Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

151. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa).

Rồi Tôn giả Sāriputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta đang ngồi một bên:

-- Này Sāriputta, các căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sāriputta, Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào?

-- Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú.

-- Lành thay, lành thay! Này Sāriputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân. Này Sāriputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh.

Do vậy, này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo ước mong rằng: "Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"

Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.

Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi... ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi... , ta đi khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức,...

đối với các hương do mũi nhận thức,... đối với các vị do lưỡi nhận thức,... đối với các xúc do thân nhận thức,... đối với các pháp do ý nhận thức, có khởi lên dục, tham, sân, si hay hận tâm không?"

Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi... , ta đi khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức,... đối với các hương do mũi nhận thức,... đối với các vị do lưỡi nhận thức,... đối với các xúc do thân nhận thức,... đối với các pháp do ý nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si, hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.

Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi..., ta đi khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức,... đối với các hương do mũi nhận thức,... đối với các vị do lưỡi nhận thức,... đối với các xúc do thân nhận thức,... đối với các pháp do ý nhận thức, không có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng chưa? Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa đoạn tận năm dục trưởng dưỡng", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận năm dục trưởng dưỡng.

Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm triền cái chưa?" Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa đoạn tận năm triền cái", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận năm triền cái.

Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã đoạn tận năm triền cái ", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta có liễu tri năm thủ uẩn chưa?" Này Sāriputta, nếu trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa có liễu tri năm thủ uẩn", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tán liễu tri năm thủ uẩn.

Nhưng nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo ấy được biết như sau: "Ta đã liễu tri năm thủ uẩn", thời này Sāriputta, vị Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ chưa?" Này Sāriputta, nếu trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết: "Ta chưa tu tập bốn niệm xứ", thời này Sāriputta, vị Tỷ-kheo cần phải tinh tấn tu tập bốn niệm xứ.

Nhưng nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bốn chánh cần chưa? "... "Ta đã tu tập bốn như ý túc chưa?"... "Ta đã tu tập năm căn chưa?"... "Ta đã tu tập năm lực chưa?"... "Ta đã tu tập bảy giác chi chưa?"... Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành chưa?" Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa tu tập Thánh đạo Tám ngành", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập Thánh đạo Tám ngành. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú trong hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa? " Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa tu tập Chỉ và Quán ", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập Chỉ và Quán.

Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát chưa? " Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa chứng ngộ minh và giải thoát", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập minh và giải thoát.

Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ đã làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh bằng cách suy tư, suy tư như vậy. Này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời gian tương lai sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

Và này Sāriputta, những Sa-môn, Bà-la-môn nào trong thời hiện tại, làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, suy tư như vậy. Vậy này Sāriputta, các Ông cần phải học tập như sau: "Sau khi suy tư, suy tư, chúng ta sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh". Này Sāriputta, các Ông phải tu tập như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sāriputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


151. The Purification of Almsfood

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

Then, when it was evening, the venerable Sāriputta rose from meditation and went to the Blessed One. After paying homage to him, he sat down at one side. The Blessed One then said to him: [294]

2. “Sāriputta, your faculties are clear. The colour of your skin is pure and bright. What abiding do you often abide in now, Sāriputta?”

“Now, venerable sir, I often abide in voidness.”1347

“Good, good, Sāriputta! Now, indeed, you often abide in the abiding of a great man. For this is the abiding of a great man, namely, voidness.1348

3. “So, Sāriputta, if a bhikkhu should wish: ‘May I now often abide in voidness,’ he should consider thus: ‘On the path by which I went to the village for alms, or in the place where I wandered for alms, or on the path by which I returned from the almsround, was there any desire, lust, hate, delusion, or aversion in my mind regarding forms cognizable by the eye?’1349

If, by so reviewing, he knows thus: ‘On the path by which I went to the village for alms, or in the place where I wandered for alms, or on the path by which I returned from the almsround, there was desire, lust, hate, delusion, or aversion in my mind regarding forms cognizable by the eye,’ then he should make an effort to abandon those evil unwholesome states.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘On the path by which I went to the village for alms, and in the place where I wandered for alms, and on the path by which I returned from the almsround, there was no desire, lust, hate, delusion, or aversion in my mind regarding forms cognizable by the eye,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

4–8. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘On the path by which I went to the village for alms, or in the place where I wandered for alms, or on the path by which I returned from the almsround, was there any desire, lust, hate, delusion, or aversion in my mind regarding sounds cognizable by the ear?…

regarding odours cognizable by the nose?… regarding flavours cognizable by the tongue?… regarding tangibles cognizable by the body?… regarding mind-objects cognizable by the mind?’ [295]

If, by reviewing, he knows thus: ‘On the path by which I went to the village for alms… there was desire, lust, hate, delusion, or aversion in my mind regarding mind-objects cognizable by the mind,’ then he should make an effort to abandon those evil unwholesome states.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘On the path by which I went to the village for alms… there was no desire, lust, hate, delusion, or aversion in my mind regarding mind-objects cognizable by the mind,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

9. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘Are the five cords of sensual pleasure abandoned in me?’1350 If, by reviewing, he knows thus: ‘The five cords of sensual pleasure are not abandoned in me,’ then he should make an effort to abandon those five cords of sensual pleasure.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘The five cords of sensual pleasure are abandoned in me,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

10. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘Are the five hindrances abandoned in me?’ If, by reviewing, he knows thus: ‘The five hindrances are not abandoned in me,’ then he should make an effort to abandon those five hindrances.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘The five hindrances are abandoned in me,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

11. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘Are the five aggregates affected by clinging fully understood by me?’ If, by reviewing, he knows thus: ‘The five aggregates affected by clinging are not fully understood by me,’ then he should make an effort to fully understand those five aggregates affected by clinging.

But if, by reviewing, [296] he knows thus: ‘The five aggregates affected by clinging are fully understood by me,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

12. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘Are the four foundations of mindfulness developed in me?’ If, by reviewing, he knows thus: ‘The four foundations of mindfulness are not developed in me,’ then he should make an effort to develop those four foundations of mindfulness.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘The four foundations of mindfulness are developed in me,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

13–19. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘Are the four right kinds of striving developed in me?… Are the four bases for spiritual power developed in me?… Are the five faculties developed in me?… Are the five powers developed in me?… Are the seven enlightenment factors developed in me?… Is the Noble Eightfold Path developed in me? [297]…

Are serenity and insight developed in me?’ If, by reviewing, he knows thus: ‘Serenity and insight are not developed in me,’ then he should make an effort to develop them.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘Serenity and insight are developed in me,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.

20. “Again, Sāriputta, a bhikkhu should consider thus: ‘Are true knowledge and deliverance realised by me?’ If, by reviewing, he knows thus: ‘True knowledge and deliverance are not realised by me,’ then he should make an effort to realise true knowledge and deliverance.

But if, by reviewing, he knows thus: ‘True knowledge and deliverance are realised by me,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.1351

21. “Sāriputta, whatever recluses and brahmins in the past have purified their almsfood have all done so by repeatedly reviewing thus. Whatever recluses and brahmins in the future will purify their almsfood will all do so by repeatedly reviewing thus.

Whatever recluses and brahmins in the present are purifying their almsfood are all doing so by repeatedly reviewing thus. Therefore, Sāriputta, you should train thus: ‘We will purify our almsfood by repeatedly reviewing thus.’”

That is what the Blessed One said. The venerable Sāriputta was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close