Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Phẩm 11 đến phẩm 21

Dịch giả: Thích Minh Châu

XI. Phẩm Thứ Mười Một
1-10 Phi Pháp
1. - Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
2. (Như số 1 trên, chỉ khác: "nêu rõ pháp là pháp")...
3-10. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi luật là phi luật... luật là luật... Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên, ... Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên, ... Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành, ... Như Lai có thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành, ... Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt, ... Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt...Các vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
XII. Phẩm Vô Phạm
1-20 Vô Phạm
1. - Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ không phạm là có phạm, những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy, đưa lại bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, đưa lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy, tạo điều vô phước và khiến cho diệu pháp biến mất.
2. (Như số 1 trên, chỉ thế vào: "nêu rõ có phạm là không phạm")...
3-10 . Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ tội nhẹ là tội nặng.... tội nặng là tội nhẹ... tội thô trọng là tội không thô trọng... tội không thô trọng là tội thô trọng... tội có dư tàn là tội không dư tàn... tội không dư tàn là tội có dư tàn... tội có thể sám hối là tội không có thể sám hối... tội không có thể sám hối là tội có thể sám hối. Những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy, đưa lại bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa lại bất hạnh đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy, tạo điều vô phước và khiến cho diệu pháp biến mất.
11. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ không phạm tội là không phạm tội. Những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều phước đức và khiến cho diệu pháp được an trú.
12. (Như số 11, chỉ thế vào: "nêu rõ phạm tội là phạm tội")...
13-20. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ tội nhẹ là tội nhẹ... tội nặng là tội nặng... tội thô trọng là tội thô trọng... tội không thô trọng là tội không thô trọng ... tội có dư tàn là tội có dư tàn... tội không dư tàn là tội không dư tàn... tội có thể sám hối là tội có thể sám hối... tội không có thể sám hối là tội không có thể sám hối. Những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy, đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều phước đức và khiến cho diệu pháp được an trú.
XIII. Phẩm Một Người
1-7 Như Lai
1. - Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
2. Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào ? Của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời.
3. Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu.
4. Sự mệnh chung của một người, này các Tỷ-kheo, được đa số thương tiếc. Của một người nào? Của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự mệnh chung của một người này, này các Tỷ-kheo, được đa số thương tiếc.
5. Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.
6-17. Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang... là sự chứng ngộ quả A-la-hán.
18. Ta không thấy một người nào khác, này các Tỷ-kheo, có thể chơn chánh chuyển vận Vô thượng Pháp luân do Như Lai chuyển vận, này các Tỷ-kheo, như Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất, này các Tỷ-kheo, chơn chánh chuyển vận Vô thượng Pháp luân do Thế Tôn chuyển vận.
XIV. Phẩm Người Tối Thắng
1-10 Các Vị Tỷ Kheo
1. - Trong các đệ tử Tỷ-kheo đã lâu ngày của Ta, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Anna Kondanno (A-nhã Kiều-trần-như).
2. Trong các vị đệ tử... đại trí tuệ, tối thắng là Sàriputta.
3. Trong các vị đệ tử... có thần thông, tối thắng là Mahàmoggalàna.
4. Trong các vị đệ tử... thuyết về hạnh đầu đà, tối thắng là Mahàkassapa.
5. Trong các vị đệ tử... thiên nhãn, tối thắng là Anuruddha.
6. Trong các vị đệ tử... thuộc gia đình quý tộc, tối thắng là Bhaddiya Kàligodhàputta.
7. Trong các vị đệ tử... có âm thanh vi diệu, tối thắng là Lakuntaka (người lùn) Bhaddiya.
8. Trong các vị đệ tử... rống tiếng rống con sư tử, tối thắng là Pindola Bhàradvàja.
9. Trong các vị đệ tử... thuyết pháp, tối thắng là Punna Mantàniputta.
10. Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, thuyết giảng rộng rãi những điều được nói lên một cách vắn tắt, tối thắng là Mahàkaccàna.
1-11 Các Vị Tỷ Kheo
1. - Trong các vị Tỷ-kheo của Ta có thể dùng ý hóa thân, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Cullapanthaka.
2. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về tâm thắng tiến, tối thắng là Cullapanthaka.
3. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về tưởng thắng tiến, tối thắng là Mahàpanthaka.
4. Trong các vị đệ tử... trú không có tranh luận, tối thắng là Subhuti.
5. Trong các vị đệ tử... đáng được cúng dường, tối thắng là Subhuti.
6. Trong các vị đệ tử... tu ở rừng, tối thắng là Revata Khadiravaniya.
7. Trong các vị đệ tử... tu Thiền, tối thắng là Kankha Revata.
8. Trong các vị đệ tử... tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sono Koliviso.
9. Trong các vị đệ tử... khéo nói, tối thắng là Sono Kutikanna.
10. Trong các vị đệ tử... nhận được đồ cúng dường, tối thắng là Sivali.
11. Trong các đệ tử Tỷ-kheo có tín thắng giải, tối thắng là Vakkali.
1-10 Các Vị Tỷ Kheo
1. - Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, ưa thích học tập, tối thắng là Ràhula.
2. Trong các vị đệ tử... xuất gia vì lòng tin, tối thắng là Ratthapàla.
3. Trong các vị đệ tử... đầu tiên nhận phiếu ăn cơm, tối thắng là Kunda Dhàna.
4. Trong các vị đệ tử... đầy đủ biện tài, tối thắng là Vangìsa.
5. Trong các vị đệ tử... dễ mến toàn diện, tối thắng là Upasena Vangantaputta.
6. Trong các vị đệ tử... sửa soạn chỗ ngồi, chỗ nằm, tối thắng là Dabba Mallaputta.
7. Trong các vị đệ tử... được chư Thiên ái mộ, tối thắng là Pilindavaccha.
8. Trong các vị đệ tử... có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bàhiva Dàructriya.
9. Trong các vị đệ tử... thuyết giảng vi diệu, tối thắng là Kumara Kassapa.
10. Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta đạt được vô ngại giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Màhàkotthita.
1-16 Các Vị Tỷ Kheo
1. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta, được nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Ananda.
2. Trong các vị đệ tử... đầy đủ ức niệm, tối thắng là Ananda
3. Trong các vị đệ tử... đầy đủ cử chỉ tốt đẹp tối thắng là Ananda.
4. Trong các vị đệ tử... đầy đủ sự kiên trì tối thắng là Ananda.
5.Trong các vị đệ tử... thị giả, tối thắng là Ananda.
6. Trong các vị đệ tử... có đại hội chúng, tối thắng là Uruvela Kassapa.
7. Trong các vị đệ tử... làm cho các gia đình hoan hỷ, tối thắng là Kàludàyì.
8. Trong các vị đệ tử... không có bệnh hoạn, tối thắng là Bakkula.
9. Trong các vị đệ tử... nhớ đến các đời sống quá khứ, tối thắng là Sobhita.
10. Trong các vị đệ tử... trì Luật, tối thắng là Upàli.
11. Trong các vị đệ tử... giáo giới Tỷ-kheo-ni, tối thắng là Nandaka.
12. Trong các vị đệ tử... hộ trì các căn môn, tối thắng là Nanda.
13. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về hỏa giới, tối thắng là Sàgata.
14. Trong các vị đệ tử... giáo giới Tỷ-kheo, tối thắng là Màhakappina.
15. Trong các vị đệ tử... năng khởi biện tài, tối thắng là Ràdha.
16. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta mang thô y, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Mogharàjà.
1-13 Nữ Ðệ Tử Tỷ Kheo Ni
1. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Màhàpàjapati Gotamì.
2. Trong các vị nữ đệ tử... đại trí tuệ, tối thắng là Khemà.
3. Trong các vị nữ đệ tử... đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavannà.
4. Trong các vị nữ đệ tử... trì Luật, tối thắng là Patàcàrà.
5. Trong các vị nữ đệ tử... thuyết pháp, tối thắng là Dhammadinnà.
6. Trong các vị nữ đệ tử... tu Thiền, tối thắng là Nandà.
7. Trong các vị nữ đệ tử... tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sonà.
8. Trong các vị nữ đệ tử... thiên nhãn, tối thắng là Sakulà.
9. Trong các vị nữ đệ tử... có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bhaddà Kundalakesà.
10. Trong các vị nữ đệ tử... nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng là Bhaddà Kapilànì.
11.Trong các vị nữ đệ tử... đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng là Bhaddà Kaccana.
12. Trong các vị nữ đệ tử... mang thô y, tối thắng là Kisàgotami.
13. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ tin thắng giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Sigalàmàtà.
1-10 Nam Cư Sĩ
1. - Trong các vị đệ tử nam cư sĩ của Ta, này các Tỷ-kheo, đã quy y đầu tiên, tối thắng là các người buôn bán Tapassu Bhallikà.
2. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... bố thí, tối thắng là gia chủ Sudatta Anàthapindika.
3. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... thuyết pháp, tối thắng là Citta Macchikassandika.
4. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... nhiếp phục một hội chúng nhờ Bốn nhiếp pháp, tối thắng là Hatthaka Alavaka.
5. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... bố thí các món ăn thượng vị, tối thắng là Mahànàma Sakka.
6. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... bố thí các món đồ khả ý, tối thắng là gia chủ Ugga Vesàlika.
7. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... hộ trì Tăng chúng, tối thắng là Hatthigàmala Uggàta.
8. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... có lòng tịnh tín bất động, tối thắng là Sùra Ambattha.
9. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... được dân chúng kính mến, tối thắng là Jivaka Komàrabhacca.
10. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ của Ta, nói chuyện một cách thân mật, này các Tỷ-kheo, tối thắng là gia chủ Nakulapità.
1-10 Nữ Cư Sĩ
1. -Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ của Ta, này các Tỷ-kheo, người đi đến quy y đầu tiên là Sujàtà Senàndìhità.
2. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... bố thí, tối thắng là Visàkhà Migàramàtà.
3. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... nghe nhiều, tối thắng là Khujjuttar.
4. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... trú từ tâm, tối thắng là Sàmàvati.
5. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... tu Thiền, tối thắng là Uttarà Nandamàtà.
6. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... bố thí các món ăn thượng vị, tối thắng là Suppavàsà Koliyadhita.
7. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... săn sóc người bệnh, tối thắng là nữ cư sĩ Suppiyà.
8. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... có lòng tịnh tín bất động, tối thắng là Kàtiyànì.
9. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... nói chuyện một cách thân mật, tối thắng là nữ gia chủ Nakulamàtà.
10. Trong các vị nữ cư sĩ đệ tử của Ta, này các Tỷ-kheo, có lòng tịnh tín đối với lời nghe đồn tối thắng là Kàlì, nữ cư sĩ ở Kulagharikà.
XV. Phẩm Không Thể Có Ðược
1-28. Chấp Nhận Các Hành Là Thường Còn
1. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này có xảy ra.
2. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là lạc, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là lạc, sự kiện này có xảy ra.
3. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các pháp là ngã, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các pháp là ngã, sự kiện này có xảy ra.
4-9. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của mẹ... của cha... của vị A-la-hán... có thể với ác tâm làm bậc Như Lai chảy máu...có thể phá hòa hợp Tăng... có thể tuyên bố một vị Ðạo Sư khác, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của mẹ... có thể tuyên bố một vị Ðạo Sư khác, sự kiện này có xảy ra.
10. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, hai vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Trong một Thế giới, chỉ có một vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.
11. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, có hai Chuyển Luân Vương, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, trong một thế giới, chỉ có một Chuyển Luân Vương xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.
12. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.
13. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Một người đàn ông có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này có xảy ra.
14-16 Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là vị Ðế Thích (Sakka)... là Ác Ma... là Phạm Thiên, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Vị Ðế Thích... là Ác Ma... là Phạm Thiên, sự kiện này có xảy ra.
17. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của thân làm ác có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của thân làm ác là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.
18-19. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của miệng nói ác... của ý nghĩ ác, có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của miệng nói ác... của ý nghĩ ác, là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.
1-9 Không Thể Xẩy Ra
1. - Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của thân làm thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của thân làm thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.
2-3. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của miệng nói thiện... của ý nghĩ thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của miệng nói thiện... của ý nghĩ thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.
4. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ thân làm ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.
5-6. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được là người đầy đủ, miệng nói ác... ý nghĩ ác, do nhân ấy, do duyên ấy... (như số 4 trên)..., sự kiện này có xảy ra.
7-9. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ thân làm thiện... miệng nói thiện... ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân làm thiện,... miệng nói thiện... ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.
XVI. Phẩm Một Pháp
1-10. Niệm Phật
1. - Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
2-10. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
XVII. Phẩm Chủng Tử
1-10. Tà Kiến v.v...
1. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.
2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.
3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt.
4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn diệt.
5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, tà kiến chưa sanh được sanh khởi, hay tà kiến đã sanh đi đến tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, tà kiến chưa sanh được sanh khởi, hay tà kiến đã sanh được tăng trưởng.
6. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như như lý tác ý. Do như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng.
7. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Các chúng sanh có đầy đủ tà kiến, này các Tỷ-kheo, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến. Các chúng sanh có đầy đủ chánh kiến, này các Tỷ-kheo, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời, cõi đời này.
9. Ðối với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm mọi khẩu hành... phàm mọi ý hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có các hành nào, tất cả pháp ấy đưa đến không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, đưa đến bất hạnh, đau khổ. Vì cớ sao? Vì tánh ác của tà kiến, này các Tỷ-kheo.
Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây nimba, hay hột giống cây Kosàtaki (một loại cây leo), hay hột giống cây mướp đắng, được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh đắng, tánh cay, tánh không lạc của nó. Vì cớ sao? Vì tánh ác của hột giống, này các Tỷ-kheo.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành... Vì tánh ác của tà kiến, này các Tỷ-kheo.
10. Ðối với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo chánh kiến, phàm mọi khẩu hành... phàm mọi ý hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo chánh kiến, phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có các hành nào, tất cả pháp ấy đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, đưa đến hạnh phúc, an lạc. Vì cớ sao? Vì tánh hiền thiện của chánh kiến, này các Tỷ-kheo.
Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây mía, hay hột giống cây lúa, hay hột giống cây nho được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh ngọt, thích ý, tánh ngon ngọt của nó. Vì cớ sao? Vì tánh hiền thiện của hột giống.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành... Vì tánh hiền thiện của chánh kiến, này các Tỷ-kheo.
XVIII. Phẩm Makkhali
1-17 Một Pháp
1. Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Người có tà kiến, người có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa diệu pháp, an trú phi pháp. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
2. Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Người có chánh kiến, người không có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa phi pháp, an trú diệu pháp. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại phạm tội lớn, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Tối thắng tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phạm tội lớn.
4. Ta không thấy một người nào khác, này các Tỷ-kheo, được tuân theo đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, thất lợi cho đa số, đem đến bất hạnh, bất lạc cho chư Thiên và loài Người, này các Tỷ-kheo, như kẻ ngu si.
Ví như, này các Tỷ-kheo, tại cửa sông có đặt một cái nơm bẫy cá, đem lại bất hạnh đau khổ, tổn thương, tổn hại cho nhiều cá. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si Makkhali xuất hiện ở đời, Ta nghĩ rằng như là một cái nơm bẫy cá cho loài Người, đưa đến bất hạnh, bất lạc, bất lợi, đau khổ, tổn thương, tổn hại cho nhiều loại hữu tình.
5. Ai khuyến khích chấp nhận một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, thời người khuyến khích và người được khuyến khích như vậy tuân hành, tất cả đều đem lại nhiều vô phước. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo.
6. Ai khuyến khích chấp nhận một pháp luật được khéo thuyết, thời người khuyến khích và người được khuyến khích như vậy tuân hành, tất cả đều đem lại nhiều phước đức. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo.
7. Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, ước lượng của sự bố thí, do người cho biết, chớ không phải do người nhận. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết.
8. Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ước lượng của sự bố thí, do người nhận biết, không phải do người cho. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết.
9. Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết.
10. Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, người biếng nhác sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết.
11. Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống biếng nhác, người ấy sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết.
12. Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết.
13. Ví như, này các Tỷ-kheo, một ít phân có mùi hôi thúi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán về hiện hữu dầu cho có ít thôi, cho đến chỉ trong thời gian búng ngón tay.
14-17. Ví như, này các Tỷ-kheo, một ít nước tiểu có mùi hôi thúi... một ít nước miếng có mùi hôi thúi.... một ít mủ có mùi hôi thúi... một ít máu có mùi hôi thúi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán về hiện hữu dầu cho có ít thôi, cho đến chỉ trong thời gian búng ngón tay.
XIX. Phẩm Không Phóng Dật
1-44 Một Pháp
1. Ví như trong cõi Jambudipa (Diêm-phù-đề) này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái, còn nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực rậm rạp những gậy gộc, gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình sanh trên đất liền. Và số nhiều là các loài hữu tình sanh ở trong nước.
2. ...Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các loài hữu tình được tái sanh ra ngoài loài Người. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình ấy được tái sanh ở các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn các loài hữu tình phải tái sanh ở quốc độ biên địa, giữa các loài man rợ không biết nhận thức.
3. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh có trí tuệ, nhanh trí, không điếc, không câm, có khả năng suy xét ý nghĩa của những lời khéo thuyết hay vụng thuyết. Và nhiều hơn là các chúng sanh có ác trí tuệ, chậm trí, điếc và câm, không có khả năng suy xét ý nghĩa của những lời khéo thuyết hay vụng thuyết.
4. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh đầy đủ cặp mắt trí tuệ của bậc Thánh. Và nhiều hơn là các chúng sanh bị chìm đắm trong vô minh si ám.
5. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được thấy Như Lai. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được thấy Như Lai.
6. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được nghe pháp luật do Như Lai thuyết giảng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được nghe pháp luật do Như Lai thuyết giảng.
7. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi nghe, thọ trì pháp. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi nghe không thọ trì pháp.
8. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh quán sát ý nghĩa các pháp chúng học thuộc lòng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không quán sát ý nghĩa các pháp chúng học thuộc lòng.
9. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi hiểu được ý nghĩa, sau khi hiểu được pháp, thực hành đúng theo pháp và tùy pháp. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi hiểu được ý nghĩa, sau khi hiểu được pháp, không thực hành đúng theo pháp và tùy pháp.
10. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được khích động bởi những vấn đề đáng được khích động, Và nhiều hơn là các chúng sanh không được khích động bởi những vấn đề đáng được khích động.
11. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi được khích động, như lý tinh tấn. Và nhiều hơn các chúng sanh, sau khi được khích động, không như lý tinh tấn.
12. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhất tâm. Và nhiều hơn các chúng sanh, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, không được định, không được nhất tâm.
13. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được đồ ăn tối thắng, được vị ăn tối thắng. Và nhiều hơn, là các chúng sanh không được đồ ăn tối thắng, không được vị ăn tối thắng, chỉ nuôi sống với các áo và đồ ăn lượm lặt.
14. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh đã được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ là những người được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
15-17. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong cõi Diêm-phủ-đề này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái. Và nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực rậm rạp những gậy gộc gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là chúng sanh sau khi chết từ loài Người được tái sanh trong loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người, bị tái sanh ở địa ngục... ở các loại bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
18-20. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người được tái sanh giữa chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người bị tái sanh ở địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ.
21-23. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên bị tái sanh ở địa ngục... ở các loại bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
24-26. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên bị tái sanh ở địa ngục... ở các loại bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
27-29. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ địa ngục, được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bảng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
30-32. ...Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục, được sanh lên chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
33-35. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài bàng sanh bị tái sanh giữa loài Người, Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh bị tái sanh ở địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
36-38. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh được tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
39-41. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ được tái sanh giữa các loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
42-44. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết, ở cõi ngạ quỷ bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.
XX. Phẩm Thiền Ðịnh
1-192 Thật Sự Là Vậy
1. Thật sự cái này là một trong những điều lợi, này các Tỷ-kheo, tức là sống trong rừng ... sống khất thực ... mang y phấn tảo ... chỉ mang ba y thuyết pháp ... trì luật ... biết nhiều về sự thật ... đã lâu ngày là vị trưởng lão ... có oai nghi nghiêm chỉnh ... có được hội chúng quy tụ ... có đại hội chúng đoanh vây, con gia đình tốt đẹp ... diện mạo đoan chánh ... ngôn ngữ hòa nhã ... thiểu dục ... không có bệnh hoạn.
2-9. Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ nhất, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải uổng phí, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải vô ích, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn Thiền ấy.
Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ hai, ... Thiền thứ ba, ... Thiền thứ tư ... tu tập Từ tâm giải thoát ... tu tập Bi tâm giải thoát ... tu tập Hỷ tâm giải thoát ... tu tập Xả tâm giải thoát ...
10-13. Nếu vị ấy trú quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ... quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ...
14-17. ... Ðối với các pháp ác, bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ...
18-21. Tu tập như ý túc câu hữu với Dục định tinh cần hành ... câu hữu với Tinh tấn định tinh cần hành ... câu hữu với Tâm định tinh cần hành ... câu hữu với Tư duy định tinh cần hành ...
22-31. Tu tập Tín căn ... tu tập Tấn căn ... tu tập Niệm căn ... tu tập Ðịnh căn ... tu tập Tuệ căn ... Tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực ...
32-38. Tu tập Niệm giác chi ... tu tập Trạch pháp giác chi ... tu tập Tinh tấn giác chi ... tu tập Hỷ giác chi ... tu tập Khinh an giác chi ... tu tập Ðịnh giác chi ... tu tập Xả giác chi ...
39-46. Tu tập Chánh tri kiến ... tu tập Chánh tư duy ... tu tập Chánh ngữ ... tu tập Chánh nghiệp ... tu tập Chánh mạng ... tu tập Chánh tinh tấn ... tu tập Chánh niệm ... tu tập Chánh định ...
47-54. Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "
Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."
55-62. Tự mình có sắc, thấy các sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các loại ngoại sắc ... quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy ... Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ....Vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng ...
63-72. Tu tập địa biến xứ ... tu tập thủy biến xứ ... tu tập hỏa biến xứ ... tu tập phong biến xứ ... tu tập xanh biến xứ ... tu tập vàng biến xứ ... tu tập đỏ biến xứ ... tu tập trắng biến xứ ... tu tập hư không biến xứ ... tu tập thức biến xứ ...
73-82. Tu tập tưởng bất tịnh ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng yếm ly các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập vô thường tưởng ... tu tập tưởng khổ trên vô thường ... tu tập tưởng vô ngã trên khổ ... tu tập tưởng đoạn tận ... tu tập tưởng ly tham ... tu tập tưởng đoạn diệt ...
83-92. Tu tập tưởng vô thường ... tu tập tưởng vô ngã ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng ghê tởm đối với các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập tưởng hài cốt ... tu tập tưởng bị trùng bọ ăn ... tu tập tưởng bị xanh bầm ... tu tập tưởng bị đầy những lỗ hổng ... tu tập tưởng bị sưng phồng lên ...
93-102. Tu tập niệm Phật ... tu tập niệm Pháp ... tu tập niệm Tăng ... tu tập niệm Giới ... tu tập niệm Thí ... tu tập niệm Thiên ... tu tập niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra ... tu tập niệm Chết ... tu tập Thân niệm ... tu tập An tịnh niệm ...
103-112. Tu tập Tín căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tấn căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Niệm căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Ðịnh căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tuệ căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực đồng với sơ Thiền.
113-122. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ hai ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ hai ...
123-132. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ ba ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ ba ...
133-142. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ tư ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ tư ...
143-152. Tu tập Tín căn câu hữu với Từ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Từ ...
153-162. Tu tập Tín căn câu hữu với Bi ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Bi ...
163-172. Tu tập Tín căn câu hữu với Hỷ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Hỷ ...
173-182. Tu tập Tín căn câu hữu với Xả ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Xả ...
183-192. Nếu tu tập Tín căn ... nếu tu tập Tấn căn ... nếu tu tập Niệm căn ... nếu tu tập Ðịnh căn ... nếu tu tập Tuệ căn ... nếu tu tập Tín lực ... nếu tu tập Tấn lực ... nếu tu tập Niệm lực ... nếu tu tập Ðịnh lực ... nếu tu tập Tuệ lực ... , vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải trống không, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải uổng phí, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn pháp ấy.
XXI. Phẩm Thiền Ðịnh (2)
1-70.
1. Như một ai, này các Tỷ-kheo, với tâm biến mãn cùng khắp biển lớn, có thể bao gồm tất cả con sông bé nhỏ đổ vào biển cả, cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, cũng bao gồm tất cả thiện pháp, gồm những pháp thuộc về minh phần.
2-8. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn... , đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.
9-12. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm cho viên mãn. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp này, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm và tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm chi viên mãn.
13. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận.
14-15. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh....đưa đến tăng trưởng, quảng đại.
16-21. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh được đoạn tận, minh sanh khởi, ngã mạn được đoạn tận, các tùy miên được nhổ sạch, các kiết sử bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh bị đoạn tận... các kiết sử bị đoạn tận.
22-23. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích của trí tuệ, đưa đến Niết-bàn không có chấp thủ. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích .... không có chấp thủ.
24-26. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt của nhiều giới, sự thông đạt của nhiều giới sai biệt, sự vô ngại giải của nhiều giới. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt ... sự vô ngại giải của nhiều giới.
27-30. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu,.... quả A-la-hán.
31-46. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ, đưa đến sự tăng trưởng trí tuệ, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến đại trí tuệ, đưa đến trí tuệ rộng rãi, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến thâm sâu trí tuệ, đưa đến vô song trí tuệ, đưa đến vô hạn trí tuệ, đưa đến nhiều trí tuệ, đưa đến trí tuệ nhanh lẹ, đưa đến trí tuệ nhẹ nhàng, đưa đến trí tuệ hoan hỉ, đưa đến trí tuệ tốc hành, đưa đến trí tuệ sắc sảo, đưa đến trí tuệ thể nhập. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ,... đưa đến trí tuệ thể nhập.
47-48. Những vị này không hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không thực hiện thân hành niệm. Những vị này hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị thực hành thân hành niệm.
49-50. Những vị này không chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không chia sẻ thân hành niệm. Những vị này chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị chia sẻ thân hành niệm.
51-52. Bất tử bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai đoạn tận thân hành niệm. Bất tử không bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không đoạn tận thân hành niệm.
53-54. Bất tử bị khiếm khuyết, này các Tỷ-kheo, đối với những ai khiếm khuyết thân hành niệm. Bất tử được viên thành, này các Tỷ-kheo, đối với những ai viên thành thân hành niệm.
55-56. Bất tử bị xao lãng bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai bỏ phế thân hành niệm. Bất tử không bị bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không bỏ phế thân hành niệm.
57-58. Bất tử bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai vong thất thân hành niệm. Bất tử không bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không vong thất thân hành niệm.
59-60. Bất tử không được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thực hiện thân hành niệm. Bất tử được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thực hiện thân hành niệm.
61-62. Bất tử không được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không tu tập thân hành niệm. Bất tử được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai tu tập thân hành niệm.
63-64. Bất tử không được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không làm cho sung mãn thân hành niệm. Bất tử được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai làm cho sung mãn thân hành niệm.
65-66. Bất tử không được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thắng tri thân hành niệm. Bất tử được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thắng tri thân hành niệm.
67-68. Bất tử không được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không liễu tri thân hành niệm. Bất tử được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai liễu tri thân hành niệm.
69-70. Bất tử không được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không chứng ngộ thân hành niệm. Bất tử được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai chứng ngộ thân hành niệm.
Thế Tôn thuyết như vậy, các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

The Book of the Ones (XI - XXI)

Translated by: Bhikkhu Boddhi

XI. Non-Dhamma

“Bhikkhus, those bhikkhus who explain non-Dhamma as nonDhamma are acting for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings. These bhikkhus generate much merit and sustain this good Dhamma.”
141 (2)–149 (10)
(141) “Bhikkhus, those bhikkhus who explain Dhamma as Dhamma . . . (142) . . . non-discipline as non-discipline . . .
(143) . . . discipline as discipline . . . (144) . . . what has not been stated and uttered by the Tathāgata as not having been stated and uttered by him . . . (145) . . . what has been stated and uttered by the Tathāgata as having been stated and uttered by him. . . [20]
(146) . . . what has not been practiced by the Tathāgata as not having been practiced by him . . . (147) . . . what has been practiced by the Tathāgata as having been practiced by him . . . (148) . . . what has not been prescribed by the Tathāgata as not having been prescribed by him . . . (149) . . . what has been prescribed by the Tathāgata as having been prescribed by him are acting for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings. These bhikkhus generate much merit and sustain this good Dhamma.”

150 (1)

xII. Not an offense

“Bhikkhus, those bhikkhus who explain what is not an offense as an offense are acting for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings. These bhikkhus generate much demerit and cause this good Dhamma to disappear.”

151 (2)–159 (10)
(151) “Bhikkhus, those bhikkhus who explain what is an offense as no offense . . . (152) . . . a light offense as a grave offense . . . (153) . . . a grave offense as a light offense . . . (154) . . . a coarse offense as not a coarse offense . . . (155) . . . an offense that is not coarse as a coarse offense . . . (156) . . . a remediable offense as an irremediable offense . . . [21] (157) . . . an irremediable offense as a remediable offense . . . (158) . . . an offense with redress as an offense without redress . . . (159) . . . an offense without redress as an offense with redress are acting for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings.66 These bhikkhus generate much demerit and cause this good Dhamma to disappear.”
160 (11)
“Bhikkhus, those bhikkhus who explain what is no offense as no offense are acting for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and humans. These bhikkhus generate much merit and sustain this good Dhamma.”
161 (12)–169 (20)
(161) “Bhikkhus, those bhikkhus who explain an offense as an offense . . . (162) . . . a light offense as a light offense . . . (163) . . . a grave offense as a grave offense . . . (164) . . . a coarse offense as a coarse offense . . . (165) . . . an offense that is not coarse as not a coarse offense . . . (166) . . . a remediable offense as a remediable offense . . . (167) . . . an irremediable offense as an irremediable offense . . . (168) . . . an offense with redress as an offense with redress . . . (169) . . . an offense without redress as an offense without redress are acting for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and humans. These bhikkhus generate much merit and sustain this good Dhamma.” [22]

170 (1)

XIII. One person

“Bhikkhus, there is one person who arises in the world for the welfare of many people, for the happiness of many people, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and human beings.67 Who is that one person? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. This is that one person who arises in the world . . . for the good, welfare, and happiness of devas and human beings.”
171 (2)–174 (5)
(171) “Bhikkhus, the manifestation of one person is rare in the world . . . (172) . . . there is one person arising in the world who is extraordinary . . . (173) . . . the death of one person is lamented by many people . . . (174)68 . . . there is one person arising in the world who is unique, without a peer, without counterpart, incomparable, matchless, unrivaled, unequaled, without equal,69 the foremost of bipeds.70 Who is that one person? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. This is that one person arising in the world who is . . . the foremost of bipeds.”
175 (6)–186 (17)71
“Bhikkhus, the manifestation of one person is the (175) manifestation of great vision . . . (176) . . . the manifestation of great light . . . (177) . . . the manifestation of great radiance . . . (178) . . . the manifestation of the six things unsurpassed . . . (179) . . . the realization of the four analytical knowledges . . . (180) . . . the penetration of numerous elements . . . (181) . . . the penetration of the diversity of elements . . . (182) . . . the realization of the fruit of true knowledge and liberation [23] . . . (183) . . . the realization of the fruit of stream-entry . . . (184) . . . the realization of the fruit of once-returning . . . (185) . . . the realization of the fruit of nonreturning . . . (186) . . . the realization of the fruit of arahantship. Who is that one person? The Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. This is that one person whose manifestation is the manifestation of great vision . . . the realization of the fruit of arahantship.”72
187 (18)
“Bhikkhus, I do not see even a single person who properly continues to keep in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma set in motion by the Tathāgata as does Sāriputta. Sāriputta properly continues to keep in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma set in motion by the Tathāgata.”

I. First Subchapter

XIV. Foremost

188 (1)–197 (10)
(188) “Bhikkhus, the foremost of my bhikkhu disciples in seniority is Aññākoṇḍañña.”74
(189) “. . . among those with great wisdom is Sāriputta.”75
(190) “. . . among those with psychic potency is Mahāmoggallāna.”76
(191) “. . . among those who expound the ascetic practices is Mahākassapa.”77
(192) “. . . among those with the divine eye is Anuruddha.”78
(193) “. . . among those from eminent families is Bhaddiya Kāḷigodhāyaputta.”79
(194) “. . . among those with a sweet voice is Lakuṇṭaka Bhaddiya.”80
(195) “. . . among those with the lion’s roar is Piṇḍola Bhāradvāja.”81
(196) “. . . among those who speak on the Dhamma is Puṇṇa Mantāṇiputta.”82
(197) “. . . among those who explain in detail the meaning of what has been stated in brief is Mahākaccāna.” [24]
II. Second Subchapter 198 (1)–208 (11)
(198) “Bhikkhus, the foremost of my bhikkhu disciples among
those who create a mind-made body is Cullapanthaka.”83
(199) “. . . among those skilled in mental transformation is Cullapanthaka.”
(200) “. . . among those skilled in the transformation of perception is Mahāpanthaka.”84
(201) “. . . among those who dwell without conflict is Subhūti.”85
(202) “. . . among those worthy of gifts is Subhūti.”
(203) “. . . among forest dwellers is Revata Khadiravaniya.”86
(204) “. . . among meditators is Kaṅkhārevata.”87
(205) “. . . among those who arouse energy is Soṇa Koḷivīsa.”88
(206) “. . . among those who are excellent speakers is Soṇa Kuṭikaṇṇa.”89

(207) “. . . among those who make gains is Sīvalī.”90
(208) “. . . among those resolved through faith is Vakkalī.”91
iii. Third Subchapter 209 (1)–218 (10)
(209) “Bhikkhus, the foremost of my bhikkhu disciples among
those who desire the training is Rāhula.”92
(210) “. . . among those who have gone forth out of faith is Raṭṭhapāla.”93
(211) “. . . among those who are first to take meal tickets is Kuṇḍadhāna.”94
(212) “. . . among those who compose inspired verse is Vaṅgīsa.”95
(213) “. . . among those who inspire confidence in all respects is Upasena Vaṅgantaputta.”96
(214) “. . . among those who assign lodgings is Dabba Mallaputta.”97
(215) “. . . among those pleasing and agreeable to the deities is Piḷindavaccha.”98
(216) “. . . among those who quickly attain direct knowledge is Bāhiya Dārucīriya.”99
(217) “. . . among those with variegated speech is Kumārakassapa.”100
(218) “. . . among those who have attained the analytical knowledges is Mahākoṭṭhita.”101
iv. Fourth Subchapter 219 (1)–234 (16)
(219) “Bhikkhus, the foremost of my bhikkhu disciples among
those who are learned is Ānanda.”102
(220) “. . . among those with good memory is Ānanda.” [25]
(221) “. . . among those with a quick grasp is Ānanda.”103
(222) “. . . among those who are resolute is Ānanda.”104
(223) “. . . among personal attendants is Ānanda.”
(224) “. . . among those with a large retinue is Uruvelakassapa.”105
(225) “. . . among those who inspire confidence in families is Kāludāyi.”106

(226) “. . . among those with good health is Bakkula.”107
(227) “. . . among those who recollect past lives is Sobhita.”108
(228) “. . . among the upholders of the discipline is Upāli.”109
(229) “. . . among those who exhort bhikkhunīs is Nandaka.”110
(230) “. . . among those who guard the doors of the sense faculties is Nanda.”111
(231) “. . . among those who exhort bhikkhus is Mahākappina.”112
(232) “. . . among those with skill with the fire element is Sāgata.”113
(233) “. . . among those who receive eloquent discourses is Rādha.”114
(234) “. . . among those who wear coarse robes is Mogharājā.”115
V. Fifth Subchapter 235 (1)–247 (13)
(235) “Bhikkhus, the foremost of my bhikkhunī disciples in
seniority is Mahāpajāpatī Gotamī.”116
(236) “. . . among those with great wisdom is Khemā.”117
(237) “. . . among those with psychic potency is Uppalavaṇṇā.”118
(238) “. . . among those who uphold the discipline is Paṭācārā.”119
(239) “. . . among speakers on the Dhamma is Dhammadinnā.”120
(240) “. . . among meditators is Nandā.”121
(241) “. . . among those who arouse energy is Soṇā.”122
(242) “. . . among those with the divine eye is Sakulā.”123
(243) “. . . among those who quickly attain direct knowledge is Bhaddā Kuṇḍalakesā.”124
(244) “. . . among those who recollect past lives is Bhaddā Kāpilānī.”125
(245) “. . . among those who attain great direct knowledge is Bhaddā Kaccānā.”126
(246) “. . . among those who wear coarse robes is Kisāgotamī.”127
(247) “. . . among those resolved through faith is Sigālamātā.”128

vi. Sixth Subchapter
248 (1)–257 (10)
(248) “Bhikkhus, the foremost of my male lay followers in being the first to go for refuge [26] are the merchants Tapussa and Bhallika.”129
(249) “. . . among donors is the householder Sudatta Anāthapiṇḍika.”130
(250) “. . . among speakers on the Dhamma is the householder Citta of Macchikāsaṇḍa.”131
(251) “. . . among those who make use of the four means of attracting and sustaining others is Hatthaka of Āḷavī.”132
(252) “. . . among those who give what is excellent is Mahānāma the Sakyan.”133
(253) “. . . among those who give what is agreeable is the householder Ugga of Vesālī.”134
(254) “. . . among attendants of the Saṅgha is the householder Uggata.”135
(255) “. . . among those with unwavering confidence is Sūra Ambaṭṭha.”136
(256) “. . . among those with confidence in persons is Jīvaka Komārabhacca.”137
(257) “. . . among those who have trust is the householder Nakulapitā.”138
vii. Seventh Subchapter 258 (1)–267 (10)
(258) “Bhikkhus, the foremost of my female lay followers in being
the first to go for refuge is Sujātā, daughter of Senānī.”139
(259) “. . . among donors is Visākhā Migāramātā.”140
(260) “. . . among those who are learned is Khujjuttarā.”141
(261) “. . . among those who dwell in loving-kindness is Sāmāvatī.”142
(262) “. . . among meditators is Uttarā Nandamātā.”143
(263) “. . . among those who give what is excellent is Suppavāsā the Koliyan daughter.”144
(264) “. . . among those who attend on the sick is the female lay follower Suppiyā.”145
(265) “. . . among those with unwavering confidence is Kātiyānī.”146

(266) “. . . among those who are intimate is the housewife Nakulamātā.”147
(267) “. . . among those whose confidence is based on hearsay is the female lay follower Kāḷī of Kuraraghara.”148

268 (1)

xV. ImPOssIble149

“It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a person accomplished in view could consider any conditioned phenomenon as permanent; there is no such possibility. But it is possible [27] that a worldling might consider some conditioned phenomenon as permanent; there is such a possibility.”150
269 (2)
“It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a person accomplished in view could consider any conditioned phenomenon as pleasurable; there is no such possibility. But it is possible that a worldling might consider some conditioned phenomenon as pleasurable; there is such a possibility.”151
270 (3)
“It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a person accomplished in view could consider anything as a self; there is no such possibility. But it is possible that a worldling might consider something as a self; there is such a possibility.”152
271 (4)–276 (9)
(271) “It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a person accomplished in view could deprive his mother of life . . . (272) that a person accomplished in view could deprive his father of life . . . (273) that a person accomplished in view could deprive an arahant of life . . . (274) that a person accomplished in view could, with a mind of hatred, shed the blood of the Tathāgatha . . . (275) that a person accomplished in view could create a schism in the Saṅgha . . . (276) that a person accomplished in view could acknowledge someone other [than the Buddha] as teacher; there is no such possibility. But it is possible that a worldling could acknowledge someone other [than the Buddha] as teacher; there is such a possibility.”153

277 (10)
“It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that two arahants who are perfectly enlightened Buddhas154 [28] could arise contemporaneously in one world system; there is no such possibility. But it is possible that one arahant who is a perfectly enlightened Buddha might arise in one world system; there is such a possibility.”155
278 (11)
“It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that two wheelturning monarchs could arise contemporaneously in one world system; there is no such possibility.156 But it is possible that one wheel-turning monarch might arise in one world system; there is such a possibility.”
279 (12)–283 (16)
(279) “It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a woman could be an arahant who is a perfectly enlightened Buddha . . . (280) . . . that a woman could be a wheel-turning monarch . . . (281) . . . that a woman could occupy the position of Sakka . . . (282) . . . that a woman could occupy the position of Māra . . . (283) . . . that a woman could occupy the position of Brahmā; there is no such possibility. But it is possible that a man could occupy the position of Brahmā; there is such a possibility.”157
284 (17)–286 (19)
(284) “It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a wished for, desired, agreeable result could be produced from bodily misconduct . . . (285) . . . that a wished for, desired, agreeable result could be produced from verbal misconduct . . . (286) . . . that a wished for, desired, agreeable result could be produced from mental misconduct; there is no such possibility. But it is possible that an unwished for, undesired, disagreeable result might be produced [from bodily misconduct . . . from verbal misconduct . . .] from mental misconduct; there is such a possibility.”
287 (20)–289 (22)
(287) “It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that an unwished for, undesired, disagreeable result could be produced from bodily good conduct [29] . . . (288) . . . that an unwished for,

undesired, disagreeable result could be produced from verbal good conduct . . . (289) . . . that an unwished for, undesired, disagreeable result could be produced from mental good conduct; there is no such possibility. But it is possible that a wished for, desired, agreeable result could be produced [from bodily good conduct . . . from verbal good conduct . . .] from mental good conduct; there is such a possibility.”158
290 (23)–292 (25)
(290) “It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a person engaging in bodily misconduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in a good destination, in a heavenly world . . . (291) . . . that a person engaging in verbal misconduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in a good destination, in a heavenly world . . . (292) . . . that a person engaging in mental misconduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in a good destination, in a heavenly world; there is no such possibility. But it is possible that a person engaging [in bodily misconduct . . . in verbal misconduct . . .] in mental misconduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; there is such a possibility.”
293 (26)–295 (28)
(293) “It is impossible and inconceivable, bhikkhus, that a person engaging in bodily good conduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell . . . (294) . . . that a person engaging in verbal good conduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell . . . (295) . . . that a person engaging in mental good conduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; there is no such possibility. But it is possible
[30] that a person engaging [in bodily good conduct . . . in verbal

good conduct . . .] in mental good conduct could on that account, for that reason, with the breakup of the body, after death, be reborn in a good destination, in a heavenly world; there is such a possibility.”

I. First Subchapter

XVI. One thing

296 (1)
“Bhikkhus, there is one thing that, when developed and cultivated, leads exclusively to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to nibbāna.160 What is that one thing? Recollection of the Buddha.161 This is that one thing that, when developed and cultivated, leads exclusively to disenchantment . . . to nibbāna.”
297 (2)–305 (10)162
(297) “Bhikkhus, there is one thing that, when developed and cultivated, leads exclusively to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to nibbāna. What is that one thing? Recollection of the Dhamma. . . . (298) Recollection of the Saṅgha. (299) Recollection of virtuous behavior. (300) Recollection of generosity. . . . (301) Recollection of the devas. (302) Mindfulness of breathing. . . . (303) Mindfulness of death. (304) Mindfulness directed to the body. (305) Recollection of peace.163 This is that one thing that, when developed and cultivated, leads exclusively to disenchantment to nibbāna.”
II. Second Subchapter 306 (1)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which
unarisen unwholesome qualities arise and arisen unwholesome qualities increase and expand so much as wrong view. For one of wrong view, unarisen unwholesome qualities arise and arisen unwholesome qualities increase and expand.”

307 (2)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which unarisen wholesome qualities arise and arisen wholesome qualities increase and expand so much as right view. [31] For one of right view, unarisen wholesome qualities arise and arisen wholesome qualities increase and expand.”
308 (3)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which unarisen wholesome qualities do not arise and arisen wholesome qualities decline so much as wrong view.165 For one of wrong view, unarisen wholesome qualities do not arise and arisen wholesome qualities decline.”
309 (4)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which unarisen unwholesome qualities do not arise and arisen unwholesome qualities decline so much as right view.166 For one of right view, unarisen unwholesome qualities do not arise and arisen unwholesome qualities decline.”
310 (5)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which unarisen wrong view arises and arisen wrong view increases so much as careless attention. For one of careless attention, unarisen wrong view arises and arisen wrong view increases.”167
311 (6)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which unarisen right view arises and arisen right view increases so much as careful attention. For one of careful attention, unarisen right view arises and arisen right view increases.”168
312 (7)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing on account of which, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell, so much as wrong view. Possessing wrong view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”

313 (8)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing [32] on account of which, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world, so much as right view. Possessing right view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
314 (9)169
“Bhikkhus, for a person of wrong view, whatever bodily kamma, verbal kamma, and mental kamma he instigates and undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and volitional activities, all lead to what is unwished for, undesired, and disagreeable, to harm and suffering. For what reason? Because the view is bad.
“Suppose, bhikkhus, a seed of neem, bitter cucumber, or bitter gourd170 were planted in moist soil. Whatever nutrients it takes up from the soil and from the water would all lead to its bitter, pungent, and disagreeable flavor. For what reason? Because the seed is bad. So too, for a person of wrong view . . . all lead to what is unwished for, undesired, and disagreeable, to harm and suffering. For what reason? Because the view is bad.”
315 (10)
“Bhikkhus, for a person of right view, whatever bodily kamma, verbal kamma, and mental kamma he instigates and undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and volitional activities, all lead to what is wished for, desired, and agreeable, to well-being and happiness. For what reason? Because the view is good.
“Suppose, bhikkhus, a seed of sugar cane, hill rice, or grape were planted in moist soil. Whatever nutrients it takes up from the soil and from the water would all lead to its sweet, agreeable, and delectable flavor.171 For what reason? Because the seed is good. So too, for a person of right view . . . all lead to what is wished for, desired, and agreeable, to welfare and happiness. For what reason? Because the view is good.” [33]

III. Third Subchapter172
316 (1)
“Bhikkhus, there is one person who arises in the world for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings. Who is that one person? It is one who holds wrong view and has an incorrect perspective. He draws many people away from the good Dhamma and establishes them in a bad Dhamma. This is that one person who arises in the world for the harm of many people, the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings.”173
317 (2)
“Bhikkhus, there is one person who arises in the world for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings. Who is that one person? It is one who holds right view and has a correct perspective. He draws many people away from a bad Dhamma and establishes them in the good Dhamma. This is that one person who arises in the world for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings.”174
318 (3)
“Bhikkhus, I do not see even a single thing so blameworthy as wrong view. Wrong view is the worst of things that are blameworthy.”
319 (4)
“Bhikkhus, I do not see even a single person who is acting so much for the harm of many people, the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings, as the hollow man Makkhali.175 Just as a trap set at the mouth of a river would bring about harm, suffering, calamity, and disaster for many fish, so too, the hollow man Makkhali is, as it were, a ‘trap for people’176 who has arisen

in the world for the harm, suffering, calamity, and disaster of many beings.” [34]
320 (5)
“Bhikkhus, one who encourages [others] in a badly expounded Dhamma and discipline, and the one whom he encourages, and the one who, thus encouraged, practices in accordance with it, all generate much demerit. For what reason? Because that Dhamma is badly expounded.”
321 (6)
“Bhikkhus, one who encourages [others] in a well-expounded Dhamma and discipline, and the one whom he encourages, and the one who, thus encouraged, practices in accordance with it, all generate much merit. For what reason? Because that Dhamma is well expounded.”
322 (7)
“Bhikkhus, with a badly expounded Dhamma and discipline, moderation should be known by the giver [of a gift], not by the recipient.177 For what reason? Because that Dhamma is badly expounded.”
323 (8)
“Bhikkhus, with a well-expounded Dhamma and discipline, moderation should be known by the recipient [of a gift], not by the giver.178 For what reason? Because that Dhamma is well expounded.”
324 (9)
“Bhikkhus, whoever arouses energy in a badly expounded Dhamma and discipline dwells in suffering. For what reason? Because that Dhamma is badly expounded.”
325 (10)
“Bhikkhus, whoever is lazy in a well-expounded Dhamma and discipline dwells in suffering. For what reason? Because that Dhamma is well expounded.”

326 (11)
“Bhikkhus, whoever is lazy in a badly expounded Dhamma and discipline dwells in happiness. For what reason? Because that Dhamma is badly expounded.”
327 (12)
“Bhikkhus, whoever arouses energy in a well-expounded Dhamma and discipline dwells in happiness. For what reason? Because that Dhamma is well expounded.”
328 (13)
“Bhikkhus, just as even a trifling amount of feces is foul smelling, so too I do not praise even a trifling amount of existence, even for a mere finger snap.”179
329 (14)–332 (17)180
(329) “Bhikkhus, just as even a trifling amount of urine is foul smelling . . . (330) a trifling amount of saliva is foul smelling . . .
(331) a trifling amount of pus is foul smelling . . . [35] . . . (332) a trifling amount of blood is foul smelling, so too I do not praise even a trifling amount of existence, even for a mere finger snap.”
iv. Jambudīpa Repetition Series [Fourth Subchapter]181 333 (1)–347 (15)182
(333) “Just as, bhikkhus, in this Jambudīpa,183 delightful parks,
groves, landscapes, and lotus ponds are few, while more numerous are the hills and slopes, rivers that are hard to cross, places with stumps and thorns, and rugged mountains, so too those beings are few who are born on dry ground; more numerous are those beings who are born in water.”
(334) “. . . so too those beings are few who are reborn among human beings; more numerous are those beings who have been reborn elsewhere than among human beings.”
(335) “. . . so too those beings are few who are reborn in the middle provinces; more numerous are those who have been reborn in the outlying provinces among the uncouth foreigners.”184
(336) “. . . so too those beings are few who are wise, intelligent, astute, able to understand the meaning of what has been well stated and badly stated; more numerous are those who are

unwise, stupid, obtuse, unable to understand the meaning of what has been well stated and badly stated.”
(337) “. . . so too those beings are few who are endowed with the noble eye of wisdom; more numerous are those beings who are confused and immersed in ignorance.”185
(338) “. . . so too those beings are few who get to see the Tathāgata; more numerous are those beings who do not get to see him.”
(339) “. . . so too those beings are few who get to hear the Dhamma and discipline expounded by the Tathāgata; [36] more numerous are those who do not get to hear it.”
(340) “. . . so too those beings are few who, having heard the Dhamma, retain it in mind; more numerous are those who, having heard the Dhamma, do not retain it in mind.”
(341) “. . . so too those beings are few who examine the meaning of the teachings that have been retained in mind; more numerous are those who do not examine the meaning of the teachings that have been retained in mind.”
(342) “. . . so too those beings are few who understand the meaning and the Dhamma and then practice in accordance with the Dhamma; more numerous are those who do not understand the meaning and the Dhamma and do not practice in accordance with the Dhamma.”186
(343) “. . . so too those beings are few who acquire a sense of urgency about things inspiring urgency; more numerous are those who do not acquire a sense of urgency about things inspiring urgency.”187
(344) “. . . so too those beings are few who, when inspired with a sense of urgency, strive carefully; more numerous are those who, when inspired with a sense of urgency, do not strive carefully.”
(345) “. . . so too those beings are few who gain concentration, one-pointedness of mind, based on release; more numerous are those who do not gain concentration, one-pointedness of mind, based on release.”188
(346) “. . . so too those beings are few who obtain the exquisite taste of delicious food; more numerous are those who do not gain such food but subsist on scraps brought in a bowl.”
(347) “. . . so too those beings are few who obtain the taste of the meaning, the taste of the Dhamma, the taste of liberation; more

numerous are those who do not obtain the taste of the meaning, the taste of the Dhamma, the taste of liberation.189 Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will obtain the taste of the meaning, the taste of the Dhamma, the taste of liberation.’ It is in such a way that you should train yourselves.” [37]
348 (16)–377 (45)190
(348) –(350) “Just as, bhikkhus, in this Jambudīpa delightful parks, groves, landscapes, and lotus ponds are few, while more numerous are the hills and slopes, rivers that are hard to cross, places with stumps and thorns, and rugged mountains, so too those beings are few who, when they pass away as human beings, are reborn among human beings. More numerous are those who, when they pass away as human beings, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”191
(351)–(353) “. . . so too those beings are few who, when they pass away as human beings, are reborn among the devas. More numerous are those who, when they pass away as human beings, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”
(354)–(356) “. . . so too those beings are few who, when they pass away as devas, are reborn among the devas. More numerous are those who, when they pass away as devas, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.” (357)–(359) “. . . so too those beings are few who, when they pass away as devas, are reborn among human beings. More numerous are those who, when they pass away as devas, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted
spirits.”
(360)–(362) “. . . so too those beings are few who, when they pass away from hell, are reborn among human beings. More numerous are those who, when they pass away from hell, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”
(363)–(365) “. . . so too those beings are few who, when they pass away from hell, are reborn among the devas. More numerous are those who, when they pass away from hell, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.” (366)–(368) “. . . so too those beings are few who, when they pass away from the animal realm, are reborn among human

beings. More numerous are those who, when they pass away from the animal realm, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”
(369)–(371) “. . . so too those beings are few who, when they pass away from the animal realm, are reborn among the devas. More numerous are those [38] who, when they pass away from the animal realm, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”
(372)–(374) “. . . so too those beings are few who, when they pass away from the sphere of afflicted spirits, are reborn among human beings. More numerous are those who, when they pass away from the sphere of afflicted spirits, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”
(375)–(377) “. . . so too those beings are few who, when they pass away from the sphere of afflicted spirits, are reborn among the devas. More numerous are those who, when they pass away from the sphere of afflicted spirits, are reborn in hell . . . in the animal realm . . . in the sphere of afflicted spirits.”
XVII. Qualities engendering Confidence
378 (1)–393 (16)192
“Bhikkhus, this is certainly a type of gain, namely, (378) being a forest-dweller, (379) being one who lives on food acquired on alms round, (380) being a wearer of rag robes, (381) having just three robes,193 (382) being a speaker on the Dhamma, (383) being an upholder of the discipline, (384) great learning, (385) longstanding, (386) having proper deportment, (387) the acquisition of a retinue, (388) having a large retinue, (389) coming from a good family, (390) being handsome, (391) being an excellent speaker, (392) having few desires, (393) having good health.”

394 (1)

XVIII. Finger snap

“Bhikkhus, if for just the time of a finger snap a bhikkhu develops the first jhāna, he is called a bhikkhu who is not devoid of jhāna, who acts upon the teaching of the Teacher, who responds to his advice, and who does not eat the country’s almsfood in vain. How much more, then, those who cultivate it!”

395 (2)–401 (8)
“Bhikkhus, if for just the time of a finger snap a bhikkhu develops (395) the second jhāna . . . (396) the third jhāna . . . (397) the fourth jhāna . . . (398) the liberation of the mind by lovingkindness . . . (399) the liberation of the mind by compassion . . . [39]
(400) the liberation of the mind by altruistic joy . . . (401) the liberation of the mind by equanimity,195 he is called a bhikkhu who is not devoid of jhāna, who acts upon the teaching of the Teacher, who responds to his advice, and who does not eat the country’s almsfood in vain. How much more, then, those who cultivate it!”
402 (9)–405 (12)196
“. . . (402) dwells contemplating the body in the body,197 ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world . . . (403) dwells contemplating feelings in feelings . . . (404) dwells contemplating mind in mind . . . (405) dwells contemplating phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world . . .”
406 (13)–409 (16)
“. . . (406) generates desire for the non-arising of unarisen bad unwholesome qualities; makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives . . . (407) generates desire for the abandoning of arisen bad unwholesome qualities; makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives . . . (408) generates desire for the arising of unarisen wholesome qualities; makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives . . . (409) generates desire for the maintenance of arisen wholesome qualities, for their non-decline, increase, expansion, and fulfillment by development; makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives . . .”
410 (17)–413 (20)
“. . . (410) develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to desire and activities of striving . . . (411) develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to energy and activities of striving . . . (412) develops

the basis for psychic potency that possesses concentration due to mind and activities of striving . . . (413) develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to investigation and activities of striving . . .”
414 (21)–423 (30)
“. . . (414) develops the faculty of faith . . . (415) develops the faculty of energy . . . (416) develops the faculty of mindfulness . . . (417) develops the faculty of concentration . . . (418) develops the faculty of wisdom . . . (419) develops the power of faith . . . (420) develops the power of energy . . . (421) develops the power of mindfulness . . . (422) develops the power of concentration . . . (423) develops the power of wisdom . . .”
424 (31)–430 (37)
“. . . (424) develops the enlightenment factor of mindfulness . . . (425) develops the enlightenment factor of discrimination of phenomena . . . (426) develops the enlightenment factor of energy [40] . . . (427) develops the enlightenment factor of rapture . . . (428) develops the enlightenment factor of tranquility . . . (429) develops the enlightenment factor of concentration . . . (430) develops the enlightenment factor of equanimity . . .”
431 (38)–438 (45)
“. . . (431) develops right view . . . (432) develops right intention . . . (433) develops right speech . . . (434) develops right action . . . (435) develops right livelihood . . . (436) develops right effort . . . (437) develops right mindfulness . . . (438) develops right concentration . . .”
439 (46)–446 (53)198
“. . . (439) percipient of forms internally, sees forms externally, limited, beautiful or ugly, and having overcome them, is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (440) percipient of forms internally, sees forms externally, measureless, beautiful or ugly, and having overcome them, is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (441) not percipient of forms internally, sees forms externally, limited, beautiful or ugly, and having overcome them, is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (442) not percipient of forms internally, sees forms externally, measureless, beautiful or ugly, and having overcome them, is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (443) not percipient of forms internally, sees forms externally, blue ones, blue in color, with a blue hue, with a blue tint, and having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (444) not percipient of forms internally, sees forms externally, yellow ones, yellow in color, with a yellow hue, with a yellow tint, and having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (445) not percipient of forms internally, sees forms externally, red ones, red in color, with a red hue, with a red tint, and having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see’ . . . (446) not percipient of forms internally, sees forms externally, white ones, white in color, with a white hue, with a white tint, and having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see’ . . .”
447 (54)–454 (61)199
“. . . (447) possessing form sees forms . . . [41] (448) not percipient of forms internally sees forms externally . . . (449) is focused only on ‘beautiful’ . . . (450) with the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ enters and dwells in the base of the infinity of space . . . (451) by completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite,’ enters and dwells in the base of the infinity of consciousness . . . (452) by completely surmounting the base of the infinity of consciousness, [perceiving] ‘there is nothing,’ enters and dwells in the base of nothingness . . . (453) by completely surmounting the base of nothingness, enters and dwells in the base of neither-perception-nor-non-perception . . . (454) by completely surmounting the base of neither-perception-nor-nonperception, he enters and dwells in the cessation of perception and feeling . . .”
455 (62)–464 (71)
“. . . (455) develops the earth kasiṇa . . . 200 (456) develops the water kasiṇa . . . (457) develops the fire kasiṇa . . . (458) develops the air kasiṇa . . . (459) develops the blue kasiṇa . . . (460) develops the yellow kasiṇa . . . (461) develops the red kasiṇa . . . (462) develops the white kasiṇa . . . (463) develops the space kasiṇa . . . (464) develops the consciousness kasiṇa . . .”
465 (72)–474 (81)
“. . . (465) develops the perception of unattractiveness . . . (466) develops the perception of death . . . (467) develops the perception of the repulsiveness of food . . . (468) develops the perception of non-delight in the entire world . . . (469) develops the perception of impermanence . . . (470) develops the perception of suffering in the impermanent . . . (471) develops the perception of non-self in what is suffering . . . (472) develops the perception of abandoning . . . (473) develops the perception of dispassion . . . (474) develops the perception of cessation . . .”
475 (82)–484 (91)
“. . . (475) develops the perception of impermanence . . . (476) develops the perception of non-self . . . [42] (477) develops the perception of death . . . (478) develops the perception of the repulsiveness of food . . . (479) develops the perception of nondelight in the entire world. . . (480) develops the perception of a skeleton . . . (481) develops the perception of a worm-infested corpse . . . (482) develops the perception of a livid corpse . . . (483) develops the perception of a fissured corpse . . . (484) develops the perception of a bloated corpse . . .”201
485 (92)–494 (101)
“. . . (485) develops recollection of the Buddha . . . (486) develops recollection of the Dhamma . . . (487) develops recollection of the Saṅgha . . . (488) develops recollection of virtuous behavior . . . (489) develops recollection of generosity . . . (490) develops recollection of the deities . . . (491) develops mindfulness of breathing . . . (492) develops mindfulness of death . . . (493) develops mindfulness directed to the body . . . (494) develops recollection of peace . . .”
495 (102)–534 (141)
“. . . (495) develops the faculty of faith accompanied by the first jhāna . . . (496) develops the faculty of energy . . . (497) develops the faculty of mindfulness . . . (498) develops the faculty of concentration . . . (499) develops the faculty of wisdom . . . (500) develops the power of faith . . . (501) develops the power of

energy . . . (502) develops the power of mindfulness . . . (503) develops the power of concentration . . . (504) develops the power of wisdom accompanied by the first jhāna . . .”
“. . . (505)–(514) develops the faculty of faith . . . the power of wisdom accompanied by the second jhāna . . . (515)–(524) develops the faculty of faith . . . the power of wisdom accompanied by the third jhāna . . . (525)–(534) develops the faculty of faith . . . the power of wisdom accompanied by the fourth jhāna . . .”202
535 (142)–574 (181)
“. . . (535) develops the faculty of faith accompanied by lovingkindness . . . (536) develops the faculty of energy . . . (537) develops the faculty of mindfulness . . . (538) develops the faculty of concentration . . . (539) develops the faculty of wisdom . . . (540) develops the power of faith . . . (541) develops the power of energy . . . (542) develops the power of mindfulness . . . (543) develops the power of concentration . . . (544) develops the power of wisdom accompanied by loving-kindness . . .”
“. . . (545)–(554) develops the faculty of faith . . . develops the power of wisdom accompanied by compassion . . . (555)–(564) develops the faculty of faith . . . the power of wisdom accompanied by altruistic joy . . . (565)–(574) develops the faculty of faith . . . the power of wisdom accompanied by equanimity203 . . . [43] . . . he is called a bhikkhu who is not devoid of jhāna, who acts upon the teaching of the Teacher, who responds to his advice, and who does not eat the country’s almsfood in vain. How much more, then, those who cultivate it!”
XIX. Mindfulness directed to the body
575 (1)
“Bhikkhus, even as one who encompasses with his mind the great ocean includes thereby all the streams that run into the ocean, just so, whoever develops and cultivates mindfulness directed to the body includes all wholesome qualities that pertain to true knowledge.”205
576 (2)–582 (8)
Bhikkhus, one thing, when developed and cultivated, (576) leads to a strong sense of urgency206 . . . (577) leads to great good . . . (578) leads to great security from bondage . . . (579) leads

to mindfulness and clear comprehension . . . (580) leads to the attainment of knowledge and vision . . . (581) leads to a pleasant dwelling in this very life . . . (582) leads to realization of the fruit of knowledge and liberation. What is that one thing? Mindfulness directed to the body. This is the one thing that, when developed and cultivated, leads to realization of the fruit of knowledge and liberation.”
583 (9)207
“Bhikkhus, when one thing is developed and cultivated, the body becomes tranquil, the mind becomes tranquil, thought and examination subside, and all wholesome qualities that pertain to true knowledge reach fulfillment by development. What is that one thing? Mindfulness directed to the body. [44] When this one thing is developed and cultivated, the body becomes tranquil . . . and all wholesome qualities that pertain to true knowledge reach fulfillment by development.”
584 (10)208
“Bhikkhus, when one thing is developed and cultivated, unarisen unwholesome qualities do not arise and arisen unwholesome qualities are abandoned. What is that one thing? Mindfulness directed to the body. When this one thing is developed and cultivated, unarisen unwholesome qualities do not arise and arisen unwholesome qualities are abandoned.”
585 (11)209
“Bhikkhus, when one thing is developed and cultivated, unarisen wholesome qualities arise and arisen wholesome qualities increase and expand. What is that one thing? Mindfulness directed to the body. When this one thing is developed and cultivated, unarisen wholesome qualities arise and arisen wholesome qualities increase and expand.”
586 (12)–590 (16)210
“Bhikkhus, when one thing is developed and cultivated, (586) ignorance is abandoned . . . (587) true knowledge arises . . . (588) the conceit ‘I am’ is abandoned . . . (589) the underlying tendencies are uprooted . . . (590) the fetters are abandoned. What is that one thing? Mindfulness directed to the body. When this

one thing is developed and cultivated, ignorance is abandoned . . . true knowledge arises . . . the conceit ‘I am’ is abandoned . . . the underlying tendencies are uprooted . . . the fetters are abandoned.”
591 (17)–592 (18)
“Bhikkhus, one thing, when developed and cultivated, (591) leads to differentiation by wisdom . . . (592) leads to nibbāna through non-clinging.211 What is that one thing? Mindfulness directed to the body. This is the one thing that, when developed and cultivated, leads to differentiation by wisdom . . . leads to nibbāna through non-clinging.”
593 (19)–595 (21)
“Bhikkhus, when one thing is developed and cultivated, (593) penetration of numerous elements occurs . . . (594) penetration of the diversity of elements occurs . . . (595) analytical knowledge of numerous elements occurs.212 What is that one thing? It is mindfulness directed to the body. When this one thing is developed and cultivated, penetration of the various elements occurs . . . penetration of the diversity of elements occurs . . . analytical knowledge of the various elements occurs.”
596 (22)–599 (25)
“Bhikkhus, one thing, when developed and cultivated, leads (596) to realization of the fruit of stream-entry . . . (597) to realization of the fruit of once-returning . . . (598) to realization of the fruit of non-returning [45] . . . (599) to realization of the fruit of arahantship. What is that one thing? It is mindfulness directed to the body. This is the one thing that, when developed and cultivated, leads to realization of the fruit of stream-entry . . . to realization of the fruit of once-returning . . . to realization of the fruit of non-returning . . . to realization of the fruit of arahantship.”
600 (26)–615 (41)
“Bhikkhus, one thing, when developed and cultivated, leads (600) to the obtaining of wisdom . . . (601) to the growth of wisdom . . . (602) to the expansion of wisdom . . . (603) to greatness of wisdom . . . (604) to diversity of wisdom . . . (605) to vastness of wisdom . . . (606) to depth of wisdom . . . (607) to a state of

unsurpassed wisdom . . . (608) to breadth of wisdom . . . (609) to abundance of wisdom . . . (610) to rapidity of wisdom . . . (611) to buoyancy of wisdom . . . (612) to joyousness of wisdom . . . (613) to swiftness of wisdom . . . (614) to keenness of wisdom . . . (615) to penetrativeness of wisdom.213 What is that one thing? Mindfulness directed to the body. This is the one thing that, when developed and cultivated, leads to penetrativeness of wisdom.”

616 (1)215

XX. The deathless

“Bhikkhus, they do not partake of the deathless who do not partake of mindfulness directed to the body. They partake of the deathless who partake of mindfulness directed to the body.”
617 (2)
“Bhikkhus, the deathless has not been partaken of by those who have not partaken of mindfulness directed to the body. The deathless has been partaken of by those who have partaken of mindfulness directed to the body.”
618 (3)
“Bhikkhus, they have fallen away from the deathless who have fallen away from mindfulness directed to the body. They have not fallen away from the deathless who have not fallen away from mindfulness directed to the body.”
619 (4)
“Bhikkhus, they have neglected the deathless who have neglected mindfulness directed to the body. [46] They have undertaken the deathless who have undertaken mindfulness directed to the body.”
620 (5)
“Bhikkhus, they are heedless about the deathless who are heedless about mindfulness directed to the body. They are not heedless about the deathless who are not heedless about mindfulness directed to the body.”

621 (6)
“Bhikkhus, they have forgotten the deathless who have forgotten mindfulness directed to the body. They have not forgotten the deathless who have not forgotten mindfulness directed to the body.”
622 (7)
“Bhikkhus, they have not pursued the deathless who have not pursued mindfulness directed to the body. They have pursued the deathless who have pursued mindfulness directed to the body.”
623 (8)
“Bhikkhus, they have not developed the deathless who have not developed mindfulness directed to the body. They have developed the deathless who have developed mindfulness directed to the body.”
624 (9)
“Bhikkhus, they have not cultivated the deathless who have not cultivated mindfulness directed to the body. They have cultivated the deathless who have cultivated mindfulness directed to the body.”
625 (10)
“Bhikkhus, they have not directly known the deathless who have not directly known mindfulness directed to the body. They have directly known the deathless who have directly known mindfulness directed to the body.”
626 (11)
“Bhikkhus, they have not fully understood the deathless who have not fully understood mindfulness directed to the body. They have fully understood the deathless who have fully understood mindfulness directed to the body.”
627 (12)
“Bhikkhus, they have not realized the deathless who have not realized mindfulness directed to the body. They have realized the deathless who have realized mindfulness directed to the body.”
The Book of the Ones is finished.

1



Close
Close