Như vầy tôi nghe.
Một thời, Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên) sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Suṁsumāragira, rừng Bhesakalā, vườn Lộc Uyển.
Ở đây, Tôn giả Mahā Moggallāna gọi các Tỷ-kheo:
--"Chư Hiền Tỷ-kheo."
--"Thưa Hiền giả."
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahā Moggallāna.
Tôn giả Mahā Moggallāna nói như sau:
-- Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!" Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy.
Chư Hiền, thế nào là những tánh khiến người ấy trở thành khó nói?
(1) Chư Hiền, ở đây, vị Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận, như vậy là... khó nói.
(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp, như vậy là... khó nói.
(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ... khó nói.
(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại; chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại... khó nói.
(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham; chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham... khó nói.
(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt; chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt... khó nói.
(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn; chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn... khó nói.
(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả; chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, như vậy là một tánh trở thành khó nói.
Chư Hiền, như vậy được gọi là những tánh khiến trở thành khó nói.
Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo không thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!"; Và nếu vị ấy là một người dễ nói, đầy đủ những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói, kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được nghe giảng dạy, thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy đáng được giáo huấn, nghĩ rằng nên đặt lòng tin vào người ấy.
Chư Hiền, thế nào là những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói?
(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối, như vậy là một đức tánh khiến trở thành dễ nói.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người... dễ nói.
(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ,... trở thành dễ nói
(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói
(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói.
(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói.
(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội ... trở thành dễ nói.
(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại... trở thành dễ nói.
(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham ... trở thành dễ nói.
(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt. Chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt... trở thành dễ nói.
(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn... trở thành dễ nói.
(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, như vậy là một đức tánh trở thành dễ nói.
Chư Hiền, như vậy được gọi là những đức tánh khiến trở thành dễ nói.
(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau:
"Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta có ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối."
(2) "Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không khen mình chê người."
(3) "Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối";
(4) "Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận";
(5) "Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp";
(6) "Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ";
(7) "Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình";
(8) "Người này bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình, nên Ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chỉ trích vị buộc tội mình";
(9) "Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình";
(10) "Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình";
(11) "Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết";
(12) "Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không hư ngụy và não hại";
(13) "Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không tật đố và xan tham";
(14) "Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không khi cuống và lường gạt";
(15) "Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn";
(16) "Người này chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả".
Chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau:
(1) "Không biết ta có ác dục, có bị ác dục chi phối không?" Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta có ác dục và bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta không có ác dục, không bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: "Không biết ta có khen mình chê người hay không? ...Ta không khen mình chê người... các thiện pháp.
(3) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối không? ...Ta không có phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối... các thiện pháp.
(4) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành có hiềm hận không?... Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người hiềm hận... các thiện pháp.
(5) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp? ...Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp... các thiện pháp.
(6) Lại nữa,... không biết ta có phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ?... Ta không có phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ... các thiện pháp.
(7) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chống đối vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chống vị đã buộc tội ta... các thiện pháp.
(8) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta ... các thiện pháp.
(9) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta?... Ta bị buộc tội, ta không trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta ... các thiện pháp.
(10) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của ta?... Ta bị buộc tội, ta không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ngoài vấn đề, và ta không để lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn của ta... các thiện pháp.
(11) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết?... Ta bị buộc tội, Ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết... các thiện pháp.
(12) Lại nữa, không biết ta có hư ngụy và não hại?... Ta không có hư ngụy và não hại... các thiện pháp.
(13) Lại nữa, không biết ta có tật đố và xan tham?... Ta không có tật đố và xan tham... các thiện pháp.
(14) Lại nữa, không biết ta có khi cuống và lường gạt?... Ta không có khi cuống và lường gạt... các thiện pháp.
(15) Lại nữa... không biết ta có ngoan mê và quá mạn?... Ta không có ngoan mê và quá mạn... các thiện pháp".
(16) Lại nữa, chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã như sau: "Không biết ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả không?" Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ những ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp đã được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: "Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh".
Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Tôn giả Mahā Moggallāna thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahā Moggallāna.
15. Inference
Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the venerable Mahā Moggallāna was living in the Bhagga country at Suṁsumāragira in the Bhesakalā Grove, the Deer Park.
There he addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus.” — “Friend,” they replied.
The venerable Mahā Moggallāna said this:
2. “Friends, though a bhikkhu asks thus: ‘Let the venerable ones admonish me,212 I need to be admonished by the venerable ones,’ yet if he is difficult to admonish and possesses qualities that make him difficult to admonish, if he is impatient and does not take instruction rightly, then his companions in the holy life think that he should not be admonished or instructed, they think of him as a person not to be trusted.
3. “What qualities make him difficult to admonish?
(1) Here a bhikkhu has evil wishes and is dominated by evil wishes;213 this is a quality that makes him difficult to admonish.
(2) Again, a bhikkhu lauds himself and disparages others; this is a quality that makes him difficult to admonish.
(3) Again, a bhikkhu is angry and is overcome by anger; this is a quality…
(4) Again, a bhikkhu is angry, and resentful because of anger…
(5) Again, a bhikkhu is angry, and stubborn because of anger…
(6) Again, a bhikkhu is angry, and he utters words bordering on anger…
(7) Again, a bhikkhu is reproved, and he resists the reprover…
(8) Again, a bhikkhu is reproved, and he denigrates the reprover…
(9) Again, [96] a bhikkhu is reproved, and he counter-reproves the reprover…
(10) Again, a bhikkhu is reproved, and he prevaricates, leads the talk aside, and shows anger, hate, and bitterness…
(11) Again, a bhikkhu is reproved, and he fails to account for his conduct…
(12) Again, a bhikkhu is contemptuous and insolent…
(13) Again, a bhikkhu is envious and avaricious…
(14) Again, a bhikkhu is fraudulent and deceitful…
(15) Again, a bhikkhu is obstinate and arrogant…
(16) Again, a bhikkhu adheres to his own views, holds on to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty; this is a quality that makes him difficult to admonish.214
“Friends, these are called the qualities that make him difficult to admonish.
4. “Friends, though a bhikkhu does not ask thus: ‘Let the venerable ones admonish me; I need to be admonished by the venerable ones,’ yet if he is easy to admonish and possesses qualities that make him easy to admonish, if he is patient and takes instruction rightly, then his companions in the holy life think that he should be admonished and instructed, and they think of him as a person to be trusted.
5. “What qualities make him easy to admonish?
(1) Here a bhikkhu has no evil wishes and is not dominated by evil wishes; this is a quality that makes him easy to admonish.
(2) Again, a bhikkhu does not laud himself nor disparage others; this is a quality…
(3) He is not angry nor allows anger to overcome him…
(4) He is not angry or resentful because of anger…
(5) He is not angry or stubborn because of anger…
(6) He is not angry, and he does not utter words bordering on anger…
(7) He is reproved, and he does not resist the reprover…
(8) He is reproved, and he does not denigrate the reprover… [97]
(9) He is reproved, and he does not counter-reprove the reprover…
(10) He is reproved, and he does not prevaricate, lead the talk aside, and show anger, hate, and bitterness…
(11) He is reproved, and he does not fail to account for his conduct…
(12) He is not contemptuous or insolent…
(13) He is not envious or avaricious…
(14) He is not fraudulent or deceitful…
(15) He is not obstinate or arrogant…
(16) Again, a bhikkhu does not adhere to his own views or hold on to them tenaciously, and he relinquishes them easily; this is a quality that makes him easy to admonish.
“Friends, these are called the qualities that make him easy to admonish.
6. “Now, friends, a bhikkhu ought to infer about himself in the following way: 215
(1) ‘A person with evil wishes and dominated by evil wishes is displeasing and disagreeable to me. If I were to have evil wishes and be dominated by evil wishes, I would be displeasing and disagreeable to others.’ A bhikkhu who knows this should arouse his mind thus: ‘I shall not have evil wishes and be dominated by evil wishes.’
(2–16) 'A person who lauds himself and disparages others… [98]…
A person who adheres to his own views, holds on to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty is displeasing and disagreeable to me. If I were to adhere to my own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty, I would be displeasing and disagreeable to others.’ A bhikkhu who knows this should arouse his mind thus: ‘I shall not adhere to my own views, hold on to them tenaciously, and I shall relinquish them easily.’
7. “Now, friends, a bhikkhu should review himself thus:
(1) ‘Do I have evil wishes and am I dominated by evil wishes?’ If, when he reviews himself, he knows: ‘I have evil wishes, I am dominated by evil wishes,’ then he should make an effort to abandon those evil unwholesome states. But if, when he reviews himself, he knows: ‘I have no evil wishes, I am not dominated by evil wishes,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.
(2–16) Again, a bhikkhu should review himself thus: ‘Do I praise myself and disparage others?’… [99]…
'Do I adhere to my own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty?’ If, when he reviews himself, he knows: ‘I adhere to my own views… ,’ then [100] he should make an effort to abandon those evil unwholesome states. But if, when he reviews himself, he knows: ‘I do not adhere to my own views… ,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.
8. “Friends, when a bhikkhu reviews himself thus, if he sees that these evil unwholesome states are not all abandoned in himself, then he should make an effort to abandon them all. But if, when he reviews himself thus, he sees that they are all abandoned in himself, then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.216
“Just as when a woman — or a man — young, youthful, fond of ornaments, on viewing the image of her own face in a clear bright mirror or in a basin of clear water, sees a smudge or a blemish on it, she makes an effort to remove it, but if she sees no smudge or blemish on it, she becomes glad thus: ‘It is a gain for me that it is clean’;
so too when a bhikkhu reviews himself thus… then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.”
That is what the venerable Mahā Moggallāna said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the venerable Mahā Moggallāna’s words.