Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

18. Kinh Xà-ni-sa

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nādikā (bộ lạc Na-đề-ca) tại Giñjakāvasatha (nhà làm bằng gạch). Lúc bấy giờ, Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã sống, đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc Kāsi (Ca-thi), Kosala (Câu-tát-la), Vajjī (Bạt-kỳ), Mallā (Mạt-la), Ceti (Chi-đề), Vaṃsa (Bạt-sa), Kuru (Câu-lâu), Pañcāla (Ban-giá-la), Maccha (Bà-sá-la) Sūrasena (Mậu-ba-tây-na):

- Vị này sanh ra tại chỗ này! Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nādikā, đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ tận diệt khổ đau. Hơn năm trăm vị Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác.

2. Các vị tín đồ ở Nādikā được nghe: "Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kāsi, Kosala, Vajjī, Mallā, Ceti, Vaṃsa, Kuru, Pañcāla, Maccha, Sūrasena: "Vị này sanh ra tại chỗ này. Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (Thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác". Các vị tín đồ ở Nādikā được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy, lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc.

3. Tôn giả Ānanda được nghe: "Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kāsi, Kosala, Vajjī, Mallā, Ceti, Vaṃsa, Kuru, Pañcāla, Maccha, Sūrasena: "Vị này sanh ra tại chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn 50 vị tín đồ Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác". Các vị tín đồ ở Nādikā được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc".

4. Rồi tôn giả Ānanda suy nghĩ: "Nhưng ở tại Magadha (Ma-kiệt-đà), có nhiều tín đồ đã tu hành lâu ngày và đã từ trần, mệnh chung, nhiều đến nỗi người ta tưởng hai xứ Aṅga (Ương-già) và Magadha đều trống không vì số tín đồ từ trần mệnh chung. Những vị này tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp và tin tưởng Tăng, và giới luật đầy đủ. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và sự mệnh chung của họ. Lành thay nếu gợi được một câu trả lời về họ, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin, và từ đó được sanh lên thiện giới.

Lại có vua Seniya Bimbisāra (Tư-ni-du Tần-bà-sa) xứ Magadha sống như Pháp, dùng Chánh pháp trị nước, có lòng thương tưởng các vị Bà-la-môn, Gia chủ, dân chúng thị thành và dân chúng thôn quê. Vua này được dân chúng xưng tán như sau: "Vị vua sống như pháp, dùng chánh pháp trị nước, đã làm cho chúng ta sung sướng, vị này mệnh chung. Chúng ta đã sống thật hạnh phúc dưới thời vua sống như Pháp và dùng Chánh pháp trị nước này.

Vị vua này cũng tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ". Và dân chúng cũng nói: "Cho đến khi mệnh chung, vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha luôn luôn tán dương Thế Tôn". Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của vị vua này. Lành thay, nếu gợi được câu trả lời về vị vua này, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin và từ đó được sanh lên thiên giới.

Lại nữa Thế Tôn chứng quả Bồ-đề tại Magadha. Thế Tôn đã chứng quả Bồ-đề tại Magadha. Thế Tôn đã chứng Bồ đề ở Magadha tại Magadha thì sao Ngài lại không nói đến về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha? Nếu Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha thời các vị này sẽ đau buồn và nếu các vị này đau buồn thời sao Thế Tôn có thể không trả lời được?"

5. Sau khi đã suy nghĩ một mình, yên lặng, vì các tín đồ ở Magadha, tôn giả Ānanda sáng hôm sau thức dậy đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn con có nghe: Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kāsi, Kosala, Vajjī, Mallā, Ceti, Vaṃsa, Kuru, Pañcāla, Maccha, Sūrasena: "Vị này sanh ra tại chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nādikā đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất Lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác". Các vị tín đồ ở Nādikā được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc.

6. Bạch Thế Tôn, nhưng ở tại Magadha có nhiều tín đồ này tu hành lâu ngày và đã từ trần, mệnh chung, nhiều đến nỗi người ta tưởng hai xứ Aṅga và Magadha đều trống không vì số tín đồ từ trần mệnh chung. Những vị này tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của họ.

Lành thay nếu gợi được một câu trả lời về họ, và như vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin, và từ đó được sanh lên Thiên giới. Bạch Thế Tôn, lại có vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, sống như Pháp, dùng Chánh pháp trị nước, có lòng thương tưởng các vị Bà-la-môn, Gia chủ, dân chúng thị thành và dân chúng thôn quê. Vua này được dân chúng xưng tán như sau: "Vị vua sống như Pháp, và dùng Chánh pháp cai trị nước này. Vị Vua này cũng tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ". Và dân chúng cũng nói: "Cho đến khi mệnh chung, vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha luôn luôn tán dương Thế Tôn".

Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của vị vua này. Lành thay nếu gợi được câu trả lời về vị vua này, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin, và từ đó được sanh lên thiên giới.

Bạch Thế Tôn, lại nữa Thế Tôn đã chứng quả Bồ-đề ở Magadha. Thế Tôn đã chứng quả Bồ đề ở Magadha, thời sao Ngài không nói về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha. Nếu Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha, thời các vị này sẽ đau buồn, và nếu các vị này đau buồn thời sao Thế Tôn có thể không thể trả lời được!

Tôn giả Ānanda, vì các tín đồ ở Magadha, sau khi đã trình lên trước Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ ra đi.

7. Sau khi tôn giả Ānanda đi ra không bao lâu, Thế Tôn liền đắp y vào buổi sáng, tay cầm y bát, đi vào Nādikā để khất thực. Khi khất thực ở Nādikā xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực về và rửa chân, Ngài vào ngôi nhà bằng gạch, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, suy nghĩ, tư duy chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: "Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng như thế nào?"

Thế Tôn thấy được chỗ thọ sanh và vận mạng của các Hiền nhân tín đồ ở xứ Magadha này. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, sau khi tịnh niệm, bước ra khỏi ngôi nhà bằng gạch, rồi ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, dưới bóng ngôi nhà.

8. Rồi Tôn giả Ānanda đến tại chỗ Thế Tôn ở, lúc đến xong, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ngó thật là an tịnh; diện sắc của Thế Tôn như là sáng chói nhờ các căn thật sự thanh tịnh. Bạch Thế Tôn Thế Tôn hôm nay an trú có được hoan hỷ không?

9. - Này Ānanda, sau khi Ngươi, vì các tín đồ ở Magadha đã nói trước mặt Ta như vậy và đứng dậy ra về, Ta đi khất thực ở Nādikā xong, sau bữa ăn, khi đi khất thực về và rửa chân, Ta vào ngôi nhà bằng gạch, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, suy nghĩ tư duy, chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: "Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các vị Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng như thế nào?" Rồi Ta thấy được chỗ thọ sanh và vận mạng của các Hiền nhân tín đồ ở xứ Magadha này.

Này Ānanda, lúc bấy giờ một vị Dạ-xoa (Yakkha) ẩn mình lớn tiếng nói rằng: "Bạch Thế Tôn, con tên là Janavasabha. Bạch Thiện Thệ, con là Janavasabha". Này Ānanda, Ngươi từ trước đã từng được nghe ai tên là Janavasabha (Xà-ni-sa) chưa?

- Bạch Thế Tôn, con từ trước chưa từng được nghe ai tên Janavasabha. Bạch Thế Tôn, khi con nghe tên Janavasabha, con có cảm giác râu tóc bị dựng ngược, Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ: "Vị Dạ-xoa này không phải là hạng tầm thường, vì đã mang tên Janavasabha".

10. - Này Ānanda, khi những lời ấy được nói xong, vị Dạ-xoa ấy hiện ra trước mặt Ta, nhan sắc thật phi thường và lần thứ hai, vị ấy nói:

"- Bạch Thế Tôn, con là Bimbisāra! Bạch Thế Tôn, con là Bimbisāra! Bạch Thế Tôn, nay là lần thứ bảy con được sanh vào giòng họ vua Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương). Con chết đi trong địa vị làm vua ở nhơn gian, nay được sanh trên thiên giới, làm bậc phi nhân.

Từ đây đến bảy lần Từ kia đến bảy lần Mười bốn lần tái sanh. Như vậy con biết được, Ðời quá khứ của con.

Bạch Thế Tôn, từ lâu con không còn đọa lạc vào ác thú vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai.

"- Thật hy hữu thay, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha đã nói với ta: 'Bạch Thế Tôn, từ lâu con không còn đọa lạc vào ác thú vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai.' Do nguyên nhân gì, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha tự biết mình đã đạt được địa vị cao thượng, thù thắng như vậy?"

11- "Bạch Thế Tôn, không gì khác ngoài giáo lý của Ngài! Từ khi con nhất hướng quy y và tín ngưỡng Thế Tôn, từ khi ấy con không còn đọa lạc vào ác thú, vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai.

Bạch Thế Tôn, con được vua Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương) nhờ con đi đến vua Virūḷhaka (Tăng Trưởng Thiên vương) có chút công việc, giữa đường con thấy Thế Tôn vào ngôi nhà bằng gạch suy nghĩ tư duy, chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: "Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng thế nào? "Bạch Thế Tôn! Không thể kỳ diệu sao được khi con đối mặt tự thân nghe từ miệng vua Vessavana nói với hội chúng của mình, các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mệnh như thế nào? Bạch Thế Tôn! Ta sẽ đề cập vấn đề với Thế Tôn!" Bạch Thế Tôn, đó là hai nguyên nhân khiến con đến yết kiến Thế Tôn!

12. "Bạch Thế Tôn, trong những ngày xưa, những ngày xa xưa, nhân đêm trăng rằm Bố-tát (Uposatha) trong tháng nhập an cư mùa mưa, toàn thể chư Thiên ở cõi Tāvatiṃsa (Tam thập tam thiên) ngồi họp hội tại Thiện Pháp đường (Sudhammā). Xung quanh có Ðại Thiên chúng ngồi khắp mọi phía, tại bốn phương hướng có bốn vị đại vương ngồi. Ðại vương Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiên vương) vua ở phương Ðông, ngồi xây mặt hướng Tây, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Virūḷhaka (Tăng Trưởng Thiên vương), vua ở phương Nam ngồi xây mặt hướng Bắc, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Virūpakkha (Quảng Mục Thiên vương) vua ở phương Tây, ngồi xây mặt hướng Ðông, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương), vua ở phương Bắc, ngồi xây mặt hướng Nam, trước mặt Thiên chúng.

Bạch Thế Tôn, khi nào toàn thể chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường xung quanh có Ðại thiên chúng ngồi khắp mọi phía, và tại bốn phương hướng có bốn vị đại vương ngồi, như vậy là thứ tự chỗ ngồi của những vị này, rồi đến chỗ ngồi của chúng con. Bạch Thế Tôn, chư Thiên nào trước sống Phạm hạnh theo Thế Tôn và nay nếu sanh lên cõi Tam thập tam thiên, những vị này thắng xa chư Thiên khác về thân sắc và danh tiếng. Bạch Thế Tôn chư Thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc sanh: "Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt".

13. "Bạch Thế Tôn, lúc bấy giờ Thiện chủ Ðế thích (Sakka Inda) thấy chư thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ, liền tùy hỷ nói lên bài kệ như sau:

Chư Tam thập tam thiên, Cùng Ðế-thích hoan hỷ, Ðảnh lễ bậc Như Lai, Cùng Chánh pháp vi diệu.

Thấy Thiên chúng tân sanh, Quang sắc thật thù thắng, Các vị sống Phạm hạnh, Nay sanh tại cõi này.

Họ thắng về quang sắc, Thọ mạng và danh xưng, Ðệ tử bậc Ðại Tuệ, Thù thắng sanh cõi này.

Chư Tam thập tam thiên, Cùng Ðế-thích hoan hỷ, Ðảnh lễ bậc Như Lai, Cùng Chánh pháp vi diệu.

"Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc sanh hơn nữa và nói: "Thiện giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt".

14. "Bạch Thế Tôn, rồi với mục đích gì chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường, các vị này suy tư thảo luận về mục đích ấy. Và tùy thuộc về mục đích ấy, bốn vị đại vương được thuyết giảng. Theo mục đích ấy, bốn vị đại vương được khuyến giáo, bốn vị này đều đứng một bên chỗ ngồi của mình.

Các đại vương chấp nhận Lời giảng dạy khuyến giáo. Thanh thoát và an tịnh, Ðứng bên chỗ mình ngồi.

15. "Bạch Thế Tôn, rồi từ phương Bắc, một ánh sáng vi diệu khởi lên, một hào quang hiện ra, thắng xa oai lực của chư Thiên. Bạch Thế Tôn rồi Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên: "Này các Thiện hữu, theo các hiện tượng được thấy, ánh sáng khởi lên, hào quang hiện ra như vậy báo hiệu Phạm thiên sẽ xuất hiện. Vì hiện tượng báo hiệu Phạm thiên xuất hiện là ánh sáng khởi lên và hào quang hiện ra".

Theo hiện tượng được thấy, Phạm thiên sẽ xuất hiện. Hiện tượng đấng Phạm thiên, Là hào quang vi diệu.

16. "Bạch Thế Tôn, rồi chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi xuống trên ghế của mình và nói: "Chúng tôi sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy".

"Cũng vậy, bốn vị đại vương ngồi xuống trên ghế ngồi của mình và nói: "Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy". Sau khi nghe vậy, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đều đồng một lòng một ý: "Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng ta sẽ đi gặp vị ấy".

17. "Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanamkumãra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngài xuất hiện với một hóa tướng thô xấu. Bạch Thế Tôn, vì khi Phạm thiên tự nhiên hiện hóa, sắc tướng không đủ thù thắng để chư Thiên ở Tam thập tam thiên khâm phục. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng. Bạch Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn thân hình con người.

Cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tham thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng. Bạch Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn thân hình con người, cũng vậy bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra hiện ra trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng.

Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, không một vị Thiên nào trong chúng này đảnh lễ, đứng dậy hoặc mời vị Phạm thiên ngồi. Tất cả đều yên lặng, chấp tay, không ngồi trên chỗ ngồi của mình và nghĩ: "Này, nếu Phạm thiên Sanaṅkumāra muốn gì với vị Thiên nào, thời hãy ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên ấy". Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào, vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, như vị vua Sát-đế-lỵ vừa mới làm lễ quán đảnh và lên vương vị, vị ấy sẽ vô cùng sảng khoái, vô cùng hoan hỷ.

Cũng vậy, bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào, vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ.

18. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện với hình tượng thô xấu, hiện thành một đồng tử tên là Pañcasikha (Ngũ Kế) trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Bay bổng lên trời, vị này ngồi kiết-già giữa hư không. Bạch Thế Tôn, như một vị lực sĩ ngồi kiết-già trên một chỗ ngồi được trải bằng phẳng hay trên một mặt đất thăng bằng, cũng vậy bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra bay bổng trên trời, ngồi kiết-già trên hư không, thấy được sự an tịnh của chư Thiên ở Tam thập tam thiên liền nói lên sự hoan hỷ của mình bằng bài kệ sau đây:

Chư Tam thập tam thiên Cùng Ðế-thích hoan hỷ, Ðảnh lễ bậc Như Lai, Cùng Chánh pháp vi diệu.

Thấy Thiên chúng tân sanh Quang sắc thật thù thắng, Các vị sống Phạm hạnh Hay sanh tại cõi này.

Chúng thắng về quang sắc Thọ mạng và danh xưng, Ðệ tử bậc Ðại Tuệ, Thù thắng sanh cõi này.

Chư Tam thập tam thiên Cùng Ðế-thích hoan hỷ, Ðảnh lễ bậc Như Lai Cùng Chánh pháp vi diệu.

19. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung lời nói của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, tiếng nói của Phạm thiên Sanaṅkumāra có tám đặc điểm sau đây: lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi đại chúng. Bạch Thế Tôn, một tiếng nói có tám đặc điểm như vậy gọi là Phạm âm.

20. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra, tự hiện hóa ba mươi hóa thân, mỗi thân ngồi kiết già trên mỗi chỗ ngồi của chư Thiên ở Tam thập tam thiên và nói với chư Thiên, này như sau:

"- Này Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Thế Tôn phục vụ cho hạnh phúc chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Chư Thiện hữu, những ai quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng và giữ trọn giới luật, những vị này khi thân hoại mệnh chung, một số được sanh lên Thiên chúng Parinimmita-Vāsavatī (Tha Hóa Tự tại thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Nimmānaratī (Hóa Lạc thiên); một số được sanh lên Thiên chúng Tusitā (Ðâu-suất thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Yāmā (Dạ-ma-thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Tāvatimsā (Tam thập tam thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Cātummahārājikā (Tứ Thiên vương thiên), những ai phải điền vào cho đủ số hạ phẩm nhất được sanh vào chúng Gandhabba (Càn-thát-bà).

21. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, giọng nói của Phạm thiên Sanaṅkumāra về vấn đề này được nói một cách khiến mỗi vị Thiên nghĩ rằng: "Vị ngồi trên chỗ ngồi của ta, chỉ vị ấy nói mà thôi".

Chỉ một Phạm thiên nói, Mọi hóa thân đều nói, Chỉ một vị im lặng, Tất cả đều im lặng.

Chư Tam thập tam thiên, Cùng Ðế-thích nghĩ rằng: Chỉ vị ngồi chỗ ta, Chỉ vị ấy riêng nói.

22. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra thâu nhiếp tất cả thân thành một thân, sau khi thâu nhiếp, liền ngồi trên chỗ ngồi của Thiên chủ Sakka và nói với Thiên chúng ở Tam thập tam thiên:

"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Bốn pháp thần túc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, khéo léo giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục, để thần thông được thi thiết.

Thế nào là bốn? Ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu dục, thiền định tinh cần hành... tinh tấn thiền định... tâm thiền định... tu tập thần túc, câu hữu với tư duy thiền định, tinh cần hành.

Bốn pháp thần túc này đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác khéo léo giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục, để thần thông được thi thiết. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và phát triển thần túc này. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều sẽ tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị có thấy ở nơi tôi thần lực như vậy không?

"- Có như vậy, Phạm thiên!

"- Chư Thiện hữu, tôi nhờ tu tập và phát triển bốn thần túc này mà nay thành tựu đại thần lực như vậy, đại uy đức như vậy.

23. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Ba con đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ. Thế nào là ba?

"Chư Thiện hữu, ở đây có người thân cận dục lạc, thân cận bất thiện pháp. Sau một thời gian, vị nào được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Và khi nghe được Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp vị này sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp. Nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, như từ thoải mái, hỷ duyệt sanh, cũng vậy, Chư thiện hữu nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ nhất hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.

24. "Chư Thiện hữu, lại nữa ở đây có người thân hành thô lậu, chưa được an tịnh, khẩu hành thô lậu... ý hành thô lậu chưa được an tịnh, sau một thời gian vị này được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Sau khi được nghe Thánh pháp, thân hành thô lậu của vị này được an tịnh, khẩu hành thô lậu của vị này... ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, khẩu hành... ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, nhờ từ thoải mái, hỷ duyệt sanh, cũng vậy chư Thiện hữu, nhờ thân hành thô lậu của vị này được an tịnh, khẩu hành... ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ hai hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.

25. "Chư Thiện hữu, lại nữa ở đây có người không như thật biết: "đây là thiện", không như thật biết: "đây là bất thiện", không như thật biết: "đây là có tội", "đây là không tội", "đây cần phải thuận theo", "đây cần phải né tránh", "đây là hạ liệt", "đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đều". Sau một thời gian, vị này được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Sau khi được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp, vị này như thật biết: "đây là thiện", như thật biết: "đây là bất thiện", như thật biết: "đây là có tội", "đây là không tội", "đây cần phải thuận theo", "đây cần phải né tránh", "đây là hạ liệt", "đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đều".

Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, vô minh của vị này được trừ diệt, minh được sanh khởi. Vị này nhờ vô minh được trừ diệt và minh sanh khởi, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên.

Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ ba hướng đến an lạc, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.

"Chư Thiện hữu, đó là ba con đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.

26. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Bốn Niệm xứ hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.

Thế nào là bốn? Chư Thiện hữu, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán thân trên nội thân vị này được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi đối với các thân khác ngoài tự thân.

Vị Tỷ-kheo sống quán các cảm thọ từ nội thân... quán tâm... quán pháp đối với các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán pháp đối với các pháp, tâm được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi, đối với các pháp khác.

"Chư Thiện hữu, bốn Niệm xứ này hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ".

27. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào về bảy pháp Ðịnh tư lương (Samādhi-parikkhārā) để tu hành chánh định, để kiện toàn thiền định, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ? Thế nào là bảy? Như chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm.

Chư Thiện hữu, nhứt cảnh tánh của tâm do bảy chi này sửa soạn, được gọi là thánh chánh định cùng với các y chỉ và dùng với các tư lương. Chư Thiện hữu, chánh tư duy vừa đủ để chánh tri kiến sanh khởi, chánh ngữ vừa đủ để chánh tư duy sanh khởi, chánh nghiệp vừa đủ để chánh ngữ sanh khởi, chánh mạng vừa đủ để chánh nghiệp sanh khởi, chánh tinh tấn vừa đủ để chánh mạng sanh khởi, chánh niệm vừa đủ để chánh tinh tấn sanh khởi, chánh định vừa đủ để chánh niệm sanh khởi, chánh trí vừa đủ để chánh định sanh khởi, chánh giải thoát vừa đủ để chánh trí sanh khởi.

"Chư Thiện hữu, nếu có người nói lời chánh ngữ sau đây: "Chánh pháp đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở". Nói như vậy là chánh ngữ. Chư Thiện hữu, vì chánh pháp thật sự đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở.

"Chư Thiện hữu, những ai tin tưởng Phật không có thối chuyển, tin tưởng Pháp không có thối chuyển, tin tưởng Tăng không có thối chuyển, đầy đủ giới hạnh khiến bậc Thánh hoan hỷ, tất cả những vị được hóa sanh được Chánh pháp hướng dẫn, hơn hai trăm bốn mươi vạn vị cư sĩ ở Magadha đã từ trần mệnh chung, những vị này đều diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn đọa vào ác thú, chắc chắn đạt đến chánh giác. Lại có những vị Nhất lai:

Với hạng chúng sanh này Ước lượng phần công đức. Không thể ước lượng được Sợ phạm tội vọng ngữ.

28. "Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, được biết nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra, đại vương Vessavana khởi lên suy tư sau đây: "Chư Thiện hữu, thật là kỳ diệu! Chư Thiện hữu, thật là hy hữu, được có một Ðại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, được một con đường đặc biệt như vậy".

"Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra tự tâm mình biết được tâm trí của đại vương Vessavana như vậy, liền thưa với đại vương:

"- Ðại vương Vessavana nghĩ như thế nào? Trong thời quá khứ đã có một Ðại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, đã được trình bày một con đường đặc biệt như vậy... Trong thời gian tương lai, sẽ có một Ðại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, sẽ được trình bày một con đường đặc biệt như vậy".

29. Ðó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Ðại vương Vessavana sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, liền nói với chúng của mình. Dạ-xoa Janavasabha sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của đại vương Vessavana nói với hội chúng, liền bạch lại với Thế Tôn. Thế Tôn sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Dạ-xoa Janavasabha, và sau khi tự mình chứng tri liền nói lại cho tôn giả Ānanda. Tôn giả Ānanda sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Thế Tôn liền nói lại cho chúng Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ.

Phạm hạnh này được hưng thịnh, được quảng bá, được truyền rộng cho đại chúng càng ngày càng đông, vì được khéo léo trình bày cho loài Người.

18. About Janavasabha - Brahmā Addresses the Gods

Translated by:

[200] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was staying at Nādikā at the Brick House.497 And at that time the Lord was explaining the rebirths of various devotees up and down the country who had died and passed away: Kāsis and Kosalans, Vajjians and Mallas, Cetis and Vaṃsas, Kurus and Pañcālas, Macchas and Sūrasenas, saying:

‘This one was reborn there, and that one there.’498 More than fifty Nādikan devotees, having abandoned the five lower fetters, were reborn spontaneously and would attain Nibbāna without returning to this world; over ninety of them, having abandoned three fetters and weakened greed, hatred and delusion, were Once-Returners, who would return to this world once more and then make an end of suffering; and more than five hundred, having abandoned three fetters, were Stream-Winners, incapable of falling into states of woe, certain of Nibbāna. [201]

2. This news reached the ears of the devotees in Nādikā, and they were pleased, delighted and filled with joy to hear the Lord’s replies.

3. And the Venerable Ānanda heard of the Lord’s report499 and the Nādikans’ delight.

4. And he thought: [202] ‘There were also Magadhan disciples of long standing who have died and passed away. One would think Aṅga and Magadha contained no Magadhan disciples who had died. Yet they too were devoted to the Buddha, the Dhamma and the Sangha, and they observed the discipline perfectly. The Lord has not stated their destiny. It would be good to have a declaration about this: it would make the multitude have faith and so attain a good rebirth.

‘Now King Seniya Bimbisāra of Magadha was a righteous and lawful king, a friend of Brahmins, householders, town and country-dwellers, so that his fame is spread abroad: “That righteous king of ours is dear500 who gave us so much happiness. Life was easy for us who dwelt under his righteous rule.”501

And he was devoted to the Buddha, the Dhamma and the Sangha, and observed the discipline perfectly. Thus people say: “King Bimbisāra, who praised the Lord to his dying day, is dead!” The Lord has not declared his destiny, and it would be good to have a declaration...

Besides, it was in Magadha that the Lord gained his enlightenment. Since the Lord gained his enlightenment in Magadha, why does he not declare the destinies of those who have died there? For the Lord not to make such a declaration would cause unhappiness to the Magadhans. [203] Such being the case, why does not the Lord make such a declaration?’

5. And after thus reflecting in solitude on behalf of the Magadhan devotees, the Venerable Ānanda rose at the crack of dawn, went to the Lord and saluted him. Then, sitting down to one side, he said:

‘Lord, I have heard what has been declared concerning the inhabitants of Nādikā.’ (as verse 1-2)

6. ‘These were all devoted to the Buddha, the Dhamma and the Sangha, and they observed the discipline perfectly. The Lord has not stated their destiny... (as verse 4). [204] Why does not the Lord make such a declaration?’







Then, having thus spoken to the Lord on behalf of the Magadhan devotees, he rose from his seat, saluted the Lord, passed him by to the right, and departed.

7. As soon as Ānanda had gone, the Lord took his robe and bowl and went into Nādikā for alms. Later, on his return, after his meal, he went to the Brick House and, having washed his feet, he went in and, having thought over, considered and given his whole mind to the question of the Magadhan devotees, he sat down on the prepared seat, saying: ‘I shall know their destiny and future lot, whatever it is.’502

And then he perceived the destiny and fate of [205] each one of them. And in the evening, emerging from meditative seclusion, the Lord came out of the Brick House and sat down on the prepared seat in the shade of his lodging.

8. Then the Venerable Ānanda came to the Lord, saluted him, sat down to one side and said:

‘Lord, the Lord’s countenance looks bright and shining, showing that the Lord’s mind is at ease. Has the Lord been satisfied with today’s lodging?’

9. ‘Ānanda, after you spoke to me about the devotees of Magadha, I took my robe and bowl and went into Nādikā for alms. Later on ... I went to the Brick House and considered the question of the Magadhan devotees... And I perceived the destiny and fate of each one of them.

Then the voice of a yakkha 503 who had passed over cried out: “I am Janavasabha, Lord! I am Janavasabha, Well-Farer!” Well, Ānanda, do you know anyone who formerly bore the name of Janavasabha?’

‘I must admit, Lord, that I have never heard such a name; and yet, on hearing the name “Janavasabha”504 my hairs stood on end, and I thought: “He [206] whose name is Janavasabha will not be such a low-ranking yakkha!”’

10. ‘Ānanda, immediately after I heard this voice, the yakkha appeared before me as a noble vision, and uttered a second cry:

“I am Bimbisāra, Lord! I am Bimbisāra, Well-Farer! I have now for the seventh time been reborn into the entourage of the Lord Vessavana.505 Thus having passed away as a king of humans, I have now become among the devas a king of non-human beings.

Seven states here and seven there, fourteen births, That’s the tally of lives I can recall.

For a long time, Lord, I have known myself to be exempt from states of woe, 506 and now the desire arises in me to become a Once-Returner.” I said:

“It is amazing, it is astonishing that the reverend yakkha Janavasabha should say this. On what grounds can he know of such an august specific attainment?”

11. “‘Not otherwise, Lord, not otherwise, Well-Farer, than through your teaching! From the time when I became fully committed and gained complete faith, from then on, Lord, for a long time [207] I have known myself to be exempt from states of woe, and the desire has arisen in me to become a Once-Returner.

And here, Lord, having been sent by King Vessavana on some business to King Virūlhaka,507 I saw the Lord entering the Brick House and sitting down and considering the question of the Magadhan devotees ... And since I had only just heard King Vessavana announce to his assembly what those folk’s fates were, it is no wonder that I thought: ‘I will go and see the Lord and report this to him.’ And these, Lord, are the two reasons508 why I came to see the Lord.” (]anavasabha continued:)

12. ‘“Lord, in earlier days, long ago, on the fast-day of the fifteenth at the beginning of the Rains,509 in the full-moon night all the Thirty-Three Gods were seated in the Sudhamma Hall510 - a great congregation of divine beings, and the Four Great Kings from the four quarters were there. There was the Great King Dhatarattha511 from the east at the head of his followers, facing west; the Great King Virūlhaka from the south... facing north; the Great King Virūpakkha from the west... facing east; and the Great King Vessavana from the north... facing south. [208]

‘“On such occasions that is the order in which they are seated, and after that came our seats. And those devas who, having lived the holy life under the Lord, had recently appeared in the Heaven of the Thirty-Three, outshone the other devas in brightness and glory. And for that reason the Thirty-Three Gods were pleased, happy, filled with delight and joy, saying: ‘The devas’ hosts are growing, the asuras’ hosts are declining!’512

13. ‘“Then, Lord, Sakka, ruler of the gods, seeing the satisfaction of the Thirty-Three, uttered these verses of rejoicing:

‘The gods of Thirty-Three rejoice, their leader too,
Praising the Tathāgata, and Dhamma’s truth,

Seeing new-come devas, fair and glorious
Who’ve lived the holy life, now well reborn.

Outshining all the rest in fame and splendour,
The mighty Sage’s pupils singled out.

Seeing this, the Thirty-Three rejoice, their leader too,
Praising the Tathāgata, and Dhamma’s truth.’ [209]

At this the Thirty-Three Gods rejoiced still more, saying: ‘The devas’ hosts are growing, the asuras’ hosts are declining!’

14. ‘“And then they consulted and deliberated together about the matter concerning which they had assembled in the Sudhammā Hall, and the Four Great Kings were advised and admonished on this matter as they stood by their seats unmoving. 513

The Kings, instructed, marked the words they spoke,
Standing calm, serene, beside their seats.

15. “‘And then, Lord, a glorious radiance shone forth from the north, and a splendour was seen greater than the sheen of the devas. And Sakka said to the Thirty-Three Gods: ‘Gentlemen, when such signs are seen, such light is seen and such radiance shines forth, Brahmā will appear.514 The appearance of such radiance is the first sign of Brahmā’s approaching manifestation.’

When they see these signs, Brahmā will soon appear:
This is Brahmā sign, radiance vast and great.

16. ‘“Then the Thirty-Three Gods sat down each in his proper place, saying: ‘Let us find out what comes515 of this radiance, and having found the truth of it, we will go towards it.’

The Four Great Kings, sitting down in their places, said [210] the same. Thus they were all agreed.

17. “‘Lord, whenever Brahmā Sanankumāra516 appears to the Thirty-Three Gods, he appears having assumed a grosser form, because his natural appearance is not such as to be perceptible to their eyes.517 When he appears to the Thirty-Three Gods, he outshines other devas in radiance and glory, just as a figure made of gold outshines the human figure.



And, Lord, when Brahmā Sanankumāra appears to the Thirty-Three Gods, not one of them salutes him, or rises, or offers him a seat. They all sit silently with palms together,518 cross-legged, 519 thinking he will sit down on the couch520 of that god from whom he wants something. And the one on whose couch he sits down is as thrilled and delighted as a duly-anointed Khattiya king on assuming his royal office. [211]



18. ‘“Then, Lord, Brahmā Sanankumāra, having assumed a grosser form, appeared to the Thirty-Three Gods in the shape of the youth Pañcasikha.521 Rising up in the air, he appeared floating cross-legged, just as a strong man might sit down on a properly-spread couch or on the ground. And seeing the delight of the Thirty-Three Gods, he uttered these verses of rejoicing:

‘The gods of Thirty-Three rejoice, their leader too,
Praising the Tathāgata, and Dhamma’s truth,

Seeing new-come devas, fair and glorious
Who’ve lived the holy life, now well reborn.

Outshining all the rest in fame and splendour,
The mighty Sage’s pupils singled out.

Seeing this, the Thirty-Three rejoice, their leader too,
Praising the Tathāgata, and Dhamma’s truth.’

19. “‘Now to the matter of Brahmā Sanankumāra’s speech, and as for the manner of his speech, his voice had eight qualities: it was distinct, intelligible, pleasant, attractive, compact, concise, deep and resonant. And when he spoke in that voice to the assembly, its sound did not carry outside. Whoever has such a voice as that is said to have the voice of Brahmā.

20. “‘And Brahmā Sanankumāra, multiplying his shape by thirty-three, [212] sat down cross-legged on each individual couch of the Thirty-Three, and said:

What do my lords the Thirty-Three think? Since the Lord, out of compassion for the world and for the benefit and happiness of the many, has acted to the advantage of devas and mankind,

those, whoever they may be, who have taken refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha and have observed the moral precepts522 have, at death and the breaking-up of the body, arisen in the company of the Parinimmita-Vāsavatī devas,523 or the Nimmanaratti devas, or the Tusita devas, or the Yāma devas, or in the retinue of the Thirty-Three Gods, or of the Four Great Kings — or at the very least in the company of the gandhabbas .’524

21. ‘“This was the burden of Brahmā Sanankumāra’s speech. And every one of the gods he spoke to thought: ‘He is sitting on my couch, he is speaking to me alone.’

All the forms assumed with one voice speak,
And having spoken, all at once are silent.

And so the Thirty-Three, their leader too,
Each thinks: ‘He speaks to me alone.’

22. ‘“Then Brahma Sanankumara assumed a single form;525 then he sat down on [213] the couch of Sakka and said:

‘What do my lords the Thirty-Three think? This Lord, the Arahant supreme Buddha has known and seen the four roads to power,526 and how to develop, perfect and practise them.

What four? Here a monk develops concentration of intention accompanied by effort of will, concentration of energy..., concentration of consciousness..., and concentration of investigation accompanied by effort of will.

These are the four roads to power... And whatever ascetics or Brahmins have in the past realised such powers in different ways, they have all developed and strongly practised these four ways, and the same applies to all who may in the future, or who do now realise such powers. Do my lords the Thirty-Three observe such powers in me?’

‘Yes, Brahmā.’

‘Well, I too have developed and strongly practised [214] these four ways.’

23. ‘“This was the burden of Brahma Sanankumāra’s speech. He went on:

‘What do my lords of the Thirty-Three think? There are three gateways to the bliss proclaimed by the Lord who knows and sees. What are they?

In the first place someone dwells in association with sense-desires, with unwholesome conditions. At some time he hears the Ariyan Dhamma, he pays close attention and practises in conformity with it. By so doing he comes to live dissociated from such sense-desires and unwholesome conditions. As a result of this dissociation, pleasant feeling527 arises, and what is more, gladness.528 Just as pleasure might give birth to rejoicing, so from pleasant feeling he experiences gladness.

24. ‘“‘In the second place there is someone in whom the gross tendencies529 of body, speech and thought are not allayed. At some time he hears the Ariyan Dhamma, ... and his gross tendencies of body, speech and [215] thought are allayed. As a result of this allaying, pleasant feeling arises, and what is more, gladness...

25. ‘“‘In the third place there is someone who really does not knew what is right and what is wrong, what is blameworthy and what is not, what is to be practised and what is not, what is base and what is noble, and what is foul, fair or mixed in quality. At some time he hears the Ariyan Dhamma, he pays dose attention and practises in conformity with it.

As a result, he comes to know in reality what is right and wrong, what is blameworthy and what is not, what is to be practised and what is not, what is base and what is noble, and what is foul, fair or mixed in quality. In him who knows and sees thus, ignorance is dispelled and knowledge arises. With the waning of ignorance and the arising of knowledge, pleasant feeling arises, and what is more, gladness. Just as pleasure might give birth to rejoicing, so from pleasant feeling he experiences gladness. [216]

These are the three gateways to the bliss proclaimed by the Lord who knows and sees.’



26. ‘“This was the burden of Brahmā Sanankumāra’s speech. He went on:

‘What do my lords of the Thirty-Three think? How well has the Lord Buddha who knows and sees pointed out the four foundations of mindfulness530 for the attainment of that which is good!

What are they? Here a monk abides contemplating the body as body, earnestly, clearly aware, mindful and having put away all hankering and fretting for the world. As he thus dwells contemplating his own body as body, he becomes perfectly concentrated and perfectly serene. Being thus calm and serene, he gains knowledge and vision externally of the bodies of others.531

He abides contemplating his own feelings as feelings,... he abides contemplating his own mind as mind, ... he abides contemplating his own mind-objects as mind-objects, earnestly, clearly aware, mindful and having put away all hankering and fretting for the world. As he thus dwells contemplating his own mind-objects as mind-objects, he becomes perfectly concentrated and perfectly serene. Being thus calm and serene, he gains knowledge and vision externally of the mind-objects of others.

These are the four foundations of mindfulness well pointed out by the Lord Buddha who knows and sees, for the attainment of that which is good.’

27. ‘“This was the burden of Brahmā Sanankumāra’s speech. He went on:

‘What do my lords of the Thirty-Three think? How well has the Lord Buddha who knows and sees pointed out the seven requisites of concentration, for the development of perfect concentration and the perfection of concentration! What are they? They are right view, right thought, right speech, right action, right [217] livelihood, right effort, right mindfulness. 532

That one-pointedness of mind that is produced by these seven factors is called the Ariyan right concentration with its bases and requisites. From right view arises right thought, from right thought arises right speech, from right speech arises right action, from right action arises right livelihood, from right livelihood arises right effort, from right effort arises right mindfulness, from right mindfulness arises right concentration, from right concentration arises right knowledge, 533 from right knowledge arises right liberation.534 If anyone truthfully declaring:

“Well-proclaimed by the Lord is the Dhamma, visible here and now, timeless, inviting inspection, leading onward, to be comprehended by the wise each one for himself”, were to say: “Open are the doors of the Deathless!” 535 he would be speaking in accordance with the highest truth. For indeed, my lords, the Dhamma is well-proclaimed by the Lord, visible here and now, timeless, inviting inspection, leading onward, to be comprehended by the wise, each one for him or herself, and, too, the doors to the Deathless are open!

“Those who have unshakeable faith in the Buddha, the Dhamma and the Sangha, and are endowed with the virtues pleasing to the Noble Ones, [218] those beings who have arisen here on account of their Dhamma-training, amounting to more than twenty-four hundred Magadhan followers who have passed over, have by the destruction of three fetters become Stream-Winners, incapable of falling into states of woe and certain of enlightenment, and indeed there are Once-Returners here too.

But of that other race indeed
Of greater merit still, my mind
Can make no reckoning at all,
For fear that I should speak untruth.’536

28. ‘“This was the burden of Brahma Sanankumāra’s speech. And in connection with this the Great King Vessavana reflected in his mind: ‘It is marvellous, it is wonderful, that such a glorious Teacher should arise, that there should be such a glorious proclamation of Dhamma, and that such glorious paths to the sublime should be made known!’

Then Brahmā Sanankumāra, reading King Vessavana’s mind, said to him:

‘What do you think, King Vessavana? There has been such a glorious Teacher in the past, and such a proclamation, and such paths made known, and there will be again in the future.’”’

29. Such was the burden of what Brahmā Sanankumāra proclaimed to the Thirty-Three Gods. And the Great King Vessavana, [219] having heard and received it in person, related it to his followers. And the yakkha Janavasabha, having heard it himself, related it to the Lord. And the Lord, having heard it himself and also come to know it by his own super-knowledge, related it to the Venerable Ānanda, who in turn related it to the monks and nuns, the male and female lay-followers.

And so the holy life waxed mighty and prospered and spread widely as it was proclaimed among mankind.




Close
Close