Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

19. Kinh Ðại Ðiển Tôn

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu. Khi đêm đã gần mãn, Pañcasikha (Ngũ Kế), thuộc dòng họ Càn-thát-bà (Gandhabba), với dung mạo đoan chánh, chói sáng toàn vùng núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Pañcasikha, thuộc dòng họ Càn-thát-bà bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, những điều con đã tự thân nghe và chấp nhận trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên, bạch Thế Tôn con muốn bạch lại Thế Tôn.

- Này Pañcasikha, hãy nói cho ta nghe! - Thế Tôn nói như vậy.

2. - Bạch Thế Tôn, trong những ngày xưa, những ngày xa xưa, nhân đêm trăng rằm Bố-tát (Uposatha), trong tháng nhập cư mùa mưa, toàn thể chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường, xung quanh có Ðại thiên chúng ngồi khắp mọi phía; tại bốn phương hướng có bốn vị đại vương ngồi.

Ðại vương Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiên vương), vua ở phương Ðông, ngồi xây mặt hướng Tây, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Virūḷhaka (Tăng Trưởng thiên vương), vua ở phương Nam, ngồi xây mặt hướng Bắc, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Virūpakka (Quảng Mục Thiên vương), vua ở phương Tây, ngồi xây mặt hướng Ðông, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Vessavaṇa (Tỳ-sa-môn Thiên vương), vua ở phương Bắc, ngồi xây mặt hướng Nam, trước mặt Thiên chúng.

Bạch Thế Tôn, khi nào toàn thể chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường, xung quanh có Ðại thiên chúng ngồi khắp mọi phía và tại bốn phương hướng có bốn vị đại vương ngồi, như vậy là thứ tự các chỗ ngồi của các vị này, rồi đến chỗ ngồi của chúng con.

Bạch Thế Tôn, chư Thiên nào trước sống phạm hạnh theo Thế Tôn và nay mới sanh lên cõi Tam thập tam thiên, những vị này thắng xa chư Thiên khác về thân sắc và danh tiếng. Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đẹp lòng, thoải mái, hoan hỷ sanh: Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt.

3. Bạch Thế Tôn, lại bây giờ Thiên chủ Ðế-thích (Sakka) thấy chư Thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ bèn tùy hỷ nói lên bài kệ như sau:

Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.

Thấy Thiên chúng tân sanh,
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống phạm hạnh,
Nay sanh tại cõi này.

Họ thắng về quang sắc,
Thọ mạng và danh xưng.
Ðệ tử bậc Ðại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.

Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Và Chánh pháp vi diệu.

Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng đẹp lòng thoải mái hoan hỷ hơn nữa và nói:

"- Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt".

4. Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Ðế-thích biết được chư Thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ, liền nói với Chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

"- Các vị có muốn nghe tám pháp như thật của Thế Tôn không?

"- Chúng tôi muốn nghe tám pháp Như thật của Thế Tôn".

Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Ðế-thích ở Tam thập tam thiên giải thích về tám pháp Như thật của Thế Tôn như sau:

5. "- Này chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên các vị nghĩ thế nào? Như Lai dấn thân vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Một vị Ðại sư dấn thân vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc vì an lạc cho loài Trời và loài Người như vậy, một vị Ðại sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy được trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

6. "Chánh pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, một Chánh pháp thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, luôn luôn hướng thượng, chỉ người có trí tự mình giác hiểu. Một vị Giảng sư thuyết pháp hướng thượng như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy được trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

7. "Ðây là thiện", "đây là bất thiện" đã được Thế Tôn khéo giải thích. "Ðây có tội", "đây không tội", "đây cần phải tuân theo", "đây cần phải né tránh", "đây là hạ liệt", "đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đẳng", được Thế Tôn khéo giải thích. Một vị khéo giải thích các pháp thiện, bất thiện, có tội, không có tội, cần phải thuận theo, cần phải né tránh, hạ liệt, cao thượng, đen trắng đồng đẳng, một vị Ðại sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy được trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

8. "Con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử, Niết-bàn và con đường phối hợp thành một, đã được Thế Tôn khéo giải thích như nước sông Hằng phối hợp và cùng chảy với nước sông Yamuna (Diệm-mâu-na). Cũng vậy con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử, Niết-bàn và con đường phối hợp thành một đã được Thế Tôn khéo giải thích. Một vị khéo giải thích con đường hướng đến Niết-bàn như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

9. "Thế Tôn cũng đã đào tạo được chúng thiện hữu Hữu học đang đi trên nẻo đạo và các vị Lậu tận đã hoàn tất Thánh đạo. Ngài không di tản chúng nhưng sống cùng chung một niềm hòa hợp lạc trú. Một vị sống cùng chung một niềm hòa hợp lạc trú, một Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

10. - "Lợi dưỡng cúng dường cho Thế Tôn đã được an bài chắc chắn, danh tiếng cũng đã được an bài chắc chắn, và con nghĩ rằng các vị Sát-đế-lỵ (Khattiya) sống với gương mặt rất quý mến Ngài. Nhưng Thế Tôn sống thọ hưởng các lợi dưỡng với tâm không kiêu mạn. Một vị sống thọ hưởng các lợi dưỡng với tâm không kiêu mạn như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

11. "Thế Tôn nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Một vị nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy, thành tựu các pháp và tùy pháp như vậy, làm gì thời nói vậy, thành tựu các pháp và tùy pháp như vậy. Một vị đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

12. "Thế Tôn đã vượt khỏi nghi ngờ, diệt trừ do dự, mọi suy tư được thỏa mãn về tâm nguyện và tối sơ phạm hạnh. Một vị đã vượt khỏi nghi ngờ, diệt trừ do dự, mọi suy tư được thỏa mãn về tâm nguyện và tối sơ phạm hạnh, một bậc Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.



13. "Bạch Thế Tôn, rồi một số chư Thiên nói như sau:

"- Chư Thiện hữu, nếu có được bốn vị Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, diễn giảng Chánh pháp như Thế Tôn. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời".

"Một số chư Thiên khác lại nói như sau:

"- Chư Thiện hữu, cần gì có bốn vị Chánh Ðẳng Giác. Chư Thiện hữu, nếu có được ba vị Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, diễn giảng Chánh pháp như Thế Tôn. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời.

"Một số chư Thiên khác lại nói như sau:

"- Chư Thiện hữu, cần gì có ba vị Chánh Ðẳng Giác. Chư Thiện hữu, nếu có được hai vị Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, diễn giảng chánh pháp như Thế Tôn. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời.

14. "Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, Thiên chủ Ðế-thích nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

"- Chư Thiện hữu, không một chỗ nào, không một thời gian nào cùng chung một thế giới mà có hai vị Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác đồng thời ra đời, không ra trước, không ra sau, không bao giờ sự kiện như vậy có thể xảy ra. Chư Thiện hữu, một bậc Thế Tôn như vậy, không có tật bệnh, không có đau khổ, sống như vậy trong khoảng thời gian rất dài. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời.

"Bạch Thế Tôn, rồi với mục đích gì chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường, các vị này suy tư, thảo luận về mục đích ấy. Và tùy thuộc về mục đích ấy, bốn vị đại vương được thuyết giảng: Theo mục đích ấy, bốn vị đại vương được khuyến giáo, bốn vị này đều đứng một bên chỗ ngồi của mình.

Các đại vương chấp nhận,
Lời giảng dạy khuyết giáo,
Thanh thoát và an tịnh,
Ðứng bên chỗ mình ngồi.

15. "Bạch Thế Tôn, rồi từ phương Bắc, một ánh sáng vi diệu khởi lên, một hào quang hiện ra thắng xa oai lực của chư Thiên. Bạch Thế Tôn, rồi Thiên chủ Sakka, nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

"- Này các Thiện hữu, theo các hiện tượng được thấy, ánh sáng khởi lên, hào quang hiện ra. Như vậy là báo hiệu Phạm thiên sẽ xuất hiện. Vì hiện tượng báo hiệu Phạm thiên xuất hiện là ánh sáng khởi lên và hào quang hiện ra.

Theo hiện tượng được thấy,
Phạm thiên sẽ xuất hiện,
Hiện tượng bậc Phạm thiên,
Là hào quang vi diệu.

"Bạch Thế Tôn, rồi chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngồi xuống trên ghế ngồi của mình và nói rằng:

"- Chúng tôi sẽ tìm hiểu kết quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy.

Cũng vậy bốn vị đại vương ngồi xuống trên ghế của mình và nói rằng:

"- Chúng tôi sẽ tìm hiểu kết quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy.

"Sau khi nghe vậy, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đều đồng một lòng một ý: "Chúng ta sẽ tìm hiểu kết quả của hào quang này là thế nào, sau khi đã được biết, chúng ta sẽ gặp vị ấy".

16. "Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngài xuất hiện với một hóa tướng thô xấu. Bạch Thế Tôn, vì khi Phạm thiên tự nhiên hiện hóa, các tướng không đủ thù thắng để chư Thiên ở Tam thập tam thiên khâm phục.

Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh tiếng. Bạch Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn thân hình con người, cũng vậy bạch Thế Tôn khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh tiếng.

Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, không một vị Thiên trong chúng này đảnh lễ hoặc đứng dậy mời Phạm thiên ngồi. Tất cả đều yên lặng, chắp tay, không ngồi trên chỗ ngồi của mình và nghĩ rằng: "Nếu nay Phạm thiên Sanaṅkumāra muốn gì với vị Thiên nào, thì hãy ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ.

Bạch Thế Tôn, như vị vua Sát-đế-lỵ vừa mới làm lễ quán đảnh và lên vương vị, vị ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào, vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ.

17. "Bạch Thế Tôn, rồi Phạm thiên Sanaṅkumāra biết được sự thoải mái hoan hỷ của chư Thiên ở Tam thập tam thiên liền ân hình tùy hỷ nói lên bài kệ sau đây:

Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Và Chánh pháp vi diệu.

Thấy Thiên chúng tân sanh,
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống phạm hạnh,
Nay sanh tại cõi này,

Thắng xa về quang sắc,
Thọ mạng và danh xưng,
Ðệ tử bậc Ðại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi nầy.

Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế Thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Và Chánh pháp vi diệu.

18. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung lời nói của Phạm Thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn tiếng nói của Phạm Thiên Sanaṅkumāra có tám đặc điểm sau đây: Lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi đại chúng. Bạch Thế Tôn một tiếng nói có tám đặc điểm như vậy được gọi là Phạm âm.

19. "Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên nói với Phạm thiên Sanaṅkumāra như sau:

"- Này Phạm thiên, chúng tôi thật sự hoan hỷ với những điều chúng tôi đã được chú ý. Hơn nữa Thiên chủ Sakka đã nói đến tám pháp như thật của Thế Tôn; và chúng tôi hoan hỷ với tám pháp này.

"Bạch Thế Tôn, rồi Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với Thiên chủ Ðế-thích:

"- Thật lành thay, Thiên chủ, nếu chúng tôi được nghe tám pháp như thật của Thế Tôn.

"- Vâng, Ðại Phạm thiên.

Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Ðế-thích, giải thích tám pháp như thật của Thế Tôn cho Phạm thiên Sanaṅkumāra:

20. "- Này Thiện hữu Ðại Phạm thiên, Ngài nghĩ thế nào? Như Lai dấn thân vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời, loài Người. Một vị Ðạo sư dấn thân vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời, loài Người như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy chúng ta khó tìm thấy được trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

21. "- Chánh pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, một Chánh pháp thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, luôn luôn hướng thiện, chỉ người có trí tự mình giác hiểu. Một vị Giảng sư thuyết pháp hướng thượng như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy được trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

22. "Ðây là thiện", "đây là bất thiện", đã được Thế Tôn khéo giải thích. "Ðây là có tội", "đây là không tội", "Ðây cần phải tuân theo", "đây cần phải né tránh", "đây là hạ liệt", "đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đẳng", đã được Thế Tôn khéo giải thích. Một vị khéo giải thích các pháp thiện, bất thiện, có tội, không có tội, cần phải thuận theo, cần phải né tránh, hạ liệt, cao thượng, đen trắng đồng đẳng, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy được trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

23. "Con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử, Niết-bàn và con đường phối hợp thành một, đã được Thế Tôn khéo léo giải thích. Như nước sông Hằng phối hợp và cùng chảy với nước sông Yamunā, cũng vậy con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử, Niết-bàn và con đường phối hợp thành một đã được Thế Tôn khéo giải thích. Một vị khéo giải thích con đường hướng đến Niết-bàn như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

24. "Thế Tôn cũng đã đào tạo được chúng thiện hữu Hữu học đang đi trên nẻo đạo và các vị Lậu tận đã hoàn tất Thánh đạo. Ngài không di tản chúng, nhưng sống cùng chung một niềm hòa hợp lạc trú. Một vị sống cùng chung một niềm hòa hợp lạc trú, một Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

25. "Lợi dưỡng cúng dường cho thế Tôn đã được an bài chắc chắn, danh tiếng cũng đã được an bài chắc chắn, và con nghĩ rằng các vị Sát-đế-lỵ sống với diện mạo rất quý mến Ngài. Nhưng Thế Tôn sống thọ hưởng các lợi dưỡng với tâm không kiêu mạn. Một vị sống thọ hưởng các lợi dưỡng với tâm không kiêu mạn như vậy, một vị Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

26. "Thế Tôn nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy, một vị nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, thành tựu các pháp và tùy pháp như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

27. "Thế Tôn đã vượt khỏi nghi ngờ, diệt trừ do dự, mọi suy tư hoặc thỏa mãn về tâm nguyện và tối sơ phạm hạnh. Một vị đã vượt khỏi nghi ngờ, diệt trừ do dự, mọi suy tư được thỏa mãn về tâm nguyện và tối sơ phạm hạnh, một bậc Ðạo sư đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

"Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka giải thích tám pháp như thật của Thế Tôn cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng hoan hỷ, lại càng thích thú, hỷ duyệt sung mãn khi được nghe tám pháp như thật của Thế Tôn.

28. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện với hình tướng thô xấu, hiện thành một đồng tử tên là Pañcasikha (Ngũ Kế) trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên, bay bổng lên trời, vị này, ngồi kiết-già giữa hư không. Bạch Thế Tôn, như một vị lực sĩ ngồi kiết-già trên một chỗ ngồi được trải bằng phẳng trên một mặt đất thăng bằng, cũng vậy bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra bay bổng trên trời, ngồi kiết-già trên hư không và nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

29. "- Chư thiện hữu ở Tam thập tam thiên nghĩ thế nào? Thế Tôn đã được đại trí tuệ bao lâu rồi?

"Chư Thiện hữu, thuở xưa có vị vua tên là Disampati (Thành Chủ). Vua Disampati có vị quốc sư tên Govinda (Ðiển Tôn), và có vị hoàng tử tên là Reṇu (Lê-nô). Bà-la-môn Govinda có người con trai tên là Jotipāla (Hộ Minh đồng tử). Hoàng tử Reṇu, đồng tử Jotipāla cùng sáu người Sát-đế-lỵ nữa, tám người này là thân hữu. Sau một thời gian, Bà-la-môn Govinda mệnh chung. Khi nghe Bà-la-môn Govinda mệnh chung, vua Sisampati than khóc như sau:

"- Tiếc thay, khi chúng ta giao mọi công việc cho Bà-la-môn Govinda để chúng ta có thể được đầy đủ và thọ hưởng năm món dục tăng thịnh, chính khi ấy Bà-la-môn lại mệnh chung.

"Nghe nói vậy, hoàng tử Reṇu tâu với vua Disampati:

"- Tâu Ðại vương, chớ có quá sầu khổ than khóc vì Bà-la-môn Govinda từ trần. Tâu Ðại vương, con của Bà-la-môn Govinda, thanh niên Jotipāla còn sáng suốt hơn phụ thân, còn biết kế hoạch sinh lợi hơn phụ thân. Những trách nhiệm gì Ðại vương giao cho phụ thân, nay hãy giao cho thanh niên Jotipāla.

"- Như vậy là phải, Hoàng tử.

"- Xin vâng, tâu Ðại vương.

30. "Rồi vua Disampati cho gọi một người và bảo:

"- Khanh hãy đi đến thanh niên Jotipāla, và nói như sau: "Mong rằng mọi tốt lành hãy đến với thanh niên Jotipāla! Vua Disampati có cho gọi thanh niên Jotipāla! Vua Disampati muốn được gặp thanh niên Jotipāla!"

"- Tâu Ðại vương, xin vâng!
"Người ấy vâng lệnh vua Disampati, đến chỗ thanh niên Jotipāla ở, khi đến xong liền nói với thanh niên Jotipāla:

"- Mong rằng mọi tốt lành hãy đến với thanh niên Jotipāla! Vua Disampati cho gọi thanh niên Jotipāla! Vua Disampati muốn được gặp thanh nhiên Jotipāla!

"- Xin vâng, này Thiện hữu!
"Thanh nhiên Jotipāla vâng theo lời người ấy, đi đến chỗ vua Disampati ở, khi đến xong liền nói lên những lời viếng thăm, và những lời khen tặng xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Vua Disampati nói với thanh niên Jotipāla đang ngồi bên như sau:

"- Này thanh niên Jotipāla! Nay ta muốn khanh chấp chánh! Thanh niên Jotipāla, chớ có từ chối chấp chánh! Ta sẽ đặt Khanh trong địa vị của phụ thân. Ta sẽ phong cho Khanh chức chưởng quản của Govinda!

"- Tâu Ðại vương, xin vâng!
"Thanh niên Jotipāla vâng theo lời dạy của vua Disampati.

31. "Rồi vua Disampati phong cho thanh niên Jotipāla chức chưởng quản của Govinda và đặt vào địa vị của phụ thân. Thanh niên Jotipāla được phong chức chưởng của Govinda như vậy và được đặt vào địa vị của phụ thân như vậy, những phần việc gì phụ thân điều hành, những phần việc ấy thanh niên Jotipāla điều hành, những phần việc gì phụ thân không điều hành, những phần việc ấy thanh niên Jotipāla không điều hành. Những công tác gì phụ thân thực hiện, những công tác ấy thanh niên Jotipāla thực hiện; những công tác gì phụ thân không thực hiện, những công tác ấy thanh niên Jotipāla không thực hiện. Do vậy, dân chúng nói về Jotipāla:

"- Vị Bà-la-môn thật sự là Govinda! Vị Bà-la-môn thật sự là Mahā Govinda và được danh tiếng là Mahā Govinda!

32. "Rồi Mahā Govinda đến tại chỗ sáu vị Sát-đế-lỵ ở, khi đến xong, liền nói với sáu vị Sát-đế-lỵ như sau:

"-Vua Disampati nay đã già, trọng tuổi, lớn tuổi, đã đến thời, đã đến hạn cuối cuộc đời. Này Thiện Hữu, ai có thể biết được thọ mạng của vua? Sự việc này có thể xảy ra, nếu vua Disampati mệnh chung, thời những vị có trách nhiệm phong vua, hãy phong hoàng tử Reṇu lên vương vị. Chư Thiện hữu, quí vị hãy đến chỗ hoàng tử Reṇu an trú, khi đến xong hãy thưa với hoàng tử Reṇu:

"- Chúng tôi là những bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hiệp với Thiện hữu Reṇu! Chúng tôi sung sướng khi thiện hữu sung sướng, chúng tôi đau khổ khi Thiện hữu đau khổ. Nay vua Disampati đã già, trọng tuổi, lớn tuổi, đã đến thời, đã đến hạn cuối cuộc đời. Này Thiện hữu, ai có thể biết thọ mạng của vua. Sự việc này có thể xảy ra. Nếu vua Disampati mệnh chung, thời những vị có trách nhiệm phong vua, hãy phong hoàng tử Reṇu lên vương vị. Nếu Thiện hữu Reṇu lên vương vị, hãy chia xẻ vương vị với chúng tôi!

33. "-Xin vâng, Thiện hữu!
"Sáu vị Sát-đế-lỵ này, vâng theo lời của Bà-la-môn Mahā Govinda, đến tại chỗ của hoàng tử Reṇu, khi đến xong liền thưa với hoàng tử Reṇu:

- Chúng tôi là những bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hợp với Thiện hữu Reṇu, chúng tôi sung sướng khi Thiện hữu sung sướng, chúng tôi đau khổ khi thiện hữu đau khổ. Nay vua Disampati đã già, trọng tuổi, lớn tuổi, đã đến thời, đã đến hạn cuối cuộc đời. Này Thiện hữu, ai có thể biết được thọ mạng của vua. Sự việc này có thể xảy ra. Nếu vua Disampati mệnh chung, thời những vị có trách nhiệm phong vua, hãy phong hoàng tử Reṇu lên vương vị. Nếu Thiện hữu Reṇu lên vương vị, hãy chia vương vị với chúng tôi!

- Chư Thiện hữu, có ai khác có quyền hưởng an lạc trong quốc độ của tôi, ngoài Quý vị? Nếu tôi được lên vương vị, tôi sẽ chia xẻ vương vị cho Quý vị.

34. "Chư Thiện hữu, sau một thời gian vua Disampati mệnh chung. Khi vua Disampati mệnh chung, những vị có trách nhiệm phong vua, liền phong hoàng tử Reṇu lên vương vị. Khi được phong vương vị, hoàng tử Reṇu sống đầy đủ và thọ hưởng năm pháp dục tăng thịnh. Khi ấy Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến chỗ sáu vị Sát-đế-lỵ ở, khi đến xong liền nói rằng:

"- Chư Thiện hữu, vua Disampati đã mệnh chung. Thiện hữu Reṇu được phong vương vị lại sống đầy đủ và thọ hưởng năm pháp dục tăng thịnh. Chư Thiện hữu, ai có thể biết được? Dục vọng khiến con người si loạn. Chư Thiện hữu, hãy đi đến chỗ vua Reṇu ở, khi đến xong, hãy nói với vua Reṇu như sau: "- Thiện hữu, vua Disampati đã mệnh chung. Thiện hữu Reṇu được phong vương vị. Thiện hữu có nhớ lời hứa của mình không?"

"- Xin vâng, này Thiện hữu.

"Sáu vị Sát-đế-lỵ này vâng theo lời của Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến chỗ vua Reṇu ở, khi đến xong, liền tâu vua Reṇu như sau:

"- Thiện hữu, vua Disampati đã mệnh chung, Thiện hữu Reṇu đã được phong vương vị. Thiện hữu có nhớ lời hứa của mình không?

"- Chư Thiện hữu, tôi có nhớ lời hứa của tôi. Chư Thiện hữu, ai có thể khéo phân chia đại địa này thành bảy phần đồng đều. Ðại địa này, phía Bắc thì rộng, phía Nam như bộ phận trước của cỗ xe?

"- Này Thiện hữu, ai có thể làm được, ngoại trừ Bà-la-môn Mahā Govinda?

35. "Rồi vua Reṇu cho gọi một người và nói:

"- Này Khanh, Khanh hãy đi đến chỗ Bà-la-môn Mahā Govinda, khi đến xong hãy nói với Bà-la-môn Govinda: "Này Thiện hữu, vua Reṇu cho gọi Thiện hữu."

"- Xin vâng, tâu đại vương!

" Người ấy vâng theo lời của vua Reṇu, đến tại chỗ của Bà-la-môn Ma hà Govinda ở, khi đến xong liền nói với Bà-la-môn Mahā Govinda: "- Thiện hữu, vua Reṇu cho gọi Thiện hữu.


"- Xin vâng, Thiện hữu!
"Bà-la-môn Mahā Govinda vâng theo lời nói của người ấy, đến tại chỗ vua Reṇu ở, khi đến xong liền nói lên những lời thăm viếng và những lời khen tặng xã giao với vua Reṇu rồi ngồi xuống một bên.

Và vua Reṇu nói với Bà-la-môn Govinda đang ngồi xuống một bên như sau:

"- Này Thiện hữu Govinda, hãy đến và phân chia đại địa này thành bảy phần đồng đều, đại địa này phía Bắc thời rộng, phía Nam như bộ phận trước của cỗ xe.

"Bà-la-môn Mahā Govinda vâng theo lời nói của vua Reṇu phân chia đại địa này thành bảy phần đồng đều, đại địa này phía Bắc rộng, phía Nam như bộ phận trước của cỗ xe, tất cả phần như hình phần trước của cỗ xe.

36. "Và vua Reṇu giữ phần quốc độ trung ương.

"Dantapura (Nại-đa-bố-la) cho dân Kāliṅga (Ca-lăng-giới) và Potana (Bao-tĩnh-noa) cho dân Assaka (Ma-thấp-na-ka).

"Māhissatī (Ma-hê-sa-ma) cho dân Avanti (Ương-đế-na) và Roruka (Lao-lỗ-ca) cho dân Sovīra (Tô-vĩ-la).

"Mithilā (Di-thế-la) cho dân Videhā (Vi-đề-hê) và Campā (Thiềm-ba) được tạo ra cho dân Aṅga (Ương-già).

"Bārāṇasī (Ba-la-nại) cho dân Kāsī (Ca-thi).

"Tất cả đều do Govinda tạo lập.

"Và sáu vị Sát-đế-lỵ này đều hoan hỷ về khu phần của mình được và sự thành tựu của điều mong ước:

"- Những điều gì chúng tôi muốn, những điều gì chúng tôi ao ước, những điều gì chúng tôi nhắm đến, những điều gì chúng tôi hy vọng, chúng tôi đều được hết.

"Sattabhū (Phá Oan vương) và Brahmadatta (Phạm Thọ vương), Vessabhū (Thắng Tôn vương) và Bharata (Minh Ái vương), Reṇu (Lê-nô vương) và hai Dhataraṭṭha (Trì Quốc vương). Tất cả là bảy vị Bharatā (Bà-la-đa vương).



37. "Rồi sáu vị Sát-đế-lỵ ấy đến tại chỗ Bà-la-môn Māhā Govinda ở, khi đến xong liền nói với Bà-la-môn Mahā Govinda (Ðại Ðiển Tôn)

"- Như thiện hữu Govinda là bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hiệp với vua Reṇu, cũng vậy Thiện hữu Mahā Govinda và bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hiệp với chúng tôi. Thiện hữu Govinda hãy giáo hóa chúng tôi, Thiện hữu Govinda chớ có từ chối giáo hóa.

"- Xin vâng, chư Thiện hữu.

"Thiện hữu Mahā Govinda trả lời cho sáu vị Sát-đế-lỵ này.

Rồi Thiện hữu Mahā Govinda giáo hóa về vương chánh cho bảy vị Sát-đế-lỵ đã được phong vua, và Mahā Govinda dạy các chú thuật cho bảy vị triệu phú Bà-la-môn và bảy trăm vị tịnh hạnh.

38. "Sau một thời gian, danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về Bà-la-môn Mahā Govinda:

"- Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân thấy Phạm thiên; Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân nói chuyện thảo luận, luận nghị với Phạm thiên.

"Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda suy nghĩ: "Danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về ta: Bà-la-môn Maha Govinda tự thân thấy Phạm thiên; Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên. Nhưng ta không thấy Phạm thiên, ta không nói chuyện với Phạm thiên, không thảo luận với Phạm thiên, không nghị luận với Phạm thiên. Ta có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng lớn tuổi, cả giáo thọ và đệ tử nói rằng: Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm, người ấy sẽ thấy Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và nghị luận với Phạm thiên. Vậy ta hãy sống tịnh cư trong bốn tháng mưa và tu tập thiền định về bi tâm".

39. "Rồi Thiện hữu Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến vua Reṇu, khi đến xong liền tâu với vua Reṇu:

"Danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về Thần: "Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nhưng Thần không thấy được Phạm thiên, không nói chuyện được với Phạm thiên, không thảo luận được với Phạm thiên, không luận nghị được với Phạm thiên. Thần có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi nói ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên".

Nay Thần muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, và tu tập thiền định về bi tâm. Không một ai được đến gặp thần, trừ chỉ một người đem đồ ăn.

"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Khanh nghĩ là hợp thời.

40. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda đến tại chỗ sáu vị Sát-đế-lỵ ở, khi đến xong liền nói với sáu vị Sát-đế-lỵ:

"- Danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về tôi: "Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Tôi không được thấy Phạm thiên, không nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm Thiên. Nhưng tôi có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng lớn tuổi, cả giáo thọ và đệ tử nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và nghị luận với Phạm thiên". Nay tôi muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm. Không một ai được đến gặp tôi, chỉ trừ một người đem đồ ăn.

"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Thiện hữu nghĩ là hợp thời.

41. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến chỗ bảy vị triệu phú Bà-la-môn và bảy trăm vị tịnh hạnh ở, khi đến xong liền nói với các vị này như sau:

"- Chư Thiện hữu, danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về tôi: "Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên". Nhưng tôi không thấy được Phạm thiên, không nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên. Tôi có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng lớn tuổi, cả giáo thọ và đệ tử đều nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm, sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nay tôi muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm, không một ai được đến gặp tôi, chỉ trừ một người đem đồ ăn.

"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Thiện hữu nghĩ là hợp thời.

42. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến bốn mươi vị phu nhân đồng đẳng của mình, khi đến xong liền nói với bốn mươi vị phu nhân đồng đẳng như sau:

"- Chư Thiện hữu, danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về tôi: "Bà-la-môn Mahā Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên". Nhưng tôi không được thấy Phạm thiên, tôi không nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên. Tôi có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi, cả giáo thọ và đệ tử đều nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nay tôi muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm, không một ai được đến gặp tôi, chỉ trừ một người đem đồ ăn.

"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì thiện hữu nghĩ là hợp thời.

43. "Rồi Thiện hữu Mahā Govinda cho làm một hội đường mới về phương Ðông kinh thành, tịnh cư trong bốn tháng mưa và tu tập thiền định về bi tâm, không một ai đến gặp, trừ người đem đồ ăn. Sau bốn tháng, sự thất vọng và sợ hãi sau đây khởi lên cho Bà-la-môn Mahā Govinda: "Ta có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi, cả giáo thọ và đệ tử đều nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập thiền định về bi tâm, sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và nghị luận với Phạm thiên. Nhưng nay ta không thấy Phạm thiên, không nói chuyện với Phạm thiên, không thảo luận với Phạm thiên, không nghị luận với Phạm thiên".

44. "Rồi Phạm thiên Sanaṅkumāra với tâm của mình biết được tâm của Bà-la-môn Mahā Govinda, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Bà-la-môn Mahā Govinda. Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda hoảng hốt, run sợ, lông tóc dựng ngược, thốt lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sanaṅkumāra (Thường Ðồng hình Phạm thiên):

Ôi đoan tướng quang vinh,
Thiện hữu thật là ai?
Không biết nên hỏi Ngài.
Ðể chúng tôi biết Ngài!

Phạm thiên giới biết ta,
Là Ðồng tử thường hằng!
Ta là bậc thiên vương,
Hãy biết ta là vậy,

Hãy đem đến sàng tọa,
Nước rửa chân, thục mật.
Hiền giả muốn nhận gì,
Hãy cho chúng tôi biết!

Ta chấp nhận cúng vật,
Mà Ngươi vừa đề cập.
Vì hạnh phúc hiện tại,
Vì an lạc tương lai,

Dịp may nay đã đến,
Hãy hỏi điều Ngươi muốn.

45. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda suy nghĩ: "Ðây là dịp may Phạm thiên Sanaṅkumāra dành cho ta. Ta nay hỏi Phạm thiên Sanaṅkumāra điều gì đã được ích lợi cho hiện tại và tương lai?"

"Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda suy nghĩ: "Ta rất giỏi về những lợi ích hiện tại. Chính người khác cũng hỏi ta về những lợi ích hiện tại. Vậy ta hãy hỏi Phạm thiên Sanaṅkumāra lợi ích tương lai".

"Rồi Ba-la-môn Mahā nói bài kệ sau đây với Phạm thiên Sanaṅkumāra:

- Nay ta hỏi Phạm thiên,
Sanaṅkumāra!
Ta hỏi điều nghi ngờ,
Người khác đều muốn biết!

An trú tại chỗ nào,
Tu tập tại chỗ nào,
Ðể chứng quả bất tử,
Chính tại Phạm thiên giới?

- Này Người Bà-la-môn,
Ai bỏ ngã, ngã sở,
Tâm chuyên chú nhứt cảnh,
Tu tập đại bi tâm,

Thoát ly mọi xú uế,
Lánh xa mọi tà dục,
An trú ở nơi đây!
Ðể chứng quả bất tử,
Chính tại Phạm thiên giới.

46. "- Từ bỏ ngã và ngã sở hữu”, thưa Tôn giả, câu ấy tôi hiểu. Trong đời có người từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ vòng quyến thuộc nhỏ hay vòng quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thưa Tôn giả, như vậy ta hiểu nghĩa từ bỏ ngã và ngã sở hữu.

"Tâm chuyên nhất cảnh”, thưa Tôn giả, câu ấy tôi hiểu. Trong đời có người lựa một chỗ an trú thanh vắng, một khu rừng, một gốc cây, một ngọn núi, một hang cốc, một bãi tha ma, một sơn lâm, giữa trời không, một đống rơm. Thưa, Tôn giả, như vậy tôi hiểu nghĩa tâm chuyên nhất cảnh.

"Tu tập bi tâm”, thưa Tôn giả, câu ấy tôi hiểu. Trong đời có người an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với bi quảng đại vô biên, không hận, không sân. Thưa Tôn giả, như vậy tôi hiểu nghĩa tu tập bi tâm.

Thưa Tôn giả, riêng câu nói về xú uế tôi không được hiểu.

- Này Phạm thiên, trong loài người cái gì là xú uế?
Ðó là điều ở nơi đây tôi không hiểu. Tôn giả hãy nói đi!

- Loài người bị gì che,
Bị trói buộc cái gì,
Phải chịu sanh đọa xứ,
Bị đóng cửa Phạm thiên?

Phẫn nộ và vọng ngữ,
Gian manh và lừa đảo,
Hà tiện và quá mạn,
Tật đố và dục cầu,

Nghi ngờ và hại người,
Tham, sân, si kiêu mạn.
Những tánh này trói buộc,
Khiến con người xú uế,

Phải chịu sanh đọa xứ,
Bị đóng cửa Phạm thiên.

"- Như tôi hiểu lời Tôn giả giải thích về các xú uế, chúng không dễ gì mà được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"- Hiền giả Govinda, hãy làm gì Hiền giả xem là hợp thời.

47. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến chỗ vua Reṇu ở, khi đến xong liền tâu với vua Reṇu:

"- Này Tôn giả, hãy tìm một phụ tá khác, vị này sẽ điều khiển quốc sự cho Tôn giả. Tôi muốn xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích các xú uế, chúng tôi dễ gì mà được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

- Vua Reṇu quốc chủ,
Thần xin tâu Ngài rõ.
Hãy biết quốc độ Ngài,
Thần không thiết chức vụ.

- Nếu Khanh thiếu dục lạc,
Ta cho Khanh đầy đủ!
Nếu có ai hại Khanh,
Quốc chủ, ta ngăn chận.
Khanh là cha, ta con,
Khanh chớ bỏ rơi ta.

- Thần không thiếu dục lạc
Không có ai hại thần.
Vì nghe bậc phi nhân,
Thần không thiết gia đình.

- Phi nhân ấy là ai,
Vị ấy đã nói gì,
Khanh nghe, bỏ gia đình,
Bỏ ta, bỏ tất cả?

- Trước kia ở nơi đây,
Lòng thần chỉ nguyện cầu
Lo đốt nén lửa thiêng,
Và rải cỏ cát tường.

Nay Phạm thiên hiện ra,
Hiện từ Phạm thiên giới,
Trả lời câu hỏi thần,
Nghe xong thần bỏ nhà.

- Này Khanh Govinda,
Ta tin lời Khanh nói!
Ðược nghe bậc phi nhân,
Làm sao làm khác được?

Ta sẽ theo gương Khanh,
Bậc thầy của chúng ta.
Như hòn ngọc lưu ly,
Không tỳ vết, cấu uế,

Thật trong sạch như vậy,
Ta theo giáo lý Người!

"- Nếu Thiện hữu Govinda xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời tôi cũng xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

48. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến chỗ sáu vị Sát-đế-lỵ ở, khi đến xong liền nói với sáu vị ấy như sau:

"- Chư Hiền giả, hãy tìm một vị phụ tá khác. Vị này sẽ điều khiển quốc sự cho quý vị Hiền giả. Tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Rồi sáu vị Sát-đế-lỵ đi qua một bên và thảo luận như sau:

"- Những người Bà-la-môn này rất tham tài sản. Chúng ta hãy lấy tài sản để dụ dỗ Bà-la-môn này.

"Các vị này đến tại chỗ của Bà-la-môn Mahā Govinda và nói:

"- Thiện hữu, tài sản trong bảy quốc độ này rất là phong phú, Thiện hữu muốn bao nhiêu, Thiện hữu cứ lấy bấy nhiêu.

"- Thôi thôi, chư Thiện hữu! Tài sản của tôi rất là phong phú, nhờ sự giúp đỡ của quý vị. Nay tôi đã bỏ mọi danh lợi ấy để xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế, chúng không dễ gì được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

49. "Rồi sáu vị Sát-đế-lỵ, đi qua một bên và thảo luận như sau:

"Những người Bà-la-môn này rất tham đàn bà. Chúng tôi hãy lấy đàn bà để dụ dỗ Bà-la-môn này.

"Các vị này đến tại chỗ của Bà-la-môn Mahā Govinda và nói:

"- Thiện hữu, đàn bà trong bảy quốc độ này rất nhiều. Thiện hữu muốn bao nhiêu, Thiện hữu cứ lấy bấy nhiêu.

"- Thôi thôi, chư Thiện hữu, tôi có đến bốn mươi vị phu nhân, thảy đều đồng đẳng. Tôi nay muốn từ bỏ tất cả các vị ấy để xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì được điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

50. "- Nếu Thiện hữu Govinda sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thì chúng tôi cũng sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

Nếu từ bỏ dục vọng,
Mà kẻ phàm say đắm.
Tinh cần và cương quyết,
Vững chắc trong nhẫn lực,

Ðó là con đường chánh,
Con đường hướng vô thượng,
Ðược Thiện nhân hộ trì,
Sanh lên cõi Phạm thiên.

51. "Do vậy, Thiện hữu Govinda hãy chờ bảy năm nữa, sau bảy năm chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi đi.

"- Chư Thiện hữu, bảy năm quá lâu dài. Tôi không thể chờ các Hiền giả đến bảy năm. Ai có thể biết được về mạng sống? Chúng ta phải bước đi, hướng về tương lai. Chúng ta phải học nhờ tuệ tri. Việc thiện chúng ta cần phải làm. Phạm hạnh chúng ta cần phải thực hành. Không ai tránh khỏi sự chết khi phải sanh ra. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không gì được điều phục nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

52. "- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ trong sáu năm nữa... hãy chờ trong năm năm nữa... hãy chờ trong bốn năm nữa... hãy chờ trong ba năm nữa... hãy chờ trong hai năm nữa... hãy chờ trong một năm nữa. Sau một năm chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

53. "- Chư Thiện hữu, một năm quá lâu dài. Tôi không thể chờ các Hiền giả đến một năm. Ai có thể biết được về mạng sống? Chúng ta phải bước đi, hướng về tương lai. Chúng ta phải học nhờ tuệ tri. Việc thiện chúng ta cần phải làm. Phạm hạnh, chúng ta cần phải thực hành. Không ai tránh khỏi sự chết khi phải sanh ra. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà được điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ trong bảy tháng nữa. Sau bảy tháng chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

54. "- Chư Thiện hữu, bảy tháng quá lâu dài. Tôi không thể chờ các Hiền giả đến bảy tháng. Ai có thể biết được về mạng sống? Chúng ta phải bước đi, hướng về tương lai. Chúng ta phải học nhờ tuệ tri. Việc thiện chúng ta cần phải làm. Phạm hạnh chúng ta cần phải thực hành. Không ai tránh khỏi sự chết khi phải sanh ra. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ sáu tháng nữa... hãy chờ năm tháng nữa... hãy chờ bốn tháng nữa... hãy chờ ba tháng nữa... hãy chờ hai tháng nữa... hãy chờ một tháng nữa... hãy chờ nửa tháng nữa. Sau nửa tháng, chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

55. "- Chư Thiện hữu, nửa tháng quá lâu dài, tôi không thể chờ các Hiền giả đến nửa tháng. Ai có thể biết được về mạng sống? Chúng ta phải bước đi, hướng về tương lai. Chúng ta phải học nhờ tuệ tri. Việc thiện chúng ta cần phải làm. Phạm hạnh chúng ta cần phải thực hành. Không ai tránh khỏi sự chết khi phải sanh ra. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ cho bảy ngày cho đến khi chúng tôi giao quốc độ cho các người con và người anh của chúng tôi. Sau bảy ngày, chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

"- Chư Thiện hữu, bảy ngày không lâu gì. Tôi sẽ chờ chư Thiện hữu cho đến bảy ngày.

56. "Rồi Bà-la-môn Maha Govinda đi đến chỗ bảy triệu phú Bà-la-môn và bảy trăm vị tịnh hạnh ở, khi đến xong liền nói với bảy vị triệu phú Bà-la-môn và bảy trăm vị tịnh hạnh như sau:

"- Này các Thiện hữu, hãy tìm một vị giáo thọ khác, vị ấy sẽ dạy các thần chú cho chư Thiện hữu, nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"- Thiện hữu Bà-la-môn Govinda, chớ có xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Thiện hữu, xuất gia ít có quyền thế, và ít có lợi dưỡng. Làm người Bà-la-môn có nhiều quyền thế và có nhiều lợi dưỡng.

"- Chư Thiện hữu chớ có nói như vậy: "Xuất gia ít có quyền thế và ít có lợi dưỡng. Làm người Bà-la-môn có nhiều quyền thế và có nhiều lợi dưỡng". Chư Thiện hữu, có ai nhiều quyền thế và nhiều lợi dưỡng hơn tôi. Tôi nay là vua các vị vua, là Phạm thiên cho các vị Bà-la-môn, và là vị Trời cho các Gia chủ, và tất cả điều này, tôi muốn vất bỏ, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà điều phục nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

"- Nếu Thiện hữu Govinda xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chúng tôi cũng sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

57. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda đi đến bốn mươi vị phu nhân đồng đẳng, khi đến xong liền nói với bốn mươi vị phu nhân đồng đẳng như sau:

"- Các phu nhân, nếu muốn hãy trở về gia đình của mình hay gia đình quyến thuộc và tìm một người chồng khác. Tôi nay muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà được điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"- Ngài là người quyến thuộc của chúng tôi, người quyến thuộc mà chúng tôi ao ước. Ngài là chồng của chúng tôi, người chồng mà chúng tôi ao ước. Nếu Tôn giả Govinda xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chúng tôi cũng sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Tôn giả đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.

58. "Rồi Bà-la-môn Mahā Govinda, sau bảy ngày liền cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi Bà-la-môn Mahā Govinda xuất gia, bảy vị Sát-đế-lỵ được làm lễ quán đảnh lên vương vị, bảy vị Bà-la-môn triệu phú, bảy trăm vị tịnh hạnh, bốn mươi vị phu nhân đồng đẳng, vài ngàn vị Sát-đế-lỵ, vài ngàn vị Bà-la-môn, vài ngàn cư sĩ, và một số thiếu phụ trẻ từ các cư xá thiếu phụ, những vị này đều cạo bỏ râu tóc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình theo Bà-la-môn Mahā Govinda.

Và được bao vây bởi hội chúng như vậy, Bà-la-môn Mahā Govinda du hành đi qua làng, qua quận, qua các đô thị. Và đến tại làng nào, hay quận nào, hay đô thị nào, Bà-la-môn Mahā Govinda được xem là vua các vị vua, là Phạm thiên cho các Bà-la-môn, là vị Trời cho các cư sĩ. Trong thời gian ấy nếu có người nào nhảy mũi hay trượt chân, người ấy liền nói: "Ðảnh lễ Bà-la-môn Mahā Govinda! Ðảnh lễ vị phụ tá bảy quốc độ!"

59. "Bà-la-môn Mahā Govinda an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Bà-la-môn Mahā Govinda, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Và vị ấy dạy cho các đệ tử con đường đưa đến sự thân hữu với Phạm thiên giới.

60. "Và tất cả những vị nào, trong thời ấy là đệ tử của Bà-la-môn Mahā Govinda đều hiểu được toàn diện giáo lý của Bà-la-môn Mahā Govinda. Những vị này, khi thân hoại, mạng chung đều được sanh lên thiện thú, Phạm thiên giới. Những vị nào không hiểu một cách toàn diện tất cả giáo lý, sau khi thân hoại, mạng chung, một số được sanh làm thân hữu với chư Thiên ở Tha Hóa Tự Tại thiên, một số được sanh làm thân hữu với chư Thiên ở Hóa Lạc thiên, một số được sanh làm thân hữu với chư Thiên ở Dạ-ma thiên, một số được sanh làm thân hữu với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, một số được sanh làm thân hữu với Tứ Thiên vương thiên. Cho đến những vị phải thành tựu các thân thấp kém nhất, cũng được thành tựu thân Càn-thát-bà.

Như vậy tất cả những thiện nam tử đã xuất gia không phải vô hiệu, không phải trống không, trái lại thật sự có hiệu quả, có tiến bộ.

61. Thế Tôn có nhớ không?

- Này Pañcasikha, Ta có nhớ. Ta thuở ấy là Mahā Govinda. Ta dạy cho các đệ tử của Ta con đường đưa đến sự thân hữu ở Phạm thiên quốc.

Nhưng này Pañcasikha, con đường phạm hạnh ấy không đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn. Con đường ấy chỉ đưa sanh lên cõi Phạm thiên. Này Pañcasikha, con đường phạm hạnh của Ta hoàn toàn đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn. Ðó là con đường Thánh đạo tám ngành tức là Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh. Này Pañcasikha, con đường phạm hạnh này hoàn toàn đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.

62. Này Pañcasikha, những vị đệ tử nào đã hiểu được toàn diện tất cả giáo lý của Ta, những vị ấy trừ diệt các lậu hoặc, vô lậu, tự mình hiện chứng thắng trí giác ngộ, sống an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Trong những vị không hiểu được toàn diện tất cả giáo lý của Ta, một số những vị ấy, diệt trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh (lên Thiên giới) và ở tại chỗ ấy được nhập Niết-bàn, không phải sanh lại thế giới này. Trong những vị không hiểu được toàn diện tất cả giáo lý của Ta, một trong những vị ấy diệt trừ ba kiết sử, làm nhẹ bớt tham, sân, si, thành bậc Nhất lai, chỉ phải sanh vào thế giới này một lần nữa rồi diệt tận khổ đau. Trong những vị này không hiểu được toàn diện tất cả giáo lý của Ta, một số những vị ấy từ diệt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không còn phải sanh vào đọa xứ, nhất định chứng quả Bồ-đề. Này Pañcasikha, như vậy tất cả những thiện nam tử đã xuất gia, không phải vô hiệu, không phải trống không, trái lại thật sự có hiệu quả, có tiến bộ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Pañcasikha, con của Càn-thát-bà, sung sướng, hoan hỷ nghe lời dạy của Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.

19. The Great Steward - A Past Life of Gotama

Translated by: Maurice Walshe

[220] 1. THUS HAVE I HEARD.537 Once the Lord was staying at Rajagaha, on Vultures’ Peak. And when the night was nearly over, Pañcasikha of the gandhabbas,538 lighting up the entire Vultures’ Peak with a splendid radiance,539approached the Lord, saluted him, stood to one side and said:

‘Lord, I wish to report to you what I have personally seen and observed when I was in the presence of the Thirty-Three Gods.’

‘Tell me then, Pañcasikha’, said the Lord.

2. — 3. ‘Lord, in earlier days, long ago, on the fast-day of the fifteenth at the end of the Rains the Thirty-Three Gods assembled and rejoiced that the devas’ hosts were growing, the asuras’ hosts declining (as Sutta 18, verse 12). [221]







Then Sakka uttered the verse:

“The gods of Thirty-Three rejoice, their leader too,
Praising the Tathāgata, and Dhamma’s truth,

Seeing new-come devas, fair and glorious
Who’ve lived the holy life, now well reborn.

Outshining all the rest in fame and splendour,
The mighty Sage’s pupils singled out.

Seeing this, the Thirty-Three rejoice, their leader too,
Praising the Tathāgata, and Dhamma’s truth.” [222]

At this, Lord, the Thirty-Three Gods rejoiced still more, saying:

“The devas’ hosts are growing, the asuras’ hosts are declining!”

4. [Pañcasikha continued:] ‘Then Sakka, seeing their satisfaction, said to the Thirty-Three Gods:

“Would you like, gentlemen, to hear eight truthful statements in praise of the Lord?”

and on receiving their assent, he declared:



5. ‘“What do you think, my lords of the Thirty-Three? As regards the way in which the Lord has striven for the welfare of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the welfare and happiness of devas and humans — we can find no teacher endowed with such qualities, whether we consider the past or the present, other than the Lord.

6. ‘“Well-proclaimed, truly, is this Lord’s Teaching, visible here and now, timeless, inviting inspection, leading onward, to be realised by the wise each one for himself — and we can find no proclaimer of such an onward-leading doctrine, either in the past or in the present, other than the Lord.

7. “‘The Lord has well explained what is right and what is wrong, what [223] is blameworthy and what is blameless, what is to be followed and what is not to be followed, what is base and what is noble, what is foul, fair and mixed in quality.540 And we can find none who is a proclaimer of such things... other than the Lord.

8. “‘Again, the Lord has well explained to his disciples the path leading to Nibbāna,541 and they coalesce, Nibbāna and the path, just as the waters of the Ganges and the Yamunā coalesce and flow on together. And we can find no proclaimer of the path leading to Nibbāna ... other than the Lord.

9. ‘“And the Lord has gained companions, both learners542 and those who, having lived the life, have abolished the corruptions,543 and the Lord dwells together with them, all rejoicing in the one thing. And we can find no such teacher ... other than the Lord.

10. ‘“The gifts given to the Lord are well-bestowed, his fame is well established, so much so that, I think, the Khattiyas will continue to be attached to him, yet the Lord takes his food-offering without conceit. And we can find no teacher who does this... [224] other than the Lord.

11. “‘And the Lord acts as he speaks, and speaks as he acts. And we can find no teacher who does likewise, in every detail of doctrine ... other than the Lord.

12. “‘The Lord has transcended doubt,544 passed beyond all ‘how’ and ‘why’, he has accomplished his aim in regard to his goal and the supreme holy life. And we can find no teacher who has done the like, whether we consider the past or the present, other than the Lord.”

‘And when Sakka had thus proclaimed these eight truthful statements in praise of the Lord, the Thirty-Three Gods were even more pleased, overjoyed and filled with delight and happiness at what they had heard in the Lord’s praise.

13. ‘Then certain gods exclaimed:

“Oh, if only four fully-enlightened Buddhas were to arise in the world and teach Dhamma just like the Blessed Lord! That would be for the benefit and happiness of the many, out of compassion for the world, for the benefit and happiness of devas and humans!”

And some said:

“Never mind four fully-enlightened Buddhas - three would suffice!”

and others said:

“Never mind three — two would suffice!” [225]

14. ‘At this Sakka said:

“It is impossible, gentlemen, it cannot happen that two fully-enlightened Buddhas should arise simultaneously in a single world-system. That cannot be. May this Blessed Lord continue to live long, for many years to come, free from sickness and disease! That would be for the benefit and happiness of the many, out of compassion for the world it would be for the benefit and happiness of devas and humans!”

‘Then the Thirty-Three Gods consulted and deliberated together about the matter concerning which they had assembled in the Sudhamma Hall, and the Four Great Kings were advised and admonished on this matter as they stood by their seats unmoving:

The Kings, instructed, marked the words they spoke,
Standing calm, serene, beside their seats.



15-16. ‘A great radiance was seen, heralding the approach of Brahma. All took their proper seats (as Sutta 18, verses 15-17), each hoping Brahmā would sit on his couch. [226-7]





















17. ‘Then Brahmā Sanaṅkumāra, having descended from his heaven, and seeing their pleasure, uttered these verses:

“The gods of Thirty-Three rejoice, their leader too

... ” (as above).





18. ‘Brahmā Sanaṅkumāra’s voice had eight qualities (as Sutta 18, verse 19).

19. ‘Then the Thirty-Three Gods said to Brahmā Sanaṅkumāra:

“It is well, Brahmā! We rejoice at what we have heard. [228] Sakka, lord of the devas, has also declared eight truthful statements to us about the Lord, at which we also rejoice.” Then Brahmā said to Sakka:

“It is well, Lord of the devas. And we too would like to hear those eight truthful statements about the Lord.”

“Very well, Great Brahmā”, said Sakka,



and he repeated those eight statements:

20. — 27. “‘What do you think, Lord Brahmā...?” (as verses 5 — 12). [229] [230]















And Brahmā Sanaṅkumāra was pleased, overjoyed and filled with delight and happiness at what he had heard in the Lord’s praise.

28. ‘Brahmā Sanaṅkumāra assumed a grosser form and appeared in the shape of Pañcasikha (as Sutta 18, verse 18).545

And sitting thus cross-legged, he said to the Thirty-Three Gods: “For how long has the Blessed Lord been one of mighty wisdom?

29. “‘Once upon a time there was a king called Disampati. His chaplain546 was a Brahmin called the Steward.547 The King’s son was a youth called Renu, and the Steward’s son was called Jotipāla. Prince Renu and Jotipāla, together with six other Khattiyas, formed a band of eight friends. [231] In the course of time the Steward died, and King Disampati mourned him, saying:

‘Alas, at the very moment when we had entrusted all our responsibilities to the Steward, and were abandoning ourselves to the pleasures of the five senses, the Steward has passed away!’

“‘Hearing this, Prince Renu said:

‘Sire, do not mourn the Steward’s death overmuch! His son Jotipāla548 is cleverer than his father was and has a better eye for what is advantageous. You should let Jotipāla manage all the business you entrusted to his father.’

‘Is that so, my boy?’

‘Yes, Sire.’

30. “‘Then the King called a man and said:

‘Come here, my good man, go to the youth Jotipāla and say: ”May the Reverend Jotipāla be well! King Disampati sends for you, he would like to see you.”’

‘Very good, Your Majesty’, said the man, and delivered the message. [232] On receiving the message, Jotipāla said:



‘Very good, sir’, and went to see the King. On entering the royal presence, he exchanged courtesies with the King, then sat down to one side. The King said:

‘We wish the Reverend Jotipāla to manage our affairs. Do not refuse. I will install you in your father’s place and consecrate549you as Steward.’

‘Very good, Lord’, replied Jotipāla.

31. “‘So King Disampati appointed Jotipāla as steward in his father’s place. And once installed, Jotipāla carried out the business his father had carried out, not doing any business his father had not done. He accomplished all the tasks his father had accomplished, and no others. And people said:

‘This Brahmin is truly a steward! Indeed he is a great steward!’ And that is how the young Brahmin Jotipāla came to be known as the Great Steward.

32. “‘And one day the Great Steward went to the group of six nobles and said:

‘King Disampati is aged, decrepit, [233] stricken with age. His life is near its end and he cannot last much longer. Who can tell how long people will live? When King Disampati dies, the king-makers550 are bound to anoint Prince Renu as King. You should go, gentlemen, to Prince Renu and say:

We are the beloved, dear and favoured friends of the Lord Renu, sharing his joys and his sorrows. Our Lord King Disampati is aged... When he dies, the king-makers are bound to anoint the Lord Renu as King. If the Lord Renu should gain the kingship, let him share it with us.”’

33. ‘“‘Very good, sir’, said the six nobles, and they went to Prince Renu and spoke to him as the Great Steward had proposed.



‘Well, gentlemen, who, apart from myself, ought to prosper but you? If, gentlemen, I gain the kingship, I will share it with you.’ [234]

34. ‘“In due course King Disampati died, and the king-makers anointed Prince Renu king in his place. And having been made King, Renu abandoned himself to the pleasures of the five senses. Then the Great Steward went to the six nobles and said:

‘Gentlemen, now King Disampati is dead the Lord Renu, who has been anointed in his place, has abandoned himself to the pleasures of the five senses. Who knows what will come of this? The sense-pleasures are intoxicating. You should go to him and say: ”King Disampati is dead and the Lord Renu has been anointed King. Do you remember your word, Lord?”’



‘“They did so, and the King said:



‘Gentlemen, I remember my word. Who is there who can divide this mighty realm of earth, so broad in the north and so [narrow] like the front of a cart551 in the south, into seven equal parts?’

‘Who indeed, Lord, if not the Great Steward?’

35. “‘So King Renu sent a man to the Great Steward to say:

‘My lord, the King sends for you.’ [235]



The man went, and the Great Steward came to the King, exchanged courtesies with him, and sat down to one side.




Then the King said:

‘My Lord Steward, go and divide this mighty realm of earth, so broad in the north and so narrow like the front of a cart in the south, into seven equal parts.’

‘Very good, Sire’, said the Great Steward, and he did so.

36. ‘“And King Renu’s country was in the centre:

Dantapura to the Kalingas, Potaka to the Assakas,

Mahissati to the Avantis, Roruka to the Soviras.

Mithila to the Videhas, Campa to the Angas goes,

Benares to the Kāsī, thus did the Steward dispose. [236]



The six nobles were delighted with their respective gains and at the success of the plan:

‘What we wanted, desired, aimed at and strove for, we have got!’

Sattabhū, Brahmadatta, Vessabhū and Bharata, Renu and two Dhataratthas, these are the seven Bhārat kings.”’552



[End of first recitation-section]

37. “‘Then the six nobles came to the Great Steward and said:

‘Reverend Steward, just as you were a beloved, dear and faithful friend to King Renu, so you have been to us. Please manage our affairs for us! We trust you will not refuse.’





So he administered the realms of seven anointed kings,553 and he also taught the mantras to seven distinguished Brahmins and seven hundred advanced pupils.554 [237]

38. “‘In course of time good reports were spread about concerning the Great Steward:

‘The Great Steward can see Brahmā with his own eyes, talks with him face to face and consults with him!‘555

And he thought: ‘Now this good report is being spread about concerning me, that I can see Brahmā with my own eyes,... but it is not true. However, I have heard it said by aged and respectable Brahmins, the teachers of teachers, that anyone who withdraws into meditation for the four months of the Rains, developing the absorption on compassion, can see Brahmā with his own eyes, talk with him face to face and consult with him. Suppose I were to do this!’556

39. “‘So the Great Steward went to King Renu and told him of the report,



and of his wish to go into retreat and develop the absorption on compassion. ‘And nobody is to come near me except to bring me food.’

‘Reverend Steward, do as you think fit.’ [238]

40. “‘The six nobles likewise replied:



‘Reverend Steward, do as you think fit.’

41. ‘“He went to the seven Brahmins and the seven hundred pupils and told them of his intentions, adding:

‘So, gentlemen, you carry on with reciting the mantras you have heard and learnt, and teach them to each other.’

‘Reverend Steward, do as you think fit’, they replied. [239]

42. “‘Then he went to his forty equal-ranking wives, and they said:



‘Reverend Steward, do as you think fit.’

43. zoo the Great Steward erected a new lodging to the east of the city and withdrew there for the four months of the Rains, developing the absorption on compassion, and nobody came near him except to bring him food. But at the end of four months he felt nothing but dissatisfaction and weariness as he thought: ‘I heard it said... that anyone who withdraws into meditation for the four months of the Rains, developing the absorption on compassion, can see Brahmā with his own eyes... But I cannot see Brahmā with my own eyes, and cannot talk, discuss or consult with him!’

44. “‘Now Brahmā Sanaṅkumāra read his thoughts and, [240] as swiftly as a strong man might stretch out his flexed arm or flex it again, he disappeared from the Brahmā world and appeared before the Great Steward. And the Great Steward felt fear and trembling, and his hair stood on end at such a sight as he had never seen before. And thus fearful, trembling, with hair standing on end, he addressed Brahmā Sanaṅkumāra in these verses:

‘O splendid vision, glorious and divine,
Who are you, Lord? I fain would know your name.’

‘In highest heaven I am known by all:
Brahmā Sanaṅkumāra — know me thus.’

‘A seat, and water for the feet, and cakes
Are fitting for a Brahmā. Let the Lord
Decide what hospitality he would.’557

‘We accept the gift that’s offered: now declare
What it is you wish from us — a boon
Of profit in this very life, or in the next.

Say, Lord Steward, what it is you’d have.’

45. ‘“Then the Great Steward thought: ‘Brahmā Sanaṅkumāra offers me a boon. What shall I choose — benefits in this life, or in that to come?’ [241] Then he thought:

‘I am an expert in matters of advantage in this life, and others consult me about this. Suppose I were to ask Brahmā Sanaṅkumāra for something of benefit in the life to come?’

And he addressed Brahmā in these verses:

‘I ask Brahmā Sanaṅkumāra this,
Doubting, him who has no doubts I ask
(For others too I ask): By doing what

Can mortals reach the deathless Brahmā world?’

‘That man who spurns all possessive thoughts,
Alone, intent, compassion-filled,

Aloof from stench, free from lust —
Established thus, and training thus,
Can mortals reach the deathless Brahmā world.’558

46. “”I understand “Spurning possessive thoughts”. This means that one renounces one’s possessions, small or great, leaves one’s relatives, few or many, and, shaving off hair and beard, goes forth from the household life into homelessness. This is how I understand “Spurning possessive thoughts”. [242]

I understand “Alone, intent”. That means that one goes off on one’s own and chooses a lodging in the forest, at the foot of a tree, in a mountain glen, in a rocky cave, a charnel-ground, in the jungle or on a heap of grass in the open...

I understand “Compassion-filled”. That means that one dwells suffusing one quarter with a mind filled with compassion, then a second, then a third and a fourth quarter. Thus one abides suffusing the whole world, up, down and across, everywhere, all around, with a mind filled with compassion, expanded, immeasurable, free from hatred and ill-will. That is how I understand “Compassion-filled”.

But the Lord’s words about “Aloof from stench” I do not understand:

What do you mean, Brahma, by “stench” among men?
Pray lighten my ignorance, O wise one, on this.

What hindrance causes man to stink and fester,
Heading for hell, from Brahmā-realm cut off?’ [243]

‘Anger, lying, fraud and cheating,
Avarice, pride and jealousy,

Coveting, doubt and harming others,
Greed and hate, stupor and delusion:
The loathsome stench that these give off

Heads man for hell, from Brahmā-realm cut off.’

‘As I understand the Lord’s words about the stench, these things are not easy to overcome if one lives the household life. I will therefore go forth from the household life into the homeless state.’

‘Reverend Steward, do as you think fit.’

47. “‘So the Great Steward went to King Renu and said:

‘My Lord, please appoint another minister559 to manage your affairs. I wish to go forth from the household life into homelessness. After what Brahmā has told me about the stench of the world, which cannot easily be overcome by one living the household life, I am going forth into homelessness:

King Renu, lord of this realm, I declare,
You yourself must rule, I’ll counsel you no more!’

‘If anything you lack, I’ll make it good,
If any hurt you, my royal arms shall guard you.

You my father, I your son, Steward, stay!’
‘I lack nothing, none there is who harms me;

No human voice I heard — at home I cannot stay.’ [244]
“‘Non-human” - what’s he like who calls, that you

At once abandon home and all of us?’
‘Before I went on this retreat I thought of sacrifice,

Lighting the sacred fire, strewing kusa-grass.
But now — eternal Brahmā560 from Brahmā-realm’s appeared.

I asked, he answered: I now can stay no more.’
‘Reverend Steward, in your words I trust. Such words

Once heard, you had no other course.
We will follow: Steward, be our Master.

Like a beryl-gem, clear, of finest water,
So purified, we’ll follow in your wake.

If the Reverend Steward goes forth from the household life into homelessness, I will do the same. Wherever you go, we will follow.’

48. “‘Then the Great Steward went to the six nobles and said to them:

‘My lords, please appoint another minister to manage your affairs. I wish to go forth from the household life into homelessness...’

And the six nobles went aside [245] and consulted together:

‘These Brahmins are greedy for money. Perhaps we can win the Great Steward round with money.’

So they came back to him and said:

‘Sir, there is plenty of wealth in these seven kingdoms. Take as much as you like.’

‘Enough, gentlemen, I have received plenty of wealth from my lords already. That is the very thing that I am renouncing in order to go forth from the household life into homelessness, as I have explained.’

49. ‘“Then the six nobles went aside again and consulted together:

‘These Brahmins are greedy for women. Perhaps we can win the Great Steward round with women.’

So they came to him and said:

‘Sir, there are plenty of women in these seven kingdoms. Take your pick!’

‘Enough, gentlemen, I already have forty equal wives, and I am leaving them in order to go forth from the household life into homelessness, as I have explained.’ [246]

50. “”If the Reverend Steward goes forth from the household life into homelessness, we will do likewise. Wherever you go, we will follow:

“If you renounce those lusts that bind most men,561
Exert yourselves, be strong and patiently endure!

This is the path that’s straight, the peerless path,
The path of truth, guarded by the good, to Brahma’s realm.”

51. ‘“‘And so, Lord Steward, just wait seven years, and then we too will go forth into homelessness. Wherever you go, we will follow.’

“”Gentlemen, seven years is far too long, I cannot wait for seven years! Who can tell how long people will live? We have to go on into the next world, we must learn by means of wisdom, 562 we must do what is right and live the holy life, for nothing that is born is immortal. Now I am going forth as I have explained.’

52. ‘“‘Well, Reverend Steward, just wait six years,... five year,... four years,... three years,... two years,... one year, and then we too will go forth into homelessness. Wherever you go, we will follow.’

53. ‘“‘gentlemen, one year is far too long...’

‘Then wait seven months...’

54. ‘“‘Gentlemen, seven months is far too long...’

‘Then wait six months,... five months,... four months,... three months,... two months,... one month,... half a month...’

55. ‘“‘Gentlemen, half a month is far too long...’ [248]

‘Then, Reverend Steward, just wait seven days while we make over our kingdoms to our sons and brothers. At the end of seven days we will go forth into homelessness. Wherever you go, we will follow.’

‘Seven is not long, gentlemen. I agree, my lords, to seven days.’

56. “‘Then the Great Steward went to the seven Brahmins and their seven hundred advanced pupils, and said to them:

‘Now, Your Reverences, you must seek another teacher to teach you the mantras. I mean to go forth from the household life into homelessness. After what Brahma has told me about the stench of the world, which cannot be easily overcome by one living the household life, I am going forth into homelessness.’

‘Reverend Steward, do not do so! There is little power and profit in the homeless life, and much power and profit in the life of a Brahmin!‘563

‘Do not say such things, gentlemen! Besides, who has greater power and profit than I have? I have been like a king to kings, like Brahma to the Brahmins, like a deity to householders, and I am giving all this up in order to go forth from the household life into homelessness, as I have [249] explained.’

‘If the Reverend Steward goes forth from the household life into homelessness, we will do likewise. Wherever you go, we will follow.’

57. ‘“Then the Great Steward went to his forty equal wives and said:

‘Whichever of you ladies wishes to may go back to her own family and seek another husband. I mean to go forth into homelessness...’

‘You alone are the kinsman we could wish for, the only husband we want. If the Reverend Steward goes forth into homelessness, we will do likewise. Wherever you go, we will follow.’

58. ‘“And so the Great Steward, at the end of the seven days, shaved off his hair and beard, donned yellow robes and went forth from the household life into homelessness. And with him went the seven anointed Khattiya kings, the seven wealthy and distinguished Brahmins with their seven hundred advanced pupils, his forty equal wives, several thousand Khattiyas, several thousand Brahmins, several thousand householders, even some harem-women.

“”And so, followed by this company, the Great Steward wandered through villages, towns and royal [250] cities. And whenever he came to a village or town, he was like a king to kings, like Brahma to the Brahmins, like a deity to householders. And in those days, whenever anyone sneezed or stumbled, they used to say: ‘Praise be to the Great Steward! Praise be to the Minister of Seven!’

59. ‘“And the Great Steward dwelt suffusing one quarter with a mind filled with loving-kindness, then a second, then a third and a fourth quarter. He dwelt suffusing the whole world, up, down and across, everywhere, all around, with a mind filled with compassion,... with a mind filled with sympathetic joy,... with a mind filled with equanimity,... free from hatred and ill-will. And thus he taught his disciples the way to union with the Brahmā-world.

60. ‘“And all those who had at that time been the Great Steward’s pupils and had fully mastered his teaching, were after death at the breaking-up of the body reborn in a happy sphere, in the Brahmā-world. And those who had not fully mastered his teaching were reborn either among the Paranimmita-Vasavatti devas, among the Nimmanarati devas, among the Tusita devas, among the Yama devas, [251] among the devas of the Thirty-Three Gods, or among the devas of the Four Great Kings. And the very lowest realm that any of them attained was that of the gandhabbas.

Thus the going-forth of all those people was not fruitless or barren, but productive of fruit and profit.”

61. ‘Do you remember this, Lord?’

‘I do, Pañcasikha. At that time I was the Brahmin, the Great Steward, and I taught those disciples the path to union with the Brahmā-world.

‘However, Pañcasikha, that holy life does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to super-knowledge, to enlightenment, to Nibbana, but only to birth in the Brahmā-world, whereas my holy life leads unfailingly to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to super-knowledge, to enlightenment, to Nibbana. That is the Noble Eightfold Path, namely Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, Right Concentration.

62. ‘And, Pañcasikha, those of my disciples who have fully mastered my teaching have by their own super-knowledge realised, [252] by the destruction of the corruptions in this very life, the uncorrupted freedom of heart and mind. And of those who have not fully mastered it, some by the destruction of the five lower fetters will be reborn spontaneously, attaining thence to Nibbana without returning to this world; some by the destruction of three fetters and the reduction of greed, hatred and delusion will become Once-Returners, who will return once more to this world before making an end of suffering; and some by the destruction of three fetters will become Stream-Winners, incapable of falling into states of woe, assured of enlightenment. Thus the going-forth of all these people was not fruitless or barren, but productive of fruit and profit.’

Thus the Lord spoke, and Pañcasikha of the gandhabbas was delighted and rejoiced at the Lord’s words. And, having saluted him, he passed him by on the right and vanished from the spot.




Close
Close