Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

4. Kinh Chủng Ðức

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn du hành trong xứ Anga (Ương-già) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campā (Chiêm-bà) và tại Campā, Thế Tôn ở trên bờ hồ Gaggarā (Già-già liên-trì).

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa (Chủng Ðức) trú tại Campā, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Bimbisāra (Tần-bà-ta-la), vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà) cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp.

2. Các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā được nghe tiếng đồn như sau: "Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Aṅga với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị đã đến tại thành Campā, và tại Campā. Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggarā.

Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người - Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy".

Rồi các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā, từng đoàn từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Campā và đến tại hồ nước Gaggarā.

3. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Soṇadaṇḍa đi lên trên lầu để nghỉ trưa, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa thấy các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā từng đoàn từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Campā và đến tại hồ nước Gaggarā. Thấy vậy, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa bèn gọi người gác cửa:

- Này người gác cửa, vì sao các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā từng đoàn từng đoàn lũ lượt đi ra khỏi Campā và đến tại hồ Gaggarā như vậy?

- Thưa Tôn giả, có Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Aṅga với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campā, và tại Campā Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggarā. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Nay những người ấy đi đến để yết kiến Tôn giả Gotama.

- Này người giữ cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn và gia chủ: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Soṇadaṇḍa sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".

- Dạ vâng!

Người giữ cửa ấy vâng theo lời của Bà-la-môn Soṇadaṇḍa, đi đến các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā. Khi đến xong, liền nói với các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā:

- Bà-la-môn Soṇadaṇḍa có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Soṇadaṇḍa sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".

4. Lúc bấy giờ, có khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều địa phương khác nhau, đến ở tại Campā vì công vụ. Những Bà-la-môn nghe: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama". Những Bà-la-môn này đến Bà-la-môn Soṇadaṇḍa, khi đến xong, liền thưa với Bà-la-môn Soṇadaṇḍa:

- Có phải Tôn giả Soṇadaṇḍa sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama?

- Này các Hiền giả, đó là ý định của ta. Ta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama.

- Tôn giả Canke, chớ có đến yết kiến Sa-môn Gotama. Thật không xứng đáng cho Tôn giả Soṇadaṇḍa đến yết kiến Sa-môn Gotama. Nếu Tôn giả Soṇadaṇḍa đến yết kiến Sa-môn Gotama, thì danh tiếng của Tôn giả Soṇadaṇḍa bị hao tổn, danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng. Vì danh tiếng của Tôn giả Soṇadaṇḍa bị hao tổn và danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng, do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Soṇadaṇḍa đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama yết kiến Tôn giả Soṇadaṇḍa.

Lại Tôn giả Soṇadaṇḍa thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì Tôn giả Soṇadaṇḍa thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Soṇadaṇḍa đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Bà-la-môn Soṇadaṇḍa.

Lại nữa, Tôn giả Soṇadaṇḍa là nhà giàu có, đại phú, sung túc...

Lại nữa, Tôn giả Soṇadaṇḍa là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.

Tôn giả Soṇadaṇḍa đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng người, với màu da thù thắng khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.

Tôn giả Soṇadaṇḍa thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.

Tôn giả Soṇadaṇḍa là bậc tôn sư của hàng tôn sư nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc chú thuật, thanh niên Bà-la-môn từ nhiều phương, từ nhiều nước, tha thiết với chú thuật đến với Tôn giả Sanadanda để học thuộc lòng các chú thuật.

Tôn giả Soṇadaṇḍa niên cao, lạp lớn, bậc lão thành, đến tuổi trưởng thượng; còn Sa-môn Gotama thì tuổi trẻ, xuất gia chưa được nhiều năm.

Tôn giả Soṇadaṇḍa được vua Seniya Bimbisāra (Tần-bà-ta-la) xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Tôn giả Soṇadaṇḍa được Bà-la-môn Pokkharasāti kính trọng tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Tôn giả Soṇadaṇḍa sống ở Campā, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Soṇadaṇḍa đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama yết kiến Tôn giả Soṇadaṇḍa.

6. Nghe nói vậy, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa nói với những Bà-la-môn ấy:

- Các Hiền giả, hãy nghe ta giải thích vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến thăm chúng ta. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; vì điểm này thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ đại gia đình quyến thuộc.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ rất nhiều vàng bạc, bỏ cả loại đang chôn dưới đất lẫn loại trên mặt đất.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên, tóc còn đen nhánh, trong tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama dầu song thân không đồng ý, khóc than, nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đức hạnh, gìn giữ giới hạnh của bậc Thánh, có thiện đức, đầy đủ thiện đức.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc tôn sư trong các hàng tôn sư của nhiều người.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã diệt trừ tham dục, đã diệt trừ được mọi xao động của tâm.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt trọng tâm vào chí thiện khi thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc cao quý, từ dòng họ Sát-đế-lỵ thanh tịnh.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc khá giả, đại phú, tài sản sung mãn.

Này các Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển (băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều quốc độ) đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn Thiên, Nhân đến quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama nói lời chào đón, thân thiện, tao nhã, trang trọng, chân trực thẳng thắn, lời nói có dẫn chứng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được bốn chúng kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính nể, trọng vọng.

Này các Hiền giả, thật vậy, rất nhiều Thiên, Nhân tín ngưỡng Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, ở tại làng nào, thôn ấp nào, Sa-môn Gotama cư trú, tại làng ấy, tại thôn ấp ấy, các loài phi nhân không làm hại loài người.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là giáo hội chủ, giáo phái chủ, giáo phái sư, được tôn là tối thượng trong các giáo tổ.

Này các Hiền giả, danh tiếng của một số Sa-môn, Bà-la-môn dựa trên những bằng chứng không đâu, danh tiếng của Sa-môn Gotama không phải vậy. Danh tiếng của Sa-môn Gotama dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.

Này các Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisāra nước Magadha, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasāti cùng với các con, vợ, thị giả, đều quy y Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Seniya Bimbisāra nước Magadha kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Này Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, được Bà-la-môn Pokkharasāti kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Pasenadi nước Kosala kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.trọng vọng.

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Campā, nay đang ở tại Campā, trên bờ ao Gaggarā. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đến ruộng làng chúng ta đều là khách của chúng ta. Ðối với khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đã đến Campā, hiện ở tại Campā trên bờ hồ Gaggarā, như vậy Sa-môn Gotama là khách của chúng ta. Và đã là khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.

Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Tôn giả Gotama. Này các Hiền giả, đó là những ưu điểm mà ta được biết về Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy ưu điểm mà thôi. Tôn giả Gotama có đến vô lượng ưu điểm.

7. Khi nghe nói vậy, các Bà-la-môn ấy nói với Bà-la-môn Soṇadaṇḍa:

- Tôn giả Soṇadaṇḍa đã tán thán Sa-môn Gotama như vậy dầu cho một ai ở xa Tôn giả Gotama đến một trăm do tuần cũng đủ cho người ấy cùng gia tộc đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, dầu phải đem theo lương thực. Do vậy, tất cả chúng tôi sẽ đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến bờ hồ Gaggarā.

8. Sự lo lắng sau đây khởi lên trong tâm trí của Bà-la-môn Soṇadaṇḍa khi đi ngang qua khu rừng: "Nếu ta hỏi Sa-môn Gotama một câu và nếu Sa-môn Gotama trả lời với ta như sau: "Này Bà-la-môn, không nên đặt câu hỏi như thế này". Thời như vậy, hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là ngu si, bất tài, không thể hỏi một câu cho chín chắn".

Nếu hội chúng này khinh miệt ta thời danh tiếng ta bị giảm bớt. Và ai bị danh tiếng giảm bớt thời thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu. Vì cúng dường của chúng ta tùy thuộc với danh dự chúng ta được có.

Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta một câu, câu trả lời của ta về câu hỏi ấy có thể không làm cho tâm trí được thỏa mãn; và nếu Sa-môn Gotama nói với ta như sau: "Này Bà-la-môn, câu hỏi ấy nên trả lời như thế này", thời như vậy, hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là ngu si bất tài không thể làm cho tâm trí Sa-môn Gotama thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi ấy".

Nếu hội chúng này khinh miệt ta thì danh tiếng ta bị giảm bớt và ai bị danh tiếng giảm bớt, thời thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu, vì cúng dường của chúng ta tùy thuộc với danh dự chúng ta được có.

Nếu ta đi đến gần như thế này mà ta trở về không gặp Sa-môn Gotama, thời hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là người ngu si bất tài, kiêu mạn, cứng đầu, sợ hãi, không dám đến yết kiến Sa-môn Gotama, làm sao đã đi đến gần như thế này mà lại trở về không gặp Sa-môn Gotama". Nếu hội chúng khinh miệt ta, thì danh dự ta bị giảm bớt, và ai bị danh dự giảm bớt thời thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu. Vì cúng dường của chúng ta tùy thuộc với danh dự chúng ta được có".

9. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Soṇadaṇḍa đến chỗ đức Thế Tôn. Sau khi đến bèn nói lời thân ái, chào đón, chúc tụng rồi ngồi xuống một bên. Các Bà-la-môn và gia chủ ở Campā, có người đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói lời thân ái chào đón chúc tụng với Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người chắp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên, có người yên lặng ngồi xuống một bên.

10. Lúc ấy Bà-la-môn Soṇadaṇḍa đang ngồi, tâm trí lo lắng: "Nếu ta hỏi Sa-môn Gotama một câu và nếu Sa-môn Gotama trả lời với ta như sau: "Này Bà-la-môn, không nên đặt câu hỏi như vậy, nên đặt câu hỏi như thế này".

Thời như vậy hội chúng sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là ngu si, bất tài, không thể hỏi một câu cho chín chắn". Nếu hội chúng này khinh miệt ta thì danh tiếng ta bị giảm bớt. Và ai bị danh tiếng giảm bớt thời thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu. Vì cúng dường của chúng ta tùy thuộc với danh tiếng chúng ta được có. Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta một câu và câu trả lời của ta về câu hỏi ấy có thể không làm cho tâm trí được thỏa mãn, và nếu Sa-môn Gotama nói với ta như thế này; "Này Bà-la-môn, câu hỏi ấy không nên trả lời như vậy". Này Bà-la-môn, câu hỏi ấy nên trả lời như thế này, thời như vậy hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là người ngu si, bất tài, không làm cho tâm trí Sa-môn Gotama thỏa mãn với câu trả lời (ấy)". Nếu hội chúng này khinh miệt ta thời danh tiếng ta bị giảm bớt. Và ai danh tiếng bị giảm bớt thì thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu. Vì cúng dường của chúng ta tùy thuộc với danh tiếng chúng ta được có.

Mong rằng Sa-môn Gotama hãy hỏi ta câu hỏi thuộc sự truyền bá về ba quyển Vệ-đà. Như vậy chắc chắn ta có thể làm tâm trí của Ngài được thỏa mãn với câu trả lời của ta cho câu hỏi ấy".

11. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn được biết sự phân vân lo lắng của Bà-la-môn Soṇadaṇḍa với tri giác của mình, liền tự nghĩ: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa này đang phân vân lo lắng. Ta hãy hỏi Bà-la-môn Soṇadaṇḍa với câu hỏi thuộc sự truyền bá về ba quyển Vệ-đà".

Rồi đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Soṇadaṇḍa:

- Này Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ bao nhiêu đức tính mới được gọi là Bà-la-môn, và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối?

12. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Soṇadaṇḍa suy nghĩ: "Thật vậy, điều mà chúng ta mong ước, hy vọng, yêu cầu, mong đợi. Mong Sa-môn Gotama hãy hỏi ta câu hỏi thuộc sự truyền về ba quyển Vệ-đà. Như vậy chắc chắn ta có thể làm tâm trí của Ngài được thỏa mãn với câu trả lời cho câu hỏi ấy. Nay Sa-môn Gotama hỏi ta câu hỏi thuộc sự truyền bá về ba quyển Vệ-đà. Chắc chắn ta có thể làm cho tâm trí của Ngài được thỏa mãn với câu trả lời cho câu hỏi ấy".

13. Rồi Bà-la-môn Soṇadaṇḍa ngồi thẳng lưng, nhìn xung quanh hội chúng và bạch đức Thế Tôn:

- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy chơn chánh, không phải là lời nói dối.

Thế nào là năm? Ở đây, này Tôn giả, người Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh.

Vị ấy là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ- đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.

Vị ấy đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.

Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày.

Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng (để đổ bơ làm lễ tế thần).

Này Tôn giả Gotama, đó là năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.

14. - Này Bà-la-môn, trong năm đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có bốn đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là lời nói chơn chánh, không phải là lời nói dối.

- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong năm đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ dung sắc. Thật vậy, dung sắc làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Này Tôn giả Gotama, những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.

15. - Này Bà-la-môn, trong bốn đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có ba đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là lời nói chơn chánh, không phải là lời nói dối.

- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ chú thuật. Thật vậy, chú thuật làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân, vị ấy lại có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. - Này Tôn giả Gotama, những đức tính này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.

16. - Này Bà-la-môn, trong ba đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có hai đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.

- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong ba đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ thọ sanh. Thật vậy, thọ sanh làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.

17. Khi nghe nói vậy, những vị Bà-la-môn kia nói với Bà-la-môn Soṇadaṇḍa:

- Này Tôn giả Soṇadaṇḍa, chớ có nói như vậy! Này Tôn giả Soṇadaṇḍa, chớ có nói như vậy! Tôn giả Soṇadaṇḍa khinh bác dung sắc, khinh bác chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự Tôn giả Soṇadaṇḍa đã ngả theo quan niệm của Sa-môn Gotama.

18. Lúc bấy giờ đức Thế Tôn nói với những vị Bà-la-môn ấy:

- Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa không phải là bậc đa văn, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa không phải là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa không phải là nhà bác học và Bà-la-môn Soṇadaṇḍa không có thể biện luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này", thời Bà-la-môn Soṇadaṇḍa hãy đứng yên và để các ngươi biện luận với Ta.

Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là bậc đa văn, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa là nhà bác học, và Bà-la-môn Soṇadaṇḍa có thể biện luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này", thời các ngươi đứng yên và để Bà-la-môn Soṇadaṇḍa biện luận với Ta.

19. Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa bạch với đức Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama hãy đứng yên. Tôn giả Gotama hãy giữ im lặng. Tôi sẽ trả lời cho các vị Bà-la-môn ấy đúng với chánh pháp.

Rồi Bà-la-môn Soṇadaṇḍa nói với những vị Bà-la-môn ấy:

- Này các Hiền giả, chớ có nói như vậy: "Tôn giả Soṇadaṇḍa khinh bác dung sắc, khinh bác chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự Tôn giả Soṇadaṇḍa đã ngả theo quan niệm của Sa-môn Gotama". Này các Hiền giả, tôi không có phỉ báng dung sắc hoặc chú thuật hoặc thọ sanh.

20. Lúc bấy giờ thanh niên Aṅgaka là người cháu của Bà-la-môn Soṇadaṇḍa đang ngồi trong hội chúng ấy. Bà-la-môn Soṇadaṇḍa nói với những vị Bà-la-môn kia:

- Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy người cháu tôi, thanh niên Aṅgaka không?

- Thưa Tôn giả, có thấy.

- Các Hiền giả, thanh niên Aṅgaka là đẹp trai khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng, không một ai trong chúng này có thể bằng được về dung sắc, trừ Sa-môn Gotama.

Này các Hiền giả, thanh niên Aṅgaka là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ-đà, với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Chính ta dạy cho nó chú thuật.

Này các Hiền giả, thanh niên Aṅgaka thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Ta biết cha và mẹ nó.

Này các Hiền giả nếu thanh niên Aṅgaka giết hại các loại hữu tình, lấy của không cho, đi tư thông với vợ người, nói láo, uống rượu, như vậy này các Hiền giả, nay dung sắc làm được cái gì, thọ sanh làm được cái gì?

Này các Hiền giả, khi một Bà-la-môn nào có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, lại là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng; này các Hiền giả, những Bà-la-môn nào đầy đủ hai đức tánh ấy mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.

21. - Này Bà-la-môn trong hai đức tánh ấy, có thể bỏ qua một đức tánh, và những người Bà-la-môn đầy đủ một đức tánh nào, để có thể khi nói: "Tôi là Bà môn", lời nói ấy là lời nói chơn chánh, không phải là lời nói dối.

- Tôn giả Gotama, không thể được. Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh; người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.

Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân để rửa bàn chân; cũng vậy, Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.

22. - Thật như vậy, này Bà-la-môn . Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời. Nhưng này Bà-la-môn, thế nào là giới hạnh, thế nào là trí tuệ?

- Tôn giả Gotama, chúng tôi chỉ biết có vậy là tột bực về vấn đề này. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giải thích ý nghĩa của câu nói ấy!

23. - Này Bà-la-môn, vậy hãy nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ nói.

- Tôn giả, xin vâng. Bà-la-môn Soṇadaṇḍa trả lời đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn thuyết như sau:

- Này Bà-la-môn, ở đây đức Thế Tôn ra đời, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác...



[giống như kinh "Sa-môn quả"- kinh số 2, đoạn kinh 40-74] ... Này Bà-la-môn, như vậy vị Tỷ-kheo đầy đủ giới hạnh. Này Bà-la-môn, đó là giới hạnh.

... vị ấy chứng và trú sơ thiền... chứng và trú đệ nhị thiền... đệ tam thiền... chứng và trú đệ tứ thiền... tâm hướng đến tri kiến... Này Bà-la-môn như vậy là trí huệ [như kinh "Sa-môn quả", đoạn kinh 75-98].

24. Khi nghe nói như vậy, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa nói với đức Thế Tôn:

- Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Và mong Tôn giả Gotama, ngày mai cùng chúng Tỷ-kheo nhận lời mời đến dùng cơm do con mời.

Ðức Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Soṇadaṇḍa được biết Ðức Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, thân phía hữu hướng về đức Phật và từ biệt. Rồi Bà-la-môn Soṇadaṇḍa khi đêm đã mãn liền làm cho sẵn sàng tại nhà các món thượng vị, loại cứng và loại mềm, rồi báo thì giờ cho đức Thế Tôn: "Giờ đã đến, Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng".

25. Khi ấy đức Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo bình bát, và cùng chúng Tỷ-kheo đi đến cư xá của Bà-la-môn Soṇadaṇḍa, đi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Soṇadaṇḍa tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn với những món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Soṇadaṇḍa, sau khi được biết đức Thế Tôn dùng cơm đã xong, đã rửa tay và bát, liền lấy một ghế thấp khác ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Soṇadaṇḍa bạch đức Thế Tôn:

26. - Tôn giả Gotama, khi con ở trong hội chúng nếu con từ chỗ ngồi đứng dậy và đảnh lễ Thế Tôn Gotama thời hội chúng này sẽ phỉ báng con. Ai bị hội chúng này phỉ báng, thời danh tiếng sẽ bị tổn giảm, và ai danh tiếng bị tổn giảm, thời thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu. Vì cúng dường tùy thuộc vào danh tiếng chúng con có.

Tôn giả Gotama, nếu ở trong hội chúng mà con chắp tay vái chào, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con đứng dậy. Tôn giả Gotama, nếu trong hội chúng mà con tháo khăn đầu, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con.

Tôn giả Gotama, khi con đi trên xe, nếu con xuống xe và đảnh lễ Thế Tôn Gotama, thời hội chúng sẽ phỉ báng con. Ai bị hội chúng này phỉ báng, thời danh tiếng bị tổn giảm, và ai bị danh tiếng tổn giảm, thời thâu nhận cúng dường bị giảm thiểu. Vì sự cúng dường tùy thuộc vào danh tiếng chúng con có. Tôn giả Gotama, nếu trong khi con đi xe, con hạ cán roi xuống, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con xuống xe. Tôn giả Gotama, nếu trong khi con đi xe, con vẫy tay, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con.

27. Rồi đức Thế Tôn với một thời thuyết pháp, giảng dạy, khích lệ, kích thích và làm cho Bà-la-môn Soṇadaṇḍa hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.

4. About Soṇadaṇḍa - The Qualities of a True Brahmin

Translated by: Maurice Walshe

[111] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was travelling among the Aṅgas with a large company of some five hundred monks, and he arrived at Campā. At Campā he stayed by Gaggarā’s lotus-pond.

At that time the Brahmin Soṇadaṇḍa was living at Campā, a populous place, full of grass, timber, water and corn, which had been given to him by King Seniya Bimbisāra of Magadha as a royal gift and with royal powers.

2. And the Brahmins and householders of Campā heard say: ‘The ascetic Gotama of the Sākyans, who has gone forth from the Sākya clan is travelling among the Aṅgas... and is staying by Gaggarā’s lotus-pool.

And concerning that Blessed Lord Gotama a good report has been spread about: “This Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct, a Well-Farer, Knower of the worlds, unequalled Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, a Buddha, a Blessed Lord.”

He proclaims this world with its gods, maras, Brahmās, the world of ascetics and Brahmins with its princes and people, having come to know it by his own knowledge. He teaches a Dhamma that is lovely in its beginning, lovely in its middle and lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and he displays the fully-perfected, thoroughly purified holy life. And indeed it is good to see such Arahants.’ [112]

Thereupon the Brahmins and householders of Campā, leaving Campā in great crowds, in vast numbers, went to Gaggarā’s lotus-pond.

3. Just then, the Brahmin Soṇadaṇḍa had gone up to his verandah for his midday rest. Seeing all the Brahmins and householders making for Gaggarā’s lotus-pond, he asked his steward the reason.



‘Sir, it is the ascetic Gotama of the Sākyans ... That is why they are going to see him.’

‘Well then, steward, go to the Brahmins and householders of Campā and say to them: “Please wait, gentlemen, the Brahmin Soṇadaṇḍa will come to see the ascetic Gotama.”’



And the steward conveyed this message to [113] the Brahmins and householders of Campā.



4. Now at that time some five hundred Brahmins from various provinces were in Campā on some business, and they heard that Soṇadaṇḍa intended to visit the ascetic Gotama. So they called upon him and asked if this were true.



‘So it is, gentlemen, I am going to visit the ascetic Gotama.’

5. ‘Sir, do not visit the ascetic Gotama, it is not fitting that you should do so! If the Reverend Soṇadaṇḍa goes to visit the ascetic Gotama, his reputation will decrease, and that of the ascetic Gotama will increase. This being so, it is not right that the Reverend Soṇadaṇḍa should visit the ascetic Gotama, but rather the ascetic Gotama should visit him.

‘The Reverend Soṇadaṇḍa is well-born on both the mother’s and the father’s side, of pure descent to the seventh generation, unbroken, of irreproachable birth, and therefore he should not call on the ascetic Gotama, but rather the ascetic Gotama should call on him.

The Reverend Soṇadaṇḍa is possessed of great wealth and resources... [114]

The Reverend Soṇadaṇḍa is a scholar, versed in the mantras, accomplished in the Three Vedas, a skilled expounder of the rules and rituals, the lore of sounds and meanings and, fifthly, oral tradition — an expounder, fully versed in natural philosophy and the marks of a Great Man.

The Reverend Soṇadaṇḍa is handsome, good-looking, pleasing, of the most beautiful complexion, in form and countenance like Brahmā, of no mean appearance. He is virtuous, of increasing virtue, endowed with increasing virtue.

He is well-spoken, of pleasing address, polite, of pure and clear enunciation, speaking to the point.

He is the teacher’s teacher of many, teaching the mantras to three hundred youths, and many young men come from different districts and regions seeking to learn the mantras in his presence, desirous to learn them from him.

He is aged, grown old, venerable, advanced in years, long past his youth, whereas the ascetic Gotama is youthful and newly gone forth as a wanderer.

The Reverend Soṇadaṇḍa is esteemed, made much of, honoured, revered,

worshipped by King Seniya Bimbisāra and by the Brahmin Pokkharasāti.

He lives at Campā, a populous place, full of grass, timber, water and corn, which has been given to him by King Seniya Bimbisāra of Magadha as a royal gift, and with royal powers. This being so, it is not proper that he should visit the ascetic Gotama, but rather the ascetic Gotama should visit him.‘167

6. At this Soṇadaṇḍa replied: [115]

‘Now listen, gentlemen, as to why it is fitting for us to visit the Reverend Gotama, and why it is not fitting for him to visit us. The ascetic Gotama is well-born on both sides of pure descent to the seventh generation, unbroken, of it reproachable birth... (as verse 5). Therefore it is fitting for us to visit him.

He went forth, leaving a great body of kinsmen.

In fact he gave up much gold and wealth to go forth, both hidden away and openly displayed.

The ascetic Gotama, while youthful, a black-haired youth, in the prime of his young days, in the first stage of life went forth from the household life into homelessness.

Leaving his grieving parents weeping with tear-stained faces, having cut off his hair and beard and put on yellow robes, he went forth into homelessness.

He is handsome,...

virtuous,...

well-spoken, ...

the teacher’s teacher of many.

He has abandoned sensuality and dispelled vanity.

He teaches action and the results of action, honouring the blameless Brahmin way of life.

He is a wanderer of high birth, of a leading Khattiya family.

He is a wanderer from a wealthy family, of great wealth and possessions. [116]

People come to consult him from foreign kingdoms and foreign lands.

Many thousands of devas have taken refuge with him.

‘This good report has been spread about him: “This Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct...” (as verse 2).

He bears the thirty-two marks of a Great Man. He is welcoming, kindly of speech, courteous, genial, clear and ready of speech.

He is attended by four assemblies, revered, honoured, esteemed and worshipped by them.

Many devas and humans are devoted to him.

Whenever he stays in any town or village, that place is not troubled by non-human beings.

He has a crowd, a multitude of followers, is a teacher of many, he is consulted by the chief of the various leaders of sects.

It is not the way with the ascetic Gotama’s reputation, as it is with that of some ascetics and Brahmins, about whom this or that is reported — the ascetic Gotama’s fame is based on his achievement of unsurpassed wisdom and conduct.

Indeed King Seniya Bimbisāra of Magadha has gone for refuge to him together with his son, his wife, his followers and his ministers.

So have King Pasenadi of Kosala

and the Brahmin Pokkharasāti.

He is revered, honoured, esteemed and worshipped by them. [117]

‘The ascetic Gotama has arrived in Campā and is staying by Gaggarā’s lotus-pond. And whatever ascetics and Brahmins come to our territory are our guests. And we should revere, honour, esteem and worship guests. Having come to Gaggarā’s lotus-pond, the ascetic Gotama is such a guest, and should be treated as such.

Therefore it is not proper that he should come to us, but rather we should go to him. However much I might praise the ascetic Gotama, that praise is insufficient, he is beyond all praise.’

7. On hearing this, the Brahmins said to Soṇadaṇḍa:

‘Sir, since you praise the ascetic Gotama so much, then even if he were to live a hundred yojanas from here, it would be fitting for a believing clansman to go with a shoulder-bag to visit him. And so, sir, we shall all go to visit the ascetic Gotama.’

And so Soṇadaṇḍa went with a large company of Brahmins to Gaggarā’s lotus-pond.

8. But when Soṇadaṇḍa had traversed the jungle-thickets, he thought: ‘If I ask the ascetic Gotama a question, he might say to me: “That, Brahmin, is not a fitting question, it is not at all a fitting question”, and then the company might despise me, saying: “Soṇadaṇḍa is a fool, he has no sense, [118] he can’t put a proper question to the ascetic Gotama.”

And if anyone were despised by this company, his reputation would suffer, and then his income would suffer, for our income depends on the gaining of a reputation.

Or if the ascetic Gotama were to ask me a question, my answer might not satisfy him, and he might say: “That is not the right way to answer this question.” And then the company might despise me ...



And if, having come into the presence of the ascetic Gotama, I were to turn away without showing myself, this company might despise me...’

9. Then Soṇadaṇḍa approached the Lord, exchanged courtesies with him, and sat down to one side. Some of the Brahmins and householders made obeisance to the Lord, some exchanged courtesies with him, some saluted him with joined palms, some announced their name and clan, and some sat down to one side in silence. [119]

10. So Soṇadaṇḍa took his seat with many thoughts going through his mind: ‘If I ask the ascetic Gotama a question, he might say to me: “That, Brahmin, is not a fitting question...”



If only the ascetic Gotama would ask me a question from my own field of the Three Vedas! Then I could give him an answer that would satisfy him!’

11. And the Lord, reading his mind, thought: ‘This Soṇadaṇḍa is worried. Suppose I were to ask him a question from his own field as a teacher of the Three Vedas!’

So he said to Soṇadaṇḍa:

‘By how many qualities do Brahmins recognise a Brahmin? How would one declare truthfully and without falling into falsehood: “I am a Brahmin”?’

12. Then Soṇadaṇḍa thought: [120] ‘Now what I wanted, hoped for, desired and longed for has happened... Now I can give him an answer that will satisfy him.’

13. Straightening up, and looking round the assembly, he said:

‘Reverend Gotama, there are five such qualities...

What are they? A Brahmin is well-born on both the mother’s and the father’s side, of pure descent to the seventh generation,...

he is a scholar versed in the mantras, ...

he is handsome, pleasing,...

he is virtuous,...

he is learned and wise, and is the first or second to hold the sacrificial ladle.

These are the five qualities of a true Brahmin.’

14. ‘But if one of these five qualities were omitted, could not one be recognised as a true Brahmin, being possessed of four of these qualities?’

‘It is possible, Gotama. We could leave out appearance, for what does that matter? If a Brahmin had the other four qualities [121] he could be recognised as a true Brahmin.’

15. ‘But could not one of these four qualities be omitted, leaving three whereby one could be recognised as a true Brahmin?’

‘It is possible, Gotama. We could leave out the mantras, for what do they matter? If he had the other three qualities he could be recognised as a true Brahmin.’

16. ‘But could not one of these three qualities be omitted ... ?’

‘It is possible, Gotama. We could leave out birth, for what does that matter? If a Brahmin is virtuous, of increasing virtue, ... and if he is learned and wise, and is the first or second to hold the sacrificial ladle — then he can be recognised as a true Brahmin and truthfully claim to be so.’ [122]

17. At this the Brahmins said to Soṇadaṇḍa:

‘Don’t say that, Soṇadaṇḍa don’t say it! The Reverend Soṇadaṇḍa is decrying appearance, the mantras and birth, he is actually adopting the ascetic Gotama’s own words!’

18. Then the Lord said to the Brahmins:

‘If you think the Brahmin Soṇadaṇḍa is not concentrating on his task, is using wrong words, is lacking in wisdom, and is not fit to converse with the ascetic Gotama, then let him cease, and you talk to me.

But if you think he is learned, speaks properly, is wise and fit to converse with the ascetic Gotama, then you cease and let him speak.’

19. Then Soṇadaṇḍa said to the Lord:

‘Let that be, Reverend Gotama, and be silent. I will answer in this matter.’

To the Brahmins he said:

‘Do not say the Reverend Soṇadaṇḍa is decrying appearance... and adopting the ascetic Gotama’s own words! [123] I do not decry appearance, mantras, or birth.’

20. Now at that time Soṇadaṇḍa’s nephew, a young man called Aṅgaka, was sitting in the assembly, and Soṇadaṇḍa said:

‘Gentlemen, do you see my nephew Aṅgaka?’

‘Yes, sir.’

‘Aṅgaka is handsome, good-looking, pleasing, of supremely fair complexion, in form and countenance like Brahmā, of no mean appearance, and there is none in this assembly his equal except the ascetic Gotama.

He is a scholar... I was his mantra-teacher.

He is well-born on both sides... I know his parents.

But if Aṅgaka were to take life, take what is not given, commit adultery, tell lies and drink strong drink — what would good looks, or mantras, or birth profit him?

But it is because a Brahmin is virtuous,... because he is wise ... : on account of these two points that he can truthfully declare: “I am a Brahmin.”’

21. ‘But, Brahmin, if one were to omit one of these two points, could one truthfully declare: “I am a Brahmin”?’ [124]

‘No, Gotama. For wisdom is purified by morality, and morality is purified by wisdom: where one is, the other is, the moral man has wisdom and the wise man has morality, and the combination of morality and wisdom is called the highest thing in the world.

Just as one hand washes the other, or one foot the other, so wisdom is purified by morality and this combination is called the highest thing in the world.’

22. ‘So it is, Brahmin. Wisdom is purified by morality, and morality is purified by wisdom: where one is, the other is, the moral man has wisdom and the wise man has morality, and the combination of morality and wisdom is called the highest thing in the world. But, Brahmin, what is this morality and what is this wisdom?’

‘We only know this much, Gotama. It would be well if the Reverend Gotama were to explain the meaning of this.’

23. ‘Then listen, Brahmin, pay proper attention, and I will tell you.’

‘Yes, sir’, said Soṇadaṇḍa in reply, and the Lord said:

‘Brahmin, a Tathagata arises in this world, an Arahant, fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, enlightened and blessed. He, having realised it by his own super-knowledge, proclaims this world with its devas, maras and Brahmās, its princes and people.

He preaches the Dhamma which is lovely in its beginning, lovely in its middle, lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and displays the fully-perfected and purified holy life.

A disciple goes forth and practises the moralities (Sutta 2, verses 41 — 63); he guards the sensedoors, etc. (Sutta 2, verses 64 — 74). That, Brahmin, is morality.168

He attains the four jhānas (Sutta 2, verses 75 — 82); he attains various insights(Sutta 2, verses 83 — 95), and the cessation of the corruptions (Sutta 2, verse 97). Thus he develops wisdom. That, Brahmin, is wisdom.’

24. At these words Soṇadaṇḍa said:

‘Excellent, Lord, excellent! It is as if someone were to set up what had been knocked down, or to point out the way to one who had got lost, or to bring an oil-lamp into a dark place, so that those with eyes could see what was there. Just so the Blessed Lord has expounded the Dhamma in various ways.

And I go for refuge to the Blessed Lord Gotama, to the Dhamma and to the Sangha. May the Reverend Gotama accept me from this day forth as a lay-follower as long as life shall last! And may the Reverend Gotama and his order of monks accept a meal from me tomorrow! ’

The Lord assented by silence. Then Soṇadaṇḍa, seeing his assent, rose, saluted the Lord, passed by to his right and departed. As day was breaking, he caused hard and soft food to be prepared in his own home, and when it was ready he announced: ‘Reverend Gotama, it is time; the meal is ready.’

25. And the Lord, having risen early, went with robe and bowl and attended by his monks to Soṇadaṇḍa’s residence and sat down on the prepared seat. And Soṇadaṇḍa served the Buddha and his monks with the finest foods with his own hands until they were satisfied. And when the Lord had eaten and taken his hand away from the bowl, Soṇadaṇḍa took a low stool and sat down to one side. Then he said to the Lord:

26. ‘Reverend Gotama, if when I have gone into the assembly I were to rise and salute the Lord, the company would despise me. In that case my reputation would suffer, and if a man’s reputation suffers, his income suffers ...

So if, on entering the assembly, I should join my palms in greeting, may the Reverend Gotama take it as if I had risen from my seat. And if [126] on entering the assembly I should take off my turban, may you take it as if I had bowed at your feet.

Or if, when riding in my carriage, I were to alight to salute the Lord, the company would despise me ... So if, when I am riding in my carriage, I raise my goad, may you take it as if I had alighted from my carriage, and if I lower my hand, may you take it as if I had bowed my head at your feet.’169

27. Then the Lord, having instructed Soṇadaṇḍa with a talk on Dhamma, inspired him, fired him with enthusiasm and delighted him, rose from his seat and departed.




Close
Close