Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

141. Kinh Phân Biệt về Sự Thật

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Baranasi (Ba la nại), Isipatana (chỗ chư Tiên đọa), tại Migadaya (Lộc Uyển).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.

Thế nào là bốn? Sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Tập khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt đạo Thánh đế.

Vô thượng Pháp luân, này các Tỷ-kheo, đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại. Không một Sa-môn, Bà-la-môn... hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.

Này các Tỷ-kheo, hãy thân cận Sāriputta và Moggallāna, Này các Tỷ-kheo, hãy gần gũi Sāriputta và Moggallāna; các vị ấy là những Tỷ-kheo hiền trí (pandita), là những vị sách tấn các đồng Phạm hạnh. Như một sanh mẫu, này các Tỷ-kheo, như vậy là Sāriputta! Như một dưỡng mẫu, như vậy là Moggalana! Này các Tỷ-kheo, Sāriputta hướng dẫn đến quả Dự lưu, còn Moggallāna hướng dẫn đến tối thượng nghĩa. Này Tỷ-kheo, Sāriputta có thể khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt hiển lộ một cách rộng rãi bốn Thánh đế.

Thế Tôn nói như vậy; nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá.

Tại đấy, Tôn giả Sāriputta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Hiền". -- "Thưa vâng, Hiền giả". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:

-- Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại... sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ về Khổ diệt đạo Thánh đế.



Và này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Này chư Hiền, thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chư Hiền, như vậy gọi là sanh.

Này chư Hiền, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chư Hiền, như vậy gọi là già.

Này chư Hiền, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này chư Hiền, như vậy gọi là chết.

Này chư Hiền, thế nào là sầu? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là sầu.

Này chư Hiền, thế nào là bi? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là bi.

Này chư Hiền, thế nào là khổ? Này chư Hiền, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là khổ.

Này chư Hiền, thế nào là ưu? Này chư Hiền, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là ưu.

Này chư Hiền, thế nào là não? Này chư Hiền, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thật vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là não.

Này chư Hiền, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này chư Hiền, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối! Mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ.

Này chư Hiền, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối... chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối!" Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu não!" Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ.

Này chư Hiền, như thế nào là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ? Như

sắc thủ uẩn,

thọ thủ uẩn,

tưởng thủ uẩn,

hành thủ uẩn,

thức thủ uẩn.

Này chư Hiền, như vậy gọi là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Này chư Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; như dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

Này chư Hiền, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.

Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.

Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.

Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.

Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.

Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn?

Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.

Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm?

Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời...

quán thọ trên các cảm thọ...

quán tâm trên các tâm...

quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.

Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.

Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt đạo Thánh đế.

Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại, Không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh đế.

Tôn giả Sāriputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sāriputta dạy.


141. The Exposition of the Truths

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[248] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Benares in the Deer Park at Isipatana.

There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “At Benares, bhikkhus, in the Deer Park at Isipatana the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, set rolling the matchless Wheel of the Dhamma,1288 which cannot be stopped by any recluse or brahmin or god or Māra or Brahmā or anyone in the world — that is, the announcing, teaching, describing, establishing, revealing, expounding, and exhibiting of the Four Noble Truths. Of what four?

3. “The announcing, teaching, describing, establishing, revealing, expounding, and exhibiting of the noble truth of suffering. The announcing, teaching, describing, establishing, revealing, expounding, and exhibiting of the noble truth of the origin of suffering… of the noble truth of the cessation of suffering… of the noble truth of the way leading to the cessation of suffering.

4. “At Benares, bhikkhus, in the Deer Park at Isipatana the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, set rolling the matchless Wheel of the Dhamma, which cannot be stopped by any recluse or brahmin or god or Māra or Brahmā or anyone in the world — that is, the announcing, teaching, describing, establishing, revealing, expounding, and exhibiting of these Four Noble Truths.

5. “Cultivate the friendship of Sāriputta and Moggallāna, bhikkhus; associate with Sāriputta and Moggallāna. They are wise and helpful to their companions in the holy life. Sāriputta is like a mother; Moggallāna is like a nurse. Sāriputta trains others for the fruit of stream-entry, Moggallāna for the supreme goal.1289 Sāriputta, bhikkhus, is able to announce, teach, describe, establish, reveal, expound, and exhibit the Four Noble Truths.”

6. So the Blessed One said. Having said this, the Sublime One rose from his seat and went into his dwelling. [249]

7. Then, soon after the Blessed One had gone, the venerable Sāriputta addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus.” — “Friend,” the bhikkhus replied to the venerable Sāriputta. The venerable Sāriputta said this:

8. “At Benares, friends, in the Deer Park at Isipatana the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, set rolling the matchless Wheel of the Dhamma… and exhibiting of the Four Noble Truths. Of what four?

9. “The announcing… and exhibiting of the noble truth of suffering… of the noble truth of the origin of suffering… of the noble truth of the cessation of suffering… of the noble truth of the way leading to the cessation of suffering.

10. “And what, friends, is the noble truth of suffering? Birth is suffering; ageing is suffering; death is suffering; sorrow, lamentation, pain, grief, and despair are suffering; not to obtain what one wants is suffering; in short, the five aggregates affected by clinging are suffering.

11. “And what, friends, is birth?1290 The birth of beings into the various orders of beings, their coming to birth, precipitation [in a womb], generation, the manifestation of the aggregates, obtaining the bases for contact — this is called birth.

12. “And what, friends, is ageing? The ageing of beings in the various orders of beings, their old age, brokenness of teeth, greyness of hair, wrinkling of skin, decline of life, weakness of faculties — this is called ageing.

13. “And what, friends, is death? The passing of beings out of the various orders of beings, their passing away, dissolution, disappearance, dying, completion of time, dissolution of aggregates, laying down of the body — this is called death.

14. “And what, friends, is sorrow? The sorrow, sorrowing, sorrowfulness, inner sorrow, inner sorriness, of one who has encountered some misfortune or is affected by some painful state — this is called sorrow.

15. “And what, friends, is lamentation? The wail and lament, wailing and lamenting, [250] bewailing and lamentation, of one who has encountered some misfortune or is affected by some painful state — this is called lamentation.

16. “And what, friends, is pain? Bodily pain, bodily discomfort, painful, uncomfortable feeling born of bodily contact — this is called pain.

17. “And what, friends, is grief? Mental pain, mental discomfort, painful, uncomfortable feeling born of mental contact — this is called grief.

18. “And what, friends, is despair? The trouble and despair, the tribulation and desperation, of one who has encountered some misfortune or is affected by some painful state — this is called despair.

19. “And what, friends, is ‘not to obtain what one wants is suffering’? To beings subject to birth there comes the wish: ‘Oh, that we were not subject to birth! That birth would not come to us!’ But this is not to be obtained by wishing, and not to obtain what one wants is suffering.

To beings subject to ageing… subject to sickness… subject to death… subject to sorrow, lamentation, pain, grief, and despair, there comes the wish: ‘Oh, that we were not subject to sorrow, lamentation, pain, grief, and despair! That sorrow, lamentation, pain, grief, and despair would not come to us!’ But this is not to be obtained by wishing, and not to obtain what one wants is suffering.

20. “And what, friends, are the five aggregates affected by clinging that, in short, are suffering? They are:

the material form aggregate affected by clinging,

the feeling aggregate affected by clinging,

the perception aggregate affected by clinging,

the formations aggregate affected by clinging,

and the consciousness aggregate affected by clinging.

These are the five aggregates affected by clinging that, in short, are suffering. This is called the noble truth of suffering.

21. “And what, friends, is the noble truth of the origin of suffering? It is craving, which brings renewal of being, is accompanied by delight and lust, and delights in this and that; that is, craving for sensual pleasures, craving for being, [251] and craving for non-being. This is called the noble truth of the origin of suffering.

22. “And what, friends, is the noble truth of the cessation of suffering? It is the remainderless fading away and ceasing, the giving up, relinquishing, letting go, and rejecting of that same craving. This is called the noble truth of the cessation of suffering.

23. “And what, friends, is the noble truth of the way leading to the cessation of suffering? It is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.

24. “And what, friends, is right view? Knowledge of suffering, knowledge of the origin of suffering, knowledge of the cessation of suffering, and knowledge of the way leading to the cessation of suffering — this is called right view.

25. “And what, friends, is right intention? Intention of renunciation, intention of non-ill will, and intention of non-cruelty — this is called right intention.

26. “And what, friends, is right speech? Abstaining from false speech, abstaining from malicious speech, abstaining from harsh speech, and abstaining from idle chatter — this is called right speech.

27. “And what, friends, is right action? Abstaining from killing living beings, abstaining from taking what is not given, and abstaining from misconduct in sensual pleasures — this is called right action.

28. “And what, friends, is right livelihood? Here a noble disciple, having abandoned wrong livelihood, earns his living by right livelihood — this is called right livelihood.

29. “And what, friends, is right effort?

Here a bhikkhu awakens zeal for the non-arising of unarisen evil unwholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives.

He awakens zeal for the abandoning of arisen evil unwholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives.

He awakens zeal for the arising of unarisen wholesome states, [252] and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives.

He awakens zeal for the continuance, non-disappearance, strengthening, increase, and fulfillment by development of arisen wholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. This is called right effort.

30. “And what, friends, is right mindfulness?

Here a bhikkhu abides contemplating the body as a body, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

He abides contemplating feelings as feelings, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

He abides contemplating mind as mind, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

He abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

This is called right mindfulness.

31. “And what, friends, is right concentration? Here, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.

With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration.

With the fading away as well of rapture, he abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’

With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, he enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. This is called right concentration.

“This is called the noble truth of the way leading to the cessation of suffering.

32. “At Benares, friends, in the Deer Park at Isipatana the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, set rolling the matchless Wheel of the Dhamma, which cannot be stopped by any recluse or brahmin or god or Māra or Brahmā or anyone in the world — that is, the announcing, teaching, describing, establishing, revealing, expounding, and exhibiting of these Four Noble Truths.”

That is what the venerable Sāriputta said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the venerable Sāriputta’s words.





Close
Close