Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

5. Kinh Không Uế Nhiễm

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư Hiền Tỷ-kheo". --"Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:

-- Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".

Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.

Chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.

Ðược nói như vậy, Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên) nói với Tôn giả Sāriputta như sau:

-- Tôn giả Sāriputta, do nhân gì, do duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả Sāriputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng?

-- Ở đây, Hiền giả, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".

Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi bặm hơn.

-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.

-- Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn nhiễm".

Ở đây, này Hiền giả, hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm".

Này Hiền giả, giống như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn.

-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.

-- Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn, để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm".

Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".

Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.

-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.

-- Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi sau: "Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".

Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham, không có sân, không có si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm".

Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn.

-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.

-- Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm người này. Người này sẽ từ trần, không có tham, không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm".

Này Hiền giả Moggallāna, do nhân này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này Hiền giả Moggallāna, do nhân này, do duyên này, trong hai người không có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng.

-- Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu uế, danh từ gì là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế?

-- Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã phạm giới tội". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo, không phải ở giữa Tăng chúng". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo quở trách Tỷ-kheo ấy ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo quở trách ta ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ, và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ không phải một vị không đồng đẳng". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách Tỷ-kheo ấy, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách ta, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng bậc Ðạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo! Mong rằng bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: bậc Ðạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo, bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo ấy nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Bậc Ðạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Bậc Ðạo Sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng các Tỷ-kheo không để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để Tỷ-kheo ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất; còn Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết tùy hỷ pháp!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, còn ta không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau:

"Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,... (như trên)... ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ... ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn ta không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng lễ bái, cũng dường một Tỷ-kheo khác, các Tỷ-kheo không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác chớ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn.

Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau:

"Mong rằng các Tỷ-kheo-ni... (như trên)... các Nam cư sĩ... (như trên)... các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác, các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác; các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các y phục tối thắng!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo ấy không nhận được các y phục tối thắng.

Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục tối thắng". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng... (như trên)... các sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng, còn Tỷ-kheo ấy không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng". Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.

Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy.

Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của Tỷ-kheo chưa được diệt trừ.

Này Hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?" Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no.

Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là chưa được diệt trừ.

Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ.

Này Hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy dựng đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn, đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?" Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói.

Này Hiền giả, cũng vậy, đối với vị Tỷ-kheo nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ bái cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã được diệt trừ.

Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahā Moggallāna thưa với Tôn giả Sāriputta:

-- Hiền giả Sāriputta, một ví dụ khởi lên cho tôi!

-- Hiền giả Moggallāna, hãy nói lên ví dụ ấy.

-- Hiền giả, một thời tôi ở thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực.

Lúc bấy giờ, Samīti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên ý nghĩ như sau: "Mong rằng Samīti, con người thợ xe, hãy đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt vào trong trục chính".

Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy, Samīti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: "Hình như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta biết tâm ta vậy".

Này Hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn, không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, đần độn.

Tôn giả Sāriputta với pháp môn này, như là với tâm của Tôn giả, Tôn giả biết tâm của những hạng người ấy.

Những kẻ Thiện nam tử, do lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử, không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, không sống trong sung túc, không biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí tuệ, không đần độn.

Những vị này sau khi nghe pháp môn này của Tôn giả Sāriputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và tâm ý. Thật lành thay, một vị Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!

Này Hiền giả, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa, hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên đỉnh đầu. Này Hiền giả, cũng vậy những Thiện nam tử vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy... (như trên)...



Thật lành thay một Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!

Như vậy hai vị cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.

5. Without Blemishes

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There the venerable Sāriputta addressed the bhikkhus thus. “Friends, bhikkhus.” — “Friend,” they replied. The venerable Sāriputta said this:

2. “Friends, there are these four kinds of persons found existing in the world.69 What four? Here some person with a blemish does not understand it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself.’ Here some person with a blemish understands it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself.’ Here some person with no blemish does not understand it as it actually is thus: ‘I have no blemish in myself.’ Here some person with no blemish understands it as it actually is thus: ‘I have no blemish in myself.’

“Herein, the person with a blemish who does not understand it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself’ is called the inferior of these two persons with a blemish. Herein, the person with a blemish who understands it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself’ is called the superior of these two persons with a blemish.

“Herein, the person with no blemish [25] who does not understand it as it actually is thus: ‘I have no blemish’ is called the inferior of these two persons with no blemish. Herein, the person with no blemish who understands it as it actually is thus: ‘I have no blemish’ is called the superior of these two persons with no blemish.”

3. When this was said, the venerable Mahā Moggallāna asked the venerable Sāriputta:

“Friend Sāriputta, what is the cause and reason why, of these two persons with a blemish, one is called the inferior man and one is called the superior man? What is the cause and reason why, of these two persons with no blemish, one is called the inferior man and one is called the superior man?”

4. “Herein, friend, when a person with a blemish does not understand it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself,’ it can be expected that he will not arouse zeal, make effort, or instigate energy to abandon that blemish, and that he will die with lust, hate, and delusion, with a blemish, with mind defiled.

Suppose a bronze dish were brought from a shop or a smithy covered with dirt and stains, and the owners neither used it nor had it cleaned but put it away in a dusty corner. Would the bronze dish thus get more defiled and stained later on?”

— “Yes, friend.”

— “So too, friend, when a person with a blemish does not understand it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself,’ it can be expected… that he will die… with mind defiled.

5. “Herein, when a person with a blemish understands it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself,’ it can be expected that he will arouse zeal, make effort, and instigate energy to abandon that blemish, and that he will die without lust, hate, and delusion, without blemish, with mind undefiled.

Suppose a bronze dish were brought from a shop or a smithy covered with dirt and stains, and the owners used it and had it cleaned and did not put it in a dusty corner. [26] Would the bronze dish thus get cleaner and brighter later on?”

— “Yes, friend.”

— “So too, friend, when a person with a blemish understands it as it actually is thus: ‘I have a blemish in myself,’ it can be expected… that he will die… with mind undefiled.

6. “Herein, when a person with no blemish does not understand it as it actually is thus: ‘I have no blemish in myself,’ it can be expected that he will give attention to the sign of the beautiful,70that by his doing so lust will infect his mind, and that he will die with lust, hate, and delusion, with a blemish, with mind defiled.

Suppose a bronze dish were brought from a shop or smithy clean and bright, and the owners neither used it nor had it cleaned but put it in a dusty corner. Would the bronze dish thus get more defiled and more stained later on?”

— “Yes, friend.”

— “So too, friend, when a person with no blemish does not understand it as it actually is thus: ‘I have no blemish in myself,’ it can be expected that he will die… with mind defiled.

7. “Herein, when a person with no blemish understands it as it actually is thus: ‘I have no blemish in myself, ‘it can be expected that he will not give attention to the sign of the beautiful, that by his not doing so lust will not infect his mind, and that he will die without lust, hate, and delusion, without blemish, with mind undefiled.

Suppose a bronze dish were brought from a shop or smithy clean and bright, and the owners used it and had it cleaned and did not put it in a dusty corner. Would the bronze dish thus get cleaner and brighter later on?”

— “Yes, friend.

— “So too, friend, when a person with no blemish understands it as it actually is thus: ‘I have no blemish in myself,’ it can be expected… that he will die… with mind undefiled. [27]

8. “This is the cause and reason why, of these two persons with a blemish, one is called the inferior man and one is called the superior man. This is the cause and reason why, of these two persons with no blemish, one is called the inferior man and one is called the superior man.

9. “‘Blemish, blemish,’ is said, friend, but what is this word ‘blemish’ a term for?

‘Blemish,’ friend, is a term for the spheres of evil unwholesome wishes.

10. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘If I commit an offence, let the bhikkhus not know that I have committed an offence.’ And it is possible that the bhikkhus come to know that that bhikkhu has committed an offence. So he is angry and bitter thus: ‘The bhikkhus know I have committed an offence.’ The anger and bitterness are both a blemish.

11. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘If I commit an offence, let the bhikkhus admonish me in private, not in the midst of the Sangha.’ And it is possible that the bhikkhus admonish that bhikkhu in the midst of the Sangha, not in private. So he is angry and bitter thus: ‘The bhikkhus admonish me in the midst of the Sangha, not in private.’ The anger and bitterness are both a blemish.

12. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘If I commit an offence, let a person who is my equal admonish me, not a person who is not my equal.’ And it is possible that a person not his equal admonishes him, not a person his equal. So he is angry and bitter thus: ‘A person not my equal admonishes me, not a person my equal.’ The anger and bitterness are both a blemish.

13. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that the Teacher might teach the Dhamma to the bhikkhus by asking a series of questions of me, not of some other bhikkhu!’ And it is possible that the Teacher teaches the Dhamma to the bhikkhus by asking a series of questions of some other bhikkhu, [28] not of that bhikkhu.

So he is angry and bitter thus: ‘The Teacher teaches the Dhamma to the bhikkhus by asking a series of questions of some other bhikkhu, not of me.’ The anger and bitterness are both a blemish.

14. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that the bhikkhus might enter the village for alms putting me in the forefront, not some other bhikkhu!’ And it is possible that the bhikkhus enter the village for alms putting some other bhikkhu in the forefront, not that bhikkhu.

So he is angry and bitter thus: ‘The bhikkhus enter the village for alms putting some other bhikkhu in the forefront, not me.’ The anger and bitterness are both a blemish.

15. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that I might get the best seat, the best water, the best almsfood in the refectory, not some other bhikkhu!’ And it is possible that some other bhikkhu gets the best seat…



16. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that I might give the blessing in the refectory after the meal, not some other bhikkhu!’ And it is possible that some other bhikkhu gives the blessing…



17–20. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that I might teach the Dhamma to the bhikkhus…





that I might teach the Dhamma to the bhikkhunīs… men lay followers… women lay followers visiting the monastery, not some other bhikkhu!’ And it is possible that some other bhikkhu teaches the Dhamma [29]…

21–24. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that the bhikkhus…









bhikkhunīs… men lay followers… women lay followers might honour, respect, revere, and venerate me, not some other bhikkhu!’

And it is possible that they honour… some other bhikkhu…

25–28. “It is possible that a bhikkhu here might wish: ‘Oh that I might be the one to get a superior robe, [30]…



superior almsfood… a superior resting place… superior medicinal requisites, not some other bhikkhu!’ And it is possible that some other bhikkhu is the one to get superior medicinal requisites, not that bhikkhu. So he is angry and bitter thus: ‘Another bhikkhu is the one to get superior medicinal requisites, not me.’ The anger and the bitterness are both a blemish.

“‘Blemish,’ friend, is a term for the spheres of these evil unwholesome wishes.

29. “If the spheres of these evil unwholesome wishes are seen and heard to be unabandoned in any bhikkhu, then for all he may be a forest dweller, a frequenter of remote abodes, an almsfood eater, a house-to-house seeker, a refuse-rag wearer, a wearer of rough robes,71 still his fellows in the holy life do not honour, respect, revere, and venerate him.

Why is that? Because the spheres of these evil unwholesome wishes are seen and heard to be unabandoned in that venerable one.

“Suppose a bronze dish were brought from a shop or a smithy clean and bright; and the owners put the carcass of a snake or a dog or a human being in it and, covering it with another dish, went back to the market; then people seeing it said: ‘What is that you are carrying about like a treasure?’ Then, raising the lid and uncovering it, they looked in, and as soon as they saw they were inspired with such loathing, repugnance, and disgust that even those who were hungry would not want to eat, not to speak of those who were full.

“So too, if the spheres of these evil unwholesome wishes are seen and heard to be unabandoned in any bhikkhu, then for all he may be a forest dweller… [31]… unabandoned in that venerable one.

30. “If the spheres of these evil unwholesome wishes are seen and heard to be abandoned in any bhikkhu, then for all he may be a village dweller, an acceptor of invitations, a wearer of robes given him by householders,72 yet his fellows in the holy life honour, respect, revere, and venerate him. Why is that? Because the spheres of these evil unwholesome wishes are seen and heard to be abandoned in that venerable one.

“Suppose a bronze dish were brought from a shop or a smithy clean and bright; and the owners put clean boiled rice and various soups and sauces into it, and, covering it with another dish, went back to the market; then people seeing it said: ‘What is that you are carrying about like a treasure?’ Then raising the lid and uncovering it, they looked in, and as soon as they saw they were inspired with such liking, appetite, and relish that even those who were full would want to eat, not to speak of those who were hungry.

“So too, friend, if the spheres of these evil unwholesome wishes are seen and heard to be abandoned in any bhikkhu, then for all he may be a village dweller… abandoned in that venerable one.”

31. When this was said, the venerable Mahā Moggallāna said to the venerable Sāriputta:

“A simile occurs to me, friend Sāriputta.”

— “State it, friend Moggallāna.”

— “On one occasion, friend, I was living at the Hill Fort at Rājagaha. Then, when it was morning, I dressed, and taking my bowl and outer robe, I went into Rājagaha for alms.

Now on that occasion Samīti the cartwright’s son was planing a felloe and the Ājīvaka Panduputta, son of a former cartwright, was standing by.73 Then this thought arose in the Ājīvaka Panduputta’s mind: ‘Oh that this Samīti the cartwright’s son might plane this bend, this twist, this fault, out of the felloe so that it would be without bends, twists, or faults, and come to consist purely of heartwood.’ [32]

And just as this thought came to pass in his mind, so did Samīti the cartwright’s son plane that bend, that twist, that fault, out of the felloe. Then the Ājīvaka Panduputta, son of a former cartwright, was glad and he voiced his gladness thus: ‘He planes just as if he knew my heart with his heart!’

32. “So too, friend, there are persons who are faithless and have gone forth from the home life into homelessness not out of faith but seeking a livelihood, who are fraudulent, deceitful, treacherous, haughty, hollow, personally vain, rough-tongued, loose-spoken, unguarded in their sense faculties, immoderate in eating, undevoted to wakefulness, unconcerned with recluseship, not greatly respectful of training, luxurious, careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion, lazy, wanting in energy, unmindful, not fully aware, unconcentrated, with straying minds, devoid of wisdom, drivellers.

The venerable Sāriputta with his discourse on the Dhamma planes out their faults just as if he knew my heart with his heart!74

“But there are clansmen who have gone forth out of faith from the home life into homelessness, who are not fraudulent, deceitful, treacherous, haughty, hollow, personally vain, rough-tongued, or loose-spoken; who are guarded in their sense faculties, moderate in eating, devoted to wakefulness, concerned with recluseship, greatly respectful of training, not luxurious or careless, who are keen to avoid backsliding, leaders in seclusion, energetic, resolute, established in mindfulness, fully aware, concentrated, with unified minds, possessing wisdom, not drivellers.

These, on hearing the venerable Sāriputta’s discourse on the Dhamma, drink it in and eat it, as it were, by word and thought. Good indeed it is that he makes his fellows in the holy life emerge from the unwholesome and establish themselves in the wholesome.

33. “Just as a woman — or a man — young, youthful, fond of adornments, with head bathed, having received a garland of lotuses, jasmine, or roses, would take it with both hands and place it on the head, so too there are clansmen who have gone forth out of faith… not drivellers.

These, on hearing the venerable Sāriputta’s discourse on the Dhamma, drink it in and eat it, as it were, by word and thought.

Good indeed it is that he makes his fellows in the holy life emerge from the unwholesome and establish themselves in the wholesome.”

Thus it was that these two great beings rejoiced in each other’s good words.75




Close
Close