Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Phẩm 06 đến phẩm 17

Dịch giả: Thích Minh Châu

VI. Phẩm Người
1.- Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu.
3. Có hai hạng người khi mệnh chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số.
4. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp.
5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.
6. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
7. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con ngựa nòi giống tốt. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
8. ... (như trên, chỉ thay vào "Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con sư tử, vua các loài thú") ...
9. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà (phi nhân, khẩn-na-la) không nói lên tiếng người. Thế nào là hai? "Chúng ta chớ có nói láo và chúng ta chớ có xuyên tạc người khác với điều không thật". Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà không nói lên tiếng người.
10. Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai? Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.
11. Ta sẽ giảng cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, về sự cộng trú của người bất thiện và sự cộng trú của người thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người bất thiện và thế nào là người bất thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão không nói với ta, vị trung niên không nói với ta, vị tân học không nói với ta, và ta cũng không nói với vị trưởng lão, ta cũng không nói với vị trung niên, ta cũng không nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, ... Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp". Vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ... vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ... . Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người bất thiện và như vậy là người bất thiện cộng trú với nhau.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người thiện và thế nào là người thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta. Ta cũng sẽ nói với vị trưởng lão, cũng sẽ nói với vị trung niên, cũng sẽ nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta, ta sẽ nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, ... Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta sẽ nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp".
Này các Tỷ-kheo, vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ...
Này các Tỷ-kheo, vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta...., và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người thiện và như vậy là người thiện cộng trú với nhau.
12. Trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nội tâm không an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống không an lạc.
Và này các Tỷ-kheo, trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nhưng nội tâm được an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ không kéo dài, không có gay cấn, không có thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống an lạc.
VII. Phẩm Lạc
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
4-12. ... (như trên, chỉ đổi" lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc" ... "lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật" ... "lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh" ... "lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm" ... "lạc có hỷ và lạc không hỷ" ... "lạc có hân hoan và lạc có xả" ... "lạc có định và lạc không có định" ... "lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ" ... "lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả" ...
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
VIII. Phẩm Tướng
1. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tướng, không phải không có tướng. Do đoạn tận chính tướng ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
2. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Do đoạn tận chính nhân duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
3. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân, không phải không có nhân. Do đoạn tận chính nhân ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
4. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có các hành, không phải không có các hành. Do đoạn tận chính các hành ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
5. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có duyên, không phải không có duyên. Do đoạn tận chính duyên ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
6-9. ... có sắc, không phải không có sắc ... có thọ, không phải không có thọ ... có tưởng, không phải không có tưởng ... có thức, không phải không có thức ...
10. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sở duyên hữu vi, không phải không có sở duyên hữu vi. Do đoạn tận hữu vi ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
IX. Phẩm Các Pháp
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
... Cũng vậy đối với các pháp kế tiếp như:
2. Tinh tấn và nhất tâm.
3. Danh và sắc.
4. Minh và giải thoát.
5. Hữu kiến và vô hữu kiến.
6. Vô tàm và vô quý.
7. Tàm và quý.
8. Khó nói và ác hữu.
9. Dễ nói và thiện hữu.
10. Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phạm thiện xảo và xuất Phạm thiện xảo. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
X. Phẩm Kẻ Ngu
1-20 Kẻ Ngu
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
XI. Phẩm Các Hy Vọng
1-12 Hy Vọng
1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.
9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm . Thế nào là hai? Tội phạm nhẹ và tội phạm nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm thô trọng và tội phạm không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm có dư tàn và tội phạm không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
XII. Phẩm Hy Cầu
1 - 11 Hy Cầu
1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.
2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.
3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.
4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.
5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
XIII. Phẩm Bố Thí
1-10 Bố Thí
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là các loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí.
2-10. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Hai loại cúng dường ... Thí xả ... Biến xả ... Tài sản ... Tài sản thọ dụng chung ... Tài sản thọ dụng đồng đẳng ... Nhiếp thọ ... Nhiếp ích ... Ai mẫn ...
XIV. Phẩm Ðón Chào
1-12 Ðón Chào
1-12. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Ðón chào ... đón tiếp ... tầm cầu ... tầm cầu cùng khắp ... tầm hỏi ... cúng lễ ... chiêu đãi ... phồn vinh ... tăng trưởng ... châu báu ... tích tập ... quảng đại ...
XV. Phẩm Nhập Ðịnh
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
2. Chân thực và nhu hòa
3. Kham nhẫn và dịu hiền
4. Hòa thuận và đón tiếp
5. Bất hại và thanh tịnh
6. Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống
7. Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống
8. Tư trạch lực và tu tập lực.
9. Niệm lực và định lực.
10. Chỉ và quán
11. Phá giới và phá kiến
12. Cụ túc giới và cụ túc kiến
13. Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh
14. Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến
15. Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn
16. Thất niệm và không tỉnh giác
17. Niệm và tỉnh giác.
XVI. Phẩm Phẫn Nộ
1-100.
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
(Như trên với các pháp sau đây:)
2. Giả dối vào não hại
3. Tật đố và xan lẫn
4. Man trá và phản trắc
5. Không tàm và không quý
6. Không phẫn nộ và không hiềm hận
7. Không giả dối và không não hại
8. Không tật đố và không xan tham
9. Không man trá và không phản trắc
10. Tàm và quý
11. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
12. Giả dối vào não hại
13.Tật đố và xan tham
14.Man trá và phản trắc
15. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
16. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
17. Không giả dối và không não hại
18. Không tật đố và không xan lẫn
19. Không man trá và không phản trắc
20. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
21. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
22. Giả dối và não hại
23. Tật đố và xan lẫn
24. Man trá và phản trắc
25. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
26. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
27. Không giả dối và không não hại
28. Không tật đố và không xan lẫn
29. Không man trá và không phản trắc
30. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này ...
56-60. Thành tựu hai thiện pháp này ...
61-65. Thành tựu hai pháp có tội này ...
66-70. Thành tựu hai pháp không có tội này ...
71-75. Thành tựu hai pháp tăng khổ này ...
76-80. Thành tựu hai pháp tăng lạc này ...
81-85. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là khổ này ...
86-90. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là lạc này ...
91-95. Thành tựu hai pháp não hại này ...
96-100. Thành tựu với hai pháp không não hại này ...
(mỗi lần là năm pháp như trên, bất thiện pháp và thiện pháp) ...
XVII. Phẩm Thứ Mười Bảy
1. - Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng ... chế ngự các người ác và lạc thú cho thuần tịnh Tỷ-Kheo ... sự phòng hộ các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện ngay trong hiện tại, và sự ngăn chặn các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện trong tương lai,... lòng từ mẫn đối với các gia chủ và đoạn tuyệt các thành phần ác dục ... đem lại tâm tín cho kẻ bất tín và làm tăng trưởng những kẻ có tín tâm ... cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật.
Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-Kheo, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử.
2. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai chế lập giới bổn cho các đệ tử (như số 1 ở trên) ... tụng đọc giới bổn ... đình chỉ giới bổn ... tự tứ ... đình chỉ tự tứ ... sở tác cần phải quở trách ...Sở tác cần phải y chỉ, sở tác cần phải tẩn xuất, sở tác cần phải xin lỗi ... sở tác cần phải ngưng chức ... cho phép biệt trú ... bắt làm lại từ đầu ... , cho phép làm ... được phục hồi địa vị cũ ... được phục chức ... cần phải xuất ly ... cụ túc ... bạch yết-ma (lần đầu tiên) đưa ra biểu quyết lần thứ nhất ... đưa ra biểu quyết lần thứ hai ... đưa ra biểu quyết lần thứ tư ... điều chưa được chế lập ... thay đổi điều đã được chế lập ... giải quyết với sự hiện diện của hai phe liên hệ ... giải quyết theo ức niệm của đương sự phạm tội ... giải quyết sau khi đương sự khỏi điên loạn, ... giải quyết theo sự chấp nhận của đương sự...giải quyết theo số đông... giải quyết tu theo đương sự phạm tội ... giải quyết như trải cỏ ra.
Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng ... chế ngự các người ác và lạc trú cho thuần tịnh Tỷ-kheo ... cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai đã chế lập ... giải quyết như trải cỏ ra cho các đệ tử.
3.- Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập.
4.- Ðể biến tri tham, này các Tỷ-kheo, ... để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán ...
5.- Ðể thắng tri ... để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,... để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân ... phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán ... hai pháp này cần phải tu tập.

The Book of the Twos (VI - XVIII)

Translated by: Bhikkhu Boddhi

VI. People


“Bhikkhus, there are these two people who arise in the world for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of devas and humans. What two? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One and the wheel-turning monarch. These are the two people who arise in the world for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.”290
53 (2)
“Bhikkhus, there are these two people arising in the world who are extraordinary humans. [77] What two? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One and the wheel-turning monarch. These are the two people arising in the world who are extraordinary humans.”
54 (3)
“Bhikkhus, there are these two people whose passing away is mourned by many people. What two? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One and the wheel-turning monarch. These are the two people whose passing away is mourned by many people.”
55 (4)
“Bhikkhus, there are these two who are worthy of a stupa.291 What two? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One and the wheel-turning monarch. These are the two who are worthy of a stupa.”

56 (5)
“Bhikkhus, there are these two enlightened ones. What two? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One and the paccekabuddha.292 These are the two enlightened ones.”
57 (6)
“Bhikkhus, there are these two that are not terrified by a bursting thunderbolt. What two? A bhikkhu whose taints are destroyed and a thoroughbred elephant. These are the two that are not terrified by a bursting thunderbolt.”293
58 (7)
“Bhikkhus, there are these two that are not terrified by a bursting thunderbolt. What two? A bhikkhu whose taints are destroyed and a thoroughbred horse. These are the two that are not terrified by a bursting thunderbolt.”
59 (8)
“Bhikkhus, there are these two that are not terrified by a bursting thunderbolt. What two? A bhikkhu whose taints are destroyed and a lion, king of the beasts. These are the two that are not terrified by a bursting thunderbolt.”
60 (9)
“Bhikkhus, for two reasons fauns do not utter human speech.294 What two? [Thinking:] ‘May we not speak falsely, and may we not misrepresent another with what is contrary to fact.’ For these two reasons fauns do not utter human speech.” [78]
61 (10)
“Bhikkhus, women die unsatisfied and discontent in two things. What two? Sexual intercourse and giving birth. Women die unsatisfied and discontent in these two things.”
62 (11)
“Bhikkhus, I will teach you about co-residency among the bad and about co-residency among the good. Listen and attend closely. I will speak.”
“Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“And how is there co-residency among the bad, and how do the bad live together? Here, it occurs to an elder bhikkhu: ‘An elder [bhikkhu]—or one of middle standing or a junior [bhikkhu]—should not correct me.295 I should not correct an elder [bhikkhu], or one of middle standing or a junior [bhikkhu]. If an elder [bhikkhu] corrects me, he might do so without sympathy, not sympathetically. I would then say “No!” to him and would trouble him,296 and even seeing [my offense] I would not make amends for it. If [a bhikkhu] of middle standing corrects me . . . If a junior [bhikkhu] corrects me, he might do so without sympathy, not sympathetically. I would then say “No!” to him and would trouble him, and even seeing [my offense] I would not make amends for it.’
“It occurs, too, to [a bhikkhu] of middle standing . . . to a junior [bhikkhu]: ‘An elder [bhikkhu]—or one of middle standing or a junior [bhikkhu]—should not correct me. I should not correct an elder [bhikkhu] . . . [79] . . . and even seeing [my offense] I would not make amends for it.’ It is in this way that there is co-residency among the bad, and it is in this way that the bad live together.
“And how, bhikkhus, is there co-residency among the good, and how do the good live together? Here, it occurs to an elder bhikkhu: ‘An elder [bhikkhu]—and one of middle standing and a junior [bhikkhu]—should correct me. I should correct an elder [bhikkhu], one of middle standing, and a junior [bhikkhu]. If an elder [bhikkhu] corrects me, he might do so sympathetically, not without sympathy. I would then say “Good!” to him and would not trouble him, and seeing [my offense] I would make amends for it. If [a bhikkhu] of middle standing speaks to me . . . If a junior [bhikkhu] corrects me, he might do so sympathetically, not without sympathy, I would then say “Good!” to him and would not trouble him, and seeing [my offense] I would make amends for it.’
“It occurs, too, to [a bhikkhu] of middle standing . . . to a junior [bhikkhu]: ‘An elder [bhikkhu]—and one of middle standing and a junior [bhikkhu]—should correct me. I should correct an elder [bhikkhu] . . . and seeing [my offense] I would make amends for it.’ It is in this way that there is co-residency among the good, and it is in this way that the good live together.”

63 (12)
“Bhikkhus, when, in regard to a disciplinary issue, the exchange of words between both parties,297 the insolence about views, and the resentment, bitterness, and exasperation [80] are not settled internally,298 it can be expected that this disciplinary issue will lead to acrimony and animosity for a long time, and the bhikkhus will not dwell at ease.
“Bhikkhus, when, in regard to a disciplinary issue, the exchange of words between both parties, the insolence about views, and the resentment, bitterness, and exasperation are well settled internally, it can be expected that this disciplinary issue will not lead to acrimony and animosity for a long time, and the bhikkhus will dwell at ease.”299

64 (1)

VII. Happiness

“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness of a layperson and the happiness of one who has gone forth [into homelessness].300 These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness of one who has gone forth is foremost.”
65 (2)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? Sensual happiness and the happiness of renunciation. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness of renunciation is foremost.”
66 (3)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness bound up with acquisitions and the happiness without acquisitions. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness without acquisitions is foremost.”301
67 (4)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two?
[81] The happiness with taints and the happiness without taints. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness without taints is foremost.”

68 (5)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? Worldly happiness and spiritual happiness.302 These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, spiritual happiness is foremost.”
69 (6)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? Noble happiness and ignoble happiness. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, noble happiness is foremost.”
70 (7)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? Bodily happiness and mental happiness. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, mental happiness is foremost.”
71 (8)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness accompanied by rapture and the happiness without rapture. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness without rapture is foremost.”303
72 (9)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? Pleasurable happiness and the happiness of equanimity. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness of equanimity is foremost.”304
73 (10)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness of concentration and the happiness without concentration. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness of concentration is foremost.”
74 (11)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness based on the presence of rapture and the

happiness based on the absence of rapture. [82] These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness based on the absence of rapture is foremost.”305
75 (12)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness based on pleasure and the happiness based on equanimity. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness based on equanimity is foremost.”
76 (13)
“Bhikkhus, there are these two kinds of happiness. What two? The happiness based on form and the happiness based on the formless. These are the two kinds of happiness. Of these two kinds of happiness, the happiness based on the formless is foremost.”306

77 (1)

VIII. WITh a basIs

“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise with a basis, not without a basis. With the abandoning of this basis, these bad unwholesome qualities do not occur.”307
78 (2)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise through a source, not without a source. With the abandoning of this source, these bad unwholesome qualities do not occur.”
79 (3)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise through a cause, not without a cause. With the abandoning of this cause, these bad unwholesome qualities do not occur.”
80 (4)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise through causal activities, not without causal activities. With the abandoning of these causal activities, these bad unwholesome qualities do not occur.”308

81 (5)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise with a condition, not without a condition. With the abandoning of this condition, these bad unwholesome qualities do not occur.” [83]
82 (6)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise along with form, not without form. With the abandoning of this form, these bad unwholesome qualities do not occur.”
83 (7)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise along with feeling, not without feeling. With the abandoning of this feeling, these bad unwholesome qualities do not occur.”
84 (8)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise along with perception, not without perception. With the abandoning of this perception, these bad unwholesome qualities do not occur.”
85 (9)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise along with consciousness, not without consciousness. With the abandoning of this consciousness, these bad unwholesome qualities do not occur.”
86 (10)
“Bhikkhus, bad unwholesome qualities arise based on the conditioned, not without a basis in the conditioned. With the abandoning of the conditioned, these bad unwholesome qualities do not occur.”

87 (1)

Ix. dhamma

“Bhikkhus, there are these two things. What two? Liberation of mind and liberation by wisdom. These are the two things.”309
88 (2)–97 (11)
“Bhikkhus, there are these two things. What two? (88) Exertion and non-distraction . . . (89) Name and form . . . (90) True

knowledge and liberation . . . (91) The view of existence and the view of extermination . . . (92) Moral shamelessness and moral recklessness . . . (93) Moral shame and moral dread . . . (94) Being difficult to correct and bad friendship . . . (95) Being easy to correct and good friendship . . . (96) Skillfulness in the elements and skillfulness in attention . . . [84] . . . (97) Skillfulness in regard to offenses and skillfulness in rehabilitation from offenses. These are the two things.”

98 (1)

X. Fools

“Bhikkhus, there are these two kinds of fools. What two? One who takes responsibility for what does not befall him and one who does not take responsibility for what befalls him. These are the two kinds of fools.”
99 (2)
“Bhikkhus, there are these two kinds of wise people. What two? One who takes responsibility for what befalls him and one who does not take responsibility for what does not befall him.310 These are the two kinds of wise people.”
100 (3)
“Bhikkhus, there are these two kinds of fools. What two? One who perceives what is unallowable as allowable and one who perceives what is allowable as unallowable.311 These are the two kinds of fools.”
101 (4)
“Bhikkhus, there are these two kinds of wise people. What two? One who perceives what is unallowable as unallowable and one who perceives what is allowable as allowable. These are the two kinds of wise people.”
102 (5)
“Bhikkhus, there are these two kinds of fools. What two? One who perceives what is not an offense as an offense and one who perceives what is an offense as no offense. These are the two kinds of fools.”

103 (6)
“Bhikkhus, there are these two kinds of wise people. What two? One who perceives what is not an offense as no offense and one who perceives what is an offense as an offense. These are the two kinds of wise people.” [85]
104 (7)
“Bhikkhus, there are these two kinds of fools. What two? One who perceives what is non-Dhamma as Dhamma and one who perceives what is Dhamma as non-Dhamma. These are the two kinds of fools.”
105 (8)
“Bhikkhus, there are these two kinds of wise people. What two? One who perceives what is non-Dhamma as non-Dhamma and one who perceives what is Dhamma as Dhamma. These are the two kinds of wise people.”
106 (9)
“Bhikkhus, there are these two kinds of fools. What two? One who perceives what is non-discipline as discipline and one who perceives what is discipline as non-discipline. These are the two kinds of fools.”
107 (10)
“Bhikkhus, there are these two kinds of wise people. What two? One who perceives what is non-discipline as non-discipline and one who perceives what is discipline as discipline. These are the two kinds of wise people.”
108 (11)
“Bhikkhus, the taints increase for two [kinds of persons]. What two? One who feels remorse about a matter over which one need not feel remorse and one who does not feel remorse about a matter over which one should feel remorse. The taints increase for these two [kinds of persons].”
109 (12)
“Bhikkhus, the taints do not increase for two [kinds of persons]. What two? One who does not feel remorse for a matter over

which one need not feel remorse and one who feels remorse for a matter over which one should feel remorse. The taints do not increase for these two [kinds of persons].”
110 (13)
“Bhikkhus, the taints increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is unallowable as allowable and one who perceives what is allowable as unallowable. The taints increase for these two [kinds of persons].”
111 (14)
“Bhikkhus, the taints do not increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is unallowable as unallowable and one who perceives what is allowable as allowable. The taints do not increase for these two [kinds of persons].”
112 (15)
“Bhikkhus, the taints increase for two [kinds of persons]. What two? [86] One who perceives what is not an offense as an offense and one who perceives what is an offense as no offense.312 The taints increase for these two [kinds of persons].”
113 (16)
“Bhikkhus, the taints do not increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is not an offense as no offense and one who perceives what is an offense as an offense.313 The taints do not increase for these two [kinds of persons].”
114 (17)
“Bhikkhus, the taints increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is non-Dhamma as Dhamma and one who perceives what is Dhamma as non-Dhamma. The taints increase for these two [kinds of persons].”
115 (18)
“Bhikkhus, the taints do not increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is non-Dhamma as non-Dhamma and one who perceives what is Dhamma as Dhamma.314 The taints do not increase for these two [kinds of persons].”

116 (19)
“Bhikkhus, the taints increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is non-discipline as discipline and one who perceives what is discipline as non-discipline. The taints increase for these two [kinds of persons].”
117 (20)
“Bhikkhus, the taints do not increase for two [kinds of persons]. What two? One who perceives what is non-discipline as non-discipline and one who perceives what is discipline as discipline. The taints do not increase for these two [kinds of persons].”

118 (1)

XI. Desires

“Bhikkhus, these two desires are hard to abandon. What two? The desire for gain and the desire for life. These two desires are hard to abandon.”315 [87]
119 (2)
“Bhikkhus, these two kinds of persons are rare in the world. What two? One who takes the initiative in helping others and one who is grateful and thankful. These two kinds of persons are rare in the world.”
120 (3)
“Bhikkhus, these two kinds of persons are rare in the world. What two? One who is satisfied and one who provides satisfaction. These two kinds of persons are rare in the world.”
121 (4)
“Bhikkhus, these two kinds of persons are hard to satisfy. What two? One who amasses what he gains and one who squanders what he gains.316 These two kinds of persons are hard to satisfy.”
122 (5)
“Bhikkhus, these two kinds of persons are easy to satisfy. What two? One who does not amass what he gains and one who does

not squander what he gains. These two kinds of persons are easy to satisfy.”
123 (6)
“Bhikkhus, there are these two conditions for the arising of greed. What two? The mark of the attractive and careless attention. These are the two conditions for the arising of greed.”317
124 (7)
“Bhikkhus, there are these two conditions for the arising of hatred. What two? The mark of the repulsive and careless attention. These are the two conditions for the arising of hatred.”
125 (8)
“Bhikkhus, there are these two conditions for the arising of wrong view. What two? The utterance of another [person] and careless attention. These are the two conditions for the arising of wrong view.”
126 (9)
“Bhikkhus, there are these two conditions for the arising of right view. What two? The utterance of another [person] and careful attention. These are the two conditions for the arising of right view.”
127 (10)
“Bhikkhus, there are these two kinds of offenses. What two?
[88] A light offense and a grave offense. These are the two kinds of offenses.”318
128 (11)
“Bhikkhus, there are these two kinds of offenses. What two? A coarse offense and an offense that is not coarse. These are the two kinds of offenses.”
129 (12)
“Bhikkhus, there are these two kinds of offenses. What two? A remediable offense and an irremediable offense. These are the two kinds of offenses.”


130 (1)

XII. Aspiring

“Bhikkhus, a bhikkhu endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like Sāriputta and Moggallāna!’ This is the standard and criterion319 for my bhikkhu disciples, that is, Sāriputta and Moggallāna.”
131 (2)
“Bhikkhus, a bhikkhunī endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like the bhikkhunīs Khemā and Uppalavaṇṇā!’ This is the standard and criterion for my bhikkhunī disciples, that is, the bhikkhunīs Khemā and Uppalavaṇṇā.”320
132 (3)
“Bhikkhus, a male lay follower endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like Citta the householder and Hatthaka of Āḷavī!’ This is the standard and criterion for my male lay disciples, that is, Citta the householder and Hatthaka of Āḷavī.”321
133 (4)
“Bhikkhus, a female lay follower endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like the female lay followers Khujjuttarā and Veḷukaṇṭakī Nandamātā!’ [89] This is the standard and criterion for my female lay disciples, that is, the female lay followers Khujjuttarā and Veḷukaṇṭakī Nandamātā.”322
134 (5)323
“Bhikkhus, possessing two qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What two? Without investigating and scrutinizing, he speaks praise of one who deserves dispraise. Without investigating and scrutinizing, he speaks dispraise of one who deserves praise. Possessing these two qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy

and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit.
“Bhikkhus, possessing two qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What two? Having investigated and scrutinized, he speaks dispraise of one who deserves dispraise. Having investigated and scrutinized, he speaks praise of one who deserves praise. Possessing these two qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”
135 (6)324
“Bhikkhus, possessing two qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What two? Without investigating and scrutinizing, he believes a matter that merits suspicion. Without investigating and scrutinizing, he is suspicious about a matter that merits belief. Possessing these two qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. [90]
“Bhikkhus, possessing two qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What two? Having investigated and scrutinized, he is suspicious about a matter that merits suspicion. Having investigated and scrutinized, he believes a matter that merits belief. Possessing these two qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”
136 (7)
“Bhikkhus, behaving wrongly toward two persons, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What two? His

mother and his father. Behaving wrongly toward these two persons, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit.
“Bhikkhus, behaving rightly toward two persons, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach among the wise; and he generates much merit. What two? His mother and his father. Behaving rightly toward these two persons, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”
137 (8)
“Bhikkhus, behaving wrongly toward two persons, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What two? The Tathāgata and a disciple of the Tathāgata.325 Behaving wrongly toward these two persons, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. [91]
“Bhikkhus, behaving rightly toward two persons, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach among the wise; and he generates much merit. What two? The Tathāgata and a disciple of the Tathāgata. Behaving rightly toward these two persons, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”
138 (9)
“Bhikkhus, there are these two things. What two? Cleansing one’s own mind and one does not cling to anything in the world.326 These are the two things.”
139 (10)
“Bhikkhus, there are these two things. What two? Anger and hostility. These are the two things.”

140 (11)
“Bhikkhus, there are these two things. What two? The removal of anger and the removal of hostility. These are the two things.”

141 (1)

XIII. Gifts

“Bhikkhus, there are these two kinds of gifts. What two? The gift of material goods and the gift of the Dhamma. These are the two kinds of gifts. Of these two kinds of gifts, the gift of the Dhamma is foremost.”
142 (2)
“Bhikkhus, there are these two kinds of offerings. What two? The offering of material goods and the offering of the Dhamma. These are the two kinds of offerings. Of these two kinds of offerings, the offering of the Dhamma is foremost.” [92]
143 (3)
“Bhikkhus, there are these two kinds of generosity. What two? Generosity with material goods and generosity with the Dhamma. These are the two kinds of generosity. Of these two kinds of generosity, generosity with the Dhamma is foremost.”
144 (4)
“Bhikkhus, there are these two kinds of relinquishment. What two? The relinquishment of material goods and relinquishment [by giving] the Dhamma. These are the two kinds of relinquishment. Of these two kinds of relinquishment, relinquishment [by giving] the Dhamma is foremost.”
145 (5)
“Bhikkhus, there are these two kinds of wealth. What two? Material wealth and the wealth of the Dhamma. These are the two kinds of wealth. Of these two kinds of wealth, the wealth of the Dhamma is foremost.”
146 (6)
“Bhikkhus, there are these two kinds of enjoyment. What two? The enjoyment of material goods and the enjoyment of

the Dhamma. These are the two kinds of enjoyment. Of these two kinds of enjoyment, the enjoyment of the Dhamma is foremost.”
147 (7)
“Bhikkhus, there are these two kinds of sharing. What two? Sharing material goods and sharing the Dhamma. These are the two kinds of sharing. Of these two kinds of sharing, sharing the Dhamma is foremost.”
148 (8)
“Bhikkhus, there are these two ways of sustaining a favorable relationship.327 What two? Sustaining a favorable relationship with material goods and doing so with the Dhamma. These are the two ways of sustaining a favorable relationship. Of these two ways, sustaining a favorable relationship with the Dhamma is foremost.”
149 (9)
“Bhikkhus, there are these two kinds of assistance. What two? Assistance with material goods and assistance with the Dhamma. These are the two kinds of assistance. Of these two kinds of assistance, assistance with the Dhamma is foremost.”
150 (10)
“Bhikkhus, there are these two kinds of compassion.328 What two? Compassion shown with material goods and compassion shown with the Dhamma. These are the two kinds of compassion. Of these two kinds of compassion, compassion shown with the Dhamma is foremost.” [93]

151 (1)

XIV. Munificence

“Bhikkhus, there are these two kinds of munificence.329 What two? Munificence with material goods and munificence with the Dhamma. These are the two kinds of munificence. Of these two kinds of munificence, munificence with the Dhamma is foremost.”

152 (2)
“Bhikkhus, there are these two kinds of hospitality. What two? Hospitality with material goods and hospitality with the Dhamma. These are the two kinds of hospitality. Of these two kinds of hospitality, hospitality with the Dhamma is foremost.”
153 (3)
“Bhikkhus, there are these two kinds of search. What two? The search for material goods and the search for the Dhamma. These are the two kinds of search. Of these two kinds of search, the search for the Dhamma is foremost.”
154 (4)
“Bhikkhus, there are these two kinds of quests. What two? The quest for material goods and the quest for the Dhamma. These are the two kinds of quest. Of these two kinds of quest, the quest for the Dhamma is foremost.”
155 (5)
“Bhikkhus, there are these two kinds of seeking. What two? Seeking for material goods and seeking for the Dhamma. These are the two kinds of seeking. Of these two kinds of seeking, seeking for the Dhamma is foremost.”
156 (6)
“Bhikkhus, there are these two kinds of veneration. What two? Veneration with material goods and veneration with the Dhamma. These are the two kinds of veneration. Of these two kinds of veneration, veneration with the Dhamma is foremost.”
157 (7)
“Bhikkhus, there are these two kinds of gifts to present to a guest.330 What two? The gift of material goods and the gift of the Dhamma. These are the two kinds of gifts to present to a guest. Of these two kinds of gifts to present to a guest, the gift of the Dhamma is foremost.”

158 (8)
“Bhikkhus, there are these two kinds of success. What two? Success relating to material goods and success relating to the Dhamma. These are the two kinds of success. Of these two kinds of success, success relating to the Dhamma is foremost.” [94]
159 (9)
“Bhikkhus, there are these two kinds of growth. What two? Growth in material goods and growth in the Dhamma. These are the two kinds of growth. Of these two kinds of growth, growth in the Dhamma is foremost.”
160 (10)
“Bhikkhus, there are these two kinds of gems. What two? A material gem and the gem of the Dhamma. These are the two kinds of gems. Of these two kinds of gems, the gem of the Dhamma is foremost.”
161 (11)
“Bhikkhus, there are these two kinds of accumulation. What two? The accumulation of material goods and the accumulation of the Dhamma. These are the two kinds of accumulation. Of these two kinds of accumulation, the accumulation of the Dhamma is foremost.”
162 (12)
“Bhikkhus, there are these two kinds of expansion. What two? Expansion in material goods and expansion in the Dhamma. These are the two kinds of expansion. Of these two kinds of expansion, expansion in the Dhamma is foremost.”

163 (1)

XV. Meditative attainment

“Bhikkhus, there are these two qualities. What two? Skillfulness in [entering] a meditative attainment and skillfulness in emerging from a meditative attainment. These are the two qualities.”331

164 (2)–179 (17)
“Bhikkhus, there are these two qualities. What two? (164) Rectitude and gentleness . . . (165) Patience and mildness . . . (166) Softness of speech and hospitality . . . (167) Harmlessness and purity . . . (168) Not guarding the doors of the sense faculties and immoderation in eating . . . (169) Guarding the doors of the sense faculties and moderation in eating . . . (170) The power of reflection and the power of development . . . (171) The power of mindfulness and the power of concentration . . . [95] . . . (172) Serenity and insight . . . (173) Failure in virtuous behavior and failure in view . . . (174) Accomplishment of virtuous behavior and accomplishment of view . . . (175) Purity of virtuous behavior and purity of view . . . (176) Purity of view and striving in accordance with one’s view . . . (177) Non-contentment in regard to wholesome qualities and indefatigability in striving . . . (178) Muddle-mindedness and lack of clear comprehension . . . (179) Mindfulness and clear comprehension. These are the two qualities.”

180 (1)–184 (5)332

XVI. Anger

“Bhikkhus, there are these two qualities. What two? (180) Anger and hostility . . . (181) Denigration and insolence . . . (182) Envy and miserliness . . . (183) Deceitfulness and craftiness . . . (184) Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two qualities.”
185 (6)–189 (10)
“Bhikkhus, there are these two qualities. What two? (185) Non-anger and non-hostility . . . (186) Non-denigration and non-insolence . . . (187) Non-envy and non-miserliness . . . (188) Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (189) Moral shame and moral dread. These are the two qualities.”
190 (11)–194 (15)
“Bhikkhus, possessing two qualities, one dwells in suffering. What two? (190) Anger and hostility . . . (191) Denigration and insolence . . . (192) Envy and miserliness . . . (193) Deceitfulness and craftiness . . . (194) Moral shamelessness and moral recklessness. [96] Possessing these two qualities, one dwells in suffering.”
195 (16)–199 (20)
“Bhikkhus, possessing two qualities, one dwells happily. What two? (195) Non-anger and non-hostility . . . (196) Nondenigration and non-insolence . . . (197) Non-envy and nonmiserliness . . . (198) Non-deceitfulness and non-craftiness . . .
(199) Moral shame and moral dread. Possessing these two qualities, one dwells happily.”
200 (21)–204 (25)
“Bhikkhus, these two qualities lead to the decline of a bhikkhu who is a trainee. What two? (200) Anger and hostility . . . (201) Denigration and insolence . . . (202) Envy and miserliness . . . (203) Deceitfulness and craftiness . . . (204) Moral shamelessness and moral recklessness. These two qualities lead to the decline of a bhikkhu who is a trainee.”
205 (26)–209 (30)
“Bhikkhus, these two qualities lead to the non-decline of a bhikkhu who is a trainee. What two? (205) Non-anger and nonhostility . . . (206) Non-denigration and non-insolence . . . (207) Non-envy and non-miserliness . . . (208) Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (209) Moral shame and moral dread. These two qualities lead to the non-decline of a bhikkhu who is a trainee.”
210 (31)–214 (35)
“Bhikkhus, possessing two qualities, one is deposited in hell as if brought there. What two? (210) Anger and hostility . . . (211) Denigration and insolence . . . (212) Envy and miserliness . . . (213) Deceitfulness and craftiness . . . (214) Moral shamelessness and moral recklessness. Possessing these two qualities, one is deposited in hell as if brought there.” [97]
215 (36)–219 (40)
“Bhikkhus, possessing two qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What two? (215) Non-anger and nonhostility . . . (216) Non-denigration and non-insolence . . . (217)

Non-envy and non-miserliness . . . (218) Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (219) Moral shame and moral dread. Possessing these two qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”
220 (41)–224 (45)
“Bhikkhus, possessing two qualities, with the breakup of the body, after death, someone here is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. What two? (220) Anger and hostility . . . (221) Denigration and insolence . . . (222) Envy and miserliness . . . (223) Deceitfulness and craftiness . . . (224) Moral shamelessness and moral recklessness. Possessing these two qualities, with the breakup of the body, after death, someone here is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”
225 (46)–229 (50)
“Bhikkhus, possessing two qualities, with the breakup of the body, after death, someone here is reborn in a good destination, in a heavenly world. What two? (225) Non-anger and nonhostility . . . (226) Non-denigration and non-insolence . . . (227) Non-envy and non-miserliness . . . (228) Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (229) Moral shame and moral dread. Possessing these two qualities, with the breakup of the body, after death, someone here is reborn in a good destination, in a heavenly world.”
XVII. Unwholesome repetition series 333
230 (1)–234 (5)334
“Bhikkhus, there are these two unwholesome qualities. What two? (230) Anger and hostility . . . (231) Denigration and insolence . . . (232) Envy and miserliness . . . (233) Deceitfulness and craftiness . . . (234) Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two unwholesome qualities.”
235 (6)–239 (10)
“Bhikkhus, there are these two wholesome qualities. What two?
(235) Non-anger and non-hostility . . . (236) Non-denigration and non-insolence . . . (237) Non-envy and non-miserliness . . . (238)

Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (239) Moral shame and moral dread. These are the two wholesome qualities.”
240 (11)–244 (15)
“Bhikkhus, there are these two blameworthy qualities. What two? (240) Anger and hostility . . . (241) Denigration and insolence . . . (242) Envy and miserliness . . . (243) Deceitfulness and craftiness . . . (244) Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two blameworthy qualities.”
245 (16)–249 (20)
“Bhikkhus, there are these two blameless qualities. What two?
(245) Non-anger and non-hostility . . . (246) Non-denigration and non-insolence . . . (247) Non-envy and non-miserliness . . . (248) Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (249) Moral shame and moral dread. These are the two blameless qualities.”
250 (21)–254 (25)
“Bhikkhus, there are these two qualities that have suffering as their outcome. What two? (250) Anger and hostility . . . (251) Denigration and insolence . . . (252) Envy and miserliness . . . (253) Deceitfulness and craftiness . . . (254) Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two qualities that have suffering as their outcome.”
255 (26)–259 (30)
“Bhikkhus, there are these two qualities that have happiness as their outcome. What two? (255) Non-anger and nonhostility . . . (256) Non-denigration and non-insolence . . . (257) Non-envy and non-miserliness . . . (258) Non-deceitfulness and non-craftiness . . . (259) Moral shame and moral dread. These are the two qualities that have happiness as their outcome.”
260 (31)–264 (35)
“Bhikkhus, there are these two qualities that result in suffering. What two? (260) Anger and hostility . . . (261) Denigration and insolence . . . (262) Envy and miserliness . . . (263) Deceitfulness and craftiness . . . (264) Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two qualities that result in suffering.” [98]

265 (36)–269 (40)
“Bhikkhus, there are these two qualities that result in happiness. What two? (265) Non-anger and non-hostility . . . (266) Non-denigration and non-insolence . . . (267) Non-envy and nonmiserliness . . . (268) Non-deceitfulness and non-craftiness . . .
(269) Moral shame and moral dread. These are the two qualities that result in happiness.”
270 (41)–274 (45)
“Bhikkhus, there are these two afflictive qualities. What two? (270) Anger and hostility . . . (271) Denigration and insolence . . . (272) Envy and miserliness . . . (273) Deceitfulness and craftiness . . . (274) Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two afflictive qualities.”
275 (46)–279 (50)
“Bhikkhus, there are these two non-afflictive qualities. What two? (275) Non-anger and non-hostility . . . (276) Nondenigration and non-insolence . . . (277) Non-envy and nonmiserliness . . . (278) Non-deceitfulness and non-craftiness . . .
(279) Moral shame and moral dread. These are the two nonafflictive qualities.”

280 (1)336

XVIII. Discipline repetition series 335

“Bhikkhus, it is for these two reasons that the Tathāgata has prescribed the training rules for his disciples. What two? For the well-being of the Saṅgha and for the ease of the Saṅgha . . . For keeping recalcitrant persons in check and so that well-behaved bhikkhus can dwell at ease . . . For the restraint of taints pertaining to this present life and for the dispelling of taints pertaining to future lives . . . For the restraint of enmities pertaining to this present life and for the dispelling of enmities pertaining to future lives . . . For the restraint of faults pertaining to this present life and for the dispelling of faults pertaining to future lives . . . For the restraint of perils pertaining to this present life and for the dispelling of perils pertaining to future lives . . . For the restraint of unwholesome qualities pertaining to this present life and for the dispelling of unwholesome qualities pertaining to future

lives . . . Out of compassion for laypeople and to stop the faction of those with evil desires . . . So that those without confidence might gain confidence and for increasing [the confidence] of those with confidence . . . For the continuation of the good Dhamma and for promoting the discipline. It is for these two reasons that the Tathāgata has prescribed the training rules for his disciples.”
281 (2)–309 (30)
“Bhikkhus, it is for these two reasons that the Tathāgata (281) has prescribed the Pātimokkha for his disciples . . . [this sutta and those to follow should be elaborated as above] . . .337
(282) “. . . has prescribed the recitation of the Pātimokkha . . .” [99]
(283) “. . . has prescribed the suspension of the Pātimokkha . . .”
(284) “. . . has prescribed the invitation ceremony . . .”
(285) “. . . has prescribed the suspension of the invitation ceremony . . .”
(286) “. . . has prescribed the legal act of censure . . .”
(287) “. . . has prescribed the legal act of [placing under] dependence . . .”
(288) “. . . has prescribed the legal act of banishment . . .”
(289) “. . . has prescribed the legal act of reconciliation . . .”
(290) “. . . has prescribed the legal act of suspension . . .”
(291) “. . . has prescribed the imposition of probation . . .”
(292) “. . . has prescribed sending back to the beginning . . .”
(293) “. . . has prescribed the imposition of penance . . .”
(294) “. . . has prescribed rehabilitation . . .”
(295) “. . . has prescribed reinstatement . . .”
(296) “. . . has prescribed removal . . .”
(297) “. . . has prescribed full ordination . . .”
(298) “. . . has prescribed a legal act that consists in a motion . . .”
(299) “. . . has prescribed a legal act that includes a motion as the second [factor] . . .”
(300) “. . . has prescribed a legal act that includes a motion as the fourth [factor] . . .”
(301) “. . . has prescribed [a training rule] when none had been prescribed before . . .”
(302) “. . . has added an amendment [to a training rule already] prescribed . . .”
(303) “. . . has prescribed removal by presence . . .”

(304) “. . . has prescribed removal on account of recollection . . .”
(305) “. . . has prescribed removal on account of [past] insanity . . .”
(306) “. . . has prescribed the acknowledgment [of an offense] . . .”
(307) “. . . has prescribed [the opinion of] the majority . . .”
(308) “. . . has prescribed [the pronouncement of] aggravated misconduct . . .”
(309) “. . . has prescribed covering over with grass. What two? For the well-being of the Saṅgha and for the ease of the Saṅgha . . . [100] . . . For the continuation of the good Dhamma and for promoting the discipline. It is for these two reasons that the Tathāgata has prescribed the covering over with grass.”
XIX. Lust and so forth repetition series 338
310 (1)
“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, two things are to be developed. What two? Serenity and insight. For direct knowledge of lust, these two things are to be developed.”
311 (2)–319 (10)
“Bhikkhus, for full understanding of lust . . . for the utter destruction of lust . . . for the abandoning of lust . . . for the destruction of lust . . . for the vanishing of lust . . . for the fading away of lust . . . for the cessation of lust . . . for the giving up of lust . . . for the relinquishment of lust, these two things are to be developed. What two? Serenity and insight. For the relinquishment of lust, these two things are to be developed.”
320 (11)–479 (170)
“Bhikkhus, for direct knowledge . . . for full understanding . . . for the utter destruction . . . for the abandoning . . . for the destruction . . . for the vanishing . . . for the fading away . . . for the cessation . . . for the giving up . . . for the relinquishment of hatred . . . of delusion . . . of anger . . . of hostility . . . of denigration . . . of insolence . . . of envy . . . of miserliness . . . of deceitfulness . . . of craftiness . . . of obstinacy . . . of vehemence . . . of conceit . . . of arrogance . . . of intoxication . . . of heedlessness, these two things

are to be developed. What two? Serenity and insight. For the relinquishment of heedlessness, these two things are to be developed.”
The Book of the Twos is finished.

1



Close
Close