Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn", các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác - hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía - vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm không sạch sẽ.
Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải không được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải thanh tịnh, trong sạch, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác - hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía, vải ấy sẽ được màu nhuộm tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi thiện chờ đợi một tâm không cấu uế.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những cấu uế của tâm? Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, phẫn là cấu uế của tâm, hận là cấu uế của tâm, hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống, ngoan cố, cấp tháo, quá mạn, kiêu, phóng dật là cấu uế của tâm.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghĩ rằng: "Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm" và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ tham dục, tà tham cấu uế của tâm; nghĩ rằng: "Sân là cấu uế của tâm", và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ sân, cấu uế của tâm; phẫn... hận... hư ngụy... não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống... ngoan cố... cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu; nghĩ rằng: "Phóng dật là cấu uế của tâm" thì sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ phóng dật, cấu uế của tâm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo biết được: "Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm", tham dục, tà tham cấu uế của tâm được diệt trừ, ... sân... phẫn... hận... hư ngụy... não hại... tật đố... xan tham... man trá... khi cuống... ngoan cố... cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu; khi nào Tỷ-kheo biết được: "Phóng dật là cấu uế của tâm", phóng dật, cấu uế của tâm được diệt trừ, Tỷ-kheo ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Phật:
Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Ðiều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu.
Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với chúng Tăng: Diệu hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Như lý hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Chánh hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị.
Chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.
Ðến giai đoạn này, đối với vị ấy có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly. Vị ấy tự nghĩ: "Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Thế Tôn", và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp;
từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.
Vị ấy tự nghĩ: "Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp", và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.
Vị ấy tự nghĩ: "Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Tăng", và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an, thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.
Vị ấy tự nghĩ: "Ðến giai đoạn này, đối với Ta, có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly", và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp;
từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.
Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, - nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy.
Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, nếu bỏ trong nước sạch, trở thành thanh tịnh sạch sẽ, như bỏ vào lò lửa trở thành thanh tịnh sạch sẽ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, - nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác, cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy.
Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
Vị ấy biết: "Có cái này, có cái hạ liệt, có cái cao thượng, có sự giải thoát vượt qua các tưởng".
Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là Tỷ-kheo đã được tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja đang ngồi không xa Thế Tôn. Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama có đi đến sông Bāhukā để tắm rửa không?
-- Này Bà-la-môn, sông Bāhukā là gì? Sông Bāhukā có làm được lợi ích gì?
-- Tôn giả Gotama, sông Bāhukā được nhiều người xem là có khả năng giải thoát. Tôn giả Gotama, sông Bāhukā được nhiều người xem là có khả năng đem lại công đức. Và nhiều người đã gội sạch các ác nghiệp trong sông Bāhukā.
Rồi Thế Tôn nói lên những bài kệ sau đây cho Bà-la-môn:
Sundarikā Bharadvaja:
Trong sông Bāhukā
Tại Adhikakkā,
Tại cả sông Gayā
Và Sundarikā,
Tại Sarassatī
Và tại Payāga,
Tại Bāhumatī,
Kẻ ngu dầu thường tắm,
Ác nghiệp không rửa sạch.
Sông Sundarikā
Có thể làm được gì?
Payāga làm gì?
Cả sông Bāhukā?
Không thể rửa nghiệp đen
Của kẻ ác gây tội.
Ðối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày lành,
Các tịnh nghiệp thanh tịnh,
Luôn thành tựu thiện hạnh.
Này vị Bà-la-môn,
Chỉ nên tắm ở đây,
Khiến mọi loài chúng sanh,
Ðược sống trong an ổn.
Nếu không nói dối trá,
Nếu không hại chúng sanh,
Không lấy của không cho,
Có lòng tín, không tham,
Ði Gayā làm gì,
Gayā một giếng nước?
Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày.
Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong con được xuất gia với Tôn giả Gotama! Mong con được thọ đại giới!
Bà-la-môn Sundarikā Bhāradvāja được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Trong thời gian ngắn sau khi thọ đại giới, Tôn giả Bhāradvāja sống độc cư, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần và không bao lâu sau khi tự thân chứng ngộ với thượng trí, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại, vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Vị ấy đã thắng tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Như vậy, Tôn giả Bhāradvāja trở thành một vị A-la-hán nữa.
7. The Simile of the Cloth
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD.84 On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “Bhikkhus, suppose a cloth were defiled and stained, and a dyer dipped it in some dye or other, whether blue or yellow or red or carmine; it would look poorly dyed and impure in colour.
Why is that? Because of the impurity of the cloth. So too, when the mind is defiled, an unhappy destination may be expected.85 Bhikkhus, suppose a cloth were pure and bright, and a dyer dipped it in some dye or other, whether blue or yellow or red or carmine; it would look well dyed and pure in colour. Why is that? Because of the purity of the cloth. So too, when the mind is undefiled, a happy destination may be expected.
3. “What, bhikkhus, are the imperfections that defile the mind?86 Covetousness and unrighteous greed is an imperfection that defiles the mind. Ill will… anger… resentment… contempt… insolence… envy… avarice… deceit… fraud… obstinacy… rivalry… conceit… arrogance… vanity… [37]… negligence is an imperfection that defiles the mind.87
4. “Knowing that covetousness and unrighteous greed is an imperfection that defiles the mind, a bhikkhu abandons it.88 Knowing that ill will… negligence is an imperfection that defiles the mind, a bhikkhu abandons it.
5. “When a bhikkhu has known that covetousness and unrighteous greed is an imperfection that defiles the mind and has abandoned it; when a bhikkhu has known that ill will… negligence is an imperfection that defiles the mind and has abandoned it, he acquires unwavering confidence in the Buddha thus:89
‘The Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’
6. “He acquires unwavering confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, visible here and now, immediately effective, inviting inspection, onward leading, to be experienced by the wise for themselves.’
7. “He acquires unwavering confidence in the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way, practising the straight way, practising the true way, practising the proper way, that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals;
this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’
8. “When he has given up, expelled, released, abandoned, and relinquished [the imperfections of the mind] in part,90 he considers thus: ‘I am possessed of unwavering confidence in the Buddha,’ and he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma,91 gains gladness connected with the Dhamma.
When he is glad, rapture is born in him; in one who is rapturous, the body becomes tranquil; one whose body is tranquil feels pleasure; in one who feels pleasure, the mind becomes concentrated.92
9. “He considers thus: ‘I am possessed of unwavering confidence in the Dhamma,’ and he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma. When he is glad… the mind becomes concentrated. [38]
10. “He considers thus: ‘I am possessed of unwavering confidence in the Sangha,’ and he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma. When he is glad… the mind becomes concentrated.
11. “He considers thus: ‘[The imperfections of the mind] have in part been given up, expelled, released, abandoned, and relinquished by me,’ and he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma.
When he is glad, rapture is born in him; in one who is rapturous, the body becomes tranquil; one whose body is tranquil feels pleasure; in one who feels pleasure, the mind becomes concentrated.
12. “Bhikkhus, if a bhikkhu of such virtue, such a state [of concentration], and such wisdom93eats almsfood consisting of choice hill rice along with various sauces and curries, even that will be no obstacle for him.94
Just as a cloth that is defiled and stained becomes pure and bright with the help of clear water, or just as gold becomes pure and bright with the help of a furnace, so too, if a bhikkhu of such virtue… eats almsfood… that will be no obstacle for him.
13. “He abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness,95 likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.
14–16. “He abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… with a mind imbued with altruistic joy… with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.
17. “He understands thus: ‘There is this, there is the inferior, there is the superior, and beyond there is an escape from this whole field of perception.’96
18. “When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensual desire, from the taint of being, and from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’ [39] Bhikkhus, this bhikkhu is called one bathed with the inner bathing.”97
19. Now on that occasion the brahmin Sundarika Bhāradvāja was sitting not far from the Blessed One. Then he said to the Blessed One:
“But does Master Gotama go to the Bāhukā River to bathe?”
“Why, brahmin, go to the Bāhukā River? What can the Bāhukā River do?”
“Master Gotama, the Bāhukā River is held by many to give liberation, it is held by many to give merit, and many wash away their evil actions in the Bāhukā River.”
20. Then the Blessed One addressed the brahmin Sundarika Bhāradvāja in stanzas:
“Bāhukā and Adhikakkā,
Gayā and Sundarikā too,
Payāga and Sarassatī,
And the stream Bahumatī — 98
A fool may there forever bathe
Yet will not purify dark deeds.
What can the Sundarikā bring to pass?
What the Payāga? What the Bāhukā?
They cannot purify an evil-doer,
A man who has done cruel and brutal deeds.
One pure in heart has evermore
The Feast of Spring, the Holy Day;99
One fair in act, one pure in heart
Brings his virtue to perfection.
It is here, brahmin, that you should bathe,
To make yourself a refuge for all beings.
And if you speak no falsehood
Nor work harm for living beings,
Nor take what is offered not,
With faith and free from avarice,
What need for you to go to Gayā?
For any well will be your Gayā.”
21. When this was said, the brahmin Sundarika Bhāradvāja said:
“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.
I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. I would receive the going forth under Master Gotama, I would receive the full admission.”100
22. And the brahmin Sundarikā Bhāradvāja received the going forth under the Blessed One, and he received the full admission. [40] And soon, not long after his full admission, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the venerable Bhāradvāja, by realising for himself with direct knowledge, here and now entered upon and abided in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
He directly knew: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.” And the venerable Bhāradvāja became one of the arahants.