Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn sống giữa giòng họ Sakka (Thích-ca), trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) tại vườn Nigrodha (Ni-câu-luật Viên).
Lúc ấy, có người Sakka tên Mahānāma đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Mahānāma, dòng họ Sakka bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: "Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm". Bạch Thế Tôn, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: "Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm". Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú.
Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: "Pháp nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?"
-- Này Mahānāma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahānāma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng.
Và này Mahānāma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.
Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahānāma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối.
Này Mahānāma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.
Này Mahānāma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối.
Và này Mahānāma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.
Và này Mahānāma, thế nào là vị ngọt các dục?
Này Mahānāma, có năm pháp tăng trưởng các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận thức...; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn.
Này Mahānāma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahānāma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.
Và này Mahānāma, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này Mahānāma, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.
Này Mahānāma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả". Này Mahānāma, như vậy, là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Này Mahānāma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: "Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?" Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa". Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác.
Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình (đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm của dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.
Này Mahānāma, một thời Ta ở tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều Nigaṇṭha (Ni-kiền Tử) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy.
Này Mahānāma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigaṇṭha ấy ở, khi đến nơi Ta nói với các Nigaṇṭha ấy: "Chư Hiền, tại sao các Ngươi lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?"
Này Mahānāma, được nói vậy các Nigaṇṭha ấy trả lời Ta như sau: "Này Hiền giả, Nigaṇṭha Nataputta - là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như sau: 'Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta'. Vị ấy nói như sau: ‘Này các Nigaṇṭha, nếu xưa kia Ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây.
Như vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai. Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn'. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ."
Này Mahānāma, khi được nói vậy Ta nói với các Nigaṇṭha ấy như sau:
"Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--" Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền, theo các Ngươi nói, Nigaṇṭha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết, các Ngươi không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp.
Chư Hiền Nigaṇṭha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigaṇṭha các Ngươi không?"
--"Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisāra (Tần-bà-ta-la) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisāra sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama.
"Lời nói này thật sự đã được các Tôn giả Nigaṇṭha nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisāra có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisāra sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây cần phải được hỏi như sau: 'Giữa các bậc Tôn Giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisāra hay Tôn giả Gotama?'
"Hiền giả Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisāra có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisāra sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: 'Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisāra hay Tôn giả Gotama?'
--"Chư Hiền Nigaṇṭha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisāra có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisāra có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigaṇṭha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigaṇṭha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisāra hay Ta?
--"Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisāra."
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Mahānāma thuộc giòng họ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
14. The Shorter Discourse on the Mass of Suffering
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
[91] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.
2. Then Mahānāma the Sakyan205 went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said:
“Venerable sir, I have long understood the Dhamma taught by the Blessed One thus: ‘Greed is an imperfection that defiles the mind, hate is an imperfection that defiles the mind, delusion is an imperfection that defiles the mind.’ Yet while I understand the Dhamma taught by the Blessed One thus, at times states of greed, hate, and delusion invade my mind and remain.
I have wondered, venerable sir, what state is still unabandoned by me internally, owing to which at times these states of greed, hate, and delusion invade my mind and remain.”206
3. “Mahānāma, there is still a state unabandoned by you internally, owing to which at times states of greed, hate, and delusion invade your mind and remain; for were that state already abandoned by you internally you would not be living the home life, you would not be enjoying sensual pleasures.207
It is because that state is unabandoned by you internally that you are living the home life and enjoying sensual pleasures.
4. “Even though a noble disciple has seen clearly as it actually is with proper wisdom that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more, as long as he still does not attain to the rapture and pleasure that are apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, or to something more peaceful than that, he may still be attracted to sensual pleasures.208
But when a noble disciple has seen clearly as it actually is with proper wisdom that sensual pleasures provide little gratification, much suffering and despair, and that the danger in them is still more, and he attains to the rapture and pleasure that are apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, or to something more peaceful than that, then he is no longer attracted to sensual pleasures. [92]
5. “Before my enlightenment, while I was still only an unenlightened Bodhisatta, I too clearly saw as it actually is with proper wisdom how sensual pleasures provide little gratification, much suffering, and much despair, and how great is the danger in them, but as long as I still did not attain to the rapture and pleasure that are apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, or to something more peaceful than that, I recognised that I still could be attracted to sensual pleasures.
But when I clearly saw as it actually is with proper wisdom how sensual pleasures provide little gratification, much suffering, and much despair, and how great is the danger in them, and I attained to the rapture and pleasure that are apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, or to something more peaceful than that, I recognised that I was no longer attracted to sensual pleasures.
6–14. “And what is the gratification in the case of sensual pleasures?
Mahānāma, there are these five cords of sensual pleasure… (as Sutta 13, §§7–15)…
Now this is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering in the life to come, having sensual pleasures as its cause, sensual pleasures as its source, sensual pleasures as its basis, the cause being simply sensual pleasures.
15. “Now, Mahānāma, on one occasion I was living at Rājagaha on the mountain Vulture Peak. On that occasion a number of Nigaṇṭhas living on the Black Rock on the slopes of Isigili were practising continuous standing, rejecting seats, and were experiencing painful, racking, piercing feelings due to exertion.209
16. “Then, when it was evening, I rose from meditation and went to the Nigaṇṭhas there. I asked them: ‘Friends, why do you practise continuous standing, rejecting seats, and experience painful, racking, piercing feelings due to exertion?’
17. “When this was said, they replied: ‘Friend, the Nigaṇṭha Nātaputta is omniscient and all-seeing and claims to have complete knowledge and vision thus: “Whether I am walking or standing or asleep or awake, [93] knowledge and vision are continuously and uninterruptedly present to me.” He says thus: “Nigaṇṭhas, you have done evil actions in the past; exhaust them with the performance of piercing austerities. And when you are here and now restrained in body, speech, and mind, that is doing no evil actions for the future.
So by annihilating with asceticism past actions and by doing no fresh actions, there will be no consequence in the future. With no consequence in the future, there is the destruction of action. With the destruction of action, there is the destruction of suffering. With the destruction of suffering, there is the destruction of feeling. With the destruction of feeling, all suffering will be exhausted.” This is [the doctrine] we approve of and accept, and we are satisfied with it.’
18. “When this was said, I told them:
‘But, friends, do you know that you existed in the past, and that it is not the case that you did not exist?’ — ‘No, friend.’
— ‘But, friends, do you know that you did evil actions in the past and did not abstain from them?’ — ‘No, friend.’
— ‘But, friends, do you know that you did such and such evil actions?’ — ‘No, friend.’
— ‘But, friends, do you know that so much suffering has already been exhausted, or that so much suffering has still to be exhausted, or that when so much suffering has been exhausted all suffering will have been exhausted?’ — ‘No, friend.’
— ‘But, friends, do you know what the abandoning of unwholesome states is and what the cultivation of wholesome states is here and now?’ — ‘No, friend.’
19. “‘So, friends, it seems that you do not know that you existed in the past and that it is not the case that you did not exist; or that you did evil actions in the past and did not abstain from them; or that you did such and such evil actions; or that so much suffering has already been exhausted, or that so much suffering has still to be exhausted, or that when so much suffering has been exhausted all suffering will have been exhausted; or what the abandoning of unwholesome states is and what the cultivation of wholesome states is here and now.
That being so, those who are murderers, bloody-handed evil-doers in the world, when they are reborn among human beings, go forth into homelessness as Nigaṇṭhas.’210
20. “‘Friend Gotama, pleasure is not to be gained through pleasure; pleasure is to be gained through pain. [94] For were pleasure to be gained through pleasure, then King Seniya Bimbisāra of Magadha would gain pleasure, since he abides in greater pleasure than the venerable Gotama.’
“‘Surely the venerable Nigaṇṭhas have uttered those words rashly and without reflection. Rather it is I who ought to be asked: “Who abides in greater pleasure, King Seniya Bimbisāra of Magadha or the venerable Gotama?”’
“‘Surely, friend Gotama, we uttered those words rashly and without reflection. But let that be. Now we ask the venerable Gotama: Who abides in greater pleasure, King Seniya Bimbisāra of Magadha or the venerable Gotama?’
21. “‘Then, friends, I shall ask you a question in return. Answer it as you like. What do you think, friends? Can King Seniya Bimbisāra of Magadha abide without moving his body or uttering a word, experiencing exclusively pleasure for seven days and nights?’
— ‘No, friend.’
— ‘Can King Seniya Bimbisāra of Magadha abide without moving his body or uttering a word, experiencing exclusively pleasure for six, five, four, three, or two days and nights?… for one day and night?
— ‘No, friend.’
22. “‘But, friends, I can abide without moving my body or uttering a word, experiencing exclusively pleasure for one day and night… for two, three, four, five, and six days and nights… for seven days and nights.211 What do you think, friends? That being so, who dwells in greater pleasure, King Seniya Bimbisāra of Magadha or I?’
“‘That being so, [95] the venerable Gotama abides in greater pleasure than King Seniya Bimbisāra of Magadha.’”
That is what the Blessed One said. Mahānāma the Sakyan was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.