Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika.

Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rāhula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Sāvatthī, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rāhula và nói:

-- Này Rāhula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Rāhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rāhula đang ngồi một bên:

-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rāhula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?... Nhãn thức là thường hay vô thường?... Nhãn xúc là thường hay vô thường?... ? Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường? ... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?... Thân là thường hay vô thường... Ý là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?... Ý thức là thường hay vô thường?... Ý xúc là thường hay vô thường?... Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

-- Này Rāhula, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức, yếm ly nhãn xúc, do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp được khởi lên ấy.

Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng... yếm ly mũi, yếm ly các hương... yếm ly các hương... yếm ly lưỡi, yếm ly các vị... yếm ly thân, yếm ly các xúc,... yếm ly ý, yếm ly các pháp, yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc. Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức.

Vị ấy yếm ly các pháp được khởi lên ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát ". Và vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rāhula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rāhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: "Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận".

147. The Shorter Discourse of Advice to Rāhula

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.1323

2. Then, while the Blessed One was alone in meditation, a thought arose in his mind thus: “The states that ripen in deliverance have ripened in Rāhula.1324 Suppose I were to lead him on further to the destruction of the taints.”

Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. When he had walked for alms in Sāvatthī and had returned from his almsround, after his meal he addressed the venerable Rāhula thus:

“Take your sitting cloth with you, Rāhula; let us go to the Blind Men’s Grove [278] to pass the day.”

“Yes, venerable sir,” the venerable Rāhula replied, and taking his sitting cloth with him, he followed close behind the Blessed One.

Now on that occasion many thousands of deities followed the Blessed One, thinking: “Today the Blessed One will lead the venerable Rāhula further to the destruction of the taints.”1325

Then the Blessed One went into the Blind Men’s Grove and sat down at the root of a certain tree on a seat made ready. And the venerable Rāhula paid homage to the Blessed One and sat down at one side. The Blessed One then said to the venerable Rāhula:

3. “Rāhula, what do you think? Is the eye permanent or impermanent?

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?

— “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

“Rāhula, what do you think? Are forms… Is eye-consciousness … [279]… Is eye-contact… Is anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with eye-contact as condition permanent or impermanent?”1326

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

4–8. “Rāhula, what do you think? Is the ear permanent or impermanent?… Is the nose permanent or impermanent?… Is the tongue permanent or impermanent?… Is the body permanent or impermanent?… Is the mind permanent or impermanent?… Are mind-objects… Is mind-consciousness… Is mind-contact… Is anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with mind-contact as condition permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

9. “Seeing thus, Rāhula, a well-taught noble disciple becomes disenchanted with the eye, disenchanted with forms, disenchanted with eye-consciousness, disenchanted with eye-contact, and disenchanted with anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with eye-contact as condition.

“He becomes disenchanted with the ear… He becomes disenchanted with the nose… He becomes disenchanted with the tongue… He becomes disenchanted with the body… He becomes disenchanted with the mind, disenchanted with mind-objects, disenchanted with mind-consciousness, disenchanted with mind-contact, [280] and disenchanted with anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with mind-contact as condition.

10. “Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’”

That is what the Blessed One said. The venerable Rāhula was satisfied and delighted in the Blessed One’s words. Now while this discourse was being spoken, through not clinging the venerable Rāhula’s mind was liberated from the taints. And in those many thousands of deities there arose the spotless immaculate vision of the Dhamma: “All that is subject to arising is subject to cessation.”1327




Close
Close