như vậy. Ta hãy tổ chức đại tế đàn, và nhờ vậy ta sẽ hưởng được hạnh phúc an lạc lâu ngày".

Này Bà-la-môn, vua Mahāvijita liền cho mời vị Bà-la-môn chủ tế và nói: "Này Bà-la-môn, trong khi ta đang ngồi yên lặng tại một tinh xứ, sự suy tư sau đây khởi lên: "Ta nay đặng vô lượng tài bảo thuộc nhân gian, chinh phục đại địa cầu và sống an trú như vậy. Ta hãy tổ chức đại tế đàn, và nhờ vậy ta sẽ được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày".

Này Bà-la-môn, ta muốn tổ chức đại tế đàn, khanh hãy khuyên ta như thế nào để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày?"

11. Này Bà-la-môn, khi nghe nói vậy, vị Bà-la-môn chủ tế tâu với vua Mahāvijita như sau: "Ðại vương, vương quốc (này) chịu tai ương, chịu ách nạn, đầy rẫy bọn cướp làng, đầy rẫy bọn cướp ấp, đầy rẫy bọn cướp đô thị, đầy rẫy bọn cướp đường. Trong quốc độ chịu tai ương, chịu ách nạn như vậy, nếu Tôn vương đánh thuế má mới, như vậy Tôn vương có ý nghĩ: "Ta hãy trừ diệt bọn giặc cỏ này, hoặc bằng tử hình, hoặc bằng cấm cố, hoặc bằng phạt vạ, hoặc bằng khiển trách, hoặc bằng tẩn xuất". Nhưng bọn giặc cỏ này sẽ không được trừ diệt một cách hoàn toàn. Những bọn còn lại không bị hình phạt sau lại tiếp tục hoành hành vương quốc này.

Nhưng nếu theo phương pháp sau đây bọn giặc cỏ ấy sẽ được trừ diệt một cách hoàn toàn: những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về nông nghiệp và mục súc, Tôn vương hãy cấp cho những vị ấy hột giống và thực vật; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về thương nghiệp, Tôn vương hãy cấp cho những vị ấy vốn đầu tư; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về quan chức, Tôn vương hãy cấp cho những vị ấy vật thực và lương bổng. Và những người này chuyên tâm vào nghề riêng của mình sẽ không nhiễu hại quốc độ nhà vua. Và ngân quỹ nhà vua sẽ được dồi dào, quốc độ sẽ được an cư lạc nghiệp, không có tai ương, ách nạn và dân chúng hoan hỷ vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống chẳng khác gì với nhà cửa mở rộng".

- "Vâng, Tôn giả". - Này Bà-la-môn, vua Mahāvijita vâng theo lời khuyên của vị Bà-la-môn chủ tế: những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về nông nghiệp và mục súc, Tôn vương Mahāvijita cấp cho những vị ấy hột giống và thực vật; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về thương nghiệp, Tôn vương Mahāvijita cấp cho những vị ấy vốn đầu tư; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về quan chức, Tôn vương Mahāvijita cấp cho những vị ấy vật thực và lương bổng. Và những người này chuyên tâm về nghề của mình không còn nhiễu hại quốc độ nhà vua; ngân quỹ nhà vua được dồi dào, quốc độ được an cư lạc nghiệp không có tai ương ách nạn và dân chúng hoan hỷ vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống chẳng khác gì với nhà cửa mở rộng.

12. Rồi này Bà-la-môn, vua Mahāvijita cho mời vị Bà-la-môn chủ tế và nói: "Này khanh, ta đã trừ diệt bọn giặc cỏ nhờ áp dụng phương pháp này, ngân quỹ của ta được dồi dào, quốc độ được an cư lạc nghiệp, không có tai ương ách nạn, và dân chúng hoan hỷ, vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống chẳng khác gì với nhà cửa mở rộng. Này Bà-la-môn, ta muốn tổ chức đại tế đàn, khanh hãy khuyên ta như thế nào để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày?"

- "Vậy Tôn vương hãy cho mời tất cả những vị Sát-đế-lỵ trong quốc độ nhà vua cùng với các chư hầu cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành và nói: "Này các khanh, ta muốn tổ chức đại tế đàn. Các khanh hãy tán thành để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày". Ðối với tất cả những đại thần trong quốc độ nhà vua, cùng với quyến thuộc cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành... tất cả những gia chủ phú hào cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, Tôn vương hãy mời những vị ấy và nói: "Này các khanh, Ta muốn tổ chức đại tế đàn. Các khanh hãy tán thành để ta được hưởng an lạc hạnh phúc lâu dài".

Này Bà-la-môn, vua Mahāvijita nghe theo vị Bà-la-môn chủ tế cho mời tất cả những vị Sát-đế-lỵ trong quốc độ nhà vua cùng với các chư hầu cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành và nói: "Này các khanh, ta muốn tổ chức đại tế đàn. Các khanh hãy tán thành để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày".

- "Tôn vương hãy tổ chức tế đàn. Ðại vương, tế đàn này là hợp thời".

Ðối với tất cả những đại thần trong quốc độ nhà vua cùng với quyến thuộc cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành... tất cả những vị Bà-la-môn và đại gia chủ cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành... tất cả những gia chủ phú hào cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, vua Mahāvijita mời những vị ấy và nói: "Này các khanh ta muốn tổ chức đại tế đàn. Các khanh hãy tán thành để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày". - "Ðại vương hãy tổ chức tế đàn, Ðại vương, tế đàn này là hợp thời".

Như vậy bốn đại chúng đã thừa nhận tế đàn trở thành những yếu kiện cho lễ tế đàn này.

13. Vua Mahāvijita có tám đức tánh sau đây:

Thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh.

Ðẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.

Là nhà giàu có, đại phú, sung túc tài sản, đầy rẫy vàng và bạc, đầy rẫy tài bảo, đầy rẫy sản nghiệp, ngũ cốc, thương khố sung mãn.

Có uy lực, đầy đủ bốn loại quân chủng, chinh phục địch quân như với oai danh (của mình). Một vị có tín tâm, có từ tâm, một thí chủ, cửa nhà mở rộng, một giếng khơi cho Sa-môn, Bà-la-môn bần cùng nghèo khó, khất sĩ, một vị làm các công đức.

Một vị bác học trong mọi vấn đề. Thông hiểu ý nghĩa của lời nói: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩ của lời nói này". Một nhà bác học, tinh luyện, sáng suốt và có thể suy tư về những vấn đề quá khứ, vị lai, hiện tại.

Vua Mahāvijita có đầy đủ tám đặc tánh này. Chính tám đặc tánh này làm những yếu kiện cho tế đàn ấy.

14. Vị Bà-la-môn chủ tế có đầy đủ bốn đức tánh: Thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, một dèm pha nào, về vấn đề huyết thống thọ sanh - là nhà phúng tụng, là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân, có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày - một vị bác học, tinh luyện, sáng suốt, là nhà cầm muỗng thứ nhất hay thứ hai. Vị Bà-la-môn chủ tế có đầy đủ bốn đức tánh này, chính bốn đức tánh này làm những yếu kiện cho tế đàn ấy.

15. Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế trước khi lễ đàn có giảng ba pháp cho vua Mahāvijita: "Trước khi muốn làm lễ đại tế đàn, nếu Tôn vương có sự hối tiếc: "Thật vậy, một phần lớn tài sản của ta sẽ bị tiêu hao", Tôn vương không nên có sự hối tiếc này. Trong khi đang làm lễ đại tế đàn, nếu Tôn vương có sự hối tiếc: "Thật vậy, một phần lớn tài sản của ta bị tiêu hao". Tôn vương không nên có sự hối tiếc này. Khi đã làm lễ đại tế đàn, nếu Tôn vương có sự hối tiếc: "Thật vậy, một phần lớn tài sản của Ta bị tiêu hao". Tôn vương không nên có sự hối tiếc này".

Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế trước khi lễ đàn có giảng ba pháp cho vua Mahāvijita.

16. Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế trước lễ tế đàn để ngăn chặn sự hối tiếc theo mười cách có thể khởi lên đối với người tham dự (lễ tế đàn) đã nói với vua Mahāvijita: "Tôn vương, có những người sát sanh đến tại lễ tế đàn và có những người không sát sanh. Ở đây, đối với những người sát sanh, hãy để cho chúng yên. Ở đây, đối với những người không sát sanh, hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm của chúng được an vui hoan hỷ.

Tôn vương, có những người lấy của không cho đến tại lễ tế đàn và có những người không lấy của không cho...

có những người tà dâm và có những người không tà dâm,

có những người nói láo và có những người không nói láo,

có những người nói hai lưỡi, và có những người không nói hai lưỡi, có những người nói lời độc ác và có những người không nói lời độc ác, có những người nói lời phù phiếm và có những người không nói lời phù phiếm,

có những người có lòng tham và có những người không có lòng tham,

có những người có lòng sân và có những người không có lòng sân,

có những người có tà kiến và có những người có chánh kiến. Ở đây, đối với những người có tà kiến hãy để chúng yên. Ðối với những người có chánh kiến, hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm của chúng được an vui, hoan hỷ".

Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế trước lễ tế đàn đã ngăn chận sự hối tiếc theo mười cách có thể khởi lên đối với những người tham dự (lễ tế đàn).

17. Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế khi vua đang làm lễ tế đàn, đã khuyên giáo, tưởng lệ,... kích thích và làm tâm (của vua) hoan hỷ với mười sáu phương pháp: "Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn, nếu có người nói: "Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn nhưng không mời các vị Sát-đế-lỵ thân tộc ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành; Tôn vương tổ chức lễ đại tế đàn như vậy".

Lời nói về Tôn vương như vậy không đúng sự thật; Tôn vương đã có mời các vị Sát-đế-lỵ thân tộc ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành. Do vậy, Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui hoan hỷ".

Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn, nếu có người nói: "Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn, nhưng không mời các vị đại thần quyến thuộc ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành... Bà-la-môn đại gia ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành... cư sĩ phú hào ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành. Tôn vương tổ chức lễ đại tế đàn như vậy". Lời nói về Tôn vương như vậy không đúng sự thật; Tôn vương đã có mời các vị cư sĩ phú hào ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành; Do vậy Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức lễ tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui, hoan hỷ".

Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn, nếu có người nói: "Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn, nhưng không thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh". Do vậy Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui, hoan hỷ". Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn nếu có người nói: "Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn, nhưng không thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh". Do vậy Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui, hoan hỷ". Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn, nếu có người nói: "Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn nhưng không đẹp trai khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô, tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng... không phải là nhà giàu có, đại phú, sung túc tài sản, đầy rẫy vàng và bạc, đầy rẫy tài bảo, đầy rẫy sản nghiệp ngũ cốc, thương khố sung mãn... không có uy lực, đầy đủ bốn loại quân chủng, chinh phục địch quân như với oai danh của mình... không có tín tâm, không có từ tâm, không phải một thí chủ, cửa nhà mở rộng, một giếng khơi cho Sa-môn, Bà-la-môn, bần cùng, nghèo khó, khất sĩ, một vị làm các công đức... không phải là vị bác học trong mọi vấn đề... không thông hiểu ý nghĩa của lời nói: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này... không phải là nhà bác học tinh luyện, sáng suốt và có thể suy tư về những vấn đề quá khứ, vị lai, hiện tại... Tôn vương tổ chức lễ đại tế đàn như vậy".

Lời nói về Tôn vương như vậy không đúng sự thật. Tôn vương là nhà bác học, tinh luyện, sáng suốt, và có thể suy tư về vấn đề quá khứ, vị lai, hiện tại... Do vậy, Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui, hoan hỷ".

Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn, nếu có người nói: "Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn, nhưng vị Bà-la-môn chủ tế của vua không thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Tôn vương tổ chức lễ đại tế đàn như vậy. "Lời nói về Tôn vương như vậy không đúng sự thật. Vị Bà-la-môn chủ tế của vua thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh". Do vậy, Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui, hoan hỷ"... Trong khi Tôn vương đang tổ chức đại tế đàn... Nhưng vị Bà-la-môn chủ tế của vua không phải là nhà phúng tụng, là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân... Nhưng vị Bà-la-môn chủ tế của vua không có đức hạnh, không có đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày... Nhưng vị Bà-la-môn chủ tế của vua không phải vị bác học, tinh luyện, sáng suốt, là nhà cầm muỗng thứ nhất hay thứ hai, Tôn vương tổ chức lễ đại tế đàn như vậy".

Lời nói về Tôn vương như vậy không đúng sự thật. Vị Bà-la-môn chủ tế của vua là nhà bác học, tinh luyện, sáng suốt, là nhà cầm muỗng thứ nhất hay thứ hai. Do vậy Tôn vương nên biết: "Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui hoan hỷ".

Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế, khi vua đang làm lễ tế đàn đã khuyến giáo, tưởng lệ, kích thích và làm tâm (của vua) được hoan hỷ bằng mười sáu phương pháp.

18. Này Bà-la-môn, trong lễ tế đàn này, không có trâu bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sinh vật nào khác bị sát thương, không có cây cối bị chặt để làm trụ cột tế lễ, không có loại cỏ dabbha (cỏ cát tường) bị cắt để rải xung quanh đàn tế. Và những người gia bộc hay... người đem tin hay những người làm thuê không bị dọa nạt bởi hình phạt, không bị dọa nạt bởi sợ hãi và không làm việc trong than khóc với nước mắt tràn đầy mặt mày.

Chúng muốn thì chúng làm, chúng làm những gì chúng muốn. Tế đàn nay được hoàn tất chỉ với dầu, sanh tô, thục tô, mật và đường miếng.

19. Này Bà-la-môn, các Sát-đế-lỵ thân tộc ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, các đại thần quyến thuộc ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành, các Bà-la-môn đại gia ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, các cư sĩ phú hào ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành đem theo nhiều tiền bạc của cải đến Mahāvijita và thưa: "Ðại vương, tiền bạc của cải rất nhiều này được đem đến để Ðại vương dùng, Ðại vương hãy lấy dùng". - "Này các khanh, tiền bạc của cải rất nhiều được súc tích một cách chính đáng này đối với ta đã vừa đủ. Các khanh hãy giữ các của cải ấy cho các khanh; các khanh có thể đem theo nhiều hơn thế nữa !".

Các vị bị vua từ khước như vậy đứng qua một bên và bàn luận như sau: "Tài sản này của chúng ta, nếu chúng ta đem về nhà lại, thật không phải. Vua Mahāvijita tổ chức đại tế đàn. Chúng ta hãy tổ chức một hậu tế đàn".

20. Này Bà-la-môn, khi các vị Sát-đế-lỵ thân tộc ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành đặt các thí vật phía Ðông hố tế đàn; các đại thần quyến thuộc ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành đặt các thí vật phía Nam hố tế đàn; các Bà-la-môn đại gia ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành đặt các thí vật phía Tây hố tế đàn; các cư sĩ phú hào ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành đặt các thí vật phía Bắc hố tế đàn. Này Bà-la-môn, trong tế đàn của những vị này cũng vậy, không có trâu bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có loại sinh vật nào khác bị sát thương, không có cây cối bị chặt để làm cột trụ tế lễ, không có loại cỏ dabbha (cỏ cát tường) bị cắt để rải xung quanh đàn tế. Và những người gia bộc hay những người đưa tin, hay những người làm thuê không bị dọa nạt bởi hình phạt, không bị dọa nạt bởi sợ hãi và không làm việc trong than khóc với nước mắt tràn đầy mặt mày. Chúng muốn thì chúng làm, chúng không muốn thì chúng không làm, chúng làm những gì chúng muốn, chúng không làm những gì chúng không muốn. Những tế đàn này được hoàn tất chỉ với dầu, sanh tô, thục tô, mật và đường miếng.

Như vậy là bốn sự chấp thuận, vua Mahāvijita thành tựu tám pháp, Bà-la-môn chủ tế thành tựu bốn pháp và cả ba tế pháp. Này Bà-la-môn như vậy gọi là ba tế pháp và mười sáu tế vật.

21. Khi nghe nói như vậy những Bà-la-môn ấy la to hét lớn: "Cao quý thay lễ tế đàn, vẻ vang thay sự thành tựu của lễ tế đàn!". Nhưng Bà-la-môn Kūṭadanta ngồi yên lặng. Các vị Bà-la-môn ấy hỏi Bà-la-môn Kūṭadanta: "Vì sao Tôn giả Kūṭadanta không tán thánh là thiện thuyết lời thiện thuyết của Sa-môn Gotama?" - "Không phải ta không tán thán là thiện thuyết lời thiện thuyết của Sa-môn Gotama. Nếu ai không tán thán là thiện thuyết lời thiện thuyết của Sa-môn Gotama thì đầu người ấy sẽ bị tan nát. Nhưng ta hiện đang suy nghĩ: Sa-môn Gotama không nói: "Như vậy ta nghe" hay "Như vậy đáng phải là thế". Nhưng ngài chỉ nói: "Khi sự việc xảy ra như vậy?". "Khi ấy sự việc xảy ra như thế".

Và ta nghĩ: Chắc chắn lúc bấy giờ, Sa-môn Gotama là vua Mahāvijita chủ nhân của lễ tế đàn, hay là vị Bà-la-môn chủ tế lễ tế đàn".

Tôn giả Gotama có công nhận là mình đứng ra tổ chức lễ tế đàn hay khiến người tổ chức lễ tế đàn và sau khi thân hoại mạng chung được sanh ở thiện thú cõi trời, ở đời này?"

Này Bà-la-môn, ta công nhận tự mình đứng ra tổ chức lễ tế đàn hay khiến người tổ chức lễ tế đàn, và sau khi thân hoại mạng chung được sanh ở thiện thú, cõi trời ở đời này. Lúc bấy giờ ta là vị Bà-la-môn chủ tế đã đứng ra chủ lễ tế đàn này.

22. - Này Tôn giả Gotama, có tế đàn nào khác ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này?

- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này.

- Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này?

- Này Bà-la-môn, chính là những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức. Tế đàn ấy, này Bà-la-môn ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này.

23. Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì mà những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức, tế đàn ấy lại ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn, tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này?

- Này Bà-la-môn, các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán không đi đến tế đàn như vậy. Vì cớ sao?

Này Bà-la-môn, vì tại đấy có thấy những sự đánh đập bằng roi gậy, có những sự túm cổ lôi kéo. Do vậy các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán không đi đến tế đàn như vậy. Những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức, này Bà-la-môn, các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán đi đến những tế đàn như vậy. Vì cớ sao? Này Bà-la-môn vì tại đấy không thấy những sự đánh đập bằng roi gậy, không có những sự tóm cổ lôi kéo. Do vậy các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán đi đến tế đàn như vậy. Này Bà-la-môn, do nhân ấy, do duyên ấy, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức, tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này.

24. - Tôn giả Gotama, có tế đàn nào khác ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật và những bố thí thường xuyên những tế đàn thuận lợi này?

- Này Bà-la-môn có một tế đàn khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật và những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi này.

- Này Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì, mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật và những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi này?

- Này Bà-la-môn, chính là sự xây dựng tinh xá cho bốn phương Tăng. Tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, và những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi này.

25. Tôn giả Gotama, có tế đàn nào khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp mười sáu tế vật, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi và sự cúng dường tinh xá này?

- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi và sự cúng dường tinh xá này.

- Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì, mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi và sự cúng dường tinh xá này?

- Này Bà-la-môn, một ai với tâm thành quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, này Bà-la-môn, tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, đàn thí thuận lợi và sự cúng dường tinh xá này.

26. Tôn giả Gotama, có tế đàn nào khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá và những sự quy y này?

- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá và những sự quy y này.

- Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì, mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật ấy, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá và những sự quy y ấy?

- Này Bà-la-môn, một ai với tâm thành thọ trì những giới luật không sát sanh, không thâu đạo, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.

Này Bà-la-môn tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá và những sự quy y này.

27. - Này Tôn giả Gotama, có tế đàn nào khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá, những sự quy y và những giới luật này?

- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá, những sự quy y, những giới luật này.

- Tôn giả Gotama, tế đàn ấy là gì mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường tinh xá, những sự quy y và những giới luật này?

- Này Bà-la-môn, ở đây đức Như Lai sanh ra đời, Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác...

[tương tự như kinh "Sa-môn quả", đoạn kinh 40-98]. Như vậy, này Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh. ... chứng và an trú sơ thiền. Này Bà-la-môn, tế đàn này ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn những tế đàn trước. ... nhị thiền... tam thiền... chứng và an trú tứ thiền. Này Bà-la-môn, tế đàn này ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn những tế đàn trước... . không còn một đời sống khác.

Vị ấy biết như vậy. Này Bà-la-môn, tế đàn này ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn những tế đàn trước. Này Bà-la-môn, không có một lễ tế đàn nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn lễ tế đàn này.

28. Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Kūṭadanta thưa với đức Thế Tôn: - Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng phương tiện trình bày giải thích.

Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn Giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng Tôn giả Gotama, con xin trả tự do và sự sống cho bảy trăm con bò đực, bảy trăm con bò cái, bảy trăm con dê và bảy trăm con cừu. Mong chúng được ăn cỏ xanh và uống nước mát, mong chúng được hưởng gió mát.

29. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn liền thứ lớp giảng pháp cho Bà-la-môn Kūṭadanta như là thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly.

Khi đức Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Kūṭadanta đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã chứng ngộ, tức là khổ, tập, diệt, đạo.

Cũng như tấm vải thuần bạch, được gột rửa các vết đen sẽ rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy chính chỗ ngồi này pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên trong tâm Bà-la-môn Kūṭadanta: "Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt".

30. Khi ấy Bà-la-môn Kūṭadanta thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ nơi người đối với đạo pháp của đức Bổn Sư, liền bạch đức Thế Tôn: "Mong Tôn giả Gotama ngày mai cùng chúng Tỷ-kheo nhận lời mời đến dùng cơm do con mời".

Ðức Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kūṭadanta được biết đức Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, thân phía hữu hướng về đức Phật và từ biệt... Rồi Bà-la-môn Kūṭadanta khi đêm vừa tàn, liền làm cho sẵn sàng tại nhà các món thượng vị loại cứng và loại mềm, rồi báo thì giờ cho đức Thế Tôn: "Giờ đã đến, Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng".

Khi ấy đức Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo y bát và cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến cư xá của Bà-la-môn Kūṭadanta, khi đi đến liền ngồi trên chỗ đã được soạn sẵn. Bà-la-môn Kūṭadanta tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn với những món thượng vị, loại cứng và loại mềm. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kūṭadanta, sau khi được biết đức Thế Tôn dùng cơm đã xong, đã rửa tay và bát, liền lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên.

Sau khi Bà-la-môn Kūṭadanta ngồi xuống một bên, đức Thế Tôn với một thời thuyết pháp giảng dạy, khích lệ, kích thích và làm cho Bà-la-môn Kūṭadanta hoan hỷ rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.

5. About Kūṭadanta - A Bloodless Sacrifice

Translated by: Maurice Walshe

[127] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was travelling through Magadha with a large company of some five hundred monks, and he arrived at a Brahmin village called Khānumata. And there he stayed at the Ambalaṭṭhikā park.170

Now at that time the Brahmin Kūṭadanta was living at Khānumata, a populous place, full of grass, timber, water and corn, which had been given to him by King Seniya Bimbisāra of Magadha as a royal gift and with royal powers.

And Kūṭadanta planned a great sacrifice: seven hundred bulls, seven hundred bullocks, seven hundred heifers, seven hundred he-goats and seven hundred rams were all tied up to the sacrificial posts.171

2. And the Brahmins and householders of Khānumata heard say: ‘The ascetic Gotama... is staying at Ambalaṭṭhikā.

And concerning that Blessed Lord Gotama a good report has been spread about: “This Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct, a Well-Farer, Knower of the worlds, unequalled Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, a Buddha, a Blessed Lord.” [128]

He proclaims this world with its gods, maras and Brahmas, the world of ascetics and Brahmins with its princes and people, having come to know it by his own knowledge. He teaches a Dhamma that is lovely in its beginning, lovely in its middle and lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and he displays the fully-perfected, thoroughly purified holy life. And indeed it is good to see such Arahants.’

And at that the Brahmins and householders, leaving Khānumata in great numbers, went to Ambalaṭṭhikā.

3. Just then, Kūṭadanta had gone up to his verandah for his midday rest. Seeing all the Brahmins and householders making for Ambalaṭṭhikā, he asked his steward the reason.



The steward replied: ‘Sir, it is the ascetic Gotama, concerning whom a good report has been spread about: “This Blessed Lord is an Arahant, ... a Buddha, a Blessed Lord”.

That is why they are going to see him.’

4. Then Kūṭadanta thought: ‘I have heard that the ascetic Gotama understands how to conduct successfully the triple sacrifice with its sixteen requisites. Now I do not understand all this, but I want to make a big sacrifice. Suppose [129] I were to go to the ascetic Gotama and ask him about the matter.’

So he sent his steward to the Brahmins and householders of Khānumata to ask them to wait for him.





5. And at that time several hundred Brahmins were staying at Khānumata intending to take part in Kūṭadanta’s sacrifice. Hearing of his intention to visit the ascetic Gotama, they went and asked him if this were true.



‘So it is, gentlemen, I am going to visit the ascetic Gotama.’

6. ‘Sir, do not visit the ascetic Gotama... (exactly the same arguments as at Sutta 4, verse 5). [130 — 131] This being so, it is not proper that the Reverend Kūṭadanta should visit the ascetic Gotama, but rather the ascetic Gotama should visit him.’























7. Then Kūṭadanta said to the Brahmins:

‘Now listen, gentlemen, as to why it is fitting for us to visit the Reverend Gotama, and why it is not fitting for him to visit us... (exactly the same as Sutta 4, verse 6). [132 — 133]

























































The ascetic Gotama has arrived in Khānumata and is staying at Ambalaṭṭhikā. And whatever ascetics or Brahmins come to our territory are our guests … He is beyond all praise.’

8. On hearing this, the Brahmins said:

‘Sir, since you praise the ascetic Gotama so much, then even if he were to live a hundred yojanas from here, it would be fitting for a believing clansman to go with a shoulder-bag to visit him. And, sir, we shall all go to visit the ascetic Gotama.’

And so Kūṭadanta went with a large company of Brahmins to Ambalaṭṭhikā. He approached the Lord, [134] exchanged courtesies with him, and sat down to one side. Some of the Brahmins and householders of Khānumata made obeisance to the Lord, some exchanged courtesies with him, some saluted him with joined palms, some announced their name and clan, and some sat down to one side in silence.

9. Sitting to one side, Kūtadanta addressed the Lord:

‘Reverend Gotama, I have heard that you understand how to conduct successfully the triple sacrifice with its sixteen requisites. Now I do not understand all this, but I want to make a big sacrifice. It would be well if the ascetic Gotama were to explain this to me.’

‘Then listen, Brahmin, pay proper attention, and I will explain.’

‘Yes, sir’, said Kūṭadanta, and the Lord said:

10. ‘Brahmin, once upon a time there was a king called Mahāvijita.172 He was rich, of great wealth and resources, with an abundance of gold and silver, of possessions and requisites, of money and money’s worth, with a full treasury and granary.

And when King Mahāvijita was musing in private, the thought came to him: “I have acquired extensive wealth in human terms, I occupy a wide extent of land which I have conquered. Suppose now I were to make a great sacrifice which would be to my benefit and happiness for a long time?”

And calling his minister-chaplain,173 he told him his thought. [135]

“I want to make a big sacrifice. Instruct me, Reverend Sir, how this may be to my lasting benefit and happiness.”

11. ‘The chaplain replied: “Your Majesty’s country is beset by thieves, it is ravaged, villages and towns are being destroyed, the countryside is infested with brigands. If Your Majesty were to tax this region, that would be the wrong thing to do. Suppose Your Majesty were to think: ‘I will get rid of this plague of robbers by executions and imprisonment, or by confiscation, threats and banishment’, the plague would not be properly ended. Those who survived would later harm Your Majesty’s realm.

However, with this plan you can completely eliminate the plague. To those in the kingdom who are engaged in cultivating crops and raising cattle, let Your Majesty distribute grain and fodder; to those in trade, give capital; to those in government service assign proper living wages. Then those people, being intent on their own occupations, will not harm the kingdom. Your Majesty’s revenues will be great, the land will be tranquil and not beset by thieves, and the people, with joy in their hearts, will play with their children, and will dwell in open houses.”

‘And saying: “So be it!”, the king accepted the chaplain’s advice: he gave grain and fodder, capital to those in trade,... proper living wages... and the people with joy in their hearts ... dwelt in open houses.

12. ‘Then King Mahāvijita sent for the chaplain and said: “I have got rid of the plague of robbers; following your plan my revenue has grown, the land is tranquil and not beset by thieves, and the people with joy in their hearts play with their children and dwell in open houses. Now I wish to make a great sacrifice. Instruct me as to how this may be done to my lasting benefit and happiness.”

“For this, Sire, you should send for your Khattiyas from town and country, your advisers and counsellors, the most influential Brahmins and the wealthy householders of your realm, and say to them: ‘I wish to make a great sacrifice. Assist me in this, gentlemen, that it may be to my lasting benefit and happiness.’”

‘The King agreed, and [137] did so.

“Sire, let the sacrifice begin, now is the time, Your Majesty.



These four assenting groups174 will be the accessories for the sacrifice.

13. “‘King Mahāvijita is endowed with eight things.

He is well-born on both sides,... (as Sutta 4, verse 5) of irreproachable birth.

He is handsome, ... of no mean appearance.

He is rich ... with a full treasury and granary.

He is powerful, having a four-branched army175 that is loyal, dependable, making bright his reputation among his enemies.

He is a faithful giver and host, not shutting his door against ascetics, Brahmins and wayfarers, beggars and the needy — a fountain of goodness. He is very learned in what should be learnt. He knows the meaning of whatever is said, saying: ‘This is what that means.’ He is a scholar, accomplished, wise, competent to perceive advantage in the past, the future or the present. 176

King Mahāvijita is endowed with these eight things. These constitute the accessories for the sacrifice.

[138] 14. “‘The Brahmin chaplain is endowed with four things. He is well-born... He is a scholar, versed in the mantras ... He is virtuous, of increasing virtue, endowed with increasing virtue. He is learned, accomplished and wise, and is the first or second to hold the sacrificial ladle. He has these four qualities. These constitute the accessories to the sacrifice.”

15. ‘Then, prior to the sacrifice, the Brahmin chaplain taught the King the three modes. “It might be that Your Majesty might have some regrets about the intended sacrifice: ‘I am going to lose a lot of wealth’, or during the sacrifice: ‘I am losing a lot of wealth’, or after the sacrifice: ‘I have lost a lot of wealth.’ In such cases, Your Majesty should not entertain such regrets.”



16. ‘Then, prior to the sacrifice, the chaplain dispelled the King’s qualms with ten conditions for the recipient: “Sire, there will come to the sacrifice those who take life and those who abstain from taking life. To those who take life, so will it be to them; but those who abstain from taking life will have a successful sacrifice and will rejoice in it, and their hearts may be calmed within.

There will come those who take what is not given and those who refrain...,

those who indulge in sexual misconduct and those who refrain...,

those who tell lies...,

indulge in calumny, harsh and frivolous speech..., [139]

those who are covetous and those who are not,

those who harbour ill-will and those who do not,

those who have wrong views and those who have right views. To those who have wrong views it will turn out accordingly, but those who have right views will have a successful sacrifice and will rejoice in it, and their hearts may be calmed within.”

So the chaplain dispelled the King’s doubts with ten conditions.

17. ‘So the chaplain instructed the King who was making the great sacrifice with sixteen reasons, urged him, inspired him and gladdened his heart. “Someone might say: ‘King Mahāvijita is making a great sacrifice, but he has not invited his Khattiyas..., his advisers and counsellors, the most influential Brahmins and wealthy householders...’

But such words would not be in accordance with the truth, since the King has invited them. Thus the King may know that he will have a successful sacrifice and rejoice in it, and his heart will be calmed within.



Or someone might say: ‘King Mahāvijita is making a great sacrifice, but he is not well-born on both sides...’[140]

But such words would not be in accordance with the truth...

Or someone might say: ‘His chaplain is not well-born...’ [141]

But such words would not be in accordance with the truth.”

Thus the chaplain instructed the King with sixteen reasons...

18. ‘In this sacrifice, Brahmin, no bulls were slain, no goats or sheep, no cocks and pigs, nor were various living beings subjected to slaughter, nor were trees cut down for sacrificial posts, nor were grasses mown for the sacrificial grass, and those who are called slaves or servants or workmen did not perform their tasks for fear of blows or threats, weeping and in tears.

But those who wanted to do something did it, those who did not wish to did not: they did what they wanted to do, and not what they did not want to do. The sacrifice was carried out with ghee, oil, butter, curds, honey and molasses. [142]

19. ‘Then, Brahmin, the Khattiyas ... , the ministers and counsellors, the influential Brahmins, the wealthy householders of town and country, having received a sufficient income, came to King Mahāvijita and said: “We have brought sufficient wealth, Your Majesty, please accept it.” “But, gentlemen, I have collected together sufficient wealth. Whatever is left over, you take away.”

‘At the King’s refusal, they went away to one side and consulted together: “It is not right for us to take this wealth back to our own homes. The King is making a great sacrifice. Let us follow his example.”

20. ‘Then the Khattiyas put their gifts to the east of the sacrificial pit, the advisers and counsellors set out theirs to the south, the Brahmins to the west and the wealthy householders to the north. And in this sacrifice no bulls were slain,... nor were living beings subjected to slaughter... Those who wanted to do something did it, those who did not wish to did not... The sacrifice was carried out with ghee, oil, butter, curds, honey and molasses. [143]

Thus there were the four assenting groups, and King Mahāvijita was endowed with eight things, and the chaplain with four things in three modes. This, Brahmin, is called the sixteenfold successful sacrifice in three modes.’

21. At this the Brahmins shouted loudly and noisily: ‘What a splendid sacrifice! What a splendid way to perform a sacrifice! ’ But Kūṭadanta sat in silence. And the Brahmins asked him why he did not applaud the ascetic Gotama’s fine words. He replied: ‘It is not that I do not applaud them. My head would split open if I did not.177 But it strikes me that the ascetic Gotama does not say: “I have heard this”, or “It must have been like this”, but he says: “It was like this or like that at the time.”

And so, gentlemen, it seems to me that the ascetic Gotama must have been at that time either King Mahavijita, the lord of the sacrifice, or else the Brahmin chaplain who conducted the sacrifice for him.

Does the Reverend Gotama acknowledge that he performed, or caused to be performed, such a sacrifice, and that in consequence at death, after the breaking-up of the body, he was reborn in a good sphere, a heavenly state?’

‘I do, Brahmin. I was the Brahmin chaplain who conducted that sacrifice.’

22. ‘And, Reverend Gotama, is there any other sacrifice that is simpler, less difficult, more fruitful and profitable than this threefold sacrifice with its sixteen attributes?’ [144]

‘There is, Brahmin.’

‘What is it, Reverend Gotama?’

‘Wherever regular family gifts are given to virtuous ascetics, these constitute a sacrifice more fruitful and profitable than that.’

23. ‘Why, Reverend Gotama, and for what reason is this better?’

‘Brahmin, no Arahants or those who have attained the Arahant path will attend such a sacrifice. Why?

Because there they see beatings and throttlings, so they do not attend. But they will attend the sacrifice at which regular family gifts are given to virtuous ascetics, because there there are no beatings or throttlings. That is why this kind of sacrifice is more fruitful and profitable.’

24. ‘But, Reverend Gotama, is there any other sacrifice that is more profitable than [145] either of these?’

‘There is, Brahmin.’

‘What is it, Reverend Gotama?’

‘Brahmin, if anyone provides shelter for the Sangha coming from the four quarters, that constitutes a more profitable sacrifice.’

25. ‘But, Reverend Gotama, is there any sacrifice that is more profitable than these three?’

‘There is, Brahmin.’

‘What is it, Reverend Gotama?’

‘Brahmin, if anyone with a pure heart goes for refuge to the Buddha, the Dhamma andthe Sangha, that constitutes a sacrifice more profitable than [146] any of these three.’

26. ‘But, Reverend Gotama, is there any sacrifice that is more profitable than these four?’

‘There is, Brahmin.’

‘What is it, Reverend Gotama?’

‘Brahmin, if anyone with a pure heart undertakes the precepts — to refrain from taking life, from taking what is not given, from sexual immorality, from lying speech and from taking strong drink and sloth-producing drugs —

that constitutes a sacrifice more profitable than any of these four.’

27. ‘But, Reverend Gotama, is there any sacrifice that is more profitable than these five?’

‘There is, Brahmin.’ [147]

‘What is it, Reverend Gotama?’

‘Brahmin, a Tathagata arises in this world, an Arahant, fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, enlightened and blessed. He, having realised it by his own super-knowledge, proclaims this world with its devas, maras and Brahmas, its princes and people. He preaches the Dhamma which is lovely in its beginning, lovely in its middle, lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and displays the fully-perfected and purified holy life.

A disciple goes forth and practises the moralities, etc. (Sutta 2, verses 41 — 74). Thus a monk is perfected in morality. He attains the four jhānas (Sutta 2, verses 75 — 82). That, Brahmin, is a sacrifice ... more profitable. He attains various insights (Sutta 2, verse 83 — 95), and the cessation of the corruptions (Sutta 2, verse 97).

He knows: “There is nothing further in this world.” That, Brahmin, is a sacrifice that is simpler, less difficult, more fruitful and more profitable than all the others. And beyond this there is no sacrifice that is greater and more perfect.’

28. ‘Excellent, Reverend Gotama, excellent! It is as if someone were to set up what had been knocked down, or to point out the way to one who had got lost, or to bring an oil-lamp into a dark place, so that those with eyes could see what was there. Just so the Reverend Gotama has expounded the Dhamma in various ways.

May the Reverend Gotama accept me as a lay-follower from this day forth as long as life shall last! And, [148] Reverend Gotama, I set free the seven hundred bulls, seven hundred bullocks, seven hundred heifers, seven hundred he-goats and seven hundred rams. I grant them life, let them be fed with green grass and given cool water to drink, and let cool breezes play upon them.’

29. Then the Lord delivered a graduated discourse to Kūṭadanta, on generosity, on morality and on heaven, showing the danger, degradation and corruption of sense-desires, and the profit of renunciation.

And when the Lord knew that Kūṭadanta’s mind was ready, pliable, free from the hindrances, joyful and calm, then he preached a sermon on Dhamma in brief: on suffering, its origin, its cessation, and the path.

And just as a clean cloth from which all stains have been removed receives the dye perfectly, so in the Brahmin Kūṭadanta, as he sat there, there arose the pure and spotless Dhamma-eye, and he knew: ‘Whatever things have an origin must come to cessation.’

30. Then Kūṭadanta, having seen, attained, experienced and penetrated the Dhamma, having passed beyond doubt, transcended uncertainty, having gained perfect confidence in the Teacher’s doctrine without relying on others, said: ‘May the Reverend Gotama and his order of monks accept a meal from me tomorrow!’

The Lord assented by silence. Then Kūṭadanta, seeing his consent, rose, saluted the Lord, passed by to his right and departed. As day was breaking, he caused hard and soft food to be prepared at his place of sacrifice, and when it was ready he announced: ‘Reverend Gotama, it is time; the meal is ready.’

And the Lord, having risen early, went with robe and bowl and attended by his monks to Kūṭadanta’s place of sacrifice and sat down on the prepared seat. And Kūṭadanta [149] served the Buddha and his monks with the finest foods with his own hands until they were satisfied. And when the Lord had eaten and taken his hand away from the bowl, Kūṭadanta took a low stool and sat down to one side.

Then the Lord, having instructed Kūṭadanta with a talk on Dhamma, inspired him, fired him with enthusiasm and delighted him, rose from his seat and departed.178




Close
Close