Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

148. Kinh Sáu Sáu

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta sẽ nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, tức là sáu sáu. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

(Tóm lược)

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Sáu nội xứ cần phải được biết. Sáu ngoại xứ cần phải được biết. Sáu thức thân cần phải được biết. Sáu xúc thân cần phải được biết. Sáu thọ thân cần phải được biết. Sáu ái thân cần phải được biết.

(Liệt kê)

Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải được biết ", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðây là sáu sáu thứ nhất.

Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðây là sáu sáu thứ hai.

Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy?

Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức.

Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức.

Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức.

Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức.

Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức.

Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðây là sáu sáu thứ ba.

Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy?

Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.

Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.

Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.

Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.

Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.

Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðây là sáu sáu thứ tư.

Khi được nói đến: "Sáu thọ thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy?

Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ.

Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức...

Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức...

Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức...

Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức...

Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ.

Khi được nói đến: "Sáu thọ thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðây là sáu sáu thứ năm.

Khi được nói đến: "Sáu ái thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy?

Do duyên mắt và duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái.

Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức...

Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức...

Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức...

Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức...

Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái.

Khi được nói đến: "Sáu ái thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðây là sáu sáu thứ sáu.

(Giảng về vô ngã)

Nếu ai nói rằng: "Mắt là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của mắt đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt củ mắt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Mắt là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: "Các sắc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Các sắc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: "Nhãn thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Nhãn thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Nhãn xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Nhãn xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Tai là tự ngã"...;



nếu có ai nói rằng: ""Mũi là tự ngã"...;



nếu có ai nói rằng: "Lưỡi là tự ngã"...;



nếu có ai nói rằng: "Thân là tự ngã"...;



nếu có ai nói rằng: "Ý là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ý là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Các pháp là tự ngã", như vậy, là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Các pháp là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ý thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ý thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ý xúc là tự ngã ", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Ý xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã dược thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên đưa phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

(Nguồn gốc và đoạn diệt thân kiến)

Này các Tỷ-kheo, nhưng đây là con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến. Ai quán mắt là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Ai quán các sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán ái: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".





Nhưng này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt của thân kiến. Ai quán mắt: ""Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi". Ai quán sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".



(Ba độc tùy miên)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ.

Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy tùy tăng.

Vị ấy do cảm xúc khổ thọ, mà sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng.

Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng.

Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức...

Này các Tỷ-kheo, do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ mà sầu muốn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng.

Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

(Ðoạn tận ba độc)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ.

Vị ấy cảm xúc lạc thọ, mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng.

Vị ấy cảm xúc khổ thọ, mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng.

Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng.

Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức...

Này các Tỷ-kheo, do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên cảm xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng.

Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

(Giải thoát)

Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức; yếm ly nhãn xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng...; yếm ly mũi, yếm ly các hương...; yếm ly lưỡi, yếm ly các vị...; yếm ly thân, yếm ly các xúc...; yếm ly ý, yếm ly các pháp; yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái.



Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát". Và vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của sáu mươi Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.


148. The Six Sets of Six

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, I shall teach you the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; I shall reveal a holy life that is utterly perfect and pure,1328 that is, the six sets of six. Listen and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

(SYNOPSIS)

3. “The six internal bases should be understood. The six external bases should be understood. The six classes of consciousness should be understood. The six classes of contact should be understood. The six classes of feeling should be understood. The six classes of craving should be understood.

(ENUMERATION)

4. (i) “‘The six internal bases should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the eye-base, the ear-base, the nose-base, the tongue-base, the body-base, and the mind-base. So it was with reference to this that it was said: ‘The six internal bases should be understood.’

This is the first set of six. [281]

5. (ii) “‘The six external bases should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the form-base, the sound-base, the odour-base, the flavour-base, the tangible-base, and the mind-object-base. So it was with reference to this that it was said: ‘The six external bases should be understood.’

This is the second set of six.

6. (iii) “‘The six classes of consciousness should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said?

Dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises;

dependent on the ear and sounds, ear-consciousness arises;

dependent on the nose and odours, nose-consciousness arises;

dependent on the tongue and flavours, tongue-consciousness arises;

dependent on the body and tangibles, body-consciousness arises;

dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises. So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of consciousness should be understood.’

This is the third set of six.

7. (iv) “‘The six classes of contact should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said?

Dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises; the meeting of the three is contact.

Dependent on the ear and sounds, ear-consciousness arises; the meeting of the three is contact.

Dependent on the nose and odours, nose-consciousness arises; the meeting of the three is contact.

Dependent on the tongue and flavours, tongue-consciousness arises; the meeting of the three is contact.

Dependent on the body and tangibles, body-consciousness arises; the meeting of the three is contact.

Dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises; the meeting of the three is contact. So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of contact should be understood.’

This is the fourth set of six.

8. (v) “‘The six classes of feeling should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said?

Dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling.

Dependent on the ear and sounds, ear-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling.

Dependent on the nose and odours, nose-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling.

Dependent on the tongue and flavours, tongue-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling.

Dependent on the body and tangibles, body-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling.

Dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling.

So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of feeling should be understood.’ [282]

This is the fifth set of six.

9. (vi) “‘The six classes of craving should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said?

Dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling; with feeling as condition there is craving.1329

Dependent on the ear and sounds, ear-consciousness arises… with feeling as condition there is craving.

Dependent on the nose and odours, nose-consciousness arises… with feeling as condition there is craving.

Dependent on the tongue and flavours, tongue-consciousness arises… with feeling as condition there is craving.

Dependent on the body and tangibles, body-consciousness arises… with feeling as condition there is craving.

Dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there is feeling; with feeling as condition there is craving.

So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of craving should be understood.’

This is the sixth set of six.

(DEMONSTRATION OF NOT SELF)

10. (i) “If anyone says, ‘The eye is self,’ that is not tenable.1330 The rise and fall of the eye are discerned, and since its rise and fall are discerned, it would follow: ‘My self rises and falls.’ That is why it is not tenable for anyone to say, ‘The eye is self.’ Thus the eye is not self.1331

“If anyone says, ‘Forms are self’1332… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Forms are self.’ Thus the eye is not self, forms are not self.

“If anyone says, ‘Eye-consciousness is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Eye-consciousness is self.’ Thus the eye is not self, forms are not self, eye-consciousness is not self.

“If anyone says, ‘Eye-contact is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Eye-contact is self.’ Thus the eye is not self, forms are not self, eye-consciousness is not self, eye-contact is not self.

“If anyone says, ‘Feeling is self’ [283]… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Feeling is self.’ Thus the eye is not self, forms are not self, eye-consciousness is not self, eye-contact is not self, feeling is not self.

“If anyone says, ‘Craving is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Craving is self.’ Thus the eye is not self, forms are not self, eye-consciousness is not self, eye-contact is not self, feeling is not self, craving is not self.

11. (ii) “If anyone says, ‘The ear is self,’ that is not tenable. The rise and fall of the ear are discerned, and since its rise and fall are discerned, it would follow: ‘My self rises and falls.’ That is why it is not tenable for anyone to say, ‘The ear is self.’ Thus the ear is not self.

“If anyone says, ‘Sounds are self,’… ‘Ear-consciousness is self,’… ‘Ear-contact is self,’… ‘Feeling is self,’… ‘Craving is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Craving is self.’ Thus the ear is not self, sounds are not self, ear-consciousness is not self, ear-contact is not self, feeling is not self, craving is not self.

12. (iii) “If anyone says, ‘The nose is self,’ that is not tenable. The rise and fall of the nose are discerned, and since its rise and fall are discerned, it would follow: ‘My self rises and falls.’ That is why it is not tenable for anyone to say, ‘The nose is self.’ Thus the nose is not self.

“If anyone says, ‘Odours are self,’… ‘Nose-consciousness is self,’ … ‘Nose-contact is self,’… ‘Feeling is self,’… ‘Craving is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Craving is self.’ Thus the nose is not self, odours are not self, nose-consciousness is not self, nose-contact is not self, feeling is not self, craving is not self.

13. (iv) “If anyone says, ‘The tongue is self,’ that is not tenable. The rise and fall of the tongue are discerned, and since its rise and fall are discerned, it would follow: ‘My self rises and falls.’ That is why it is not tenable for anyone to say, ‘The tongue is self.’ Thus the tongue is not self.

“If anyone says, ‘Flavours are self,’… ‘Tongue-consciousness is self,’… ‘Tongue-contact is self,’… ‘Feeling is self,’… ‘Craving is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Craving is self.’ Thus the tongue is not self, flavours are not self, tongue-consciousness is not self, tongue-contact is not self, feeling is not self, craving is not self.

14. (v) “If anyone says, ‘The body is self,’ that is not tenable. The rise and fall of the body are discerned, and since its rise and fall are discerned, it would follow: ‘My self rises and falls.’ That is why it is not tenable for anyone to say, ‘The body is self.’ Thus the body is not self.

“If anyone says, ‘Tangibles are self,’… ‘Body-consciousness is self,’… ‘Body-contact is self,’… ‘Feeling is self,’… ‘Craving is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Craving is self.’ Thus the body is not self, tangibles are not self, body-consciousness is not self, body-contact is not self, feeling is not self, craving is not self.

15. (vi) “If anyone says, ‘The mind is self,’ that is not tenable. The rise and fall of the mind are discerned, and since its rise and fall are discerned, it would follow: ‘My self rises and falls.’ That is why it is not tenable for anyone to say, ‘The mind is self.’ Thus the mind is not self.

“If anyone says, ‘Mind-objects are self,’…

‘Mind-consciousness is self,’…

‘Mind-contact is self,’…

‘Feeling is self,’… [284]…

‘Craving is self’… That is why it is not tenable for anyone to say, ‘Craving is self.’ Thus the mind is not self, mind-objects are not self, mind-consciousness is not self, mind-contact is not self, feeling is not self, craving is not self.

(THE ORIGINATION OF IDENTITY)

16. “Now, bhikkhus, this is the way leading to the origination of identity.1333 (i) One regards the eye thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’ One regards forms thus… One regards eye-consciousness thus… One regards eye-contact thus… One regards feeling thus… One regards craving thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’

17–21. (ii–vi) “One regards the ear thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’… One regards the nose thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’… One regards the tongue thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’… One regards the body thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’… One regards the mind thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’ One regards mind-objects thus… One regards mind-consciousness thus… One regards mind-contact thus… One regards feeling thus… One regards craving thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’

(THE CESSATION OF IDENTITY)

22. “Now, bhikkhus, this is the way leading to the cessation of identity.1334 (i) One regards the eye thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ One regards forms thus… One regards eye-consciousness thus… One regards eye-contact thus… One regards feeling thus… One regards craving thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

23–27. (ii–vi) “One regards the ear thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’… One regards the nose thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’… One regards the tongue thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’… One regards the body thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’… One regards the mind thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ One regards mind-objects thus… One regards mind-consciousness thus… One regards mind-contact thus… One regards feeling [285] thus… One regards craving thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

(THE UNDERLYING TENDENCIES)

28. (i) “Bhikkhus, dependent on the eye and forms,1335 eye-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there arises [a feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.

When one is touched by a pleasant feeling, if one delights in it, welcomes it, and remains holding to it, then the underlying tendency to lust lies within one.

When one is touched by a painful feeling, if one sorrows, grieves and laments, weeps beating one’s breast and becomes distraught, then the underlying tendency to aversion lies within one.

When one is touched by a neither-painful-nor-pleasant feeling, if one does not understand as it actually is the origination, the disappearance, the gratification, the danger, and the escape in regard to that feeling, then the underlying tendency to ignorance lies within one.

Bhikkhus, that one shall here and now make an end of suffering without abandoning the underlying tendency to lust for pleasant feeling, without abolishing the underlying tendency to aversion towards painful feeling, without extirpating the underlying tendency to ignorance in regard to neither-painful-nor-pleasant feeling, without abandoning ignorance and arousing true knowledge1336 — this is impossible.

29–33. (ii–vi) “Bhikkhus, dependent on the ear and sounds, ear-consciousness arises…

Dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there arises [a feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant…

Bhikkhus, that one should here and now make an end of suffering without abandoning the underlying tendency to lust for pleasant feeling… without abandoning ignorance and arousing true knowledge — this is impossible. [286]

(THE ABANDONMENT OF THE UNDERLYING TENDENCIES)

34. (i) “Bhikkhus, dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there arises [a feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.

When one is touched by a pleasant feeling, if one does not delight in it, welcome it, and remain holding to it, then the underlying tendency to lust does not lie within one.

When one is touched by a painful feeling, if one does not sorrow, grieve and lament, does not weep beating one’s breast and become distraught, then the underlying tendency to aversion does not lie within one.

When one is touched by a neither-painful-nor-pleasant feeling, if one understands as it actually is the origination, the disappearance, the gratification, the danger, and the escape in regard to that feeling, then the underlying tendency to ignorance does not lie within one.

Bhikkhus, that one shall here and now make an end of suffering by abandoning the underlying tendency to lust for pleasant feeling, by abolishing the underlying tendency to aversion towards painful feeling, by extirpating the underlying tendency to ignorance in regard to neither-painful-nor-pleasant feeling, by abandoning ignorance and arousing true knowledge — this is possible.

35–39. (ii–vi) “Bhikkhus, dependent on the ear and sounds, ear-consciousness arises…

Dependent on the mind and mind-objects, mind-consciousness arises; the meeting of the three is contact; with contact as condition there arises [a feeling] felt as pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant…

Bhikkhus, that one shall here and now make an end of suffering by abandoning the underlying tendency to lust for pleasant feeling… by abandoning ignorance and arousing true knowledge — this is possible.

(LIBERATION)

40. “Seeing thus, bhikkhus, a well-taught noble disciple becomes disenchanted with the eye, disenchanted with forms, disenchanted with eye-consciousness, disenchanted with eye-contact, disenchanted with feeling, disenchanted with craving.

“He becomes disenchanted with the ear… He becomes disenchanted with the nose… He becomes disenchanted with the tongue… He becomes disenchanted with the body… He becomes disenchanted with the mind, disenchanted with mind-objects, disenchanted with mind-consciousness, disenchanted with mind-contact, disenchanted with feeling, disenchanted with craving.

41. “Being disenchanted, [287] he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated, there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words. Now while this discourse was being spoken, through not clinging the minds of sixty bhikkhus were liberated from the taints.1337





Close
Close