Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

140. Kinh Giới Phân Biệt

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn du hành ở xứ Magadha (Ma- kiệt-đà), đi đến Rājagaha (Vương xá), đến nhà thợ gốm Bhaggava; sau khi đến nói với thợ gốm Bhaggava:

-- Này Bhaggava, nếu không gì phiền phức cho Ông, Ta muốn ở tại chỗ này một đêm.

Bạch Thế Tôn không có gì phiền phức cho con. Ở đây đã có một vị xuất gia đến ở từ trước rồi. Nếu vị ấy thỏa thuận, bạch Thế Tôn, hãy ở lại tùy theo sở thích.

Lúc bấy giờ, Thiện gia nam tử Pukkusāti, do lòng tin, y cứ Thế Tôn đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy đã đến ở trước tại trú xứ của thợ gốm. Rồi Thế Tôn đi đến Tôn giả Pukkusāti; sau khi đến nói với Pukkusāti:

-- Này Tỷ-kheo, nếu không gì phiền phức cho Ông, Ta muốn ở lại trú xứ này một đêm.

-- Rộng rãi, thưa Hiền giả, là trú xứ của thợ gốm. Tôn giả có thể ở, tùy theo sở thích.

Rồi Thế Tôn sau khi bước vào trú xứ của thợ gốm, trải thảm cỏ vào một bên, ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt. Và Thế Tôn trải qua phần lớn đêm ấy, ngồi như vậy. Tôn giả Pukkusāti trải qua phần lớn đêm ấy cũng ngồi như vậy.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Cử chỉ Thiện gia nam tử này có vẻ tín thành, Ta hãy hỏi vị ấy". Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Pukkusāti:

-- Này Tỷ-kheo, Ông xuất gia, y cứ vào ai? Ai là Ðạo sư của Ông? Ông chấp nhận pháp của ai?

-- Thưa Hiền giả, có Sa môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích Ca. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama ấy: "Ngài là bậc Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".

Tôi đã xuất gia, y cứ bậc Thế Tôn ấy. Ngài là bậc Ðạo sư của tôi. Và tôi chấp thuận pháp của bậc Thế Tôn ấy.

-- Này Tỷ-kheo, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy ở đâu?

-- Thưa Hiền giả, có một thành phố tên là Savatthi giữa các quốc độ phía Bắc. Tại đấy, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hiện nay đang ở.

-- Này Tỷ-kheo, trước đây Ông đã thấy bậc Thế Tôn ấy chưa? Và nếu thấy, Ông có nhận ra được không?

-- Thưa Hiền giả, trước đây tôi chưa từng thấy bậc Thế Tôn ấy. Và nếu thấy, tôi không nhận ra được.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Thiện gia nam tử này xuất gia y cứ nơi Ta. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho Thiện gia nam tử ấy". Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Pukkusāti:

-- Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa Hiền giả, vâng.
Tôn giả Pukkusāti vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

-- Này Tỷ-kheo, người này có sáu giới, sáu xúc xứ, mười tám ý hành, bốn thắng xứ, khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh. Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy tăng trưởng huệ thí (caga), hãy tu học tịch tịnh. Ðây là tổng thuyết sáu giới phân biệt.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có sáu giới", do duyên gì được nói đến như vậy? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có sáu giới", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có sáu xúc xứ", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc xứ, nhĩ xúc xứ, tỷ xúc xứ, thiệt xúc xứ, thân xúc xứ, ý xúc xứ. Khi được nói đến: "Người này có sáu xúc xứ", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có mười tám ý hành", do duyên gì được nói đến như vậy? Khi con mắt thấy sắc, người ấy chạy theo sắc, chỗ trú xứ của hỷ, người ấy chạy theo sắc, chỗ trú xứ của ưu, người ấy chạy theo sắc, chỗ trú xứ của xả; khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...

ý nhận thức pháp, người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của hỷ, người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của ưu, người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của xả. Như vậy, có sáu hỷ hành, sáu ưu hành, sáu xả hành. Khi được nói đến: "Người này có mười tám ý hành", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến: "Người này có bốn thắng xứ", do duyên gì được nói đến như vậy? Tuệ thắng xứ, đế thắng xứ, huệ thí thắng xứ, tịch tịnh thắng xứ. Khi được nói đến: "Người này có bốn thắng xứ", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy tăng trưởng huệ thí, hãy tu học tịch tịnh", do duyên gì được nói đến như vậy?

Thế nào là không buông lung trí tuệ? Có sáu giới này: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.

Này Tỷ-kheo, thế nào là địa giới? Có nội địa giới và có ngoại địa giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ. Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là nội địa giới.

Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Ðịa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủy giới? Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ, như mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ. Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là thủy giới.

Những gì thuộc nội thủy giới và những gì thuộc ngoại thủy giới đều thuộc về thủy giới. Thủy giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là hỏa giới? Có nội hỏa giới, có ngoại hỏa giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Như cái gì khiến cho hâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho thiêu cháy, cái gì khiến cho những vật được ăn, uống, nhai, nếm, có thể khéo tiêu hóa, hay tất cả những vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Này Tỷ-kheo, như vậy được gọi là nội hỏa giới.

Những gì thuộc nội hỏa giới và những gì thuộc ngoại hỏa giới đều thuộc về hỏa giới. Hỏa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với hỏa giới, tâm từ bỏ hỏa giới.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là phong giới? Có nội phong giới, có ngoại phong giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội phong giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ, như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang các đốt, các khớp, hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. Này Tỷ-kheo, như vậy được gọi là nội phong giới.

Những gì thuộc nội phong giới và những gì thuộc ngoại phong giới đều thuộc về phong giới. Phong giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hư không giới? Có nội hư không giới, có ngoại hư không giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội hư không giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc hư không, thuộc hư không tánh, bị chấp thủ, như lỗ tai, lỗ mũi, cửa miệng, do cái gì người ta nuốt, những gì được nhai, được uống, được ăn, được nếm, và tại chỗ mà những gì được nhai, được uống, được ăn, được nếm, được giữ lại, và ngang qua chỗ mà những gì được nhai, được uống, được ăn, được nếm và được tống xuất xuống phần dưới để ra ngoài, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc hư không, thuộc hư không tánh, bị chấp thủ. Này Tỷ-kheo, như vậy được gọi là nội hư không giới.

Những gì thuộc nội hư không giới và ngoại hư không giới đều thuộc về hư không giới. Hư không giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát hư không giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với hư không giới, tâm từ bỏ hư không giới.

Lại nữa, khi thức còn lại được trong sạch, trong trắng, vị ấy biết được một số sự việc nhờ thức ấy. Vị ấy thức tri được lạc, thức tri được khổ, thức tri được bất khổ bất lạc. Này Tỷ-kheo, duyên lạc xúc, lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác lạc thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ".

Do lạc xúc diệt đi, lạc thọ do lạc xúc được khởi lên được cảm giác, vị ấy biết: "Lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt". Này Tỷ-kheo, duyên khổ xúc, khổ thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác khổ thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ".

Do khổ xúc ấy diệt đi, khổ thọ do khổ xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy biết: "Khổ thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt". Này Tỷ-kheo, duyên bất khổ bất lạc xúc, bất khổ bất lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ".

Do bất khổ bất lạc thọ xúc ấy diệt đi, bất khổ bất lạc thọ do bất khổ bất lạc xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy tuệ tri: "Bất khổ bất lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt".

Này Tỷ-kheo, ví như do hai cây que xúc chạm cọ xát, hơi nóng được sanh, ngọn lửa được hiện khởi. Khi hai que ấy được rời nhau, được phân ly, sức nóng được sanh khởi ấy, sức nóng ấy được diệt đi, được chấm dứt.

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, duyên lạc xúc, lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác lạc thọ tuệ tri rằng: "Tôi đang cảm giác lạc thọ". Do lạc xúc ấy diệt đi, lạc thọ do lạc xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy tuệ tri: "Lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt".

Này Tỷ-kheo, duyên khổ xúc khổ thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác khổ thọ tuệ tri rằng: "Tôi đang cảm giác khổ thọ". Do khổ xúc ấy diệt đi, khổ thọ do khổ xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy biết: "Khổ thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt".

Này Tỷ-kheo, duyên bất khổ bất lạc xúc, bất khổ bất lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ".

Do bất khổ bất lạc thọ xúc ấy diệt đi, bất khổ bất lạc thọ do bất khổ bất lạc xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy tuệ tri: "Bất khổ bất lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt".

Lại nữa, xả còn lại được trong sạch, trong trắng, nhu nhuyến, dễ uốn nắn, chói sáng. Ví như, này Tỷ-kheo, một người thợ vàng thiện xảo hay người đệ tử sửa soạn lò đúc; sau khi sửa soạn lò đúc xong, người ấy đốt lửa miệng lò đúc; sau khi đốt lửa miệng lò đúc, người ấy dùng kềm kẹp lấy vàng và đặt vàng vào trong miệng lò; rồi thỉnh thoảng người ấy thổi trên ấy, thỉnh thoảng người ấy rưới nước trên ấy, thỉnh thoảng người ấy quán sát thật kỹ...

vàng ấy đã trở thành sáng sủa, thanh tịnh, gột sạch, các uế tạp được đoạn trừ, các tỳ vết được trừ sạch, nhu nhuyến, dễ uốn nắn và chói sáng... và nếu người ấy muốn làm đồ trang sức nào, hoặc vòng nhẫn, hoặc bông tai, hoặc vòng cổ, hoặc vòng hoa vàng, thời vàng ấy có thể dùng vào mục đích ấy.

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, lại nữa, xả còn lại được trong sạch, trong trắng, nhu nhuyến, dễ uốn nắn, chói sáng.

Người ấy tuệ tri như sau: "Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Hư không vô biên xứ, và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài. Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Thức vô biên xứ và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài.

Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Vô sở hữu xứ, và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài. Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài".

Người ấy tuệ tri như sau: "Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Hư không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thời xả ấy trở thành pháp hữu vi". Vị ấy không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu.

Do không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu, vị ấy không chấp thủ một sự vật gì ở đời; chấp thủ không quấy rối vị ấy; do chấp thủ không quấy rối vị ấy, vị ấy tự chứng Niết-bàn, và vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái như thế này nữa".

Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy tuệ tri: "Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: "Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: "Không phải là đối tượng để hoan hỷ". Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vi ấy tuệ tri: "Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: "Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: "Không phải là đối tượng để hoan hỷ". Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy tuệ tri: "Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: "Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: "Không phải là đối tượng để hoan hỷ".

Nếu cảm giác lạc thọ, không có hệ phược, vị ấy cảm giác thọ ấy. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, không có hệ phược, vị ấy cảm giác thọ ấy. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, không có hệ phược, vị ấy cảm giác thọ ấy.

Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ với thân là tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Ta cảm giác một cảm thọ với thân là tối hậu. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ với sinh mạng là tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Ta cảm giác một cảm thọ với sinh mạng là tối hậu "; vị ấy tuệ tri: "Sau khi thân hoại mạng chung, mọi cảm thọ hoan hỷ ở nơi đây trở thành thanh lương".

Ví như, này Tỷ-kheo, như ngọn đèn dầu được cháy đỏ nhờ dầu và tim. Khi dầu và tim diệt tận, và không có vật liệu khác được đem đến, ngọn đèn dầu ấy bị diệt tắt...

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, khi cảm giác một cảm thọ lấy thân làm tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Tôi cảm giác một cảm thọ lấy thân làm tối hậu". Khi cảm giác một cảm thọ lấy sinh mạng làm tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Tôi cảm giác một cảm thọ lấy sinh mạng làm tối hậu"; vị ấy tuệ tri: "Sau khi thân hoại mạng chung, mọi cảm thọ hoan hỷ ở nơi đây trở thành thanh lương".

Do vậy, Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng tuệ thắng xứ này. Vì rằng, này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh tuệ, nghĩa là trí, biết sự đoạn tận mọi đau khổ.

Sự giải thoát ấy của vị này, an trú vào chân đế, không bị dao động. Này Tỷ-kheo, cái gì có thể đưa đến hư vọng, thời thuộc về hư vọng. Cái gì không thể đưa đến hư vọng, thời thuộc về chân đế, Niết-bàn. Do vậy, vị Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng đế thắng xứ này. Vì rằng, này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh đế, tức là Niết-bàn, không có thể đưa đến hư vọng.

Và những sanh y vô trí thức trước của nó đã được đầy đủ, đã được thành tựu. Chúng được đoạn tận, chặt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sa-la, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa.

Do vậy, một Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng huệ thí thắng xứ này. Vì rằng, này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh huệ thí, tức là sự xả ly tất cả sanh y.

Và tham ái vô trí thức trước của nó, thuộc tham dục, tham nhiễm; pháp ấy được đoạn tận, chặt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sa-la, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa.

Và sự phẫn nộ vô trí thức trước của nó, thuộc sân hận, thuộc tội quá; pháp ấy được đoạn tận, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sa-la, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa.

Và vô minh vô trí thức trước của nó, thuộc si mê, thuộc tội quá; pháp ấy được đoạn tận, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sa-la, không thể hiện hữu trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa.

Do vậy, Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng tịch tịnh thắng xứ. Này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh tịch tịnh, tức là sự tịch tịnh tham sân si.

Khi được nói đến: "Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy làm cho sung mãn huệ thí, hãy tu học tịch tịnh", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh", do duyên gì được nói đến như vậy?

Này Tỷ-kheo, "Tôi là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi là cái này", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ có sắc", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có sắc", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ có tưởng", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng", như vậy là vọng tưởng. Vọng tưởng, này Tỷ-kheo, là bệnh, vọng tưởng là cục bướu, vọng tưởng là mũi tên.

Này Tỷ-kheo, khi vượt khỏi mọi vọng tưởng, vị ẩn sĩ được gọi là tịch tịnh. Nhưng này Tỷ-kheo, vị ẩn sĩ tịch tịnh không sanh, không già, không có dao động, không có hy cầu. Vì không có cái gì do đó có thể sanh, này Tỷ-kheo, không sanh làm sao già được? Không già, làm sao chết được? Không chết làm sao dao động được? Không dao động, làm sao hy cầu?

Khi được nói đến: "Khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động; khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh", do chính duyên này được nói đến như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì sự phân biệt tóm tắt của Ta về sáu giới.

Rồi Tôn giả Pukkusāti nghĩ như sau: "Thật sự bậc Ðạo sư đã đến với ta! Thật sự bậc Thiện Thệ đã đến với ta! Thật sự bậc Chánh Ðẳng Giác đã đến với ta!" Rồi Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

-- Con đã rơi vào một lỗi lầm, bạch Thế Tôn, vì rằng, ngu đần, si mê và không khéo léo như con, đã nghĩ rằng con có thể xưng hô với Thế Tôn với danh từ Hiền giả. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm ấy là một lỗi lầm để con có thể ngăn ngừa trong tương lai.

-- Này Tỷ-kheo, thật vậy, Ông đã rơi vào một lỗi lầm, vì rằng ngu đần, si mê và không khéo léo vì Ông đã nghĩ rằng Ông có thể xưng hô với Ta với danh từ Hiền giả. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Ông thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, và như Pháp phát lộ, thời Ta chấp nhận lỗi lầm ấy cho Ông. Vì rằng, này Tỷ-kheo, đây là sự tăng ích trong giới luật của bậc Thánh, khi nào một ai thấy lỗi lầm là một lỗi lầm, như Pháp phát lộ, để ngăn ngừa trong tương lai.

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cho con được thọ cụ túc giới trước mặt Thế Tôn.

-- Này Tỷ-kheo, Ông có đủ y bát không?

-- Bạch Thế Tôn, con không có đủ y bát.

-- Này Tỷ-kheo, các Như Lai không có trao cụ túc giới cho ai không đủ y bát.

Rồi Tôn giả Pukkusāti sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi tìm y bát. Trong khi Tôn giả Pukkusāti đi tìm y bát, một con bò cuồng chạy, đoạt mất mạng sống của Tôn giả.

Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thiện gia nam tử Pukkusāti được Thế Tôn thuyết giảng một cách vắn tắt đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy như thế nào, đời sống tương lai như thế nào?

-- Này Tỷ-kheo, thật là bậc Hiền giả, Thiện gia nam tử Pukkusāti, đã chấp hành Chánh pháp và tùy pháp. Và không có phiền nhiễu Ta với những kiện tụng về Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Thiện gia nam tử Pukkusāti, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh và từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không phải trở lui đời ấy nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


140. The Exposition of the Elements

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was wandering in the Magadhan country and eventually arrived at Rājagaha. There he went to the potter Bhaggava and said to him:

2. “If it is not inconvenient for you, Bhaggava, I will stay one night in your workshop.”

“It is not inconvenient for me, venerable sir, but there is a homeless one already staying there. If he agrees, then stay as long as you like, venerable sir.” [238]

3. Now there was a clansman named Pukkusāti who had gone forth from the home life into homelessness out of faith in the Blessed One, and on that occasion he was already staying in the potter’s workshop.1264 Then the Blessed One went to the venerable Pukkusāti and said to him:

“If it is not inconvenient for you, bhikkhu, I will stay one night in the workshop.”

“The potter’s workshop is large enough, friend.1265 Let the venerable one stay as long as he likes.”

4. Then the Blessed One entered the potter’s workshop, prepared a spread of grass at one end, and sat down, folding his legs crosswise, setting his body erect, and establishing mindfulness in front of him. Then the Blessed One spent most of the night seated [in meditation], and the venerable Pukkusāti also spent most of the night seated [in meditation].

Then the Blessed One thought: “This clansman conducts himself in a way that inspires confidence. Suppose I were to question him.” So he asked the venerable Pukkusāti:

5. “Under whom have you gone forth, bhikkhu? Who is your teacher? Whose Dhamma do you profess?”1266

“Friend, there is the recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan. Now a good report of that Blessed Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’

I have gone forth under that Blessed One; that Blessed One is my teacher; I profess the Dhamma of that Blessed One.”

“But, bhikkhu, where is that Blessed One, accomplished and fully enlightened, now living?”

“There is, friend, a city in the northern country named Sāvatthī. The Blessed One, accomplished and fully enlightened, is now living there.”

“But, bhikkhu, have you ever seen that Blessed One before? Would you recognise him if you saw him?” [239]

“No, friend, I have never seen that Blessed One before, nor would I recognise him if I saw him.”

6. Then the Blessed One thought: “This clansman has gone forth from the home life into homelessness under me. Suppose I were to teach him the Dhamma.” So the Blessed One addressed the venerable Pukkusāti thus:

“Bhikkhu, I will teach you the Dhamma. Listen and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, friend,” the venerable Pukkusāti replied.

The Blessed One said this:

7. “Bhikkhu, this person consists of six elements, six bases of contact, and eighteen kinds of mental exploration, and he has four foundations.1267 The tides of conceiving do not sweep over one who stands upon these [foundations], and when the tides of conceiving no longer sweep over him he is called a sage at peace. One should not neglect wisdom, should preserve truth, should cultivate relinquishment, and should train for peace. This is the summary of the exposition of the six elements.

8. “‘Bhikkhu, this person consists of six elements.’1268 So it was said. And with reference to what was this said? There are the earth element, the water element, the fire element, the air element, the space element, and the consciousness element. So it was with reference to this that it was said: ‘Bhikkhu, this person consists of six elements.’

9. “‘Bhikkhu, this person consists of six bases of contact.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the base of eye-contact, the base of ear-contact, the base of nose-contact, the base of tongue-contact, the base of body-contact, and the base of mind-contact. So it was with reference to this that it was said: ‘Bhikkhu, this person consists of six bases of contact.’

10. “‘Bhikkhu, this person consists of eighteen kinds of mental exploration.’1269 So it was said. And with reference to what was this said? On seeing a form with the eye, one explores a form productive of joy, one explores a form productive of grief, one explores a form productive of equanimity. On hearing a sound with the ear… [240] On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body…

On cognizing a mind-object with the mind, one explores a mind-object productive of joy, one explores a mind-object productive of grief, one explores a mind-object productive of equanimity. So it was with reference to this that it was said: ‘Bhikkhu, this person consists of eighteen kinds of mental exploration.’

11. “‘Bhikkhu, this person has four foundations.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the foundation of wisdom, the foundation of truth, the foundation of relinquishment, and the foundation of peace.1270 So it was with reference to this that it was said: ‘Bhikkhu, this person has four foundations.’

12. “‘One should not neglect wisdom, should preserve truth, should cultivate relinquishment, and should train for peace.’1271 So it was said. And with reference to what was this said?

13. “How, bhikkhu, does one not neglect wisdom?1272 There are these six elements: the earth element, the water element, the fire element, the air element, the space element, and the consciousness element.

14. “What, bhikkhu, is the earth element? The earth element may be either internal or external. What is the internal earth element? Whatever internally, belonging to oneself, is solid, solidified, and clung-to, that is, head-hairs, body-hairs, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, bone-marrow, kidneys, heart, liver, diaphragm, spleen, lungs, intestines, mesentery, contents of the stomach, feces, or whatever else internally, belonging to oneself, is solid, solidified, and clung-to: this is called the internal earth element.

Now both the internal earth element and the external earth element are simply earth element. And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the earth element and makes the mind dispassionate towards the earth element.

15. “What, bhikkhu, is the water element? The water element may be either [241] internal or external. What is the internal water element? Whatever internally, belonging to oneself, is water, watery, and clung-to, that is, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, spittle, snot, oil-of-the-joints, urine, or whatever else internally, belonging to oneself, is water, watery, and clung-to: this is called the internal water element.

Now both the internal water element and the external water element are simply water element. And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the water element and makes the mind dispassionate towards the water element.

16. “What, bhikkhu, is the fire element? The fire element may be either internal or external. What is the internal fire element? Whatever internally, belonging to oneself, is fire, fiery, and clung-to, that is, that by which one is warmed, ages, and is consumed, and that by which what is eaten, drunk, consumed, and tasted gets completely digested, or whatever else internally, belonging to oneself, is fire, fiery, and clung-to: this is called the internal fire element.

Now both the internal fire element and the external fire element are simply fire element. And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the fire element and makes the mind dispassionate towards the fire element.

17. “What, bhikkhu, is the air element? The air element may be either internal or external. What is the internal air element? Whatever internally, belonging to oneself, is air, airy, and clung-to, that is, up-going winds, down-going winds, winds in the belly, winds in the bowels, winds that course through the limbs, in-breath and out-breath, or whatever else internally, belonging to oneself, is air, airy, and clung-to: this is called the internal air element.

Now both the internal air element and the external air element are simply air element. And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the air element and makes the mind dispassionate towards the air element.

18. “What, bhikkhu, is the space element? The space element may be either internal or external. What is the internal [242] space element? Whatever internally, belonging to oneself, is space, spatial, and clung-to, that is, the holes of the ears, the nostrils, the door of the mouth, and that [aperture] whereby what is eaten, drunk, consumed, and tasted gets swallowed, and where it collects, and whereby it is excreted from below, or whatever else internally, belonging to oneself, is space, spatial, and clung-to: this is called the internal space element.

Now both the internal space element and the external space element are simply space element. And that should be seen as it actually is with proper wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees it thus as it actually is with proper wisdom, one becomes disenchanted with the space element and makes the mind dispassionate towards the space element.

19. “Then there remains only consciousness, purified and bright.1273 What does one cognize with that consciousness? One cognizes: ‘[This is] pleasant’; one cognizes: ‘[This is] painful’; one cognizes: ‘[This is] neither-painful-nor-pleasant.’ In dependence on a contact to be felt as pleasant there arises a pleasant feeling.1274 When one feels a pleasant feeling, one understands: ‘I feel a pleasant feeling.’

One understands: ‘With the cessation of that same contact to be felt as pleasant, its corresponding feeling — the pleasant feeling that arose in dependence on that contact to be felt as pleasant — ceases and subsides.’ In dependence on a contact to be felt as painful there arises a painful feeling. When one feels a painful feeling, one understands: ‘I feel a painful feeling.’

One understands: ‘With the cessation of that same contact to be felt as painful, its corresponding feeling — the painful feeling that arose in dependence on that contact to be felt as painful — ceases and subsides.’ In dependence on a contact to be felt as neither-painful-nor-pleasant there arises a neither-painful-nor-pleasant feeling. When one feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, one understands: ‘I feel a neither-painful-nor-pleasant feeling.’

One understands: ‘With the cessation of that same contact to be felt as neither-painful-nor-pleasant, its corresponding feeling — the neither-painful-nor-pleasant feeling that arose in dependence on that contact to be felt as neither-painful-nor-pleasant — ceases and subsides.’

Bhikkhu, just as from the contact and friction of two fire-sticks heat is generated and fire is produced, and with the separation and disjunction of those two fire-sticks the corresponding heat ceases and subsides;

so too, [243] in dependence on a contact to be felt as pleasant…

to be felt as painful…

to be felt as neither-painful-nor-pleasant there arises a neither-painful-nor-pleasant feeling…

One understands: ‘With the cessation of that same contact to be felt as neither-painful-nor-pleasant, its corresponding feeling… ceases and subsides.’

20. “Then there remains only equanimity, purified and bright, malleable, wieldy, and radiant.1275 Suppose, bhikkhu, a skilled goldsmith or his apprentice were to prepare a furnace, heat up the crucible, take some gold with tongs, and put it into the crucible. From time to time he would blow on it, from time to time he would sprinkle water over it, and from time to time he would just look on.

That gold would become refined, well refined, completely refined, faultless, rid of dross, malleable, wieldy, and radiant. Then whatever kind of ornament he wished to make from it, whether a golden chain or earrings or a necklace or a golden garland, it would serve his purpose.

So too, bhikkhu, then there remains only equanimity, purified and bright, malleable, wieldy, and radiant.

21. “He understands thus: ‘If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of infinite space and to develop my mind accordingly, then this equanimity of mine, supported by that base, clinging to it, would remain for a very long time.1276

If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of infinite consciousness… [244]… to the base of nothingness… to the base of neither-perception-nor-non-perception and to develop my mind accordingly, then this equanimity of mine, supported by that base, clinging to it, would remain for a very long time.’

22. “He understands thus: ‘If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of infinite space and to develop my mind accordingly, this would be conditioned.1277 If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of infinite consciousness… to the base of nothingness… to the base of neither-perception-nor-non-perception and to develop my mind accordingly, this would be conditioned.’ He does not form any condition or generate any volition tending towards either being or non-being.1278

Since he does not form any condition or generate any volition tending towards either being or non-being, he does not cling to anything in this world. When he does not cling, he is not agitated. When he is not agitated, he personally attains Nibbāna. He understands thus: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’1279

23. “If he feels a pleasant feeling,1280 he understands: ‘It is impermanent; there is no holding to it; there is no delight in it.’ If he feels a painful feeling, he understands: ‘It is impermanent; there is no holding to it; there is no delight in it.’ If he feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, he understands: ‘It is impermanent; there is no holding to it; there is no delight in it.’

24. “If he feels a pleasant feeling, he feels it detached; if he feels a painful feeling, he feels it detached; if he feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, he feels it detached.

When he feels a feeling terminating with the body, he understands: ‘I feel a feeling terminating with the body.’ [245] When he feels a feeling terminating with life, he understands: ‘I feel a feeling terminating with life.’1281 He understands: ‘On the dissolution of the body, with the ending of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.’1282

Bhikkhu, just as an oil-lamp burns in dependence on oil and a wick, and when the oil and wick are used up, if it does not get any more fuel, it is extinguished from lack of fuel;

so too when he feels a feeling terminating with the body… a feeling terminating with life, he understands: ‘I feel a feeling terminating with life.’ He understands: ‘On the dissolution of the body, with the ending of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.’

25. “Therefore a bhikkhu possessing [this wisdom] possesses the supreme foundation of wisdom. For this, bhikkhu, is the supreme noble wisdom, namely, the knowledge of the destruction of all suffering.1283

26. “His deliverance, being founded upon truth, is unshakeable. For that is false, bhikkhu, which has a deceptive nature, and that is true which has an undeceptive nature — Nibbāna. Therefore a bhikkhu possessing [this truth] possesses the supreme foundation of truth. For this, bhikkhu, is the supreme noble truth, namely, Nibbāna, which has an undeceptive nature.

27. “Formerly, when he was ignorant, he undertook and accepted acquisitions;1284 now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising.

Therefore a bhikkhu possessing [this relinquishment] possesses the supreme foundation of relinquishment. For this, bhikkhu, is the supreme noble relinquishment, namely, the relinquishing of all acquisitions.

28. “Formerly, when he was ignorant, he experienced covetousness, desire, and lust; now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising.

Formerly, when he was ignorant, he experienced anger, ill will, and hate; now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising.

Formerly, when he was ignorant, he experienced ignorance and delusion; now he has abandoned them, cut them off [246] at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising.

Therefore a bhikkhu possessing [this peace] possesses the supreme foundation of peace. For this, bhikkhu, is the supreme noble peace, namely, the pacification of lust, hate, and delusion.

29. “So it was with reference to this that it was said: ‘One should not neglect wisdom, should preserve truth, should cultivate relinquishment, and should train for peace.’

30. “‘The tides of conceiving do not sweep over one who stands upon these [foundations], and when the tides of conceiving no longer sweep over him he is called a sage at peace.’1285 So it was said. And with reference to what was this said?

31. “Bhikkhu, ‘I am’ is a conceiving; ‘I am this’ is a conceiving; ‘I shall be’ is a conceiving; ‘I shall not be’ is a conceiving; ‘I shall be possessed of form’ is a conceiving; ‘I shall be formless’ is a conceiving; ‘I shall be percipient’ is a conceiving; ‘I shall be non-percipient’ is a conceiving; ‘I shall be neither-percipient-nor-non-percipient’ is a conceiving. Conceiving is a disease, conceiving is a tumour, conceiving is a dart.

By overcoming all conceivings, bhikkhu, one is called a sage at peace. And the sage at peace is not born, does not age, does not die; he is not shaken and does not yearn. For there is nothing present in him by which he might be born.1286 Not being born, how could he age? Not ageing, how could he die? Not dying, how could he be shaken? Not being shaken, why should he yearn?

32. “So it was with reference to this that it was said: ‘The tides of conceiving do not sweep over one who stands upon these [foundations], and when the tides of conceiving no longer sweep over him he is called a sage at peace.’ Bhikkhu, bear in mind this brief exposition of the six elements.”

33. Thereupon the venerable Pukkusāti thought: “Indeed, the Teacher has come to me! The Sublime One has come to me! The Fully Enlightened One has come to me!” Then he rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, and prostrating himself with his head at the Blessed One’s feet, he said:

“Venerable sir, a transgression overcame me, in that like a fool, confused [247] and blundering, I presumed to address the Blessed One as ‘friend.’ Venerable sir, may the Blessed One forgive my transgression seen as such for the sake of restraint in the future.”

“Surely, bhikkhu, a transgression overcame you, in that like a fool, confused and blundering, you presumed to address me as ‘friend.’ But since you see your transgression as such and make amends in accordance with the Dhamma, we forgive you. For it is growth in the Noble One’s Discipline when one sees one’s transgression as such, makes amends in accordance with the Dhamma, and undertakes restraint in the future.”

34. “Venerable sir, I would receive the full admission under the Blessed One.”

“But are your bowl and robes complete, bhikkhu?”

“Venerable sir, my bowl and robes are not complete.”

“Bhikkhu, Tathāgatas do not give the full admission to anyone whose bowl and robes are not complete.”

35. Then the venerable Pukkusāti, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed in order to search for a bowl and robes. Then, while the venerable Pukkusāti was searching for a bowl and robes, a stray cow killed him.

36. Then a number of bhikkhus went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and told him:

“Venerable sir, the clansman Pukkusāti, who was given brief instruction by the Blessed One, has died. What is his destination? What is his future course?”

“Bhikkhus, the clansman Pukkusāti was wise. He practised in accordance with the Dhamma and did not trouble me in the interpretation of the Dhamma. With the destruction of the five lower fetters, the clansman Pukkusāti has reappeared spontaneously [in the Pure Abodes] and will attain final Nibbāna there without ever returning from that world.”1287

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close