Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

142. Kinh Phân Biệt Cúng Dường

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú giữa dòng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).

Rồi Mahāpajāpatī Gotamī (Cù đàm Nữ Ma-ha-ba-xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy nhận lấy cho con.

Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī:

-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy.

Lần thứ hai, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt.. hãy nhận lấy cho con.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī:

-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng.. và cả Tăng chúng cũng vậy.

Lần thứ ba, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt ... hãy nhận lấy cho con.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī :
-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng... và cả tăng chúng cũng vậy.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Thế Tôn hãy nhận cặp y mới cho Mahāpajāpatī Gotamī! Bạch Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã giúp ích nhiều cho Thế Tôn, là thúc mẫu, là dưỡng mẫu, đã nuôi dưỡng Thế Tôn, đã cho Thế Tôn bú sữa, vì rằng sau khi sanh, thân mẫu của Thế Tôn mệnh chung, chính bà đã cho Thế Tôn bú sữa.

Bạch Thế Tôn, và Thế Tôn cũng giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī Gotamī. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng.

Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu đem lại.

Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī có đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, đầy đủ các giới luật làm bậc Thánh hoan hỷ.

Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī không còn nghi ngờ đối với Khổ, không còn nghi ngờ đối với Khổ tập, không còn nghi ngờ đối với Khổ diệt, không còn nghi ngờ đối với Con Ðường đưa đến khổ diệt. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn cũng đã giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī Gotamī.

-- Thật là như vậy, này Ānanda! Thật là như vậy, này Ānanda! Này Ānanda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

Nếu do nhờ một người mà một người khác từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu men, rượu nấu, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.

Này Ānanda, nếu do nhờ một người mà một người khác đầy đủ tịnh tín bất động đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, đầy đủ các giới luật, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.

Này Ānanda, nếu do nhờ một người mà một người khác không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có khi ngờ đối với Con Ðường đưa đến khổ diệt, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.

Này Ānanda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người.

Bố thí các đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị Ðộc Giác Phật, là cúng dường thứ hai, phân loại theo hạng người.

Bố thí các bậc A-la-hán, đệ tử Như Lai, là cúng dường thứ ba, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị trên con đường chứng quả A-la-hán là cúng dường thứ tư, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị chứng quả Bất lai, là cúng dường thứ năm, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị trên con đường chứng quả Bất lai là cúng dường thứ sáu, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ bảy, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị trên con đường chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ tám, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ chín, phân loại theo hạng người.

Bố thí các vị trên con đường chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ mười, phân loại theo hạng người.

Bố thí những vị ngoại học (bahiraka) đã ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một, phân loại theo hạng người.

Bố thí những phàm phu gìn giữ giới luật là cúng dường thứ mười hai, phân loại theo hạng người.

Bố thí những phàm phu theo ác giới là cúng dường thứ mười ba, phân loại theo hạng người.

Bố thí các loại bàng sanh là cúng dường thứ mười bốn, phân loại theo hạng người.

Tại đây, này Ānanda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức.

Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức.

Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức.

Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức.

Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán, đệ tử Như Lai? Còn nói gì đến những vị Ðộc Giác Phật? Còn nói gì đến các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?

Này Ānanda, có bảy loại cúng dường cho Tăng chúng.

Bố thí cho cả hai Tăng chúng với đức Phật là vị cầm đầu là cúng dường Tăng chúng thứ nhất.

Bố thí cho cả hai Tăng chúng, sau khi đức Phật đã nhập diệt là cúng dường Tăng chúng thứ hai.

Bố thí cho chúng Tỷ-kheo Tăng là cúng dường Tăng chúng thứ ba.

Bố thí cho chúng Tỷ-kheo ni là cúng dường Tăng chúng thứ tư.

Bố thí và nói rằng: "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ năm.

Bố thí và nói rằng: "Mong rằng Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ sáu.

Bố thí và nói rằng: "Mong rằng Tăng chúng chỉ định cho một số Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ bảy.

Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.

Này Ānanda, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thế nào là bốn? Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Này Ānanda, có loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.

Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho giữ giới, theo thiện pháp, còn những người nhận theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận.

Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, còn những người nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho.

Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ānanda, là sự cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.

Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.

Này Ānanda, như vậy là bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo sư lại nói thêm:

Ai đầy đủ giới luật,
Bố thí cho ác giới;
Vật thí được đúng pháp,
Với tâm khéo hoan hỷ,

Với lòng tin vững vàng
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy,
Thanh tịnh bởi người cho.

Ai không giữ giới luật,
Bố thí cho thiện giới;
Vật thí không đúng pháp,
Với tâm không hoan hỷ,

Không lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy,
Thanh tịnh bởi người nhận.

Ai không giữ giới luật,
Bố thí cho ác giới;
Vật thí không đúng pháp,
Với tâm không hoan hỷ,

Không lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy
Cả hai không thanh tịnh.

Ai đầy đủ giới luật,
Bố thí cho thiện giới;
Vật thí được đúng pháp,
Với tâm khéo hoan hỷ,

Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Chắc chắn có quả lớn.

Ai xuất ly tham ái
Bố thí không tham ái,
Vật thí được đúng pháp.
Với tâm khéo hoan hỷ,

Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Là quảng đại tài thí.


142. The Exposition of Offerings

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[253] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.

2. Then Mahāpajāpatī Gotamī took a new pair of cloths and went to the Blessed One.1291 After paying homage to him, she sat down at one side and said to the Blessed One:

“Venerable sir, this new pair of cloths has been spun by me, woven by me, especially for the Blessed One. Venerable sir, let the Blessed One accept it from me out of compassion.”

When this was said, the Blessed One told her:

“Give it to the Sangha, Gotamī. When you give it to the Sangha, both I and the Sangha will be honoured.”1292

A second time and a third time she said to the Blessed One:

“Venerable sir,… accept it from me out of compassion.”

A second time and a third time the Blessed One told her:

“Give it to the Sangha, Gotamī. When you give it to the Sangha, both I and the Sangha will be honoured.”





3. Then the venerable Ānanda said to the Blessed One:

“Venerable sir, let the Blessed One accept the new pair of cloths from Mahāpajāpatī Gotamī. Mahāpajāpatī Gotamī has been very helpful to the Blessed One, venerable sir. As his mother’s sister, she was his nurse, his foster mother, the one who gave him milk. She suckled the Blessed One when his own mother died.

The Blessed One too has been very helpful to Mahāpajāpatī Gotamī, venerable sir. It is owing to the Blessed One that Mahāpajāpatī Gotamī has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha.

It is owing to the Blessed One that Mahāpajāpatī Gotamī abstains from killing living beings, from taking what is not given, from misconduct in sensual pleasures, from false speech, and from wine, liquor, and intoxicants, which are the basis of negligence.

It is owing to the Blessed One that Mahāpajāpatī Gotamī possesses unwavering confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and that she possesses [254] the virtues loved by noble ones.1293

It is owing to the Blessed One that Mahāpajāpatī Gotamī is free from doubt about suffering, about the origin of suffering, about the cessation of suffering, and about the way leading to the cessation of suffering. The Blessed One has been very helpful to Mahāpajāpatī Gotamī.”

4. “That is so, Ānanda, that is so! When one person, owing to another, has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, I say that it is not easy for the former to repay the latter by paying homage to him, rising up for him, according him reverential salutation and polite services, and by providing robes, almsfood, resting places, and medicinal requisites.

“When one person, owing to another, has come to abstain from killing living beings, from taking what is not given, from misconduct in sensual pleasures, from false speech, and from wine, liquor, and intoxicants, which are the basis of negligence, I say that it is not easy for the former to repay the latter by paying homage to him… and medicinal requisites.

“When one person, owing to another, has come to possess unwavering confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and to possess the virtues loved by noble ones, I say that it is not easy for the former to repay the latter by paying homage to him… and medicinal requisites.

“When one person, owing to another, has become free from doubt about suffering, about the origin of suffering, about the cessation of suffering, and about the way leading to the cessation of suffering, I say that it is not easy for the former to repay the latter by paying homage to him… and medicinal requisites.

5. “There are fourteen kinds of personal offerings, Ānanda.1294

One gives a gift to the Tathāgata, accomplished and fully enlightened; this is the first kind of personal offering.

One gives a gift to a paccekabuddha; this is the second kind of personal offering.

One gives a gift to an arahant disciple of the Tathāgata; this is the third kind of personal offering.

One gives a gift to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of arahantship; this is the fourth kind of personal offering.

One gives a gift to a non-returner; this is the fifth kind of personal offering. [255]

One gives a gift to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of non-return; this is the sixth kind of personal offering.

One gives a gift to a once-returner; this is the seventh kind of personal offering.

One gives a gift to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of once-return; this is the eighth kind of personal offering.

One gives a gift to a stream-enterer; this is the ninth kind of personal offering.

One gives a gift to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of stream-entry;1295 this is the tenth kind of personal offering.

One gives a gift to one outside [the Dispensation] who is free from lust for sensual pleasures;1296 this is the eleventh kind of personal offering.

One gives a gift to a virtuous ordinary person; this is the twelfth kind of personal offering.

One gives a gift to an immoral ordinary person; this is the thirteenth kind of personal offering.

One gives a gift to an animal; this is the fourteenth kind of personal offering.

6. “Herein, Ānanda, by giving a gift to an animal, the offering may be expected to repay a hundredfold.1297

By giving a gift to an immoral ordinary person, the offering may be expected to repay a thousandfold.

By giving a gift to a virtuous ordinary person, the offering may be expected to repay a hundred-thousandfold.

By giving a gift to one outside [the Dispensation] who is free from lust for sensual pleasures, the offering may be expected to repay a hundred-thousand times a hundred-thousandfold.

“By giving a gift to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of stream-entry, the offering may be expected to repay incalculably, immeasurably. What, then, should be said about giving a gift to a stream-enterer? What should be said about giving a gift to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of once-return… to a once-returner… to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of non-return… to a non-returner… to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of arahantship… to an arahant… to a paccekabuddha? What should be said about giving a gift to a Tathāgata, accomplished and fully enlightened?1298

7. “There are seven kinds of offerings made to the Sangha, Ānanda.

One gives a gift to a Sangha of both [bhikkhus and bhikkhunīs] headed by the Buddha; this is the first kind of offering made to the Sangha.1299

One gives a gift to a Sangha of both [bhikkhus and bhikkhunīs] after the Tathāgata has attained final Nibbāna; this is the second kind of offering made to the Sangha.

One gives a gift to a Sangha of bhikkhus; this is the third kind of offering made to the Sangha.

One gives a gift to a Sangha of bhikkhunīs; this is the fourth kind of offering made to the Sangha.

One gives a gift, saying: ‘Appoint so many bhikkhus and bhikkhunīs for me from the Sangha’; [256] this is the fifth kind of offering made to the Sangha.

One gives a gift, saying: ‘Appoint so many bhikkhus for me from the Sangha’; this is the sixth kind of offering made to the Sangha.

One gives a gift, saying: ‘Appoint so many bhikkhunīs for me from the Sangha’; this is the seventh kind of offering made to the Sangha.

8. “In future times, Ānanda, there will be members of the clan who are ‘yellow-necks,’ immoral, of evil character.1300 People will give gifts to those immoral persons for the sake of the Sangha. Even then, I say, an offering made to the Sangha is incalculable, immeasurable.1301 And I say that in no way is a gift to a person individually ever more fruitful than an offering made to the Sangha.1302

9. “There are, Ānanda, four kinds of purification of offering. What four? There is the offering that is purified by the giver, not by the receiver.1303 There is the offering that is purified by the receiver, not by the giver. There is the offering that is purified neither by the giver nor by the receiver. There is the offering that is purified both by the giver and by the receiver.

10. “And how is the offering purified by the giver, not by the receiver? Here the giver is virtuous, of good character, and the receiver is immoral, of evil character. Thus the offering is purified by the giver, not by the receiver.

11. “And how is the offering purified by the receiver, not by the giver? Here the giver is immoral, of evil character, and the receiver is virtuous, of good character. Thus the offering is purified by the receiver, not by the giver.

12. “And how is the offering purified neither by the giver nor by the receiver? Here the giver is immoral, of evil character, and the receiver is immoral, of evil character. Thus the offering is purified neither by the giver nor by the receiver.

13. “And how is the offering purified both by the giver and by the receiver? Here the giver is virtuous, of good character, and the receiver is virtuous, of good character. [257] Thus the offering is purified both by the giver and by the receiver.

These are the four kinds of purification of offering.”

14. That is what the Blessed One said. When the Sublime One had said that, the Teacher said further:

“When a virtuous person to an immoral person gives
With trusting heart a gift righteously obtained,

Placing faith that the fruit of action is great,
The giver’s virtue purifies the offering.

When an immoral person to a virtuous person gives
With untrusting heart a gift unrighteously obtained,

Nor places faith that the fruit of action is great,
The receiver’s virtue purifies the offering.

When an immoral person to an immoral person gives
With untrusting heart a gift unrighteously obtained,

Nor places faith that the fruit of action is great,
Neither’s virtue purifies the offering.

When a virtuous person to a virtuous person gives
With trusting heart a gift righteously obtained,

Placing faith that the fruit of action is great,
That gift, I say, will come to full fruition.

When a passionless person to a passionless person gives
With trusting heart a gift righteously obtained,

Placing faith that the fruit of action is great,
That gift, I say, is the best of worldly gifts.”1304




Close
Close