Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahā Cunda, vào buổi chiều từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahā Cunda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không?
-- Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, - chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.
(Tám chứng đắc)
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
(Ðoạn giảm)
Này Cunda, ở đây đoạn giảm được các Người thực hiện khi các Người nghĩ:
(1) "Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(3) "Những kẻ khác có thể lấy của không cho, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ lấy của không cho", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(4) "Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh", như vậy... (như trên)... thực hiện.
(5) "Những kẻ khác có thể nói láo, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói láo",... (như trên)...
(6) "Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi",... (như trên)...
(7) "Những kẻ khác có thể nói lời độc ác", chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác", ... (như trên)...
(8) "Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm",... (như trên)...
(9) "Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây không tham dục",... (như trên)...
(10) "Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm",... (như trên)...
(11) "Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến,... (như trên)...
(12) "Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy",... (như trên)...
(13) "Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ",... (như trên)...
(14) "Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp",... (như trên)...
(15) "Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng",... (như trên)...
(16) "Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn",... (như trên)...
(17) "Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm",... (như trên)...
(18) "Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định",... (như trên)...
(19) "Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí",... (như trên)...
(20) "Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát",... (như trên)...
(21) "Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối",... (như trên)...
(22) "Những kẻ khác có thể có trạo hối, chúng ta ở đây sẽ không có trạo hối",... (như trên)...
(23) "Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc",... (như trên)...
(24) "Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ",... (như trên)...
(25) "Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận",... (như trên)...
(26) "Những kẻ khác có thể hư ngụy, chúng ta ở đây sẽ không hư ngụy",... (như trên)...
(27) "Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại",... (như trên)...
(28) "Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố",... (như trên)...
(29) "Những kẻ khác có thể xan tham, chúng ta ở đây sẽ không xan tham",... (như trên)...
(30) "Những kẻ khác có thể man trá, chúng ta ở đây sẽ không man trá,... (như trên)...
(31) "Những kẻ khác có thể khi cuống, chúng ta ở đây sẽ không khi cuống",... (như trên)...
(32) "Những kẻ khác có thể ngoan cố, chúng ta ở đây không thể ngoan cố",... (như trên)...
(33) "Những kẻ khác có thể cấp tháo, chúng ta ở đây không thể cấp tháo",... (như trên)...
(34) "Những kẻ khác có thể khó nói (nan thuyết), chúng ta ở đây sẽ dễ nói",... (như trên)...
(35) "Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện hữu",... (như trên)...
(36) "Những kẻ khác có thể phóng dật, chúng ta ở đây sẽ không phóng dật",... (như trên)...
(37) "Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có tín tâm",... (như trên)...
(38) "Những kẻ khác có thể không xấu hổ, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ",... (như trên)...
(39) "Những kẻ khác có thể không sợ hãi, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi",... (như trên)...
(40) "Những kẻ khác có thể nghe ít, chúng ta ở đây sẽ nghe nhiều"... (như trên)...
(41) "Những kẻ khác có thể biếng nhác, chúng ta ở đây sẽ siêng năng",... (như trên)...
(42) "Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ an trú niệm",... (như trên)...
(43) "Những kẻ khác có thể liệt tuệ, chúng ta ở đây thành tựu tuệ",... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(Khởi tâm)
Này Cunda, Ta nói rằng sự khởi tâm rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp (với tâm ý). Do vậy, này Cunda:
1) "Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây sẽ không làm hại", cần phải khởi tâm như vậy.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", cần phải khởi tâm như vậy... (như trên)...
(3-43) "Những kẻ khác... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", cần phải phát tâm như vậy.
(Từ bỏ)
Này Cunda, giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị. Này Cunda, giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bến nước bằng phẳng khác đối trị. Cũng vậy này Cunda:
(1) Ðối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị.
(2) Ðối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị.
(3) Ðối với con người lấy của không cho, có từ bỏ lấy của không cho đối trị.
(4-43) ..., không phạm hạnh, có phạm hạnh...;
nói láo, có từ bỏ nói láo...;
nói hai lưỡi, có từ bỏ nói hai lưỡi...;
nói ác khẩu, có từ bỏ nói ác khẩu;
nói phù phiếm, có từ bỏ nói phù phiếm...;
... tham dục, có không tham dục...;
... sân tâm, có không sân tâm...;
... tà kiến, có chánh kiến...;
... tà tư duy, có chánh tư duy...;
... tà ngữ, có chánh ngữ...;
... tà nghiệp, có chánh nghiệp...;
... tà mạng, có chánh mạng...;
... tà tinh tấn, có chánh tinh tấn...;
... tà niệm, có chánh niệm...;
... tà định, có chánh định...;
... tà trí, có chánh trí...;
... tà giải thoát, có chánh giải thoát...;
... bị hôn trầm thụy miên chi phối, có không bị hôn trầm thụy miên chi phối...;
... trạo hối, có không trạo hối...;
... nghi hoặc, có trừ diệt nghi hoặc...;
... phẫn nộ, có không phẫn nộ...;
... oán hận, có không oán hận...;
... hư ngụy, có không hư ngụy...;
... não hại, có không não hại...;
... tật đố, có không tật đố...;
... xan tham, có không xan tham...;
... man trá, có không man trá...;
... khi cuống, có không khi cuống...;
... ngoan cố, có không ngoan cố...;
… cấp tháo, có không cấp tháo...;
... khó nói, có không khó nói...;
... ác hữu, có thiện hữu...;
... phóng dật, có không phóng dật...;
... bất tín, có tín tâm...;
... không xấu hổ, có xấu hổ...;
... không sợ hãi, có sợ hãi...;
... nghe ít, có nghe nhiều...;
... biếng nhác, có siêng năng...;
... thất niệm, có an trú niệm...;
... liệt tuệ, có thành tựu tuệ....
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị.
(Hướng thượng)
Này Cunda, ví như các bất thiện pháp, tất cả đều hướng hạ, còn các thiện pháp, tất cả đều hướng thượng. Cũng vậy, này Cunda:
(1) Con người không làm hại, hướng thượng đối với người làm hại, con người từ bỏ sát sanh, hướng thượng đối với người sát sanh.
(2) Con người từ bỏ lấy của không cho, hướng thượng đối với người lấy của không cho.
(3-43) Con người ... (như trên)...
(44) Con người không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, hướng thượng đối với người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả.
(Pháp môn giải thoát)
Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra.
Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không thể xảy ra.
Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy có thể xảy ra. Cũng vậy, này Cunda:
(1) Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người sát sanh, từ bỏ sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(2) Ðối với con người lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(3-43) Ðối với con người không phạm hạnh, sống phạm hạnh...; đối với con người nói láo, từ bỏ nói láo...; đối với con người nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi...; đối với con người ác khẩu, từ bỏ nói ác khẩu...; đối với con người nói phù phiếm, từ bỏ nói phù phiếm...; đối với con người có tham dục, không tham dục...; đối với con người có sân tâm, không sân tâm...; đối với con người có tà kiến, chánh kiến...; đối với con người có tà tư duy, chánh tư duy...; đối với con người có tà ngữ, chánh ngữ...; đối với con người có tà nghiệp, chánh nghiệp...; đối với con người có tà mạng, chánh mạng...; đối với con người có tà tinh tấn, chánh tinh tấn...; đối với con người có tà niệm, chánh niệm...; đối với con người có tà định, chánh định...; đối với con người có tà trí, chánh trí...; đối với con người có tà giải thoát, chánh giải thoát...; đối với con người bị hôn trầm thụy miên chi phối, không bị hôn trầm thụy miên chi phối...; đối với con người trạo hối, không trạo hối...; đối với con người nghi hoặc, không nghi hoặc...; đối với con người phẫn nộ, không phẫn nộ...; đối với con người oán hận, không oán hận...; đối với con người hư ngụy, không hư ngụy...; đối với con người não hại, không não hại...; đối với con người tật đố, không tật đố...; đối với con người xan tham, không xan tham...; đối với con người man trá, không man trá...; đối với con người khi cuống, không khi cuống...; đối với con người ngoan cố, không ngoan cố....; đối với con người cấp tháo, không cấp tháo ...; đối với con người khó nói, dễ nói...; đối với con người ác hữu, thiện hữu...; đối với con người phóng dật, không phóng dật...; đối với con người bất tín, tín tâm...; đối với con người không xấu hổ, có xấu hổ...; đối với con người không sợ hãi, có sợ hãi...; đối với con người nghe ít, nghe nhiều...; đối với con người biếng nhác, siêng năng...; đối với con người thất niệm, an trú niệm...; đối với con người liệt tuệ, thành tựu trí tuệ...
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(Kết luận)
Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.
Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahā Cunda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
8. Effacement
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD.101 On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Then, when it was evening, the venerable Mahā Cunda rose from meditation and went to the Blessed One. After paying homage to the Blessed One he sat down at one side and said to him:
3. “Venerable sir, various views arise in the world associated either with doctrines of a self or with doctrines about the world.102 Now does the abandoning and relinquishing of those views come about in a bhikkhu who is attending only to the beginning [of his meditative training]?”103
“Cunda, as to those various views that arise in the world associated either with doctrines of a self or with doctrines about the world: if [the object] in relation to which those views arise, which they underlie, and which they are exercised upon104 is seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self,’ then the abandoning and relinquishing of those views comes about.105
(THE EIGHT ATTAINMENTS)
4. “It is possible here, Cunda, that quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, some bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But it is not these attainments that are called ‘effacement’ in the Noble One’s Discipline: these are called ‘pleasant abidings here and now’ [41] in the Noble One’s Discipline.106
5. “It is possible here that with the stilling of applied and sustained thought, some bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But… these are called ‘pleasant abidings here and now’ in the Noble One’s Discipline.
6. “It is possible here that with the fading away as well of rapture, some bhikkhu abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’ He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But… these are called ‘pleasant abidings here and now’ in the Noble One’s Discipline.
7. “It is possible here that with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, some bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But it is not these attainments that are called ‘effacement’ in the Noble One’s Discipline: these are called ‘pleasant abidings here and now’ in the Noble One’s Discipline.
8. “It is possible here that with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ some bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But it is not these attainments that are called ‘effacement’ in the Noble One’s Discipline: these are called ‘peaceful abidings’ in the Noble One’s Discipline.
9. “It is possible here that by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ some bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But… these are called ‘peaceful abidings’ in the Noble One’s Discipline.
10. “It is possible here that by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ some bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ But… these are called ‘peaceful abidings’ in the Noble One’s Discipline.
11. “It is possible here that by completely surmounting the base of nothingness, some bhikkhu enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception. He might think thus: ‘I am abiding in effacement.’ [42] But these attainments are not called ‘effacement’ in the Noble One’s Discipline: these are called ‘peaceful abidings’ in the Noble One’s Discipline.
(EFFACEMENT)
12. “Now, Cunda, here effacement should be practised by you:107
(1) ‘Others will be cruel; we shall not be cruel here’: effacement should be practised thus.108
(2) ‘Others will kill living beings; we shall abstain from killing living beings here’: effacement should be practised thus.
(3) ‘Others will take what is not given; we shall abstain from taking what is not given here’: effacement should be practised thus.
(4) ‘Others will be uncelibate; we shall be celibate here’: effacement should be practised thus.
(5) ‘Others will speak falsehood; we shall abstain from false speech here’: effacement should be practised thus.
(6) ‘Others will speak maliciously; we shall abstain from malicious speech here’: effacement should be practised thus.
(7) ‘Others will speak harshly; we shall abstain from harsh speech here’: effacement should be practised thus.
(8) ‘Others will gossip; we shall abstain from gossip here’: effacement should be practised thus.
(9) ‘Others will be covetous; we shall be uncovetous here’: effacement should be practised thus.
(10) ‘Others will have ill will; we shall be without ill will here’: effacement should be practised thus.
(11) ‘Others will be of wrong view; we shall be of right view here’: effacement should be practised thus.
(12) ‘Others will be of wrong intention; we shall be of right intention here’: effacement should be practised thus.
(13) ‘Others will be of wrong speech; we shall be of right speech here’: effacement should be practised thus.
(14) ‘Others will be of wrong action; we shall be of right action here’: effacement should be practised thus.
(15) ‘Others will be of wrong livelihood; we shall be of right livelihood here’: effacement should be practised thus.
(16) ‘Others will be of wrong effort; we shall be of right effort here’: effacement should be practised thus.
(17) ‘Others will be of wrong mindfulness; we shall be of right mindfulness here’: effacement should be practised thus.
(18) ‘Others will be of wrong concentration; we shall be of right concentration here’: effacement should be practised thus.
(19) ‘Others will be of wrong knowledge; we shall be of right knowledge here’: effacement should be practised thus.
(20) ‘Others will be of wrong deliverance; we shall be of right deliverance here’: effacement should be practised thus.
(21) ‘Others will be overcome by sloth and torpor; we shall be free from sloth and torpor here’: effacement should be practised thus.
(22) ‘Others will be restless; we shall not be restless here’: effacement should be practised thus.
(23) ‘Others will be doubters; we shall go beyond doubt here’: effacement should be practised thus.
(24) ‘Others will be angry; we shall not be angry here’: effacement should be practised thus.
(25) ‘Others will be resentful; we shall not be resentful here’: effacement should be practised thus. [43]
(26) ‘Others will be contemptuous; we shall not be contemptuous here’: effacement should be practised thus.
(27) ‘Others will be insolent; we shall not be insolent here’: effacement should be practised thus.
(28) ‘Others will be envious; we shall not be envious here’: effacement should be practised thus.
(29) ‘Others will be avaricious; we shall not be avaricious here’: effacement should be practised thus.
(30) ‘Others will be fraudulent; we shall not be fraudulent here’: effacement should be practised thus.
(31) ‘Others will be deceitful; we shall not be deceitful here’: effacement should be practised thus.
(32) ‘Others will be obstinate; we shall not be obstinate here’: effacement should be practised thus.
(33) ‘Others will be arrogant; we shall not be arrogant here’: effacement should be practised thus.
(34) ‘Others will be difficult to admonish; we shall be easy to admonish here’: effacement should be practised thus.
(35) ‘Others will have bad friends; we shall have good friends here’: effacement should be practised thus.
(36) ‘Others will be negligent; we shall be diligent here’: effacement should be practised thus.
(37) ‘Others will be faithless; we shall be faithful here’: effacement should be practised thus.
(38) ‘Others will be shameless; we shall be shameful here’: effacement should be practised thus.
(39) ‘Others will have no fear of wrongdoing; we shall be afraid of wrongdoing here’: effacement should be practised thus.
(40) ‘Others will be of little learning; we shall be of great learning here’: effacement should be practised thus.
(41) ‘Others will be lazy; we shall be energetic here’: effacement should be practised thus.
(42) ‘Others will be unmindful; we shall be established in mindfulness here’: effacement should be practised thus.
(43) ‘Others will lack wisdom; we shall possess wisdom here’: effacement should be practised thus.
(44) ‘Others will adhere to their own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty;109 we shall not adhere to our own views or hold on to them tenaciously, but shall relinquish them easily’: effacement should be practised thus.
(INCLINATION OF MIND)
13. “Cunda, I say that even the inclination of mind towards wholesome states is of great benefit, so what should be said of bodily and verbal acts conforming [to such a state of mind]?110 Therefore, Cunda:
(1) Mind should be inclined thus: ‘Others will be cruel; we shall not be cruel here.’
(2) Mind should be inclined thus: ‘Others will kill living beings; we shall abstain from killing living beings here.’
(3–43) Mind should be inclined thus:…
(44) Mind should be inclined thus: ‘Others will adhere to their own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty; we shall not adhere to our own views or hold on to them tenaciously, but shall relinquish them easily.’
(AVOIDANCE)
14. “Cunda, suppose there were an uneven path and another even path by which to avoid it; and suppose there were an uneven ford and another even ford by which to avoid it. [44] So too:
(1) A person given to cruelty has non-cruelty by which to avoid it.
(2) One given to killing living beings has abstention from killing living beings by which to avoid it.
(3) One given to taking what is not given has abstention from taking what is not given by which to avoid it.
(4) One given to be uncelibate has celibacy by which to avoid it.
(5) One given to false speech has abstention from false speech by which to avoid it.
(6) One given to malicious speech has abstention from malicious speech by which to avoid it.
(7) One given to harsh speech has abstention from harsh speech by which to avoid it.
(8) One given to gossip has abstention from gossip by which to avoid it.
(9) One given to covetousness has uncovetousness by which to avoid it.
(10) One given to ill will has non-ill will by which to avoid it.
(11) One given to wrong view has right view by which to avoid it.
(12) One given to wrong intention has right intention by which to avoid it.
(13) One given to wrong speech has right speech by which to avoid it.
(14) One given to wrong action has right action by which to avoid it.
(15) One given to wrong livelihood has right livelihood by which to avoid it.
(16) One given to wrong effort has right effort by which to avoid it.
(17) One given to wrong mindfulness has right mindfulness by which to avoid it.
(18) One given to wrong concentration has right concentration by which to avoid it.
(19) One given to wrong knowledge has right knowledge by which to avoid it.
(20) One given to wrong deliverance has right deliverance by which to avoid it.
(21) One given to sloth and torpor has freedom from sloth and torpor by which to avoid it.
(22) One given to restlessness has non-restlessness by which to avoid it.
(23) One given to doubt has the state beyond doubt by which to avoid it.
(24) One given to anger has non-anger by which to avoid it.
(25) One given to resentment has non-resentment by which to avoid it.
(26) One given to contempt has non-contempt by which to avoid it.
(27) One given to insolence has non-insolence by which to avoid it.
(28) One given to envy has non-envy by which to avoid it.
(29) One given to avarice has non-avarice by which to avoid it.
(30) One given to fraud has non-fraud by which to avoid it.
(31) One given to deceit has non-deceit by which to avoid it.
(32) One given to obstinacy has non-obstinacy by which to avoid it.
(33) One given to arrogance has non-arrogance by which to avoid it.
(34) One given to being difficult to admonish has being easy to admonish by which to avoid it.
(35) One given to making bad friends has making good friends by which to avoid it.
(36) One given to negligence has diligence by which to avoid it.
(37) One given to faithlessness has faith by which to avoid it.
(38) One given to shamelessness has shame by which to avoid it.
(39) One given to fearlessness of wrongdoing has fear of wrongdoing by which to avoid it.
(40) One given to little learning has great learning by which to avoid it.
(41) One given to laziness has the arousal of energy by which to avoid it.
(42) One given to unmindfulness has the establishment of mindfulness by which to avoid it.
(43) One given to lack of wisdom has the acquisition of wisdom by which to avoid it.
(44) One given to adhere to his own views, who holds on to them tenaciously and relinquishes them with difficulty, has non-adherence to his own views, not holding on to them tenaciously and relinquishing them easily, by which to avoid it.
(THE WAY LEADING UPWARDS)
15. “Cunda, just as all unwholesome states lead downwards and all wholesome states lead upwards, so too:
(1) A person given to cruelty has non-cruelty to lead him upwards.
(2) One given to killing living beings has abstention from killing living beings to lead him upwards.
(3–43) One given to… to lead him upwards.
(44) One given to adhere to his own views, who holds on to them tenaciously [45] and relinquishes them with difficulty, has non-adherence to his own views, not holding on to them tenaciously and relinquishing them easily, to lead him upwards.
(THE WAY OF EXTINGUISHING)
16. “Cunda, that one who is himself sinking in the mud should pull out another who is sinking in the mud is impossible; that one who is not himself sinking in the mud should pull out another who is sinking in the mud is possible.
That one who is himself untamed, undisciplined, [with defilements] unextinguished, should tame another, discipline him, and help extinguish [his defilements] is impossible;
that one who is himself tamed, disciplined, [with defilements] extinguished, should tame another, discipline him, and help extinguish [his defilements] is possible.111 So too:
(1) A person given to cruelty has non-cruelty by which to extinguish it.112
(2) One given to killing living beings has abstention from killing living beings by which to extinguish it.
(3–43) One given to… [46]… by which to extinguish it.
(44) One given to adhere to his own views, who holds on to them tenaciously and relinquishes them with difficulty, has non-adherence to his own views, not holding on to them tenaciously and relinquishing them easily, by which to extinguish it.
(CONCLUSION)
17. “So, Cunda, the way of effacement has been taught by me, the way of inclining the mind has been taught by me, the way of avoidance has been taught by me, the way leading upwards has been taught by me, and the way of extinguishing has been taught by me.
18. “What should be done for his disciples out of compassion by a teacher who seeks their welfare and has compassion for them, that I have done for you, Cunda.113 There are these roots of trees, these empty huts. Meditate, Cunda, do not delay or else you will regret it later. This is our instruction to you.”
That is what the Blessed One said. The venerable Mahā Cunda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.