Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

3. Kinh Thừa Tự Pháp

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:

-- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?"

Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp".

Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật".

Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?".

Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: "Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Ngươi muốn, hãy ăn đi. Nếu các Ngươi không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy".

Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy.

Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật". Ðây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức". Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức.

Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: "Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy.

Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy". Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn.

Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá. Lúc ấy, Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả Tỷ-kheo!" --"Thưa vâng Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói:

"Này các Hiền giả, như thế nào vị Ðạo sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Ðạo sư sống viễn ly và các đệ tử tùy học viễn ly?"

--"Này Hiền giả, chúng tôi từ xa lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sāriputta. Lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được nghe Tôn giả Sāriputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì" --"Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng" --"Thưa vâng, Hiền giả", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:

-- Này chư Hiền, ở đây vị Ðạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly.

Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách.

Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách, ... (như trên)...

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở trách.

Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.

Và như thế nào, vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly.

Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. ... (như trên)...

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán.

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.

Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Tôn giả Sāriputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sāriputta.

3. Heirs in Dhamma

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.”51 — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things. Out of compassion for you I have thought: ‘How shall my disciples be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things?’

If you are my heirs in material things, not my heirs in Dhamma, you will be reproached thus: ‘The Teacher’s disciples live as his heirs in material things, not as heirs in Dhamma’; and I will be reproached thus: ‘The Teacher’s disciples live as his heirs in material things, not as his heirs in Dhamma.’

“If you are my heirs in Dhamma, not my heirs in material things, you will not be reproached [as it will be said]: ‘The Teacher’s disciples live as his heirs in Dhamma, not as his heirs in material things’; and I will not be reproached [as it will be said]: ‘The Teacher’s disciples live as his heirs in Dhamma, not as his heirs in material things.’

Therefore, bhikkhus, be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things. Out of compassion for you I have thought: ‘How shall my disciples be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things?’

3. “Now, bhikkhus, suppose that I had eaten, refused more food, had my fill, finished, had enough, had what I needed, and some almsfood was left over to be thrown away. Then two bhikkhus arrived [13] hungry and weak, and I told them: ‘Bhikkhus, I have eaten… had what I needed, but there is this almsfood of mine left over to be thrown away. Eat if you like; if you do not eat then I shall throw it away where there is no greenery or drop it into water where there is no life.’

Then one bhikkhu thought: ‘The Blessed One has eaten… had what he needed, but there is this almsfood of the Blessed One left over to be thrown away; if we do not eat it the Blessed One will throw it away…

But this has been said by the Blessed One: “Bhikkhus, be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things.” Now this almsfood is one of the material things. Suppose that instead of eating this almsfood I pass the night and day hungry and weak.’ And instead of eating that almsfood he passed that night and day hungry and weak.

Then the second bhikkhu thought: ‘The Blessed One has eaten… had what he needed, but there is this almsfood of the Blessed One left over to be thrown away…

Suppose that I eat this almsfood and pass the night and day neither hungry nor weak.’ And after eating that almsfood he passed the night and day neither hungry nor weak. Now although that bhikkhu by eating that almsfood passed the night and day neither hungry nor weak, yet the first bhikkhu is more to be respected and commended by me.

Why is that? Because that will for long conduce to his fewness of wishes, contentment, effacement, easy support, and arousal of energy.52 Therefore, bhikkhus, be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things. Out of compassion for you I have thought: ‘How shall my disciples be my heirs in Dhamma, not my heirs in material things?’”

4. That is what the Blessed One said. Having said this, the Sublime One rose from his seat and went into his dwelling. Soon after he had left, the venerable Sāriputta addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus.” — “Friend,” they replied. [14] The venerable Sāriputta said this:

5. “Friends, in what way do disciples of the Teacher who lives secluded not train in seclusion? And in what way do disciples of the Teacher who lives secluded train in seclusion?”

“Indeed, friend, we would come from far away to learn from the venerable Sāriputta the meaning of this statement. It would be good if the venerable Sāriputta would explain the meaning of this statement. Having heard it from him the bhikkhus will remember it.” “Then, friends, listen and attend closely to what I shall say.” “Yes, friend,” the bhikkhus replied. The venerable Sāriputta said this:

6. “Friends, in what way do disciples of the Teacher who lives secluded not train in seclusion? Here disciples of the Teacher who lives secluded do not train in seclusion; they do not abandon what the Teacher tells them to abandon; they are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion.

“In this the elder bhikkhus are to be blamed for three reasons.53As disciples of the Teacher who lives secluded they do not train in seclusion: they are to be blamed for this first reason. They do not abandon what the Teacher tells them to abandon: they are to be blamed for this second reason. They are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion: they are to be blamed for this third reason. The elder bhikkhus are to be blamed for these three reasons.

“In this the middle bhikkhus are to be blamed for three reasons. As disciples of the Teacher who lives secluded they do not train in seclusion: they are to be blamed for this first reason. They do not abandon what the Teacher tells them to abandon: they are to be blamed for this second reason. They are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion: they are to be blamed for this third reason. The middle bhikkhus are to be blamed for these three reasons.

“In this the new bhikkhus are to be blamed for three reasons. As disciples of the Teacher who lives secluded they do not train in seclusion: they are to be blamed for this first reason. They do not abandon what the Teacher tells them to abandon: they are to be blamed for this second reason. They are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion: they are to be blamed for this third reason. The new bhikkhus are to be blamed for these three reasons.

“It is in this way that disciples of the Teacher who lives secluded do not train in seclusion.

7. “In what way, friends, do disciples of the Teacher who lives secluded [15] train in seclusion? Here disciples of the Teacher who lives secluded train in seclusion; they abandon what the Teacher tells them to abandon; they are not luxurious and careless, they are keen to avoid backsliding, and are leaders in seclusion.

“In this the elder bhikkhus are to be commended for three reasons. As disciples of the Teacher who lives secluded they train in seclusion: they are to be commended for this first reason. They abandon what the Teacher tells them to abandon: they are to be commended for this second reason. They are not luxurious and careless; they are keen to avoid backsliding and are leaders in seclusion: they are to be commended for this third reason. The elder bhikkhus are to be commended for these three reasons.

“In this the middle bhikkhus are to be commended for three reasons. As disciples of the Teacher who lives secluded they train in seclusion: they are to be commended for this first reason. They abandon what the Teacher tells them to abandon: they are to be commended for this second reason. They are not luxurious and careless; they are keen to avoid backsliding and are leaders in seclusion: they are to be commended for this third reason. The middle bhikkhus are to be commended for these three reasons.

“In this the new bhikkhus are to be commended for three reasons. As disciples of the Teacher who lives secluded they train in seclusion: they are to be commended for this first reason. They abandon what the Teacher tells them to abandon: they are to be commended for this second reason. They are not luxurious and careless; they are keen to avoid backsliding and are leaders in seclusion: they are to be commended for this third reason. The new bhikkhus are to be commended for these three reasons.

“It is in this way that disciples of the Teacher who lives secluded train in seclusion.

8. “Friends, the evil herein is greed and hate.54 There is a Middle Way for the abandoning of greed and hate, giving vision, giving knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

And what is that Middle Way? It is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This is the Middle Way giving vision, giving knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.55

9–15. “The evil herein is anger and resentment… contempt and insolence… envy and avarice… deceit and fraud… obstinacy [16] and rivalry… conceit and arrogance… vanity and negligence. There is a Middle Way for the abandoning of vanity and negligence, giving vision, giving knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

And what is that Middle Way? It is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This is the Middle Way giving vision, giving knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.”

That is what the venerable Sāriputta said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the venerable Sāriputta’s words.




Close
Close