Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

149. Ðại Kinh Sáu Xứ

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng Ðại Kinh Sáu Xứ. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, không biết, không thấy như chơn mắt;

không biết, không thấy như chơn các sắc;

không biết, không thấy như chơn nhãn thức;

không biết, không thấy như chơn nhãn xúc;

do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ;

không biết, không thấy như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với mắt, ái trước đối với các sắc, ái trước đối với nhãn thức, ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tích trữ trong tương lai. Và ái của vị ấy đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này, chỗ kia; ái ấy được tăng trưởng;

những thân ưu não tăng trưởng; những tâm ưu não tăng trưởng; những thân nhiệt não tăng trưởng; những tâm khổ não tăng trưởng. Vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn tai...;

này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn mũi...;

này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn lưỡi...;

này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn thân...;

này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý;

này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn các pháp; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý thức; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không thấy và không biết như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với ý, ái trước đối với pháp, ái trước đối với ý thức, ái trước đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, ...

vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mắt, thấy và biết như chơn các sắc, thấy và biết như chơn nhãn thức, thấy và biết như chơn nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, thấy và biết như chơn cảm thọ ấy;

vị ấy không ái trước đối với con mắt, không ái trước đối với các sắc, không ái trước đối với nhãn thức, không ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, không bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Và ái của vị ấy, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này chỗ kia; ái ấy được đoạn tận;

những thân ưu não của vị ấy được đoạn tận; những tâm ưu não được đoạn tận; những thân nhiệt não được đoạn tận; những tâm nhiệt não được đoạn tận; những thân khổ não được đoạn tận; những tâm khổ não được đoạn tận; vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc.

Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy, tư duy ấy là chánh tư duy. Tinh tấn gì như chơn của vị ấy, tinh tấn ấy là chánh tinh tấn. Niệm gì như chơn của vị ấy, niệm ấy là chánh niệm. Ðịnh gì như chơn của vị ấy, định ấy là chánh định. Thân nghiệp, ngữ nghiệp, sinh mạng của vị ấy được thanh tịnh tốt đẹp.

Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập Thánh đạo Tám ngành này như vậy, bốn niệm xứ đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bốn chánh tinh tấn cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bốn như ý túc cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; năm căn cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; năm lực cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bảy giác chi cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn.

Và nơi vị ấy, hai pháp này được chuyển vận song hành: Chỉ và Quán. Với thượng trí, vị ấy liễu tri những pháp cần phải liễu tri với thượng trí. Với thượng trí, vị ấy đoạn tận những pháp cần phải đoạn tận với thượng trí. Với thượng trí vị ấy, tu tập những pháp cần phải tu tập với thượng trí. Với thượng trí, vị ấy chứng ngộ những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải liễu tri với thượng trí ? Cần phải trả lời là năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Những pháp này là những pháp cần phải liễu tri với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận với thượng trí ? Vô minh và hữu ái, những pháp này cần phải đoạn tận với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tu tập với thượng trí ? Chỉ và Quán, những pháp này cần phải tu tập với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn tai...;

này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mũi...;

này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn lưỡi...;

này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn thân...;

này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn các pháp; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý thức; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ; thấy và biết như chơn cảm thọ ấy, nên vị ấy không ái trước đối với ý, không ái trước đối với các pháp, không ái trước đối với ý thức, không ái trước đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy... tâm khổ não được đoạn tận. Vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc. Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy... hoạt mạng của vị ấy đi đến thanh tịnh tốt đẹp.

Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập Thánh đạo Tám ngành này như vậy...Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


149. The Great Sixfold Base

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, I shall teach you a discourse on the great sixfold base. Listen and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

3. “Bhikkhus, when one does not know and see the eye as it actually is,1338

when one does not know and see forms as they actually are,

when one does not know and see eye-consciousness as it actually is,

when one does not know and see eye-contact as it actually is,

when one does not know and see as it actually is [the feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant

that arises with eye-contact as condition, then one is inflamed by lust for the eye, for forms, for eye-consciousness, for eye-contact, for [the feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant that arises with eye-contact as condition.

“When one abides inflamed by lust, fettered, infatuated, contemplating gratification, then the five aggregates affected by clinging are built up for oneself in the future;1339 and one’s craving — which brings renewal of being, is accompanied by delight and lust, and delights in this and that — increases.

One’s bodily and [288] mental troubles increase, one’s bodily and mental torments increase, one’s bodily and mental fevers increase, and one experiences bodily and mental suffering.

4–8. “When one does not know and see the ear as it actually is…

When one does not know and see the nose as it actually is…

When one does not know and see the tongue as it actually is…

When one does not know and see the body as it actually is…

When one does not know and see the mind as it actually is…



one experiences bodily and mental suffering.

9. “Bhikkhus, when one knows and sees the eye as it actually is,1340 when one knows and sees forms as they actually are, when one knows and sees eye-consciousness as it actually is, when one knows and sees eye-contact as it actually is, when one knows and sees as it actually is [the feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant that arises with eye-contact as condition,

then one is not inflamed by lust for the eye, for forms, for eye-consciousness, for eye-contact, for [the feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant that arises with eye-contact as condition.

“When one abides uninflamed by lust, unfettered, uninfatuated, contemplating danger, then the five aggregates affected by clinging are diminished for oneself in the future; and one’s craving — which brings renewal of being, is accompanied by delight and lust, and delights in this or that — is abandoned.

One’s bodily and mental troubles are abandoned, one’s bodily and mental torments are abandoned, one’s bodily and mental fevers are abandoned, [289] and one experiences bodily and mental pleasure.

10. “The view of a person such as this is right view. His intention is right intention, his effort is right effort, his mindfulness is right mindfulness, his concentration is right concentration. But his bodily action, his verbal action, and his livelihood have already been well purified earlier.1341

Thus this Noble Eightfold Path comes to fulfillment in him by development. When he develops this Noble Eightfold Path, the four foundations of mindfulness also come to fulfillment in him by development; the four right kinds of striving also come to fulfillment in him by development; the four bases for spiritual power also come to fulfillment in him by development; the five faculties also come to fulfillment in him by development; the five powers also come to fulfillment in him by development; the seven enlightenment factors also come to fulfillment in him by development.

These two things — serenity and insight — occur in him yoked evenly together.1342 He fully understands by direct knowledge those things that should be fully understood by direct knowledge. He abandons by direct knowledge those things that should be abandoned by direct knowledge. He develops by direct knowledge those things that should be developed by direct knowledge. He realises by direct knowledge those things that should be realised by direct knowledge.1343

11. “And what things should be fully understood by direct knowledge? The answer to that is: the five aggregates affected by clinging, that is, the material form aggregate affected by clinging, the feeling aggregate affected by clinging, the perception aggregate affected by clinging, the formations aggregate affected by clinging, the consciousness aggregate affected by clinging. These are the things that should be fully understood by direct knowledge.

“And what things should be abandoned by direct knowledge? Ignorance and craving for being. These are the things that should be abandoned by direct knowledge.

“And what things should be developed by direct knowledge? Serenity and insight.1344 These are the things that should be developed by direct knowledge. [290]

“And what things should be realised by direct knowledge? True knowledge and deliverance.1345 These are the things that should be realised by direct knowledge.

12–14. “When one knows and sees the ear as it actually is… These are the things that should be realised by direct knowledge.1346

15–17. “When one knows and sees the nose as it actually is… These are the things that should be realised by direct knowledge.

18–20. “When one knows and sees the tongue as it actually is… These are the things that should be realised by direct knowledge.

21–23. “When one knows and sees the body as it actually is… These are the things that should be realised by direct knowledge.

24–26. “When one knows and sees the mind as it actually is… These are the things that should be realised by direct knowledge.”



That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close